Hệ Số Tin Cậy Tổng Hợp Của Các Nhân Tố Trong Mô Hình Tới Hạn


Kiểm định giá trị chênh lệch có kết quả các biến đã đạt giá trị phân biệt. Chỉ số tương quan và độ lệch chuẩn đều < 1 và P= 0,00. Nghĩa là các khái niệm đang khám phá có giá trị phân biệt.

Hệ số tin cậy cronbach và độ tin cậy tổng hợp của alpha đều > 0,6. Phương sai trích các các khái niệm là thỏa mãn điều kiện > 0,5. Do đó, tất cả các thang đo đều đáng tin cậy.

Bảng 4-17 Hệ số tin cậy tổng hợp của các nhân tố trong mô hình tới hạn

Thang

đo

Số quan

sát

Độ tin cậy Cronbach’s

Alpha

Độ tin cậy tổng

hợp

Phương sai

trích

PEU

5

0,886

0,888

0,615

OS

4

0,818

0,820

0,533

OT

4

0,831

0,832

0,554

OSTR

3

0,875

0,869

0,688

QUAL

3

0,766

0,772

0,531

CULT

3

0,822

0,824

0,610

SMA

10

0,930

0,931

0,576

OP

5

0,886

0,887

0,611

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 307 trang tài liệu này.

Nguồn: SPSS

Mô hình tới hạn sau khi phân tích CFA kết luận các thang đo đạt giá trị hội tụ, tính một chiều, độ tin cậy, giá trị phân biệt và đáp ứng với dữ liệu điều tra về đối tượng.

4.4 Kiểm định mô hình SEM và giả thuyết

4.4.1 Kiểm định bằng mô hình SEM

Mô hình SEM cho các hệ số df =607 bậc tự do; chi – Square= 1006,909; Chi- Square/df = 1,659 < 2; TLI= 0,933 > 0,9; CFI = 0,939 > 0,9; RMSEA = 0,047< 0,08

và P = 0,00. Các chỉ số của dữ liệu nghiên cứu đều thỏa điều kiện phân tích SEM, do đó mô hình thích hợp với dữ liệu đề tài. ước lượng của mô hình đều mang dấu (+) thể hiện sự ảnh hưởng cùng chiều giữa các nhân tố đến thực hiện KTQTCL và giữa thực hiện KTQTCL và thành quả. Kết quả mô hình của đề tài trình bày ở hình 4.2.


Nguồn AMOS 22 Hình 4 2 Kết quả SEM mô hình lý thuyết Kết quả mô hình SEM được 1

Nguồn: AMOS 22

Hình 4-2 Kết quả SEM mô hình lý thuyết

Kết quả mô hình SEM được trình bày ở bảng 4-18.

Bảng 4-18 Kết quả ước lượng mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình lý thuyết (chưa chuẩn hóa)

Mối quan hệ

Ước lượng

S.E.

C.R

P

SMA

<---

PEU

0.206

0.052

3.979

***

SMA

<---

OS

0.212

0.054

3.931

***

SMA

<---

OT

0.130

0.051

2.554

0.011

SMA

<---

CULT

0.254

0.052

4.907

***

SMA

<---

OSTR

0.072

0.032

2.234

0.025

SMA

<---

QUAL

0.097

0.053

1.850

0.064

OP

<---

SMA

0.896

0.088

10.135

***

Nguồn: phần mền AMOS

Phân tích ước lượng mối liên hệ trong đề tài, kết luận nhân tố trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê. chứng tỏ các khái niệm của đề tài như PEU, OS, OT, CULT,


QUAL, OSTR, đều có ảnh hưởng cùng chiều đến SMA, và thực hiện SMA tác động đến hệu quả của DNSX Việt Nam. Vì vậy, kết quả này kết luận rằng các khái niệm trong mô hình đạt giá trị lý thuyết.

4.4.2 Kiểm định ước lượng mô hình nghiên cứu bằng Bootstrap

Bootstrap dùng để xác minh các thông số trong mô hình lý thuyết sau khi kiểm tra mô hình SEM. Phương pháp Bootstrap được sử dụng để thẩm định chọn mẫu lặp lại có thay đổi từ mẫu gốc. Sử dụng 500 mẫu để thẩm định Bootstrap cho đề tài.

Bảng 4-19 Kết quả ước lượng bằng Bootstrap với N = 500

Quan hệ

R

SE

SE-SE

Mean

Bias

SE-Bias

CR

SMA

<---

PEU

0.255

0.073

0.002

0.262

0.003

0.003

1.00

SMA

<---

OS

0.245

0.069

0.002

0.249

0.004

0.003

1.33

SMA

<---

OT

0.163

0.077

0.002

0.155

-0.007

0.004

-1.75

SMA

<---

CULT

0.287

0.073

0.002

0.296

0.003

0.003

1.00

SMA

<---

OSTR

0.108

0.042

0.001

0.104

-0.003

0.002

-1.50

SMA

<---

QUAL

0.096

0.064

0.002

0.092

-0.004

0.003

-1.33

OP

<---

SMA

0.686

0.044

0.001

0.685

-0.001

0.002

-0.50

Nguồn: Kết quả xử lý phần mền AMOS 22

Xác thực thông qua Bootstrap cho thấy độ lệch (Bisa) và độ lệch chuẩn (SE- Bias) đã xuất hiện, nhưng không lớn. Giá trị tuyệt đối CR <2. Có thể kết luận rằng độ lệch chuẩn là rất nhỏ và không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Do đó, với sự trợ giúp của dữ liệu đã thử nghiệm, Bootstrap có thể đưa ra kết luận mô hình đáng tin cậy.

4.4.3 Kết quả kiểm định giả thuyết

Theo kết quả kiểm định mô hình và kiểm thử bootstrap trong phân tích SEM, giả thuyết trong đề tài có ý nghĩa thống kê. Trong số đó, khi mức ý nghĩa của một giả thuyết là 10% thì giá trị p cao nhất là 0,064, và các giả thuyết khác đạt mức ý nghĩa 5%. Do đó, dựa trên kết quả này, có thể kết luận rằng 7 giả thuyết được chấp nhận. Chỉ số β về mối quan hệ giữa các nhân tố có dấu hiệu thuận, thể hiện mức độ ảnh hưởng tích cực của các nhân tố.


Bảng 4-20 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Mối quan hệ

Ước lượng

Ước lượng (chuẩn

hóa)

P

Kết luận

SMA

<---

PEU

0.206

0.255

***

Chấp nhận H1

SMA

<---

OSTR

0.072

0.108

0.025

Chấp nhận H2

SMA

<---

OT

0.130

0.163

.011

Chấp nhận H3

SMA

<---

OS

0.212

0.245

***

Chấp nhận H4

SMA

<---

CULT

0.254

0.287

***

Chấp nhận H5

SMA

<---

QUAL

0.097

0.096

0.064

Chấp nhận H6

OP

<---

SMA

0.896

0.686

***

Chấp nhận H7

Nguồn: Kết quả xử lý từ phần mềm AMOS 22.

Kiểm định H1: PEU ảnh hưởng cùng chiều đến thực hiện SMA

Chỉ số β chuẩn hóa dương và khác không trong phân tích mô hình SEM. Điều này chứng tỏ ảnh hưởng cùng chiều của PEU và thực hiện KTQTCL.Với β =0,206 và β (chuẩn hóa) = 0,255. Mức P = *** < 0,01. Nghĩa là giả thuyết H1 được chấp nhận bởi mẫu thực nghiệm. Chứng tỏ PEU có tác động tích cực đến thực hiện KTQTCL tại DNSX Việt Nam.

Kiểm định H2: Cơ cấu Phân cấp quản lý ảnh hưởng cùng chiều đến thực hiện SMA Chỉ số β chuẩn hóa dương và khác không trong phân tích mô hình SEM. Điều

này chứng tỏ mối quan hệ ảnh hưởng cùng chiều của OSTR và thực hiện SMA. Với β

=0,072 và β (chuẩn hóa) = 0,108 Mức P =0,025 < 0,05. Điều này chứng tỏ H2 được chấp nhận bởi mẫu thực nghiệm. Chứng minh OSTR tác động tích cực đến thực hiện KTQTCL tại DNSX Việt Nam.

Kiểm định H3: áp dụng công nghệ thông tin ảnh hưởng cùng chiều đến thực hiện KTQTCL

β chuẩn hóa mang dấu dương và khác không trong kiểm định SEM. Cho thấy mối tương quan thuận giữa yếu tố OT và SMA. Với β =0,130 và β (chuẩn hóa) = 0,163. Mức P =0.011< 0,01. Điều này có nghĩa là H3 được chấp nhận bởi mẫu thử nghiệm. Kết quả này chứng tỏ OT có tác động tích cực đến thực hiện KTQTCL tại DNSX Việt Nam.


Kiểm định H4: DNSX thực hiện chiến lược kinh doanh tấn công ảnh hưởng cùng chiều đến thực hiện SMA

Kết quả chỉ số β chuẩn hóa dương và khác không trong phân tích mô hình SEM. Điều này chứng tỏ mối quan hệ tương quan cùng chiều của chiến lược tấn công và KTQTCL. β =0,212 và β (chuẩn hóa) = 0,245; ý nghĩa P =*** < 0,01. Nghĩa là H4 được chấp nhận bởi mẫu thực nghiệm. Chứng minh OS tác động thuận chiều đến thực hiện KTQTCL tại DNSX Việt Nam.

Kiểm định H5: CULT ảnh hưởng cùng chiều đến thực hiện SMA

Chỉ số β chuẩn hóa dương và khác không trong phân tích mô hình SEM. Điều này chứng tỏ mối quan hệ thuận chiều của CULT và thực hiện KTQTCL. β =0,254 và β (chuẩn hóa) = 0,287 và P =*** < 0,01. Tức là, giả thuyết H5 được chấp nhận bởi mẫu thử nghiệm. Kết quả này chứng tỏ CULT có tác động tích cực đến việc thực hiện KTQTCL tại DNSX Việt Nam.

Kiểm định H6: QUAL ảnh hưởng cùng chiều đến thực hiện SMA

Chỉ số β chuẩn hóa dương và khác không trong phân tích mô hình SEM. Điều này chứng tỏ mối quan hệ ảnh hưởng cùng chiều của trình độ nhân viên MA và thực hiện SMA. β =0,097 và β (chuẩn hóa) = 0,096. P =0,064 < 0,1. Tức là, H6 được chấp nhận bởi mẫu thực nghiệm. Kết quả này chứng minh QUAL ảnh hưởng cùng chiều đến thực hiện SMA tại DNSX Việt Nam.

Kiểm định H7: Thực hiện SMA ảnh hưởng cùng chiều đến OP của DNSX Việt Nam Chỉ số β chuẩn hóa dương và khác không trong phân tích mô hình SEM. Điều

này chứng tỏ mối tương quan thuận chiều của thực hiện SMA và OP. β =0,896 và β (chuẩn hóa) = 0,686. P =*** < 0,01. Tức là, H7 chấp nhận bởi mẫu thực nghiệm. Kết quả này chứng minh thực hiện KTQTCL ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả của DNSX Việt Nam.

4.5 Bàn luận kết quả nghiên cứu

4.5.1 Bàn luận kết quả chính từ nghiên cứu


Từ kết quả thu thập được từ các DNSX cho thấy các DNSX đã áp dụng KTQTCL trong quy trình SXKD với giá trị trung bình của thang đo thực hiện SMA là 3,481. Trong đó kỹ thuật chi phí theo hoạt động ABC được áp dụng phổ biến nhất với giá trị trung bình là 3,61. Kỹ thuật đánh giá người mua như tài sản được sử dụng ít nhất với giá trị trung bình là 3,34. Đồng thời, kết quả của đề tài cũng kiểm định rằng việc thực hiện SMA ảnh hưởng cùng chiều đến thành quả của DNSX. Do đó, kết quả này cho thấy cần phải tăng cường việc thực hiện KTQTCL trong DNSX để nâng cao kết quả hoạt động của DNSX.

Hệ số R2 = 47% của OP trong mô hình SEM (Phụ lục 11) thể hiện mức độ giải

thích của nhân tố thực hiện KTQTCL ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến nhân tố OP là 47% tại mức 1%. Với kết quả trên khi DNSX muốn tăng hiệu quả phải tăng cường thực hiện KTQTCL, tức là DNSX cần sử dụng kết hợp nhiều loại kỹ thuật KTQTCL qua đó giúp DNSX có thêm nhiều dữ liệu để ra quyết định chiến lược. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Cadez và Guilding (2008) và kỳ vọng trong lý thuyết của luận án.

Mối quan hệ gián tiếp ảnh hưởng đến OP thông qua biến trung gian thực hiện SMA có hệ số R2= 77,6% trong mô hình SEM (Phụ lục 11). Tức là, các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL giải thích được 77,6%>50% bởi nhân tố trong đề tài. Mức độ giải thích này tương đối cao, chứng tỏ các nhân tố được chọn nghiên cứu trong đề tài là phù hợp và đặc trưng ở DNSX tác động đến biến OP thông qua KTQTCL.

Trong đó, PEU ảnh hưởng cùng chiều đến thực hiện SMA với ý nghiã 1%; OT ảnh hưởng cùng chiều đến SMA với ý nghĩa 5%; Và OS cũng ảnh hưởng cùng chiều đến SMA với ý nghĩa 1%. Kết luận của đề tài phù hợp với giả định lý thuyết đã đặt ra và kết quả trong đề tài của tác giả Ojra (2014).

Mối tương quan thuận chiều của nhân tố CULT và QUAL đến SMA có mức ý nghĩa 1% đối với nhân tố CULT và 10% đối với nhân tố QUAL. Kết quả đề tài được đánh giá là phù hợp với những kỳ vọng đặt ra trong lý thuyết và được một số đề tài


trước ủng hộ. Như nghiên cứu Ahmad (2012) ủng hộ nhân tố trình độ KTQT ảnh hưởng đến thực hiện các kỹ thuật KTQT. Hay nghiên cứu Erserim (2012) cho biết DNSX xây dựng được nền văn hóa hỗ trợ có sự hỗ trợ đồng lòng thực hiện mục tiêu chung của tổ chức thì càng tăng việc sử dụng các công cụ của KTQT.

Theo mối quan hệ ảnh hưởng trực tiếp của sáu nhân tố đến SMA. Ảnh hưởng của biến CULT là mạnh nhất với β chuẩn hóa là 0,287, tiếp theo là nhân tố PEU với β chuẩn hóa là 0,255; Ảnh hưởng mạnh thứ 3 là nhân tố OS với β là 0,179; Nhân tố OT có mức độ ảnh hưởng mạnh thứ 4 với chỉ số β chuẩn hóa là 0,163; Nhân tố OSTR có mức ảnh hưởng mạnh thứ 4 với chỉ số β chuẩn hóa là 0,108; và QUAL có tác động nhỏ nhất trong mô hình với chỉ số β chuẩn hóa là 0,096.

4.5.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL

4.5.2.1 Nhân tố CULT ảnh hưởng đến SMA

Đối với nhân tố văn hóa DNSX trong nghiên cứu này được hiểu là nhân viên có sự ủng hộ từ lãnh đạo, sự hỗ trợ của các phòng ban trong DNSX và các thành viên đều phấn đấu vì mục tiêu chung của DNSX. PPNC định lượng cho thấy rằng nhân tố văn hóa ảnh hưởng cùng chiều đến KTQTCL trong DNSX, tức là văn hóa DNSX hỗ trợ và hướng về mục tiêu của DNSX sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện KTQTCL trong DNSX.

Trong giai đoạn hiện nay, văn hóa DNSX được nhiều học giả đánh giá là nhân tố quyết định thành công cũng là phao cứu sinh cho DNSX vượt qua được cú sốc khủng hoảng kinh tế. Đối với DNSX, đối thủ có thể sao chép mọi thứ như sản phẩm, quy trình công nghệ…Nhưng chỉ có văn hóa là thứ mà đối thủ không thể sao chép được và đây là yếu tố tạo nên sự khác biệt vượt trội so với đối thủ. Trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất, văn hóa DNSX đã mang lại sự thành công như tại DNSX Toyota, DNSX Intel. Tại Việt Nam, theo khảo sát của luận án yếu tố văn hóa cũng được các DNSX đánh giá cao nhất ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQTCL. Minh chứng cho sự thành công và phát triển bền vững của các DNSX hàng đầu Việt Nam nhờ vào văn hóa


DNSX mạnh, như trong lĩnh vực Dệt May là Tổng công ty CP Phong Phú; trong ngành thực phẩm là công ty CP Sữa Việt Nam, công ty CP Acecook Việt Nam,... Văn hóa là sợi dây kết nối các thành viên trong DNSX cùng hướng đến thực hiện mục tiêu chung của DNSX, vì thế khi DNSX xây dựng được một nền văn hóa mạnh sẽ hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện KTQTCL.

Kết quả trong luận án cũng phù hợp với kỳ vọng được xây dựng trên khung ngẫu nhiên, cấp trên về vai trò quan trọng của văn hóa DNSX trong tổ chức thực hiện KTQTCL tại DNSX (Với chỉ số β là 0,287). Kết quả này có nghĩa là khi DNSX có sự hỗ trợ đồng thuận giữa các nhân viên, phòng ban, lãnh đạo thì mới có điều kiện dễ dàng tạo lập được các chiến lược kinh doanh, mục tiêu kinh doanh, cũng như có thể đưa những công cụ quản trị vào để kiểm soát việc thực hiện các chiến lược này và trong đó KTQTCL cũng là một công cụ để quản trị. Kết quả này cũng phù hợp với đề tài của Erserim (2012), Trần Ngọc Hùng (2016).

4.5.2.2 Nhân tố PEU ảnh hưởng đến SMA

Sau khi tổng hợp các đề tài trước và PPNC định tính nhân tố PEU là mức độ nhận thức dự đoán về sự cạnh tranh về thị phần; Môi trường kinh doanh hiện tại đe dọa sự tồn tại của DNSX; mức độ cạnh tranh cao về giá bán hàng hóa; Chất lượng và sự cải tiến của đối thủ; Khả năng dự đoán về nhu cầu của người mua; Nhu cầu sản phẩm của người mua tiềm năng. Theo khung ngẫu nhiên, Thể chế, cấp trên. KTQT cần phải thay đổi để bắt kịp thời với sự thay đổi của thị trường. Do đó, nhân tố PEU được đề nghị như là một nhân tố ngẫu nhiên tác động cùng chiều đến thực hiện SMA của DNSX Việt Nam. PPNC định lượng cho thấy nhân tố PEU đóng một vai trò quan trọng thứ hai trong mô hình tạo động lực cho KTQTCL (Trong mô hình cấu trúc chỉ số β chuẩn hóa là 0,255).

Kể từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO năm 2007, cùng hàng loạt hiệp định thương mại đạt được thỏa thuận. Đây là cơ hội cho DNSX Việt Nam mở rộng thị trường tiềm năng nhưng cũng mang lại áp lực cạnh tranh về chất lượng và giá cả sản

Ngày đăng: 31/03/2024