Tỷ Lệ Dự Phòng Rủi Ro Tín Dụng Trích Lập/tổng Dư Nợ Tín Dụng


động tiêu cực đến chính NHTM khi phải thay đổi nhân lực, hệ thống cơ sở vật chất, công nghệ thông tin… gây tốn kém về chi phí và thời gian.

Những hậu quả kể trên có thể làm cho tạo cho khách hàng tâm lý tiêu cực về hình ảnh NHTM, dễ dẫn đến phá sản, tạo phản ứng dây chuyền trong hệ thống NHTM, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia.

- Tác động đến hoạt động của nền kinh tế


Lượng vốn chu chuyển trong nền kinh tế bị tắc nghẽn. Lượng vốn vay bị các chủ thể vay vốn chiếm dụng làm cho NHTM không hoàn trả lại đúng hạn cho các chủ thể cung cấp vốn và không đủ vốn để đáp ứng cho các chủ thể khác đang có nhu cầu. Dẫn đến, một số ngành, lĩnh vực không có cơ hội phát triển vì thiếu vốn. Nợ xấu làm cho quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn bị chậm trễ, kéo theo các chi phí của xã hội cũng gia tăng theo.

Khi một số NHTM gặp phải rủi ro tín dụng gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh và không thể mở rộng tăng trưởng tín dụng sẽ kéo theo tốc độ tăng trưởng tín dụng của cả hệ thống NHTM bị sụt giảm. Trong khi đó, nền kinh tế đang phát triển với tốc độ cao cần lượng vốn đủ để đáp ứng, nhưng hoạt động tín dụng của NHTM không thể theo kịp sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế bị kìm hãm, gây tác động xấu đến nâng cao hiệu quả sản xuất của quốc gia, giảm hiệu quả nâng cao mức sống của người dân.

Sức mạnh của hệ thống tài chính bị suy giảm. Khi hệ thống NHTM gặp phải vấn đề về rủi ro tín dụng sẽ làm cho các chủ thể kinh tế tìm đến thị trường chứng khoán để giải quyết nhu cầu về vốn. Khi tỷ trọng chủ thể kinh tế thực hiện giao dịch trên thị trường tài chính quá lớn sẽ làm mất cân đối giữa thị trường tài chính và thị trường tiền tệ (mà hệ thống NHTM đóng vai trò quan trong thị trường này). Đối với các quốc gia mà hệ thống NHTM chiếm vai trò quan trọng, khi xảy ra rủi ro sẽ làm cho thị trường


chứng khoán thay đổi theo. Đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển, trình độ của thị trường chứng khoán chưa phát triển và tâm lý của các nhà đầu tư dễ bị ảnh hưởng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Rủi ro tín dụng sẽ là rào cản cho NHTM khi muốn hội nhập với thế giới. Trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng đối với các NHTM toàn cầu, Ủy ban Basel đã ban hành các văn bản Basel I, II và III để hướng dẫn. Khi năng lực quản trị rủi ro mà đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng của mỗi NHTM chưa đủ để đáp ứng với yêu cầu từ phía Ủy ban Basel sẽ khó để quản trị tốt được rủi ro trong quá trình hoạt động. Ngược lại, khi các NHTM có thể tuân thủ theo đúng các nội dụng được đưa ra sẽ tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm và đặc biệt là có thể học hỏi thêm kinh nghiệm quản lý rủi ro từ các ngân hàng nước khác.

2.4 Các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng

Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 3

Có thể đánh giá rủi ro tín dụng dựa trên một số chỉ tiêu:

2.4.1 Kết cấu dư nợ tín dụng:

Nếu ngân hàng có kết cấu dư nợ tín dụng quá tập trung vào một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong một hoặc một số lĩnh vực nhất định sẽ có rủi ro lớn do mức độ tập trung vốn cao.

2.4.2 Tỷ lệ Dự phòng rủi ro tín dụng trích lập/Tổng dư nợ tín dụng


Theo Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (theo Thông tư 09/2014/TT- NHNN thay thế cho Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN): “dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết.”

Trên bảng cân đối kế toán, Dự phòng rủi ro tín dụng nằm ở mục tài sản và làm giảm giá trị tài sản Có, phản ánh sự suy giảm giá trị tài sản của ngân hàng khi có tổn thất xảy ra. Do đó, tỷ lệ trích lập dự phòng này càng lớn cho thấy ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro.


2.4.3 Tỷ lệ Nợ xấu/Dư nợ tín dụng:

Tỷ lệ này gián tiếp cho thấy quy mô các khoản vay có vấn đề của ngân hàng. Cũng theo Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (theo Thông tư 09/2014/TT- NHNN thay thế cho Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN): “Nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 (nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn). Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng”. Do đó, nếu tỷ lệ này quá lớn chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng kém và ngân hàng cần đánh giá lại quy trình tín dụng, khả năng xét duyệt các khoản vay cũng như chất lượng của nhân viên tín dụng.

2.4.4 Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng tổn thất/Dư nợ quá hạn:

Đây là chỉ tiêu trực tiếp phản ánh mức độ rủi ro của ngân hàng, cho thấy trong một đồng nợ quá hạn thì có bao nhiêu đồng bị tổn thất.

Tuy nhiên, theo Phạm Thu Thủy và Đỗ Thị Thu Hà (2012), việc đo lường dựa trên các chỉ tiêu nợ xấu có một số hạn chế. Cụ thể là các chỉ tiêu này chỉ thể hiện được mức thời điểm trong tương lai, cũng không thể tính toán được rủi ro của khoản vay trước khi cấp tín dụng nên không giúp được ngân hàng trong việc đưa ra quyết định có cho vay hay không. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng có thể giảm tỷ lệ nợ xấu bằng cách gia tăng dư nợ tín dụng để làm đẹp các chỉ số tài chính, nhưng thực tế mức độ rủi ro lại nghiêm trọng hơn nhiều. Vì vậy, hai tác giả đề cập đến Hiệp ước Basel II, trong đó khuyến khích các ngân hàng sử dụng cách tiếp cận và mô hình đo lường rủi ro tín dụng nhằm lượng hóa giá trị tổn thất tối đa dựa trên khung giá trị VaR (Value at Risk).

Asqhith, Gertner và Scharfstein (1994) cho rằng các ngân hàng xử lý các khoản nợ xấu bằng cách thực hiện tái cơ cấu nợ ngân hàng, tái cơ cấu nợ công và bán tài sản. Tính trung bình, các định chế tài chính dính đến nợ xấu sẽ cần phải bán 12% tài sản của họ để thực hiện kế hoạch tái cơ cấu. Honohan (1996) nhấn mạnh rằng khi một ngân hàng phá sản sẽ phải đền bù thiệt hại cho người gửi tiền, chính phủ, các chủ nợ khác


của ngân hàng và các cổ đông của ngân hàng. Hơn nữa, sự phá sản này có thể dẫn đến khủng hoảng cho toàn hệ thống ngân hàng và gây ra một hiệu ứng domino trong ngành ngân hàng. Rõ ràng là các ngân hàng sẽ phải trả một khoản bồi thường khổng lồ cho việc xử lý sai lầm của họ về rủi ro tín dụng. Vì vậy, điều quan trọng là cần phát triển một mô hình phức tạp hơn để đo lường và kiểm soát rủi ro tín dụng theo các nhân tố vĩ mô và các nhân tố nội tại trong NHTM.

2.5 Đánh giá rủi ro tín dụng theo Basel II

Basel II là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel với mục tiêu chuẩn hoá các quy định về an toàn vốn trong lĩnh vực ngân hàng, được ban hành vào tháng 06/2004. Để nâng cao chất lượng, sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế cũng như tạo lập một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng, Basel II sử dụng khái niệm ba trụ cột:

- Trụ cột 1: yêu cầu vốn tối thiểu. Tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro, không thay đổi so với Basel I. Tuy nhiên, rủi ro được tính toán theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành và rủi ro thị trường.

- Trụ cột 2: rà soát giám sát. Basel II nhấn mạnh việc phát triển quy trình đánh giá vốn nội bộ theo danh mục rủi ro và chiến lược nhằm duy trì mức vốn đó. Giám sát viên chịu trách nhiệm rà soát và đánh giá việc thực hiện quy định về vốn nội bộ này cũng như tỷ lệ vốn tối thiểu. Giám sát viên có thể can thiệp khi cần thiết nhằm đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định.

- Trụ cột 3: nguyên tắc thị trường. Basel II hướng đến mục đích tăng cường kỷ luật thị trường thông qua việc công khai thông tin của ngân hàng trong một số lĩnh vực như: cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn và những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.


Bên cạnh đó, Basel II cho phép các ngân hàng lựa chọn giữa hai phương pháp để tính toán yêu cầu về vốn đối với rủi ro tín dụng, bao gồm cách tiếp cận chuẩn hoá và tiếp cận dựa vào đánh giá nội bộ IRB.

- Cách tiếp cận chuẩn hoá: trong cách tiếp cận này, các tài sản sẽ được phân loại thành từng nhóm riêng biệt được chuẩn hoá, và mỗi nhóm tài sản sẽ có một trọng số rủi ro khác nhau, phản ánh mức độ tương quan của rủi ro tín dụng. Khi xác định các trọng số rủi ro theo cách tiếp cận chuẩn hoá, các ngân hàng có thể sử dụng các đánh giá của các tổ chức đánh giá tín dụng độc lập được các cơ quan chủ quản quốc gia thừa nhận là đủ tư cách theo mục đích quản lý vốn như Standard & Poor’s (S&P), Moody’s …với các mức xếp hạng tín dụng như AAA, AA-, BBB+…đến mức dưới B-. Mỗi mức xếp hạng tín dụng sẽ có trọng số rủi ro tương ứng (150%, 100%, 50%,…).

- Cách tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ (IRB): dựa vào các ước lượng nội bộ về các thành tố rủi ro để xác định mức vốn tối thiểu cho một giá trị chịu rủi ro dư nợ tín dụng nhất định. Các yếu tố cấu thành rủi ro gồm: giá trị đo lường xác suất không trả được nợ (PD), tỷ lệ tổn thất khi khách hàng không trả được nợ (LGD), dư nợ của khách hàng tại thời điểm không trả được nợ (EAD), và kỳ hạn hiệu lực của khoản tín dụng (M). Với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất có thể ước tính (EL) được tính toán dựa trên công thức sau:

EL = PD x EAD x LGD

Việc áp dụng phương pháp IRB sẽ xác định đúng thực tế mức độ rủi ro của từng trạng thái rủi ro gồm các khoản cho vay doanh nghiệp, cho vay bán lẻ, cho vay thế chấp bất động sản... Tuy nhiên, việc tính toán ba chỉ tiêu PD, LGD và EAD rất phức tạp, đòi hỏi ngân hàng phải có một cơ sở dữ liệu đầy đủ, được lưu trữ khoa học với những chương trình phần mềm xử lý dữ liệu hiện đại. Tất cả những vấn đề trên đều đòi hỏi các NHTM phải đầu tư nguồn lực về tài chính, con người, thời gian rất khổng lồ và đặc biệt phải có lộ trình khoa học.

2.6 Nghiên cứu thực nghiệm


Phần lớn các nghiên cứu trước đây đều tập trung phân tích tác động của những yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

Berge và Boye (2007) thấy rằng các khoản vay có vấn đề rất nhạy cảm với lãi suất thực và tỷ lệ thất nghiệp đối với hệ thống ngân hàng Bắc Âu trong giai đoạn 1993- 2005. Jakubík (2007), trong nghiên cứu về lĩnh vực ngân hàng ở Cộng hòa Séc cũng chỉ ra tốc độ tăng trưởng GDP và lãi suất là các yếu tố kinh tế vĩ mô chính ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng.

