Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết


Về mặt thực tiễn: Đề tài nghiên cứu phân tích và chỉ ra thực trạng, mặt tích cực và mặt hạn chế trong công tác tổ chức kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương, xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán hiện nay tại các trường. Đây là điểm mới so với các nghiên cứu trước và cũng lần đầu được thực hiện đối với các trường ĐH – CĐ – TC công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở đó nghiên cứu đề xuất các nhóm kiến nghị để hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị này. Kết quả của nghiên cứu này sẽ là cơ sở để lãnh đạo tỉnh Bình Dương và các đơn vị giáo dục làm cở sở trong việc đưa ra các chính sách quản lý phù hợp. Qua đó đảm bảo sự hoàn thiện công tác quản lý của cơ quan và nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục đào tạo.

7. Bố cục của luận văn


Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo luận văn chia thành 5 chương, bao gồm:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu


Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kết luận và Hàm ý quản trị


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Chương này trình bày các nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được thực hiện trên Thế giới và Việt Nam từ đó đưa ra những nhận xét và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp công lập theo cơ chế tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 3

1.1 Nghiên cứu ngoài nước


1. Mc Lean & Delon (2003) “Model of information systems success”: Mô hình hệ thống thông tin thành công. Nghiên cứu đo lường sự thành công của hệ thống thông tin bằng các nhân tố: Chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin, chất lượng dịch vụ, mô hình nghiên cứu được dựa theo mô hình nghiên cứu của chính tác giả trước đây (1992). Trong mô hình nghiên cứu trước có 6 nhân tố tác động đến tổ chức thông tin kế toán: Chất lượng kệ thống, chất lượng thông tin, việc sử dụng hệ thống thông tin, sự hài lòng của người sử dụng, nhân tố tác động đến cá nhân, nhân tố tác động đến tổ chức như nguồn nhân lực kế toán; thủ tục kiểm soát nội bộ và mức độ ứng dụng CNTT.


Chất lượng

hệ thống

Việc sử dụng

HTTT

Chất lượng

thông tin

Sự hài

lòng

Nhân tố tác động đến

cá nhân

Nhân tố tác

động đến tổ chức

của người sử

Chất lượng

dịch vụ

Sơ đồ 1.1: Mô hình hệ thống thành công của Mc Lean & Delon (1992)

Mô hình hệ thống thông tin của Mc Lean & Delon (2003) là mô hình được điều chỉnh của mô hình nghiên cứu của chính tác giả năm 1992, theo đó mô tả này mô tả


mối quan hệ giữa 6 yếu tố quan trọng của “IS thành công”: Chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin, chất lượng dịch vụ, sử dụng hế thống, sự hài lòng của người sử dụng, lợi ích hệ thống mạng. Mô hình này áp dụng trong nhiều trong nghiên cứu liên quan đến triển khai hệ thống thông tin kế toán và hệ thống mạng thông tin.


Chất lượng hệ

thống

Chất lượng

thông tin

Việc sử dụng

hệ thống thông

Lợi ích ròng

Người sử dụng

Chất lượng dịch

vụ


Sơ đồ 1.2. Mô hình hệ thống thông tin thành công của Mc Lean & delon (2003)

2. Tác giả Earl, R. W., Leo, E. H., Susan C. K. (2006) với nghiên cứu “Accounting for Governmental and Nonprofit Entities” (tạm dịch: Kế toán khu vực công và tổ chức phi lợi nhuận) đã đưa ra các nguyên tắc kế toán chung được chấp nhận, hướng dẫn cách thức ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế, cách thức lập báo cáo tài chính cuối kỳ cũng như tiến hành các thủ tục kiểm soát nhằm đảm bảo công tác kế toán được vận hành tuân thủ theo quy định. Nghiên cứu cũng đi sâu vào phân tích hoạt động của một số lĩnh vực sự nghiệp đặc thù như tổ chức kế toán trong các trường học, bệnh viện, các đơn vị lực lượng vũ trang.

3. Tài liệu nghiên cứu của Allison và cộng sự (2009) được phát hành bởi trung tâm thống kê giáo dục quốc gia của Mỹ. Trong tài liệu này, nhóm tác giả đã đề cập đến vai trò của thông tin tài chính trong một trường học, nhìn nhận vai trò của thông tin tài chính của một trường học đối với các tổ chức bên ngoài xã hội, nhà đầu tư, Chính phủ.


Tài liệu còn đề cập đến nội dung của BCTC đối với các tổ chức chính phủ đáp ứng yêu cầu của GAAP và GASP. Tuy nhiên, tài liệu này chỉ mới đề cập đến vai trò của thông tin tài chính trong các trường Đại học mà chưa có một hướng dẫn cụ thể về kế toán của các trường học và cũng chưa đề cập đến vấn đề minh bạch thông tin trên BCTC.

4. Beest, F. V. Braam, G. and Boelens, Suzanne (2009), với nghiên cứu “Quality of Financial Reporting: measuring qualitative characteristics” (tạm dịch Chất lượng của báo cáo tài chính: Đo lường các yếu tố định tính) đã nghiên cứu chất lượng thông tin BCTC thông qua việc đo lường các đặc tính dựa trên quan điểm FASB & IASB. Dựa vào các đặc tính chất lượng thông tin kế toán theo yêu cầu FASB & IASB (2008) và các nghiên cứu trước về việc đánh giá các đặc tính chất lượng của thông tin kế toán, tác giả đã xây dựng 21 yếu tố cho 5 đặc tính chất lượng của FASB & IASB (2008) là sự thích hợp, trình bày và trung thực, dễ hiểu, có thể so sánh được, kịp thời. Tác giả đã sử dụng mẫu nghiên cứu là 231 báo cáo thường niên của các công ty niêm yết tại Anh, Mỹ và thị trường chứng khoán Hà Lan trong năm 2005 và 2007, đồng thời dùng thang đo Likert 5 bậc để đo lường từng yếu tố của đặc tính chất lượng.

5. Nghiên cứu của Cristina Silvia Nistora và cộng sự (2013) với đề tài “Influence of environmental factors on the evolution of Romanian public accounting” (tạm dịch là ảnh hưởng của các nhân tố môi trường tới sự phát triển kế toán khu vực công của Romani). Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng, nghiên cứu đã xây dựng và kiểm định được mô hình nghiên cứu, qua đó xác định có năm nhân tố tác động đến việc cải cách, phát triển kế toán tài chính Rumani bao gồm: Môi trường Pháp lý, Chính trị, Kinh tế, Văn hóa, Giáo dục. Bên cạnh đó, các nghiên cứu của Ouda (2004, 2008) chỉ rõ nhân tố môi trường quốc tế ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc cải cách kế toán khu vực công của một quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển.



1.2 Nghiên cứu trong nước


Một số nghiên cứu trong nước đã thực hiện nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán cũng như sự hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp như sau:

1. Hoàng Lê Uyên Thảo (2012) với nghiên cứu “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Trường Cao đẳng Công nghệ - Kinh tế và Thủy lợi miền Trung” thông qua phân tích định tính (phân tích, thống kê, so sánh,…) và định lượng (phỏng vấn, khảo sát, chạy mô hình hồi quy) đã chỉ ra một số nhân tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đến tổ chức công tác kế toán như tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức quy trình kế toán, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán. Đề tài cũng nhận định rằng tổ chức công tác kế toán khoa học sẽ góp phần quan trọng vào quá trình thu thập, xử lý thông tin phục vụ ra quyết định đúng đắn, kịp thời và có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sử dụng các nguồn lực nhằm hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao của các đơn vị sự nghiệp. Từ thực trạng tổ chức công tác kế toán tại trường, tác giả đã đưa ra các quan điểm, định hướng và đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống quản lý tại trường bao gồm: Hoàn thiện các nội dung công tác kế toán từ việc tổ chức chứng từ kế toán, tài khoản, hệ thống sổ đến báo cáo tài chính phù hợp với đặc thù hoạt động của trường trên cơ sở tôn trọng các qui định chung và ứng dụng CNTT hiện đại. Đề tài nghiên cứu này cũng còn một số hạn chế như phạm vi nghiên cứu tương đối hẹp hay một số nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán đối với một cơ sở giáo dục chưa được xem xét đến.

2. Lâm Thị Thảo Trang (2013) với nghiên cứu “Hoàn thiện nội dung tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục đại học thuộc đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh” cũng sử dụng phương pháp phân tích định tính bao gồm tra cứu tài liệu, phương pháp so sánh - đối chiếu, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích – tổng hợp để giải quyết các vấn đề về cơ sở lý luận, bên cạnh đó phương pháp định lượng cũng được sử dụng trong luận văn, đó là việc khảo sát tất cả các đơn


vị sự nghiệp giáo dục đại học thuộc đại học quốc gia TP. HCM và thống kê số liệu thu thập được, qua đó đánh giá thực trạng để đưa ra phương hướng, và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện nội dung tổ chức công tác kế toán theo hướng đáp ứng ngày càng cao tính minh bạch và giải trình thông tin tài chính tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục đại học trực thuộc đại học quốc gia TP. HCM trên cơ sở tăng cường quan tâm đến quy định về pháp lý trong lĩnh vực kế toán; nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực và ứng dụng CNTT trong công tác kế toán của các đơn vị.

