Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch Vĩnh Long - 2


MỤC LỤC

Trang LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

TÓM TẮT v

ABSTRACT vi

MỤC LỤC vii

CÁC CHỮ VIẾT TẮT x

DANH SÁCH CÁC BIỂU BẢNG xi

DANH SÁCH HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ xii

Chương 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1

1.1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4 Phương pháp nghiên cứu 3

1.4.1 Dữ liệu nghiên cứu 3

1.4.2 Phương pháp nghiên cứu 4

1.5 Các nghiên cứu có liên quan và điểm mới của đề tài 4

1.5.1 Các tài liệu nghiên cứu nước ngoài 4

1.5.1 Các tài liệu nghiên cứu trong nước 5

1.5.3 Đánh giá tổng quan tài liệu 7

1.6 Bố cục của đề tài 8

Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 9

2.1 Lý thuyết về xây dựng thương hiệu du lịch 9

2.1.1 Khái niệm thương hiệu 9

2.1.2 Các yếu tố cấu thành thương hiệu 10

2.1.3 Thương hiệu điểm đến du lịch 11

2.1.4 Xây dựng thương hiệu 11

2.1.5 Vai trò của việc xây dựng thương hiệu 16

2.1.6 Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu du lịch của một số nước trên thế giới 20

2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu 22

2.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 22

2.2.2 Các giả thuyết nghiên cứu 23

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

3.1 Tiến trình nghiên cứu 26

3.2 Xây dựng thang đo 27

3.3 Phương pháp nghiên cứu 30

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 30

3.3.1 Phương pháp phân tích dữ liệu 31

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38

4.1 Thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh Vĩnh Long 38

4.1.1 Tổng quan về tỉnh Vĩnh Long 38

4.1.2 Thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh Vĩnh Long 45

4.1.3 Thực trạng xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long 51

4.2 Kết quả nghiên cứu 52

4.2.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 52

4.2.2 Hoạt động du lịch của du khách tại các điểm đến Vĩnh Long 54

4.2.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha 57 4.2.4 Phân tích nhân tố khám phá 59

4.2.5 Phân tích hệ số tương quan Pearson 65

4.2.6 Phân tích hồi quy tuyến tính 67

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 73

5.1 Kết luận 73

5.2 Một số hàm ý chính sách nhằm phát triển thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long 73

5.2.1 Hàm ý chính sách về Cơ sở vật chất & Khả năng tiếp cận 73

5.2.2 Hàm ý chính sách về Sự hấp dẫn của điểm đến 74

5.2.3 Hàm ý chính sách về Bầu không khí du lịch 75

5.2.4 Hàm ý chính sách về Chi phí hợp lý 76

5.2.5 Hàm ý chính sách về Tài nguyên du lịch 76

5.2.6 Hàm ý chính sách về quảng bá thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long..

......................................................................................................... 77

5.3 Một số hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT KHÁCH DU LỊCH (TIẾNG VIỆT) 87

PHỤ LỤC 2 PHIẾU KHẢO SÁT KHÁCH DU LỊCH (TIẾNG ANH) 90

PHỤ LỤC 3 XỬ LÝ SỐ LIỆU 93

CÁC CHỮ VIẾT TẮT


AMA

:

The American Marketing Association (Hiệp

hội marketing Mỹ)

CP

:

Chi phí hợp lý

ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long

EFA

:

Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố

khám phá)

HD

:

Sự hấp dẫn của điểm đến

HT

:

Cơ sở hạ tầng

KK

:

Bầu không khí du lịch

KMO

:

Kaiser-Meyer-Olkin (Kiểm định sự phù hợp)

SPSS

:

Statistical Package for the Social Sciences

(Phần mền thống kê)

TC

:

Khả năng tiếp cận

TH

:

Thương hiệu du lịch

TN

:

Tài nguyên du lịch

TNHH DV

:

Trách nhiệm hữu hạn và Dịch vụ

TP

:

Thành phố

VHTTDL

:

Văn hóa – Thể thao – Du lịch

VIF

:

Variance Inflation Factor (Hệ số phóng đại

phương sai)

WIPO

:

World Intellectual Property Organization (Tổ

chức Sở hữu trí tuệ thế giới)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch Vĩnh Long - 2


DANH SÁCH CÁC BIỂU BẢNG

Trang Bảng 2.1: Tổng hợp nghiên cứu lược khảo 22

Bảng 3.1: Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long 28

Bảng 4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh ngành du lịch tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2012 - 2016 45

Bảng 4.2: Mô tả mẫu nghiên cứu 53

Bảng 4.3: Mục đích đến du lịch tỉnh Vĩnh Long 54

Bảng 4.4: Thời gian ở lại tham quan du lịch tỉnh Vĩnh Long 56

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định thang đo thông qua hệ số Cronbachs’s Alpha .. 58 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương du lịch tỉnh Vĩnh Long 59

Bảng 4.7: Kết quả phân tích nhân tố thang đo chất lượng dịch vụ 60

Bảng 4.8: Ma trận điểm nhân tố 62

Bảng 4.9: Kết quả phân tích nhân tố thang đo sự hài lòng 64

Bảng 4.10: Hệ số tương quan Pearson 66

Bảng 4.11: Kết quả hồi quy tuyến tính 67

Bảng 4.12: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi 68


DANH SÁCH HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ


Trang Hình 2.1: Quy trình 5 bước xây dựng thương hiệu 12

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất 23

Hình 3.1: Tiến trình nghiên cứu 26

Hình 4.1: Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long 38

Hình 4.2: Số lần đến tham quan du lịch tỉnh Vĩnh Long 55

Bảng 4.3: Hình thức chuyến du lịch 56

Hình 4.4: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 64

Hình 4.5: Kết quả kiểm định phân phối chuẩn phần dư 69

Hình 4.6: Kết quả kiểm định giả định liên hệ tuyến tính phần dư 70


Chương 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI‌


1.1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài

Tại tọa đàm “50 năm Asean” (2017) đề cập đến quá trình “Toàn cầu hóa”, việc tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau trên mọi mặt thì ngành du lịch, việc hội nhập của điểm đến du lịch là một yêu cầu chung của từng khu vực, quốc gia đến các địa phương và điểm du lịch trong từng địa phương. Việc hội nhập sẽ đem lại những lợi ích cũng như cơ hội phát triển cho điểm đến như: cơ hội mở rộng thị trường du lịch, cơ hội phát triển các điểm, khu, tuyến du lịch cùng sự liên kết ở các quy mô khác nhau, cơ hội hưởng các chính sách hỗ trợ, đầu tư,... Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích có được, việc hội nhập như một yêu cầu khách quan sẽ tạo ra những thách thức không nhỏ đối với điểm đến mà trước hết là thách thức về năng lực cạnh tranh. Vì vậy, việc xác lập một hình ảnh, thương hiệu du lịch của một quốc gia, địa phương cũng như khẳng định được vị thế thương hiệu của quốc gia, địa phương đó, ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi và thái độ của các tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài, đối tác kinh doanh, khách du lịch, các doanh nghiệp,...

Nhận thức được điều này, để nâng cao tính cạnh tranh cho du lịch Việt Nam trong chiến lược phát triển du lịch, cụ thể Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã có sự tập trung phát triển theo chiều sâu cho tới việc xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với việc xây dựng thương hiệu du lịch của các vùng, địa phương gắn liền với các tài nguyên văn hóa và tài nguyên thiên nhiên tại đó (Chính Phủ, 2011). Tất cả, tạo ra sự tương tác hỗ trợ phát triển du lịch giữa các vùng miền theo một thể thống nhất. Theo đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung cũng như tỉnh Vĩnh Long nói riêng có thế mạnh phát triển về du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn, trải nghiệm cuộc sống cộng đồng gắn liền với các văn hóa bản địa.

Mặc dù Vĩnh Long với nhiều ưu đãi từ thiên nhiên là tỉnh nằm giữa hai nhánh sông chính của sông Cửu Long là sông Tiền và sông Hậu với hệ thống sông rạch chằng chịt, nhiều cù lao, phù sa màu mỡ cùng hệ thống tài nguyên du


lịch nhân văn nhưng cho đến nay du lịch Vĩnh Long vẫn chưa khai thác phát triển xứng tầm với những tiềm năng vốn có nơi đây. Trong sản phẩm du lịch chưa tạo được sự mới lạ, sản phẩm còn theo kiểu sao chép, đơn điệu, chưa tạo ra nét đặc trưng, độc đáo, thiếu sức hút và thuyết phục du khách. Du lịch Vĩnh Long vẫn chưa xây dựng được hình ảnh và sự ghi nhận nhất định trong thị trường khách hay nói cách khác vẫn chưa xây dựng được một thương hiệu riêng cho mình trên thị trường du lịch (Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Vĩnh Long, 2016).

Xuất phát từ thực tế trên cùng với việc từ trước đến nay trong các nghiên cứu trong và ngoài nước đã có một số nghiên cứu về vấn đề thương hiệu tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này, vì vậy vấn đề tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long là cần thiết. Nghiên cứu giúp ta biết phải làm gì để khai thác, phát triển tiềm năng du lịch cũng như xây dựng, quảng bá thương hiệu du lịch Vĩnh Long đến với du khách góp phần du lịch phát triển. Vì vậy, xuất phát từ tính thiết thực này, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch Vĩnh Long”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long, từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm phát triển thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài cần giải quyết các mục tiêu cụ thể như sau:

Mục tiêu 1: Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch.

Mục tiêu 2: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch Vĩnh Long và phân tích thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh;

Mục tiêu 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/08/2022