Aver (2008) cho thấy rằng rủi ro tín dụng của các danh mục đầu tư vay vốn ngân hàng ở Slovenia phụ thuộc đặc biệt vào môi trường kinh tế (việc làm và thất nghiệp), lãi suất dài hạn và giá trị của các chỉ số chứng khoán. Fainstein và Novikov (2011) cũng đạt được kết luận tương tự trong nghiên cứu cho hệ thống ngân hàng ba nước Baltic (Estonia, Latvia và Lithuania). Kết quả của họ làm nổi bật tầm quan trọng của tốc độ tăng trưởng và lợi ích kinh tế đối với sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng.

Trong phân tích dữ liệu bảng cho chín ngân hàng Hy Lạp trong giai đoạn 2003- 2009, Louzis, Vouldis và Metaxas (2011) thấy rằng không chỉ có tốc độ tăng trưởng GDP thực tế, mà tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất cho vay cũng có tác động mạnh tới mức độ các khoản nợ xấu.

Castro (2013) phân tích mối liên hệ giữa sự phát triển kinh tế vĩ mô và rủi ro tín dụng ngân hàng trong một nhóm quốc gia cụ thể bao gồm: Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ý (GIPSY) bị ảnh hưởng bởi các điều kiện kinh tế và tài chính không thuận lợi. Bằng cách sử dụng dữ liệu bảng tiếp cận với năm quốc gia trên qua các thời kì từ quý I/1997 đến quý III/2011, tác giả kết luận rằng rủi ro tín dụng ngân hàng bị ảnh hưởng đáng kể bởi môi trường vĩ mô: rủi ro tín dụng gia tăng khi tăng trưởng GDP, các chỉ số cổ phiếu và giá nhà ở giảm, và rủi ro tín dụng tăng rất cao khi tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất, tăng trưởng tín dụng gia tăng; ngoài ra rủi ro tín dụng cũng bị ảnh hưởng một cách tích cực bởi sự đánh giá cao tỷ giá hối đoái thực tế.


Bên cạnh đó, Yurdakul (2014) tìm hiểu mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng ngân hàng và các yếu tố kinh tế vĩ mô bằng cách sử dụng một tập hợp các biến bao gồm tỷ lệ lạm phát, lãi suất, chỉ số ISE-100 (chỉ số chứng khoán của Thổ Nhĩ Kỳ), tỷ giá, tốc độ tăng trưởng, cung tiền M2, tỷ lệ thất nghiệp, và rủi ro tín dụng được đại diện bởi tỷ lệ nợ xấu của Thổ Nhĩ Kỳ trong khoảng thời gian từ tháng 1/1998 cho đến tháng 7/2012. Kết quả cho thấy sự gia tăng trong chỉ số ISE-100 và tốc độ tăng trưởng dẫn đến giảm rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Bên cạnh đó, tăng cung tiền, tỷ giá, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát, lãi suất làm tăng rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Kết quả của các mô hình cụ thể cũng chứng minh rằng rủi ro tín dụng trong giai đoạn trước cũng có tác động đáng kể đến rủi ro tín dụng trong giai đoạn hiện tại. Việc tăng lãi suất và tỷ lệ thất nghiệp trong giai đoạn trước đó dẫn đến sự gia tăng rủi ro tín dụng của các ngân hàng (Yurdakul, 2014).

Có rất ít các nghiên cứu tập trung vào các yếu tố nội tại bên trong ngân hàng. Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa các khoản vay hiệu quả và một số vấn đề trong nội bộ ngân hàng, thậm chí ở các ngân hàng hoạt động tốt như Kwan và Eisenbeis (1996). Ngân hàng dù sử dụng vốn hiệu quả cũng thể gặp vấn đề về hiệu suất cho vay vì một số lý do khác. Ví dụ, các ngân hàng với năng lực quản lý cấp cao yếu kém có thể có rủi ro trong quá trình giám sát việc sử dụng vốn và khách hàng vay tiền của họ, tổn thất về vốn được tạo ra bởi những vấn đề này có khả năng dẫn đến phá sản.