3. Ngô Thị Hồng Dung (2014) với nghiên cứu “Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường cao đẳng và trung cấp công lập trên địa bàn tỉnh Bình Phước” đã nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Tìm hiểu thực trạng về tổ chức công tác kế toán tại các trường cao đẳng và trung cấp công lập trên địa bàn tỉnh Bình Phước qua việc tuân thủ các văn bản pháp quy liên quan đến công tác kế toán như Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, Thông tư số 185/2010/TT-BTC và một số văn bản khác của đơn vị. Từ đó rút ra những ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại trong tổ chức công tác kế toán tại các trường. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa định tính và định lượng, nhưng định tính là phương pháp chủ yếu. Trong phần định lượng, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông qua phỏng vấn trực tiếp tại bộ phận kế toán của các trường Trung cấp, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Ngoài ra tác giả còn sử dụng kết hợp các phương pháp kỹ thuật cụ thể như so sánh đối chiếu, phương pháp phân tích - tổng hợp để giải quyết các vấn đề về lý luận, thống kê số liệu thu thập, đánh giá thực trạng, kết quả luận văn đã đưa ra được một số kiến nghị phù hợp để hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị như tăng cường thủ tục kiểm soát nội bộ trong các đơn vị; thường xuyên cập nhật và nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên kế toán và đầu tư hơn nữa phần cứng và phần mềm phục vụ cho công tác kế toán của các trường.


4. Mai Thị Thu Hà (2016) thực hiện“Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức kế toán tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh” bằng phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Nghiên cứu định tính thực hiện phỏng vấn 25 tư vấn viên gồm 03 đại diện của Sở Y tế, 02 đại diện của Sở Tài chính và 20 kế toán trưởng của các bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y tế TP. HCM. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi với 6 nhân tố độc lập và 1 nhân tố phụ thuộc theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Đề tài này đã thực hiện được một số vấn đề như sau: Một là, mô hình hóa yếu tố quyết định chất lượng kế toán và mô hình hóa hệ thống thông tin thành công và mô hình hệ thống thông tin thành công của Delone and McLean (2003); Hai là, chỉ ra rằng yếu tố cơ sở vật chất là quan trọng nhất, đây là yếu tố có tác động dương mạnh nhất đến công tác tổ chức kế toán, thứ hai là yếu tố nguồn nhân lực, thứ ba là yếu tố hệ thống kiểm tra nội bộ, thứ tư là yếu tố người sử dụng thông tin kế toán, thứ năm là yếu tố tổ chức bộ máy kế toán và cuối cùng là yếu tố cơ chế chính sách. Nghiên cứu cho thấy các yếu tố này đều có sự tương quan với nhau; Ba là, đề xuất các kiến nghị và đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện thêm công tác tổ chức kế toán tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế TP. HCM. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng còn một số hạn chế cần được quan tâm nghiên cứu trong các đề tài tới đó là: Một là, phạm vi nghiên cứu hẹp, chỉ tập trung nghiên cứu ở các bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y tế TP. HCM về quản lý tài chính. Chưa tiến hành nghiên cứu rộng hơn ở các bệnh viện quận/huyện và các trung tâm y tế không giường bệnh khác; Hai là, phương pháp lấy mẫu thuận tiện nên không tránh khỏi chưa phản ánh hết đặc điểm nghiên cứu tổng thể hoặc chưa chính xác hoàn toàn.

1.3 Nhận xét và xác định khoảng trống nghiên cứu


Tổng hợp những phân tích các mục nội dung nghiên cứu, phương pháp cũng như hạn chế của các nghiên cứu trong và ngoài nước đã thực hiện. Tác giả nhận thấy một số vấn đề mới, chưa được nghiên cứu từ trước, cụ thể như sau:


Một là, mặc dù có nhiều tác giả thực hiện nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán nhưng chưa có nghiên cứu thực hiện đối với các trường ĐH – CĐ – TC công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đặc biệt, các đơn vị giáo dục có những đặc thù riêng khi chịu sự quản lý hành chính và chuyên môn từ Bộ GD&ĐT và các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương, do đó việc tổ chức công tác kế toán cũng sẽ khác với các địa phương khác.

Hai là, phần lớn các nghiên cứu trước chỉ chủ yếu thực hiện nghiên cứu theo phương pháp định tính. Kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu của nước ngoài thì hiện vẫn chưa có bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam, còn các nghiên cứu trong nước vẫn chưa có nghiên cứu nào thực hiện xây dựng mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán các trường ĐH – CĐ – TC công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương và kiểm định mô hình qua công cụ thống kê kế toán.

Tóm lại, với việc trình bày tổng thể các nghiên cứu trong và ngoài nước như trên cùng với việc xác định các lỗ hổng trong nghiên cứu có thể nhận thấy rằng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách trực tiếp, đầy đủ và có hệ thống liên quan đến vấn đề xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Trên quan điểm kế thừa và tiếp tục phát triển những công trình nghiên cứu trước, luận văn sẽ tiếp tục nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương, tập trung vào việc kiểm định các nhân tố tác động và mức độ tác động của các nhân tố đến tổ chức công tác kế toán tại các trường.

Xem tất cả 153 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí