Hạn Chế Của Nghiên Cứu Và Hướng Nghiên Cứu Trong Tương Lai 115134


lợi ích của thực hiện KTQTCL đối với hiệu quả của DNSX, lãnh đạo mới tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất cho công tác tổ chức thực hiện KTQTCL, khung cấp trên và thể chế được sử dụng để giải thích cho những đặc điểm lãnh đạo cũng như việc cân nhắc giữa chi phí và lợi ích khi thực hiện KTQTCL.

Lãnh đạo cần tuyên truyền và khuyến kích KTQT thực hiện các kỹ thuật KTQTCL nhằm tăng cường chất lượng dữ liệu và cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định. Mặt các kỹ thuật KTQTCL là kỹ thuật mới, chưa phổ biến, những lợi ích mà kỹ thuật KTQTCL mang lại chưa rõ ràng, nên cần có sự ủng hộ của ban lãnh đạo thì mới có khả năn áp dụng được trong DNSX.

DNSX cần có sự trao đổi thông tin giữa bộ phận KTQT và các bộ phận khác khi tổ chức thực hiện KTQTCL. Những thông tin mà KTQTCL thu thập như nguồn lực, chi phí được tập hợp ở những bộ phận khác nhau của doanh nghiệp như nhân sự, kế hoạch, sản xuất, kỹ thuật…Vì vậy, DNSX cần có sự tuyên truyền trong nội bộ DNSX, để các bộ phận đồng thuận tạo điều kiện cho tổ chức thực hiện KTQTCL.

DNSX cần có sự hợp tác với các cơ sở giáo dục đào đạo uy tín về KTQT để tổ chức các lớp tập huấn, cập nhật, đào tạo công tác thực hiện KTQTCL, tạo điều kiện và động viên nhân viên KTQT nâng cao trình độ và học tập thêm các chứng chỉ kế toán chuyên nghiệp trong nước và nước ngoài. Mặc khác, DNSX cũng cần có sự liên kết chặt chẽ với nhà trường trong công tác đào nguồn nhân lực kế toán, thông qua việc khảo sát lấy ý kiến về sinh viên tốt nghiệp đang làm việc hoặc nhu cầu kỹ năng nguồn nhân lực KTQT tại DNSX. Điều này, sẽ là cơ sở giúp các trường đào tạo đổi mới chương trình giảng dạy đáp ứng được nhu cầu của DNSX trong thời hội nhập.

(ii) Thứ hai, đối với cơ sở giáo dục đào tạo

Hội nhập kinh tế quốc tế cùng cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 làm thay đổi tất cả mọi mặt của nền kinh tế, văn hóa và trong đó bao gồm cả KTQT. Để KTQT tại Việt Nam bắt kịp với xu thế mới của thế giới các cơ sở giáo dục đào tạo phải nơi


tiên phong cho sự đổi mới nhằm cung cấp nguồn nhân lực KTQT chất lượng cao. Vì vậy, tác giả đề xuất một số giải pháp với các trường đào tạo như sau:

Các trường đào tạo cần đổi mới chương trình kế toán theo hướng trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp cận, học hỏi, kế thừa những mặt tích cực chương trình đào tạo KTQT của các trường đại học tiên tiến trên thế giới. Tăng cường các môn học có sự kết nối với công nghệ số như Trí tuệ nhân tạo, Big Data, Điện toán đám mây,…giúp người học tiếp cận ứng dụng công nghệ 4.0 ngay trên trường học. Nhân viên MA cần có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong môi trường quốc tế năng động vì vậy các trường cần nâng chuẩn ngoại ngữ bằng chứng chỉ quốc tế như Toeic, Ielts cao hơn so với hiện nay. Với sự thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế số hiện nay, các trường đào tạo nên nghiên cứu xem xét bổ sung nội dung KTQTCL vào chương trình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 307 trang tài liệu này.

Các trường đào tạo cần phổ biến về cuộc cách mạng khoa học công nghệ ảnh hưởng như thế nào đến kế toán nói chung và đặc biệt là KTQT nói riêng. Việc này được thực hiện thông qua cách tổ chức các cuộc hội thảo có sự tham gia của hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, chuyên gia… Đồng thời các cơ sở đào tạo phải là cầu nối giữa doanh nghiệp, hội nghề nhiệp và người học, điều này giúp người học có khả năng tiếp cận được công việc sau khi ra trường. Hơn nữa, cầu nối này giúp các trường đào tạo hiểu được nhu cầu cũng như chất lượng đào tạo của mình từ đó có những điều chỉnh phù hợp để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kế toán.

5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai

Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán quản trị chiến lược và sự tác động đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam - 22

Với kết quả đạt được trong nghiên cứu, luận án có một số hạn chế cần được giải quyết ở nghiên cứu như sau:

Luận án khảo sát với số mẫu 301 DNSX vừa và lớn, đây là cỡ mẫu tốt đảm bảo cho việc phân tích mô hình SEM tuy nhiên, do số lượng DNSX vừa và lớn có số lượng lớn do đó mẫu nghiên cứu chưa thể đại diện được cho tất cả DNSX Việt Nam. Ngoài ra, do giới hạn về mặt thời gian và kinh phí khảo sát việc khảo sát chủ yếu ở khu vực


TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh theo phương pháp thuận tiện vì thế nên có thể chất lượng mẫu khảo sát có thể chưa cao.

Nghiên cứu tập trung 6 nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL tác động đến thành quả hoạt động. Trên thực tế, còn nhiều nhân tố khác đề tài chưa đề cập đến như nhân tố chi phí tổ chức thực hiện KTQTCL, nhận thức lãnh đạo về lợi ích của KTQTCL, hay nhân tố định hướng thị trường,..

Mỗi DNSX thuộc các lĩnh vực khác nhau, đều có đặc điểm riêng theo các chuyên gia đặc điểm này ảnh hưởng này ảnh hưởng đến thực hiện kỹ thuật KTQTCL. Trong đề tài này, tác giả thực hiện khảo sát các DNSX ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nên chưa phân tích được nhân tố ảnh hưởng đặc trưng đến từng lĩnh vực sản xuất cụ thể.

Với những hạn chế nêu trên, hướng nghiên cứu được NCS đề xuất như sau:

Mẫu của nghiên cứu mặc dù đảm bảo yêu cầu của nghiên cứu. Tuy nhiên trong tương lai các đề tài tiếp theo nên tăng cỡ mẫu để có kết quả khái quát hơn. Đề tài có thể mở rộng khảo sát ở khu vực miền trung và miền bắc để đạt được tính đại diện cho các DNSX Việt Nam.

Nghiên cứu sau có thể mở rộng thêm các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL tác động đến thành quả hoạt động như nhân tố định hướng thị trường, chi phí tổ chức thực hiện KTQTCL, đặc điểm của lãnh đạo, nhận thức lãnh đạo về lợi ích của KTQTCL….

KTQTCL là một kỹ thuật KTQT mới do đó, hiện nay rất ít nghiên cứu về KTQTCL ở tững lĩnh vực sản xuất cụ thể, để tìm ra nhân tố đặc trưng cụ thể quyết định đến sự thành công thực hiện KTQTCL ở từng loại hình DNSX, vì thế NCS đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo có thể nghiên cứu thực hiện KTQTCL tại từng lĩnh vực cụ thể như dệt may, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, điện tử, da giày,…


KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Thực hiện KTQTCL là một xu thế phát triển ngày càng phổ biến của các DNSX, trong chương 5 tác giả đã khái quát kết quả nghiên cứu, trên cơ sở này rút ra hàm ý quản trị để tăng cường việc thực hiện KTQTCL tại DNSX qua đó, tăng cường thành quả hoạt động của DNSX. Bảy nhóm hàm ý chính sách được tác giả đề xuất bao gồm:

(1) Xây dựng văn hóa DNSX; (2) Nâng cao nhận về sự không chắc chắn của môi trường kinh doanh; (3) Xây dựng chiến lược kinh doanh tấn công; (4) Xây dựng phần mềm hỗ trợ công tác kế toán và quản trị DNSX; (5) Tăng cường cơ cấu phân cấp quản lý; (6) Nâng cao trình độ nhân viên KTQT; (7) Tăng cường thực hiện KTQTCL trong DNSX.

Luận án cung cấp bằng chứng thực nghiệm về sự tác động tích cực của việc thực hiện KTQTCL đến OP. Và nghiên cứu này cũng kiểm tra mối quan hệ trực tiếp ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL của các nhân tố như: OSTR; CULT; PEU; OS; OT; OSTR; QUAL. Đề tài còn tồn tại một số hạn chế về mẫu nghiên cứu, cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả trong mối liên hệ với tổ chức thực hiện KTQTCL. Do đó, luận án đề xuất các đề tài trong tương lai tăng cỡ mẫu, nghiên cứu thêm các nhân tố khác ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL một cách toàn diện.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

1. Bùi Tiến Dũng và Phạm Đức Hiếu, 2017. Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp khảo sát trường hợp các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam. Tạp chí kế toán & kiểm toán số 12/2017 (171),18-22.

2. Chính phủ, Nghị Định Số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 về Quy định chi tiết một số điều của luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

3. Đoàn Ngọc Phi Anh, 2012. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị chiến lược trong các doanh nghiệp Việt Nam. Tạp chí phát triển kinh tế số 264; trang 9-15.

4. Đoàn Ngọc Quế và Trịnh Hiệp Thiện, 2014. Kế toán quản trị trong môi trường kinh doanh hiện đại. Kỷ yếu hội thảo khoa học kế toán quản trị trong môi trường kinh doanh hiện đại, trường đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh.

5. Đỗ Thị Hương Thanh, 2019. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất Việt Nam. Luận án tiến sĩ trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội

6. Đỗ Thị Hương Thanh và Nguyễn Trọng Bình, 2016. Sự lấp đầy khoảng trống trong khái niệm và sự phát triển của kế toán quản trị chiến lược.Tạp chí tài chính, kỳ 2 số tháng 05 năm 2016, 33 -35.

7. Đỗ Thị Hương Thanh, 2019. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Trường Đại Học Kinh Luận án tiến sĩ trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội

8. Fred R.David, 2014. Quản trị chiến lược. Nhà xuất bản kinh tế TP.Hồ Chí Minh

9. Huỳnh Lợi, 2017. Nội dung kế toán quản trị chi phí chiến lược, tiếp cận từ quản trị chi phí chiến lược. Tạp chí kế toán & kiểm toán, số 12/2017 (171),27- 31.


10. Huỳnh Lợi, 2018. Định hướng nghiên cứu kế toán quản trị chi phí chiến lược. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia ESR – 2018, nhà xuất bản tài chính trang 431-441.

11. Huỳnh Đức Lộng, 2018. Bàn về những thay đổi của kế toán quản trị trong giai đoạn cách mạng cộng nghệ 4.0. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia ESR – 2018, nhà xuất bản tài chính trang 86-96.

12. Nguyễn Anh Hiền và Lê Thị Mỹ Nương, 2019. Nghiên cứu các kỹ thuật áp dụng trong kế toán quản trị chiến lược. Tạp chí tài chính 5/2019. 72-73

13. Nguyễn Mạnh Thiều, 2016. Kế toán quản trị chiến lược trong doanh nghiệp.

Tạp chí tài chính kế toán, 4 (153).25-27.

14. Nguyễn Đình Thọ, 2013. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Tài chính.

15. Nguyễn Mạnh Quân, 2012. Văn hóa doanh nghiệp. Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư Cục Phát Triển Doanh Nghiệp.

16. Ninh Thị Kim Thoa (2015), Quản lý thư viện đại học Việt Nam: mô hình tiếp cận từ lý thuyết thể chế, Tạp chí Thông tin và Tư liệu. Số 3, tr. 25-34

17. Phạm Ngọc Toàn và Lê Thị Mỹ Nương (2018). Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán quản trị chiến lược tại doanh nghiệp sản xuất Việt nam. Tạp chí Công Thương số 11,473 – 479.

18. Tổng cục thống kê, thông cáo báo chí tổng điều tra kinh tế năm 2017. https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=382&ItemID=18945

Tiếng anh

1. Abdel-Kader, M., Luther, R, 2006. Management accounting practices in the British food and drinks industry. British Food Journal, Vol. 108, No.5, pp. 336- 357

2. Abdel-Kader, M., Luther, R. 2008. The impact of firm characteristics on management accounting practices: A UK-based empirical analysis. The British Accounting Review, 40, 2–27.


3. Abernethy, M.A. & J. Bouwens. 2005. Determinants of accounting. Innovation. Abacus, vol. 41, n° 3, pp. 217-240.

4. Abolfazl. A.N.K, Bahared. H.N.N & Siti. Z. A.R 2017. The indiret effect of strategic management accounting in the relationship between CEO characteristics and their networking activities, and company performance. Journal of accounting & Organizational change, Vol.13. No 4, 2017 pp 471- 491

5. ACCA, 2014. Performance Management. BPP Learning Media

6. Achrol, R., & Stern, L. (1988). Environmental determinants of decision-making uncertainty in marketing channels. Journal of Marketing Research, 25, 36-50.

7. Alarcon, L. F. & Bastias, A., 2000. A computer environment to support the strategic decision-making process in construction firms. Engineering Construction and Architectural Management, 7(1), 63-75.

8. AlMaryani, M. and Sadik, H, 2012. Strategic Management Accounting Techniques in Romanian Companies: Some Survey Evidence. Emerging Markets Queries in Finance and Business, 387-396.

9. Al-Mawali, H., Zainuddin,Y., & Ali,N.N.K, 2012. Customer accounting information usage and organizational performance. Business Strategy Series, 13(5), 215-223.

10. Al-Mawali, 2015. Contingent factors of Strategic Management Accounting.

Research Journal of Finance and Accounting. Vol.6, No.11, pp 130-137.

11. Ali Uyar, 2010. Cost and Management Accounting Practices: A Survey of Manufacturing Companies. Eurasian Journal of Business and Economics 2010, 3 (6), 113-125.

12. Alsoboa, S., 2015. The external orientation of strategic management accounting: customer accounting, business strategies, and customer performance. Res. J. Finance Account. 6 (18), 94–105

13. Alkaraan, F., & Northcott, D., 2006. Strategic capital investment decision- making: A role for emergent analysis tools? A study of practice in large UK manufacturing companies. The British Accounting Review, 38(2): 149-173.


14. Anita, A., 2000. Management accounting change. Management Accounting, Vol. 78, No. 7, July–August, pp.54–56.

15. Ansari, S.L., Bell, J.F. and Okano, H., 2007. A review of literature of target costing and cost management, in Chapman, C.S., Hopwood, A.G. and Shields,

.D. (Eds), Handbook of Management Accounting Research, Vol. 2, Elsevier, Oxford, pp. 507-30

16. Ansoff, H., & McDonnell, E., 1990. Implanting strategic management (2nd ed.). Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hal

17. Agasisti, T, Amoboldi and Azzone, 2008. Strategic management accounting in universities. The Italiance experience. Higher Education, 55 (1), 1-55.

18. Aksoylu, S., & Aykan, E., 2013. Effects of strategic management accounting techniques on perceived performance of businesses. Journal of US-China Public Administration,10(10) 1004- 1017.

19. Akenbor, C. & Okoye,E., 2012. The adoption of strategic management accounting in Nigerian Manufacturing firms. International Journal of Arts and Humanities, 1(3), 270-287.

20. Ahmad K., 2012. The use of management accounting practices in Malaysia SMEs. PhD thesis. University of Exeter.

21. Åhlström,P, and Karlsson,C.. (1996). Change processes towards lean production. International Journal of Operations & Production Management. 16 (11), 42-56

22. Aston, D., Hoper, T. and Scapen, R.W (ed.), 1995. Strategic Management Accounting, in: Issues in Management Accounting, 2nd edition, UK: Prentice Hall, pp. 159-190.

23. Baines, A., & Langfield-Smith, K., 2003. Antecedents to management accounting change: A structural equation approach. Accounting, Organizations and Society, 28, 675-698.

24. Bellis-Jones, R., 1989. Customer Profitability Analysis,Management Accounting, 67(2), 26-28.

25. Berthod (2016), Institutional theory of organizations, Global Encyclopedia of Public Administration, Public Policy, and Governance (pp.1-5)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/03/2024