Trong nghiên cứu của mình, Berger và DeYoung (1997) sử dụng kỹ thuật nhân quả Granger để kiểm tra bốn giả thuyết về mối quan hệ giữa chất lượng cho vay, tiết kiệm chi phí, và vốn ngân hàng, trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề hiệu quả sử dụng vốn. Các kết quả phân tích cho thấy nợ xấu sẽ có xu hướng tăng khi hiệu quả sử dụng vốn ngày càng giảm, ngoài ra năng lực quản lý kém và việc giảm tỷ lệ vốn trong ngân hàng cũng dẫn đến sự gia tăng các khoản nợ xấu, đặc biệt là đối với các ngân hàng có tỷ lệ vốn thấp.


Palubinskas và Stough (1999) thấy rằng các khoản nợ xấu, việc thiếu kỹ năng trong quản lý ngân hàng, thiếu các quy định về bảo hiểm tiền gửi và tham nhũng là những yếu tố gây ra thất bại của ngân hàng. Ahmad và Ariff (2007) xem xét tác động của rủi ro tín dụng bằng cách sử dụng dữ liệu vi mô trong các ngân hàng thương mại của một số nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Họ nhấn mạnh rằng khả năng điều tiết vốn và quản lý chất lượng tín dụng có ý nghĩa quan trọng đối với rủi ro tín dụng.

Nghiên cứu của Podpiera và Weill (2007) tiếp tục mở rộng phạm vi nghiên cứu và kiểm tra mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng vốn và các khoản nợ xấu đối với các ngân hàng ở Cộng hoà Séc. Họ tiến hành mở rộng mô hình nhân quả Granger được phát triển bởi Berger và DeYoung (1997) bằng cách áp dụng phương pháp GMM thống kê ước lượng dựa trên dữ liệu của ngân hàng Cộng hòa Séc trong giai đoạn 1994-2005. Nghiên cứu của họ cũng cung cấp bằng chứng thực nghiệm xác nhận rằng hiệu quả sử dụng vốn sẽ giảm do nợ xấu.

Zribi và Boujelbène (2011) cũng xem xét các biến kinh tế vĩ mô và vi mô có khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng. Họ phân tích các ngân hàng ở Tunisia, ước lượng một mô hình bảng điều khiển bao gồm mười NHTM trong giai đoạn 1995-2008. Họ kết luận rằng các yếu tố quyết định chính của rủi ro tín dụng ngân hàng ở Tunisia là cơ cấu sở hữu, các quy định bảo đảm an toàn vốn và lợi nhuận của ngân hàng, và các chỉ số kinh tế vĩ mô (như tăng trưởng GDP nhanh chóng, lạm phát, tỷ giá và lãi suất).

Bên cạnh những nghiên cứu về các yếu tố kinh tế vĩ mô, Louzis và cộng sự (2011) cũng tiến hành nghiên cứu sự tác động của các biến vi mô đến rủi ro tín dụng như ROE, quy mô ngân hàng, thu nhập ngoài lãi, tỷ lệ đòn bẩy tài chính…

Chaibi và Ftiti (2015) sử dụng cách tiếp cận dữ liệu bảng để kiểm tra các yếu tố quyết định tác động đến tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống NHTM của một nền kinh tế dựa trên thị trường (đại diện là Pháp với 147 ngân hàng), so sánh với một nền kinh tế dựa trên ngân hàng (đại diện là Đức với 133 ngân hàng), trong khoảng thời gian từ 2005 – 2011. Kết quả mô hình của họ cho thấy các biến kinh tế vĩ mô như tăng trưởng GDP,

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 25/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí