Một Số Kinh Nghiệm Về Dịch Vụ Ngân Hàng Trên Thế Giới Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam


hóa các sản phẩm dịch vụ tài chính,tham gia vào quá trình mua bán,sáp nhập.Có thể nói,sức ép cạnh tranh từ các ngân hàng 100% vốn nước ngoài lên các NHTM Việt Nam là rất lớn,nhất là khi các ngân hàng này với sức mạnh tài chính,công nghệ hiện đại và kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên thế giới đang tích cực chạy đua giành thị phần ở Việt Nam.

1.3.4 Do nhu cầu của khách hàng

DVNH đẩy mạnh tốc độ tuần hoàn và chu chuyển vốn cho khách hàng,doanh nghiệp,nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhờ khả năng thanh toán nhanh,chính xác,an toàn và bảo mật nhờ vào ứng dụng khoa học công nghệ.Cùng với sự phát triển của nền kinh tế,sự cải thiện của môi trường pháp luật,đời sống của người dân ngày một tốt hơn và nhu cầu được sử dụng DVNH hiện đại là một nhu cầu tất yếu .Do đó,các NHTM Việt Nam đã và đang phát triển DVNH để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng và điều đó cũng phù hợp với xu hướng chung của các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.

1.4 Một số kinh nghiệm về dịch vụ ngân hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.4.1 Kinh nghiệm ở một số nước châu Âu và Mỹ .

Khả năng cung ứng các dịch vụ ngân hàng của ngân hàng thương mại mở ra mô hình ngân hàng đa năng ở nhiều nước trên thế giới. Ngân hàng đa năng là mô hình ngân hàng hoạt động ở hầu hết các lĩnh vực, từ bảo hiểm đến hoạt động đầu tư cũng như ngân hàng tại chỗ (home banking). Ngân hàng đa năng còn có thể tham gia góp vốn trong các tập đoàn, được coi là hiện thân của một loạt các dịch vụ tài chính như: kinh doanh các phương tiện tài chính, bảo hiểm cũng như mở rộng việc cung cấp các tín dụng hay dịch vụ tiền gửi, kinh doanh ngoại hối, nhận bảo hiểm các loại nợ, phát hành cổ phiếu, quản lý đầu tư... Mô hình ngân hàng này đã có mặt ở hầu hết các nước Châu Âu sau cách mạng công nghiệp.Hai ví dụ điển hình về loại ngân hàng hoạt động theo mô hình đa năng là Deutsche Bank của Đức và Crédit Lyonnais của Pháp. Các ngân hàng này với quy mô rất lớn và có một tập hợp các dịch vụ “trọn gói” có thể đáp


ứng tất cả các yêu cầu của các doanh nghiệp, không chỉ đơn thuần là các dịch vụ cung cấp vốn mà còn là hàng loạt các dịch vụ bổ trợ khác. Trong xu hướng phát triển này, các ngân hàng Châu Âu đã và đang chủ động sát nhập hoặc tham gia các liên minh với các công ty bảo hiểm để nâng cao tỷ trọng của mình trên thị trường quốc tế.Lý do rất quan trọng giải thích sự thành công của các ngân hàng đa năng ở Châu Âu là các ngân hàng này, với các ưu thế tổng hợp của mình, đã có khả năng “gây sức ép” đối với khách hàng là các hãng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của mình. Nhờ đó các ngân hàng đã không những có thể tăng cường phát triển các hoạt động ngân hàng truyền thống (vay, cho vay, cung ứng các dịch vụ ngân hàng) mà còn phát triển các hoạt động của ngân hàng đầu tư như kinh doanh bảo hiểm,… Người ta đã thừa nhận ưu điểm lớn nhất của mô hình ngân hàng đa năng là “khả năng bù trừ rủi ro” và “mở rộng cơ hội kinh doanh.” Một ngân hàng đa năng có thể phân bổ chi phí vào nhiều đơn vị kinh doanh chiến lược (Strategic Business Units – SBU) và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn nhờ vào việc cung cấp một tập hợp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Việc đa dạng hoá các hoạt động tới lượt nó sẽ giúp giảm thiểu rủi ro.

Các ngân hàng đa năng có thể dùng các chiến lược cứng rắn để gây sức ép đối với các công ty sử dụng dịch vụ bảo lãnh hoặc mua bảo hiểm cũng như hàng loạt các dịch vụ khác bằng việc đe doạ cắt các khoản tín dụng và có thể ép người đi vay đang trong tình trạng khó khăn về tài chính phát hành các “chứng khoán có độ rủi ro cao” (risky securities) để trả nợ. Các ngân hàng đa năng này cũng có thể lợi dụng các thông tin được cung cấp bởi các công ty phát hành chứng khoán và hàng loạt các thông tin khác được tích luỹ liên tục từ đó hình thành nên một thứ tài sản tri thức (vô hình hay hữu hình) để tăng cường lợi thế cạnh tranh của mình. Các ngân hàng đa năng hiện đại cũng đang có xu hướng đẩy mạnh quản lý tài sản tri thức này và coi đây là một nguồn lực quý giá để đảm bảo khả năng cạnh tranh bền vững.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.


Tuy nhiên, về mặt lịch sử, cũng có những trở ngại đáng kể đối với sự phát triển của ngân hàng đa năng. Trước hết, đó là sự thống nhất chậm trễ của hầu hết các quốc gia Châu Âu ngoại trừ Pháp và Tây Ban Nha, khiến cho rất nhiều thị trường tài chính Châu Âu có sự phân đoạn rất sâu sắc, nhất là đối với hệ thống các ngân hàng. Hai là, các ngân hàng, với khả năng đảm nhận được tất cả các giao dịch tài chính đã thất bại trong việc huy động mọi nguồn lực một cách hợp lý và tương xứng để nâng cao trình độ phát triển hay khả năng dẫn đầu trong bất kỳ một lĩnh vực chuyên sâu nào. Chính vì vậy mà có rất ít các ngân hàng đầu tư của Châu Âu có khả năng chi phối hay thống trị bất kỳ một phân đoạn thị trường nào cho dù họ có mặt sớm và cạnh tranh rộng khắp trên thế giới. Chẳng hạn, rất nhiều ngân hàng đầu tư của Châu Âu không đạt được tăng trưởng cao ngay trên “sân nhà” so với các“đội khách của Mỹ như Morgan Stanley Dean Witter, Goldman Sachs, Bankers Trust Corp., và JP Morgan & Co..

Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM - 4

Nước Mỹ thì tỏ ra lạnh nhạt với mô hình ngân hàng đa năng kể từ sau cuộc đại khủng hoảng 1929-1933 chỉ vì vấn đề tách rời hoạt động tài chính với thương mại. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là mâu thuẫn về mặt lợi ích (interest conflicts). Tuy nhiên, như một điều tất yếu, hệ thống các ngân hàng Mỹ cũng đã không ngừng phát triển theo mô hình ngày càng đa năng. Người ta ghi nhận ba yếu tố cơ bản đã tác động sâu sắc đến mô hình phát triển của các ngân hàng Mỹ, đó là:

Thứ nhất, phải kể đến sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán năm 1929 và cuộc đại suy thoái kinh tế 1929-1933. Rất nhiều người đã kết tội cho hoạt động đầu cơ của các ngân hàng và các hoạt động mang tính chất đa năng của chúng là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng nói trên dù rằng không có một bằng chứng nào thực sự thuyết phục chứng minh sự liên hệ giữa các hoạt động đầu cơ với sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán;

Thứ hai, việc ban hành Bộ luật Ngân hàng 1933 và điều khoản Glass-Steagall đã phân tách hoạt động ngân hàng thương mại và hoạt động ngân hàng đầu tư;

Cuối cùng là sự tăng cường vai trò và sự can thiệp quan trọng của Chính phủ Liên bang trên thị trường tài chính.


Ba yếu tố nêu trên đã khiến các ngân hàng Mỹ có xu hướng hoạt động dưới dạng một hệ thống ngân hàng đa năng để tăng cường bù trừ rủi ro trong kinh doanh. Tuy nhiên, trong khi các ngân hàng ở Châu Âu có thể thực hiện việc cung cấp tín dụng và thực hiện nghiệp vụ đầu tư vào cùng một khách hàng thì điều này nói chung được coi là bất hợp pháp ở Mỹ. Đây cũng là một yếu tố chính đã kìm hãm sự đa dạng hoá hoạt động của các ngân hàng. Các ngân hàng của Mỹ cũng đang chuyển hướng tới một dạng ngân hàng đa năng tương tự các ngân hàng Châu Âu nhưng không hoàn toàn giống mô hình kinh điển của Châu Âu lục địa. Các công ty bảo hiểm, các ngân hàng đầu tư, các định chế tài chính của Mỹ đang hướng tới xây dựng các tập đoàn tài chính lớn.

1.4.2 Kinh nghiệm của một số nước Châu á .

Hệ thống ngân hàng Singapore

Quá trình phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao trong quá trình công nghiệp hoá của quốc gia này cần phải kể đến sự thành công của lĩnh vực tài chính, ngân hàng, những toà nhà chọc trời tập trung ở khu vực trung tâm kinh tế lớn trở thành biểu tượng hùng vĩ của ngành dịch vụ tài chính Singpore. So với các nước trong khối ASEAN thì Singapore có thị trường tài chính phát triển nhất, năm 1975 ở Singapore lãi suất tiền vay và tiền gửi trong nước đã được tự do hóa. Năm 1978, việc kiểm soát hối đoái cũng đã được nới lỏng, đem lại việc tự do hóa tài chính đầy đủ…. nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng Singapore huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong và ngoài nước để phân phối và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tiền tệ đã huy động được, đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Các ngân hàng ở Singapore từng bước xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Một trong những ngân hàng thành công về kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Singapore là ngân hàng Standard Chartered.Ngân hàng này đã khai thác sự phát triển của công nghệ trong việc triển khai dịch vụ bán lẻ,theo thống kê có hơn 60% giao dịch của ngân hàng này được thực hiện qua các kênh tự động như máy nhận tiền gửi ,Internet Banking,Phone Banking,Home Banking…,đã mang lại hiệu quả và tiện ích cho khách hàng.


Hệ thống ngân hàng Thái Lan

Hệ thống ngân hàng ở Thái Lan phát triển mạnh theo xu hướng xây dựng mô hình tập đoàn ngân hàng, nhiều ngân hàng trong nước đã mở được các chi nhánh ở nước ngoài hoặc liên doanh với các ngân hàng ở nước ngoài. Hoạt động của các ngân hàng thương mại đã đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế Thái Lan và đảm đương về vốn cho nhu cầu phát triển công nghiệp hóa –hiện đại hóa. Bằng cách hạ lãi suất để mở rộng tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp để đảm bảo nhu cầu vốn cho nông dân đặc biệt là vùng sâu vùng xa, Ngân hàng trung ương Thái Lan có quyền kiểm soát chặt chẽ các ngân hàng thương mại trong lĩnh vực cho vay nông nghiệp, bên cạnh đó Nhà nước thành lập Uỷ ban kiểm soát giá cả, tạo điều kiện kiểm soát giá nông sản và khi cần Nhà nước kịp thời tham gia để bình ổn giá thị trường.

Hiện nay, Ngân hàng Bangkok có lợi thế được biết đến như là một trong số ngân hàng lớn nhất tại Thái Lan.Ngân hàng này có mạng lưới chi nhánh hoạt động rộng nhưng Ngân hàng Bangkok vẫn tiếp tục phát triển các chi nhánh nhỏ để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân trên khắp đất nước. Chi nhánh nhỏ của Ngân hàng Bangkok được mở tại siêu thị Lotus ở Ramintra, Bangkok và hơn 18 tháng sau đó, ngân hàng này đã mở thêm 36 chi nhánh mới ở các siêu thị lớn, các trường đại học và mở rộng giờ làm việc lên cả tuần để phục vụ các đối tượng khách hàng đến giao dịch. Kết quả của việc mở rộng mạng lưới và gia tăng thời gian phục vụ, các chi nhánh nhỏ đã mang lại thành công với doanh thu tăng gấp 7 lần và tăng thêm 60% khách hàng so với ban đầu. Để tiếp tục phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, dịch vụ khách hàng cũng được nâng cao khi Ngân hàng Bangkok cho ra đời trung tâm hoạt động ngân hàng hiện đại thực hiện qua điện thoại, các dịch vụ ngân hàng khác nhằm cung cấp dịch vụ đầy đủ cho khách hàng trong suốt 24/24 giờ.

Hệ thống ngân hàng Hàn Quốc

Ngay từ khi mới ra đời cho đến nay, hệ thống ngân hàng Hàn Quốc vẫn đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ, nhằm đạt được các mục tiêu đề ra của quá trình


công nghiệp hóa và hiện đại hóa, ngân hàng trở thành kênh cung ứng vốn quan trọng cho nền kinh tế. Để khuyến khích xuất khẩu Chính phủ Hàn Quốc tập trung cấp tín dụng với lãi suất thấp cho các ngành công nghiệp ưu tiên, thực hiện chuyển dịch cơ cấu. Tuy nhiên, sự tài trợ quá mức của ngân hàng dành cho các tập đoàn, đã đẩy hệ thống ngân hàng Hàn Quốc phải đối đầu với khó khăn nợ nước ngoài, đứng bên bờ vực thẳm. Mặc dù Hàn Quốc đã tự do hóa hệ thống tài chính của mình nhưng lại phát triển theo một cấu trúc tài chính dễ đổ vỡ, các trung gian tài chính, các ngân hàng mới được thành lập và chi nhánh tín thác của ngân hàng được điều tiết một cách quá lỏng lẻo, các khoản nợ ngắn hạn bằng ngoại tệ gia tăng nhanh. Trong khi đó, các tập đoàn khổng lồ lại tăng cường vay nợ ngắn hạn thị trường tài chính trong và ngoài nước thông qua sự hỗ trợ gián tiếp của ngân hàng để đầu tư mở rộng quá mức năng lực sản xuất.

Hệ thống ngân hàng ở Nhật

Hệ thống ngân hàng của Nhật Bản là hệ thống ngân hàng cồng kềnh, đôi khi còn lệ thuộc vào hệ thống chính trị. Vì vậy các ngân hàng nước ngoài rất khó khăn khi tiếp cận với môi trường tài chính tại nước này. Tuy nhiên Citibank chi nhánh ở Nhật Bản đã có cách tiếp cận riêng về lĩnh vực phát triển dịch vụ ngân hàng, các kế hoạch đa dạng, những sản phẩm tốt và số lượng người tham gia đông đảo đã làm cho Citibank trở nên thành công trong kinh doanh. Cách tiếp cận độc đáo của Citibank đó chính là hình thức kinh doanh ngân hàng đơn lẻ, đây là điểm khác biệt hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Những bài học kinh nghiệm về kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại các ngân hàng ở Nhật Bản đó là:

- Chiến lược tiếp thị năng nổ kết hợp với tiềm lực tài chính vững mạnh.

- Vị trí các điểm giao dịch thuận lợi, gần nơi đông dân cư tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nhanh với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

- Có chiến lược đánh bóng thương hiệu và phô trương sức mạnh tài chính bằng cách mua lại cổ phần của các ngân hàng khác để khuếch trương tiềm lực tài chính của mình.


1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

- Trước hết, về mặt nguyên lý cũng như thực tiễn, chúng ta có thể thấy rằng, việc phát triển mô hình ngân hàng đa năng sẽ là điều kiện cần thiết .Đồng thời, trong bối cảnh hiện nay thì yêu cầu của hoạt động kinh doanh không chỉ đơn thuần là hoạt động vay-cho vay vốn mà nó còn yêu cầu hàng loạt các dịch vụ ngân hàng – tài chính khác,các hoạt động bán chéo sản phẩm... Chỉ có phát triển hệ thống ngân hàng đa năng đủ mạnh chúng ta mới có thể nâng cao năng lực cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài.Tuy nhiên,theo kinh nghiệm các nước,Việt Nam cần nghiên cứu phát triển mô hình này theo chiều hướng phù hợp với các điều kiện của nền kinh tế trong nước.

- Hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối vốn, trước hết để thực hiện thành công công nghiệp hoá- hiện đại hóa, Chính phủ nên sớm có một khung pháp lý lành mạnh cho hệ thống tài chính, một khuôn khổ pháp lý và cơ chế giám sát hữu hiệu hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng nội địa như Singapore. Đồng thời, việc sử dụng chính sách kinh tế vĩ mô cũng như những hạn chế mục tiêu thời kỳ đầu là cần thiết để kìm chế sự bùng nổ cho vay, cho vay quá nhiều mà ngân hàng khó kiểm soát được chất lượng tín dụng, hoặc đẩy mạnh tín dụng phát triển kinh tế theo “kiểu bong bóng” là nguy cơ tổn thương của hệ thống ngân hàng.

- Xây dựng hệ thống ngân hàng có tiềm lực vững mạnh, nhanh chóng đa dạng các hình thức huy động vốn, cùng với đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính nhằm khai thông vốn trong nước, đồng thời thu hút tư bản nước ngoài để đáp ứng vốn và kỹ thuật cho quá trình công nghiệp hóa

- Khi nghiên cứu phương thức phát triển dịch vụ của Ngân hàng tại Thái Lan các ngân hàng tại Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm trong việc mở rộng mạng lưới và gia tăng giờ phục vụ lên thành 24/24 giờ.

- Phần lớn đối tượng phục vụ của dịch vụ ngân hàng bán lẻ là cá nhân, việc quảng bá,tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có lợi cho ngân hàng và khách hàng. Tăng cường chuyển tải thông tin tới công chúng nhằm giúp khách hàng có thông tin


cập nhật về năng lực và uy tín của ngân hàng, hiểu biết cơ bản về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, nắm được cách thức sử dụng và lợi ích của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

Tóm lại,chương I đi sâu vào tìm hiểu về hoạt động ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng,kinh nghiệm thực tiễn nước ngoài để từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam trong vấn đề phát triển dịch vụ ngân hàng ,để tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng Việt Nam trong nền kinh tế hội nhập quốc tế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/06/2022