Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


TẠ THU HẰNG


CáC HàNH VI CạNH TRANH KHÔNG LàNH MạNH

CủA NGÂN HàNG THƯƠNG MạI THEO PHáP LUậT VIệT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam - 1

KHOA LUẬT


TẠ THU HẰNG


CáC HàNH VI CạNH TRANH KHÔNG LàNH MạNH

CủA NGÂN HàNG THƯƠNG MạI THEO PHáP LUậT VIệT NAM


Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 60 38 01 07


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG VŨ HUÂN

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Tạ Thu Hằng

MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI 7

1.1. KHÁI QUÁT VỀ CẠNH TRANH VÀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH 7

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của cạnh tranh 7

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh 10

1.2. HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 14

1.2.1. Khái quát chung về hoạt động của ngân hàng thương mại 14

1.2.2. Khái niệm, bản chất và đặc trưng cơ bản hành vi cạnh tranh không lành mạnh của ngân hàng thương mại 18

1.2.3. Hậu quả do các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của ngân hàng thương mại gây ra 26

1.3. PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 29

1.3.1. Khái niệm, đặc điểm và nội dung cơ bản pháp luật về hành vi

cạnh tranh không lành mạnh 29

1.3.2. Những đặc trưng cơ bản của pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh của ngân hàng thương mại 36

Tiểu kết Chương 1 39

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 40

2.1. THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 40

2.1.1. Thực trạng các quy định của Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành về hành vi cạnh tranh không lành mạnh của

ngân hàng thương mại 40

2.1.2. Thực trạng các quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành về hành vi cạnh tranh không lành

mạnh của ngân hàng thương mại 43

2.2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 59

2.2.1. Thực trạng các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay 59

2.2.2. Thực trạng xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của

ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay 65

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 80

2.3.1. Những kết quả đạt được 80

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 81

Tiểu kết Chương 2 87

Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM CHỒNG HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNHCỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 88

3.1. YÊU CẦU VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH CỦA

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 88

3.1.1. Xu thế phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng thương mại ở thị trường Việt Nam 88

3.1.2. Một số định hướng hoàn thiện pháp luật 90

3.2. KIẾN NGHỊ VỀ CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ 93

3.2.1. Giải pháp thuộc các cơ quan quản lý nhà nước nhằm chống hành

vi cạnh tranh không lành mạnh của NHTM 93

3.2.2. Giải pháp đối với các ngân hàng thương mại nhằm chống hành

vi cạnh tranh không lành mạnh của NHTM 108

Tiểu kết Chương 3 112

KẾT LUẬN 113

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ

CTKLM: Cạnh tranh không lành mạnh

NHNN: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHTM: Ngân hàng thương mại

TCTD: Tổ chức tín dụng

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Dự thảo Lộ trình phát triển khu vực ngân hàng đến năm 2020 và đề xuất Chiến lược phát triển ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các chuyên gia Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) xây dựng bao gồm các nội dung chính: Tầm nhìn chiến lược cho khu vực ngân hàng Việt Nam đến năm 2020; Các giá trị cốt lõi khu vực ngân hàng Việt Nam cần theo đuổi để đạt được tầm nhìn; Các kế hoạch và mục tiêu để chỉ dẫn và xác định quá trình thực thi các chiến lược. Theo đó, các chiến lược cốt lõi được đề xuất trong bản lộ trình chiến lược cho ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, được phân thành 4 nội dung chính: Tăng cường cạnh tranh, ổn định, và đa dạng hóa các định chế ngân hàng; Cải thiện tính hiệu quả hệ thống của khu vực ngân hàng thông qua việc củng cố cơ chế thị trường; Xây dựng một cơ chế giám sát thận trọng, hiệu quả, tập trung và kiểm soát rủi ro hệ thống; Tăng cường mức độ tiếp cận với những sản phẩm và dịch vụ ngân hàng tới tất cả khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả. Báo cáo Lộ trình phát triển khu vực ngân hàng giai đoạn 2011 - 2020 sau khi hoàn thiện là cơ sở để NHNN quyết định chiến lược phát triển ngành trong 10 năm tới, tạo ra bước phát triển mới để hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách với nhóm các quốc gia phát triển hàng đầu khu vực, đóng góp cho sự phát triển của đất nước và thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế 2011 - 2020 vừa được Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI thông qua.

Theo cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), kể từ ngày 01/04/2009, các TCTD nước ngoài được thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam với các ràng buộc về vốn. Đây đang là sức ép rất lớn

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 12/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí