Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 9


cần thiết, chủ động nắm bắt các cơ hội cộng tác với các ngân hàng quốc tế có uy tín.

5.4. Một số khuyến nghị


Một là, Chính phủ nên xem xét nới rộng tỷ lệ sở hữu cho NĐTNN tại các ngân hàng TMCP Việt Nam thay vì giữ nguyên mức 30% như hiện tại. Thực tế cho thấy rằng nhiều NĐTNN tỏ ra e ngại về vấn đề sở hữu tại nước ta. Nắm giữ tỷ lệ sở hữu thấp, họ không thể tham gia nhiều vào quản trị hay điều hành ngân hàng, do đó cũng không tác động được nhiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nâng cao tỷ lệ sở hữu của NĐTNN còn giúp tránh được tình trạng sở hữu chéo và cho vay các bên liên quan với nhau, điều này giúp cải thiện và nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng. Thậm chí đối với các ngân hàng yếu kém, tỷ lệ sở hữu của NĐTNN có thể nên đạt mức 100%. Điều này sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho tiến trình tái cơ cấu hệ thống tín dụng hiện nay, làm lành mạnh hệ thống ngân hàng.

Hai là, nên giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại một số ngân hàng TMCP mà Nhà nước đang nắm giữ với tỷ lệ lớn về mức 51% - mức vừa đủ để Nhà nước chi phối hoạt động ngân hàng. Điều này sẽ tạo cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có nhiều cơ hội hơn để tham gia vào hệ thống các ngân hàng TMCP Việt Nam. Đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài có quy mô lớn, mạng lưới rộng khắp ở nhiều quốc gia khác nhau, kinh nghiệm quản trị dồi dào, hệ thống công nghệ kỹ thuật tiên tiến. Điều này một mặt giúp giảm áp lực lên ngân sách nhà nước trong quá trình tăng vốn của ngân hàng. Mặt khác, tăng cường hoạt động của ngân hàng sang các lĩnh vực khác ngoài lĩnh vực truyền thống, đặt biệt là dịch vụ. Như vậy ngân hàng sẽ vừa giảm được rủi ro vừa nâng cao năng lực cạnh tranh và có thể mở rộng ra phạm vi quốc tế.

Ba là, Chính phủ nên sớm thông qua Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các TCTD và xử lý nợ xấu để làm nền tảng pháp lý, điều này tạo thuận lợi hơn cho các NĐTNN tham gia vào hệ thống các ngân hàng TMCP Việt Nam, đồng thời đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc hệ thống tín dụng.


Bốn là, một yếu tố quan trọng nữa mà NĐTNN quan tâm khi tìm cơ hội đầu tư vào một nước nào đó là môi trường nơi họ lựa chọn đầu tư. Môi trường ở đây là về thủ tục, chính sách. Một môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch với các thủ tục hành chính được xử lý chính xác, nhanh chóng; có sự hỗ trợ kịp thời từ chính quyền và các cơ quan chức năng khi có khó khăn, vướng mắc, … sẽ thu hút nhiều sự chú ý của các NĐTNN, đặc biệt là những nhà đầu tư mới. Do đó, Chính phủ cần phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan để cải thiện lại các vấn đề về thủ tục, chính sách cho các NĐTNN.

5.5. Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.


Thứ nhất, nghiên cứu này của tác giả chỉ xem xét ở khía cạnh NĐTNN chỉ mua lại một phần trong hệ thống các ngân hàng TMCP Việt Nam do có những ràng buộc nhất định từ phía Chính phủ. Trong khi nhiều nghiên cứu khác nghiên cứu toàn diện các động cơ xuất phát từ cả bên mua và bên đi mua. Do đó, dù có nhiều biến đưa vào phân tích tuy nhiên số biến có tác động lại không nhiều và mô hình cũng chưa thật sự giải thích tốt nhất cho tất cả các quan tâm của NĐTNN khi muốn đầu tư vào ngân hàng TMCP Việt Nam do còn nhiều yếu tố khách quan khác chi phối như môi trường xã hội, chính sách tại nước đầu tư,... Đây cũng là gợi ý cho các nghiên cứu về sau để xem xét rộng hơn những khía cạnh khác tác động đến quyết định của NĐTNN.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 9

Thứ hai, ngành ngân hàng Việt Nam còn đang trong giai đoạn phát triển, do đó có thể còn tiềm năng phát triển các hoạt động kinh doanh về dịch vụ nên có sự gia tăng trong tỷ trọng thu nhập dịch vụ, chứ chưa hoàn toàn là do có cổ đông nước ngoài. Mặt khác, có một số ngân hàng có cổ đông chiến lược nước ngoài đầu tư trong suốt giai đoạn tác giả nghiên cứu 2012-2018, có thể vì chiến lược muốn đầu tư lâu dài để đạt được những mục đích về sau hoặc trong quá trình đầu tư làm cho hoạt động dịch vụ của ngân hàng đi lên chứ chưa hoàn toàn do thu nhập từ dịch vụ cao mà họ mới đầu tư vào. Hạn chế này trong nghiên cứu của tác giả vẫn chưa thể khắc phục được, đây cũng là hướng để cho các nghiên cứu về sau có sự cải thiện.


Thứ ba, có một số ngân hàng TMCP có cổ đông nước ngoài nhưng tỷ lệ sở hữu không nhiều, tác giả vẫn chọn đưa vào phân tích do tác giả chỉ xem xét ở khía cạnh ngân hàng có hay không có cổ đông nước ngoài, không quá quan trọng đến tỷ lệ sở hữu. Sở dĩ như vậy là vì thực tế ở Việt Nam, số lượng ngân hàng so với các nước khác không nhiều, nếu xét đến tỷ lệ sở hữu thì rất ít ngân hàng đạt tiêu chí có NĐTNN sở hữu một tỷ lệ đủ lớn. Điều này nếu đưa vào nghiên cứu sẽ không phản ánh được đầy đủ tình hình thực tế. Ở các giai đoạn sau, khi mà hệ thống ngân hàng đủ mạnh, đủ lớn, đủ tính cạnh tranh, được Chính phủ nới rộng hơn về vấn đề sở hữu nước ngoài thì cần nên có nghiên cứu xem xét đến giới hạn tỷ lệ sở hữu nhất định, như vậy sẽ ý nghĩa hơn và mang tính thuyết phục nhiều hơn.

Tóm tắt chương 5

Trên cơ sở tìm ra và phân tích hai nhân tố có tác động đến khả năng tham gia góp vốn của NĐTNN vào các ngân hàng TMCP Việt Nam là SERVICE và INTERBANK ở chương 4, tác giả đi sâu tìm hiểu và đưa ra những giải pháp cụ thể xoay quanh hai nhân tố này để góp phần giúp các ngân hàng TMCP trong nước chủ động hơn trong việc chuẩn bị cho mình những yếu tố cần thiết nếu muốn được đầu tư. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đưa ra một số khuyến nghị đến Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho các NĐTNN đầu tư vào Việt Nam cũng như nâng cao khả năng ngân hàng trong nước có được cổ đông nước ngoài.


KẾT LUẬN

Trước bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, áp lực cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP nói riêng. Trong lĩnh vực ngân hàng, cạnh tranh không chỉ xuất hiện ở các ngân hàng trong nước với nhau mà còn xuất hiện giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Việc tìm kiếm cho mình những cổ đông nước ngoài, đặc biệt là cổ đông chiến lược để nâng cao trình độ quản lý, công nghệ, phát triển sản phẩm, tăng quy mô vốn, … được xem là một trong những giải pháp có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng có thể có được nguồn vốn này bởi vẫn còn những hạn chế từ bản thân các ngân hàng cũng như những khó khăn, ràng buộc từ Chính phủ, từ môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Nghiên cứu này đã tìm ra được một số nhân tố cơ bản tác động đến quyết định đầu tư của NĐTNN vào các ngân hàng TMCP Việt Nam. Mặc dù có nhiều khác biệt so với các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam và một số các nghiên cứu khác trên thế giới nhưng nó lại tương đối phù hợp và giải thích được cho tình hình tại Việt Nam giai đoạn 2012-2017. Dựa trên các nhận tố có tác động này, nghiên cứu cũng đã đưa ra những dự báo cho năm 2018 và giải pháp để nâng cao khả năng ngân hàng TMCP Việt Nam có được sự tham gia góp vốn của NĐTNN ở giai đoạn sau.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Danh mục tài liệu tiếng Việt


Bộ Tài chính, 2011. Phụ lục 1B, Hiệp định chung về thương mại dịch vụ - Hệ thống các quy định - Hiệp định WTO. Hà Nội, tháng 9 năm 2011.

Chính phủ Việt Nam, 2014. Nghị định số 01/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cố phần của tổ chức tín dụng Việt Nam, ban hành ngày 03/01/2014.

Frederic S. Mishkin, 1995. Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Nguyễn Quang Cư, 1995. Hồ Chí Minh: NXB Khoa học Kỹ thuật.

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2018. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Tập 1 và 2. Hồ Chí Minh: NXB Hồng Đức.

Nguyễn Thị Thu Thủy, 2017. Kết quả nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng cổ phần ở Việt Nam. Tạp chí Công thương, Số 4, tháng 4 năm 2017.

Nguyễn Văn Ngọc, 2006. Từ điển Kinh tế học. Hà Nội: NXB Kinh tế Quốc

dân.


Quốc hội Việt Nam, 2005. Luật Đầu tư số 59/2005/QH11, ban hành ngày

29/11/2005.


Quốc hội Việt Nam, 2014. Luật Đầu tư số 67/2014/QH13, ban hành ngày 26/11/2014.

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, 2018. Quyết định số 986/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, ban hành ngày 08/08/2018.

Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2012. Tài chính Quốc tế. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.


Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, 2017. Báo cáo thị trường tài chính 2017.

Hà Nội: tháng 10 năm 2017.


Danh mục tài liệu tiếng Anh


Dunning and Lundan, 2008. Multinational Enterprises and the Global Economy. 2nd ed. Cheltenham, UK: Edward Elgar Publishing Limited.

Dunning, J., 1977. Trade, Location of Economic Ativity and the MNE A Search for an Eclectic Approach. The International Allocation of Economic Activity, MacMilan, London, 395-418.

Focarelli and Pozzolo, 2001. The patterns of cross-border bank mergers and shareholdings in OECD countries. Journal of banking & Finance. 25: 2305-2337.

Focarelli et al., 2002. Why do banks merge?. Journal of Money, Credit, and Banking, 34: 6-21.

Focarelli et al., 2007. Cross-border M&A in the financial sector: is banking different from insurance?. Journal of banking & Finance. 32: 15-29.

Houston, J. and Ryngaert, M., 1999. The role of managerial incentives in bank acquisitions. Journal of banking & Finance. Vol.23. 2-4: 221-249.

IMF, 1993. IMF Balance of Payments Manual, 5th ed, p.86.


Institute for Economics & Peace, 2018. Global Peace Index 2018: Measuring Peace in a Complex World. Sydney, June 2018, p.8.

Lucas, 1988. On the mechanics of economic development. Journal of Monetary Ecconomics. 22: 3-42.

Magri, S. et al, 2005. The entry and the activity level of foreign banks in Italy: An analysis of the determinants. Journal of banking & Finance. 29: 1295-1310.

Ruyman, J., 1987. Free Trade in the America: Economic and Political Issues for Governments and Firms. UK: Edward Elgar Publishing Limited.


Romer, P., 1986. Increasing Returns and Long Run Growth. Journal of Political Economy. Vol.94. 5: 1002-1037.

Tabachnick, B. and Fidell, L., 1996. Using Multivariate Statistics. New York: HarperCollins College Publishers.

Tolentino, P., 2000. Multinational Corporations: Emergence and Evolution.

London: Routledge.


Tschoegel, 1983. The Decision to Establish a Foreign Branch or Subsidiary.

Journal of Financial and Quantitative Analysis. 17.


Weill, L., 2003. Banking efficiency in transition economies: The role of foreign ownership. Economics of Transition. Vol.11. 3: 569-592.

Wengel, J., 1995. International trade in banking services. Journal of International Money and Finance. Vol.14. 1: 47-64.


PHỤ LỤC 01

MÔ HÌNH BINARY LOGISTIC

(Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu vớiSPSS, Tập 2, NXB Hồng Đức)


“Với hồi quy Binary Logistic, thông tin chúng ta cần thu thập về biến phụ thuộc là một sự kiện nào đó có xảy ra hay không, biến phụ thuộc Y lúc này có hai giá trị 0 và 1, với 0 là không xảy ra sự kiện quan tâm và 1 là có xảy ra, và tất nhiên là cả thông tin về các biến độc lập X. Từ biến phụ thuộc nhị phân này, một thủ tục sẽ được dùng để dự đoán xác suất sự kiện xảy ra theo quy tắc nếu xác suất được dự đoán lớn hơn 0.5 thì kết quả dự đoán sẽ cho là ‘có’ xảy ra sự kiện, ngược là thì kết quả dự đoán sẽ là ‘không’.

Ta có mô hình hàm Binary Logistic như sau:


𝑒(𝐵0+𝐵1𝑋)

𝑃𝑖 = 𝐸(𝑌 = 1 /𝑋) = 1 + 𝑒(𝐵0+𝐵1𝑋)

Trong công thức này Pi = E(Y=1/X) = P(Y=1) gọi là xác suất để sự kiện xảy ra (Y=1) khi biến độc lập X có giá trị cụ thể là Xi. Ký hiệu biểu thức (B0+B1X) là z, ta viết lại mô hình hàm Binary Logistic như sau:

𝑒𝑧

𝑃(𝑌 = 1) =

1 + 𝑒𝑧

Vậy thì xác suất không xảy ra sự kiện là:

𝑒𝑧

𝑃(𝑌 = 0) = 1 − 𝑃(𝑌 = 1) = 1 −

1 + 𝑒𝑧

Thực hiện phép so sánh giữa xác suất một sự kiện xảy ra với xác suất sự kiện đó không xảy ra, tỷ lệ chênh lệch này có thể được thể hiện trong công thức:

𝑒𝑧

𝑃(𝑌 = 1)

=

𝑃(𝑌 = 0)


1 + 𝑒𝑧

1 −

𝑒𝑧

1 + 𝑒𝑧

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/11/2022