Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Dịch Vụ Cảng Biển Ở Cảng Hải Phòng Hiện Nay


dỡ của cảng sẽ đạt công suất 3 triệu tấn/năm.

Sau năm đầu tiên chính thức đi vào khai thác cầu cảng số 1, cảng Đình Vũ đã đạt được những kết quả khả quan: sản lượng đạt trên 780.000 tấn (46.000 TEU) bằng 115% so với kế hoạch, doanh thu đạt trên 26 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt trên 6 tỷ đồng, bằng 113 % so với kế hoạch. Các công trình, cơ sở hạ tầng đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng như hệ thống cấp nước, nhà xưởng, kho bãi…Có được kết quả này là do Cảng đã tập trung đầu tư và khai thác hiệu quả các cơ sở, thiết bị đồng thời nạo vét khắc phục tình trạng sa bồi để độ sâu trước bến luôn đảm bảo -8,7m. Đến cuối năm 2006. cảng đã chuẩn bị tích cực về lao động, đầu tư thiết bị để chuyển hướng cơ cấu từ mặt hàng rời sang container, phát triển theo hướng chung của các cảng lớn trên thế giới. Hơn nữa, hệ thống quản lý, điều hành các hoạt động bằng tin học đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, và đã hoàn thành thủ tục xin cấp chứng chỉ của bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển ISPS.

Nhờ những nỗ lực cao của toàn thể cán bộ công nhân viên mà đến hết quý I/2007, sản lượng hàng hoá thông qua cảng đạt 378.000 tấn, bằng 131,5% kế hoạch năm và gần bằng 1/2 sản lượng của cả năm 2006 với doanh thu đạt 9,5 tỷ đồng. Đây là kết quả rất đáng tự hào của công ty.

4. Đánh giá chung về thực trạng dịch vụ cảng biển ở cảng Hải Phòng hiện nay

Nhìn chung trong những năm qua cảng Hải Phòng đã có nhiều bước tiến đáng kể trong việc phát triển dịch vụ cảng biển, có thể kể ra đây như lượng tàu và hàng hoá qua cảng không ngừng tăng lên, các loại hình dịch vụ đã đa dạng hơn, từng bước tạo được sự tin cậy của khách hàng trong và ngoài


Trần Thị Minh Châu 87 Lớp: Nhật 3 –


nước. Nhưng việc phát triển dịch vụ còn những tồn tại mà làm cho khả năng cạnh tranh của cảng trong quá trình hội nhập ngày nay giảm bớt sức hấp dẫn. Chất lượng các loại dịch vụ mới chỉ đạt mức chấp nhận được so với các cảng biển trong nước, chưa tạo được sức hấp dẫn cho khách hàng, so với các cảng biển trong khu vực và thế giới thì chất lượng còn thấp. Nguyên nhân là do:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

+ Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị còn thiếu, lạc hậu và không đồng bộ. Mặc dù cảng Hải Phòng đã tập trung đầu tư thiết bị mới, nâng cấp cảng biển nhưng từng đó vẫn là chưa đủ khi mà tốc độ xếp dỡ hàng hoá chỉ bằng

50-70% so với các cảng trong khu vực, khi mà các con tàu cỡ lớn (là xu hướng sử dụng trong những năm tới) không thể cập cầu cảng để làm hàng.

Các giải pháp phát triển dịch vụ cảng biển ở cảng Hải Phòng để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế - 13

+ Cơ chế quản lý tuy đã được cải biến theo cơ chế 1 cửa, giảm các loại thủ tục giấy tờ và thời gian làm thủ tục nhưng vẫn còn tình trạng chồng chéo giữa các cơ quan Nhà nước làm nhiệm vụ tại cảng.

+ Công nghệ thông tin tuy được ứng dụng ở nhiều nơi trong cảng nhưng chưa tạo ra được một hệ thống đồng bộ để có thể thực hiện được các giao dịch và làm thủ tục thông qua hệ thống mạng.

+ Về giá cả: phải chịu sự cạnh tranh bất bình đẳng của các cảng nhỏ khác, không hấp dẫn được khách hàng.

+ Nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực giỏi ít, trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ, trình độ về công nghệ thông tin còn yếu. Đội ngũ công nhân viên chưa được chuyên nghiệp hoá.

+ An ninh khu vực cảng biển còn nhiều bất cập: tình trạng lấy cắp hàng hoá vẫn còn, các tai nạn hàng hải vẫn còn xảy ra nhiều.


Trần Thị Minh Châu 88 Lớp: Nhật 3 –


Trên đây là những nguyên nhân dẫn tới chất lượng dịch vụ cảng biển ở cảng Hải phòng không được đánh giá cao. Trong thời gian tới cảng Hải Phòng cần có biện pháp thích hợp để khắc phục yếu kém, nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu hội nhập.



Trần Thị Minh Châu 89 Lớp: Nhật 3 – K42



CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CẢNG BIỂN ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỘI NHẬP

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CỦA CẢNG HẢI PHÒNG

1. Định hướng theo quy hoạch tổng thểphát triển hệ thống cảng biển Việt Nam

Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 202/1999/QĐ-TTg ngày 12/10/1999. Theo đó, đến năm 2010, có 114 cảng biển các loại, trong đó có 10 cảng tổn hợp quốc gia, 35 cảng tổng hợp các địa phương, các ngành và 69 cảng chuyên dùng với các định hướng phát triển như sau:

- Cải tạo, nâng cấp, hiện đại hoá các cảng biển hiện có, phát huy các điều kiện tự nhiên và cơ sở sẵn có nhằm đầu tư hợp lý, khai thác có hiệu quả hệ thống cảng.

- Tập trung xây dựng một số cảng tổng hợp giữ vai trò chủ đạo ở các vùng kinh tế trọng điểm cho các tàu có trọng tải lớn (trên 30.000 DWT). Chú trọng tới các cảng hoặc khu bến chuyên dùng cho hàng container, hàng rời, hàng lỏng và cảng trung chuyển quốc tế.

- Xây dựng có trọng điểm một số cảng ở địa phương trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng hiệu quả đầu tư, chức năng và quy mô thích hợp với mức độ phát triển kinh tế của địa phương và khả năng huy động vốn.

- Cùng với việc phát triển các cảng, cần chú ý phát triển đồng bộ các dịch vụ hàng hải và các cơ sở hạ tầng liên quan nhằm nâng cao năng lực phục


Trần Thị Minh Châu 90 Lớp: Nhật 3 – K42


vụ và hiệu quả đầu tư của cảng.

- Trong việc phát triển cũng như khai thác các cảng biển cần kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu phát triển kinh tế và quốc phòng.

Ngoài ra để phù hợp với tiến trình và bảo đảm khả năng hội nhập của các doanh nghiệp dịch vụ hàng hải, hiện nay bộ Giao thông vận tải và Cục hàng hải Việt Nam đang soạn thảo lại nghị định điều kiện kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hàng hải trên cơ sở Nghị định 10/NĐ-CP, Nghị định

57/NĐ-CP và nội dung các cam kết.

2. Định hướng của Chính Phủ quy hoạch xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025

Tháng 8/2007 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025”, với mục tiêu từng bước đưa thành phố Hải Phòng từng bước trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ cảng biển, du lịch, thương mại và tài chính của khu vực Đông

Nam Á. Theo quy hoạch đến năm 2025, Hải Phòng sẽ là đô thị loại I có diện tích 1.521,09 km2 và khoảng 2,2 triệu dân. Về phía Bắc, thành phố sẽ phát triển khu đô thị phía Bắc sông Cấm, về phía Đông và Đông Nam sẽ phát triển Khu kinh tế tổng hợp Đình Vũ-Cát Hải, với hệ thống cảng biển, đô thị và dịch vụ du lịch giải trí. Cũng theo quy hoạch, Hải Phòng sẽ có 33 khu, cụm công nghiệp với diện tích khoảng 4.600 ha.

Như vậy với quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển quốc gia và quy hoạch phát triển thành phố Hải Phòng thành trung tâm cảng biển, thương mại quốc tế, cảng Hải Phòng sẽ có nhiều lợi thế trong việc nâng cấp


Trần Thị Minh Châu 91 Lớp: Nhật 3 –


cảng để nâng cao chất lượng dịch vụ cảng biển, xứng đáng là cảng biển lớn nhất của miền Bắc và là cảng biển quan trọng của cả nước.

3. Mục tiêu của cảng đến năm 2010

Trên cơ sở những quy hoạch của Chính phủ nói trên, mục tiêu mà ban lãnh đạo cảng Hải Phòng đề ra trong nhiệm kỳ 2005-2010 là : phát huy truyền thống sức mạnh tổn hợp của toàn đảng bộ, tập trung lãnh đạo đẩy mạnh SXKD, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch 5 năm

2005-2010, với tổng sản lượng hàng hoá thông qua tăng bình quân từ

6-8%/năm. Năm 2010 cảng Hải Phòng đạt sản lượng gần 20.000 tấn hàng hoá thông qua, giưc vai trò chủ lực trong hệ thống cảng biển khu vực Đông Bắc, góp phần xứng đáng vào sự phát triển chung của thành phố và đất nước.

Ngoài ra cũng đến năm 2010 cảng đặt mục tiêu hoàn thành các dự án nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho cảng:

- Dự án khu cảng tổn hợp Đình Vũ: diện tích sử dụng 47,50 ha với độ sâu trước bến là -10,2m. cỡ tàu vào cảng là 20.000 DWT. Xây dựng 4 cầu dài 785m, gồm có 2 cầu tổng hợp và 2 cầu container. Tháng 6/2006 khởi công xây dựng 1 cầu dài 215m, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2007, 3 cầu còn lại dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2010.

- Dự án khu Cảng nội địa ICD Lào Cai: vị trí: lô F9, F10 Khu công nghiệp Đông Phố Mới, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, tổng diện tích đất là

47.457 m2.

- Dự án khu chuyển tải Bến Gót-Lạch Huyện: gồm 5 bến phao, độ sâu:

-10,8m; cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận được là 50.000 DWT, cuối năm 2006 đã đưa


Trần Thị Minh Châu 92 Lớp: Nhật 3 –


vào sử dụng 2 bến phao, 3 bến còn lại dự kiến sẽ hoàn thành trong giai đoạn 2007-2010.

Với sự nắm bắt được nhu cầu ngày càng lớn trong quá trình hội nhập, cảng Hải Phòng đã đề ra hướng phát triển đúng đắn là năng cao khả năng cạnh tranh của mình thông qua phát triển các loại dịch vụ cảng biển, tạo sự tin cậy của khách hàng trong và ngoài nước.

II. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ CẢNG BIỂN CỦA 1 SỐ NƯỚC VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI DỊCH VỤ CẢNG BIỂN TRÊN THẾ GIỚI

1. Kinh nghiệm phát triển kinh doanh dịch vụ cảng biển của 1 số nước trên thế giới

1.1 Hà Lan với cảng Rotterdam –cụm cảng hàng đầu thế giới

Khi nói đến cảng biển thế giới, không thể nào không nhắc đến cảng Rotterdam, Hà Lan. Đây là cảng biển lớn nhất Châu Âu và là một trong những cảng biển hàng đầu thế giới. Theo số liệu của tạp chí Inter Freight số tháng 1/2001 thì năm 1997, sản lượng hàng hoá thông qua các cảng biển theọec Rotterdam đã đạt đến trên 500 triệu tấn/ năm. Sản lượng container đạt trên 8 triệu TEU/năm.

Do có vị trí thuận lợi, Rotterdam được coi là cảng của Châu Âu, là cửa ngò của Châu Âu. Từ đây, mạng đường thuỷ có thể theo sông Ranh vào sâu nước Đức và theo sông Danup đi tới biển Đen. Cũng từ đây, mạng lưới giao thông đường sắt và đường bộ rất phát triển và hiện đại thuộc hạng nhất nhì Châu Âu, có thể đến tất cả các quốc gia Châu Âu khác.


Trần Thị Minh Châu 93 Lớp: Nhật 3 – K42


Hệ thống cảng Rotterdam chủ yếu nằm dọc sông Niuwei và kéo dài khoảng 20 km. Đây là khu vực cửa sông kín gió, có độ sâu ổn định 23m nên rất tốt cho các tàu lớn thế hệ 3&4 ra vào.

Khu vực thượng lưu giáp với cửa sông Oude là khu vực các cảng cũ được xây dựng từ cách đây rất lâu, sau đó khu vực hạ lưu gần cửa sông Hollandsche và phía ngoài biển là những cảng mới được xây dựng. Hai bên bờ sông có hệ thống đường vành đai cao tốc rất hiện đại để giải toả nhanh chóng hàng ở cảng, đồng thời các cầu và đường hầm nối 2 bờ sông đã làm cho Rotterdam rất thuận lợi cho bất kỳ tàu loại nào vào làm hàng ở bất kỳ cầu cảng nào. Chính vì vậy dịch vụ ở cảng này được đánh giá rất cao, và tạo được sự tin cậy rất lớn từ phía các khách hàng trong và ngoài khu vực Châu Âu.

Hiện nay chính phủ Hà Lan đã cung cấp vốn đầu tư cho cảng Rotterdam để tiếp tục phát triển nhằm trở thành trung tâm chuyển tải container với năng lực là 8,5 triệu TEU/năm, lớn nhất Châu Âu. Cảng Rotterdam cũng đã góp phần tạo ra hơn 600.000 công ăn việc làm tại cảng và hơn 250.000 công việc tại các vùng thành phố lân cận và đóng góp 7,5% trị giá GNP của Hà Lan trong năm 2004.

1.2 Hồng Kông –cụm cảng container lớn nhất thế giới.

Sự hình thành và phát triển các cảng biển ở Hồng Kông gắn liền với lịch sử của mảnh đất này. Cách đây 100 năm, khi Hồng Kông được Trung Quốc bán cho thực dân Anh thì nơi đây trở thành ốc đảo của Châu á và thế giới.

Hồng Kông được nhắc tới nhiều hơn với 1 trung tâm tài chính và giải trí. Tuy nhiên do vị trí hết sức thuận lợi, Hồng Kông còn được xây dựng thành 1 trung


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022