Thực Trạng Về Dịch Vụ Khai Thác Cảng Tại Cảng Lo Ng Bình


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Chương 1 trình bày những kiến thức cơ bản về cảng biển, dịch vụ, chất lượng dịch vụ khai thác cảng biển,….Chất lượng dịch vụ nói chung và chất lượng dịch vụ khai thác cảng biển nói riêng phụ thuộc vào khoảng cách giữa mức độ kỳ vọng của khách hàng đối với dịch vụ và sự cảm nhận của họ đối với các dịch vụ nhận được. Đồng thời cũng đã đưa ra được các giả thuyết về mối quan hệ giữa các thành phần của thang đo chất lượng dịch vụ cảng biển với sự thỏa mãn, hài lòng của khách hàng.


Phần trọng tâm mà chương 1 hướng tơi đó là chất lượng dịch vụ khai thác của cảng. Muốn có giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hiệu quả trước tiên ta phải tiến hành đánh giá chất lượng hiện tại của dịch vụ để làm cơ sở nền tảng. Việc đánh giá này phải được tiến hành với nhiều phương pháp và hình thức khác nhau. Do tính vô hình của sản phẩm dịch vụ nên ngoài các chỉ tiêu cơ bản (cơ sở vật chất kỹ thuật, con người, phương pháp làm việc, …), các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp (nguồn khách, doanh thu, lợi nhuận, chi phí,…) thì việc đánh giá của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ là rất quan trọng.


Các kiến thức cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ khai thác cảng của Cảng Long Bình đã trình bày ở chương 1 sẽ làm cơ sở để phân tích thực trạng chất lượng dịch vụ khai thác cảng. Vì vậy, trong chương 2 em xin được trình bày thực trạng về dịch vụ khai thác cảng tại Cảng Long Bình.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ DỊCH VỤ KHAI THÁC CẢNG TẠI CẢNG LO NG BÌNH


2.1 Giới thiệu tổng quan về cảng Long Bình:

Tổng Công ty Đường sông miền Nam là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải được thành lập từ những năm 1976. Với chuyên ngành chính là vận tải hàng hóa bằng đường thủy và khai thác cảng, hơn 30 năm qua, Tổng công ty Đường sông miền Nam đã khẳng định được vị trí và uy tín của mình đối với thị trường trong và ngoài nước, được nhà nước tặng thưởng nhiều huy chương cao quý.

Trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đang phát triển, hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay thì đòi hỏi mọi doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường, tạo dựng nên một thương hiệu mạnh nhằm xây dựng và phát triển Công ty. Là cảng trực thuộc Tổng công ty, vì vậy cảng Long Bình cũng không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như hoàn thiện hơn chất lượng các dịch vụ khai thác cảng nhằm hội nhập và phát triển.

Cảng Long Bình được bắt đầu xây dựng từ năm 2002; tọa lạc tại khu vực sông Đồng Nai thuộc quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh; được Bộ Giao Thông Vận Tải công nhận “là cảng thủy nội địa được phép tiếp nhận tàu biển quốc tế có tải trọng đến 5.000 DWT”.

Với diện tích 20 hecta, cảng Long Bình đã chính thức đi vào khai thác từ cuối năm 2005, hiện nay cảng vẫn đang trong giai đoạn vừa khai thác vừa xây dựng phát triển. Nằm tại khu tam giác công nghiệp: Thành phố Hồ Chí Minh, Tỉnh Bình Dương và Tỉnh Đồng Nai, cảng Long Bình hội đủ điều kiện phát triển với hệ thống cầu tàu đa dạng gồm 01 cầu cảng chính dài 70m có thể tiếp nhận tàu biển quốc tế tải trọng đến 5.000 DWT và 02 cầu cảng còn lại dài 50m/cầu cảng, có thể tiếp nhận tàu có tải trọng đến 2.000 DWT ra vào làm hàng.

Cùng với hệ thống cầu cảng có chiều dài mặt sông trên 500m, cảng Long Bình được trang bị đến 07 cần cẩu chuyên dùng với tải trọng tối đa lên đến 120


tấn. Ngoài ra, còn có đội ngũ cơ giới gồm nhiều xe nâng, xe cuốc, xe xúc lật, xe tải phục vụ công tác xếp dỡ hàng hóa tại tàu biển cũng như phục vụ khai thác bãi lưu trữ hàng hóa.

Không một ai có thể phủ nhận chân lý “mọi con sông đều chảy ra biển lớn”. Việc phát triển hệ thống cảng cũng không nằm ngoài qui luật này; hiện nay chính phủ ta cũng đang từng bước di dời hệ thống cảng biển nằm sâu trong nội địa (cụ thể là khu vực cảng Sài Gòn) song song với việc phát triển xây dựng các khu cảng mới hướng về biển Đông. Động thái này đã tạo ra cơ hội lớn cho sự nghiệp phát triển cảng Long Bình vì khi đó Long Bình sẽ trở thành một trong những cảng hậu phương vững chắc, góp phần trung chuyển hàng hóa đến khắp các nơi đặc biệt là đối với thị trường tại khu tam giác công nghiệp TP Hồ Chí Minh - Tỉnh Bình Dương - Tỉnh Đồng Nai.


2.1.1 Cơ cấu tổ chức:


TỔNG GIÁM ĐỐC


TỔ CƠ GIỚI

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

TỔ GIAO NHẬN

PHÒNG THƯƠNG VỤ - VẬN TẢI

ĐỘI TRỰC BAN – GIAO NHẬN

TỔ CÔNG NHÂN 1

TỔ CÔNG NHÂN 2

TRỰC BAN KHAI THÁC


Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cảng Long Bình


2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ:

SÔ ÑOÀ HOAÏT ÑOÄNG CUÛA ÑOÄI TRỰC BAN – GIAO NHẬN (TB – GN)


KHÁCH HÀNG – ĐẠI LÝ

- Cung cấp các chứng từ, dữ liệu về tàu, hàng hóa

- Gửi các yêu cầu công việc.


KHÁCH HÀNG

- Xuất trình các chứng từ hợp lệ về hàng hóa.

- Yêu cầu công việc.

TÀU

TRỰC BAN - GIAO NHẬN – CÔNG NHÂN

-Kiểm tra các chứng từ,

DO.

-Xếp dỡ, giao nhận hàng hóa tại kho, bãi, tàu, xe, salan.

-Thực hiện các yêu cầu của khách hàng.

-Kết toán hàng hóa

nhập /xuất hàng ngày với tàu, kho bãi.

BCH ĐỘI TB-GN

- Quản lý, điều hành khai thác Cảng Long Bình.

- Thương vụ , marketing.

- Tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, thông báo các bên liên quan.

- Lập kế hoạch, sắp xếp bố t rí, triển khai kế hoạch tàu và kế hoạch xếp dỡ hàng hóa.

- Kiểm tra chứng từ, đối chiếu,

thống kê, xử lý dữ liệu.


KHO - BÃI

- Kiểm tra các chứng từ, hóa đơn.

- Tiến hành nhập/xuất hàng hóa cho khách hàng.

SÀLAN


Ghi chú :


Luồng thông tin, chứng từ Luồng hàng hóa


Sơ đồ 2.2. Sơ đồ hoạt động của đội trực ban – giao nhận.

2.1.2.1 Ban chỉ huy đội Trực ban – Giao nhận cảng Long Bình:

Gồ m có: 01 Đội trưởng, 01 Đội phó, 02 chuyên viên). Thời gian làm việc hành chánh từ 7h30 đến 17h00.

Các bước công việc:

Bước 1:

- Tiếp nhận thông tin từ chủ tàu, hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu về việc tàu biển xin cập cầu như các thông số kỹ thuật của tàu, loại hàng hóa chuyên chở trên tàu, thời gian tàu cập bến, thời gian tàu sẵn sàng làm hàng … Bên cạnh đó còn thu thập các chứng từ cần thiết gồm: thông báo tàu đến, bản khai chung, danh sách thuyền viên, giấy vận chuyển ...

- Tiếp nhận thông tin từ chủ hàng về chủng loại hàng hóa, khối lượng, trọng lượng, phương án làm hàng, thời gian làm hàng … thu thập các chứng từ cần thiết liên quan đến hàng hóa như tờ khai hải quan, vận tải đơn, danh sách phương tiện đến giao nhận hàng hóa, giấy giới thiệu và lệnh giao hàng (khi giao nhận hàng).

Bước 2:

Sau khi tiếp nhận thông tin, Ban chỉ huy đội lập kế hoạch khai thác, thông báo chấp nhận tàu cho đại lý hoặc chủ tàu; bố trí cầu bến, lập phương án xếp dỡ hàng hóa; bố trí trang thiết bị và nhân lực theo phương án tối ưu; báo cáo nhật ký hàng ngày cho Phòng Thương vụ Vận tải trong suốt quá trình khai thác và trình xin ý kiến của Phòng trong những trường hợp vượt giới hạn xử lý của Đội.

Bước 3:

Triển khai cho các bộ phận trực ban, giao nhận, tổ công nhân bốc xếp, tổ cơ giới, các đơn vị dịch vụ bên ngoài (nếu có) chuẩn bị thực hiện theo phương án đã chọn.

Bước 4:

- Ký các hợp đồng bốc xếp với khách hàng và vào sổ nhật ký.

- Theo dõi, kiểm tra t iến độ xếp dỡ hàng hóa; kiểm tra, giám sát an toàn lao động trong suốt quá trình xếp dỡ; giám sát chặc chẽ việc giao nhận hàng theo đúng nguyên tắc; ký các chứng từ giao nhận hàng hóa với tàu, với chủ hàng.


Bước 5:

Kiể m tra, đối chiếu số liệu với khách hàng sau khi hoàn tất việc xếp dỡ hàng hóa để tiến hành thanh lý các hợp đồng đã ký; xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho khách hàng, chuyển kịp thời các chứng từ liên quan cho khách hàng.

Bước 6:

- Kiể m tra, theo dõi, đối chiếu số liệu hàng hóa nhập/xuất tàu, nhập/xuất bãi, hàng tồn bãi … và lập bảng theo dõi báo cáo.

- Thường xuyên kiểm điểm số lượng hàng hóa thực tế còn tồn bãi để có hướng xử lý khi có vấn đề xảy ra.

Bước 7:

Lập các báo cáo tổng hợp sản lượng, tổng hợp tài chính hàng tháng; theo dõi và hỗ trợ phòng Tài chính Kế toán trong công thu hồi công nợ của khách hàng.


2.1.2.2 Trực ban hiện trường:

Gồ m 03 Trực ban.

Thời gian làm việc: chia làm 03 ca, trực 24 tiếng nghỉ 48 tiếng. Các bước công việc:

Bước 1:

Nhận kế hoạch khai thác do Ban chỉ huy đội xây dựng.

Bước 2:

Tổ chức, điều động các bộ phận liên quan cho tàu cập cầu an toàn; tổ chức, bố trí thiết bị cơ giới, nhân lực theo phương án xếp dỡ đã được triển khai. Yêu cầu tàu cung cấp các chứng từ hợp lệ liên quan đến tàu, đến hàng hóa như bảng khai chung, danh sách thuyền viên, hóa đơn hàng hóa …

Bước 3:

Trực tiếp kiể m tra, đôn đốc nhắc nhở các bộ phận liên quan thực hiện theo đúng quy trình xếp dỡ nhằm đảm bảo tiến độ khai thác và đảm bảo an toàn lao động; lập biên bản hiện trường và xử lý các vấn đề phát sinh trong ca mình phụ trách và báo


cáo kịp thời cho Ban chỉ huy đội. Trường hợp ngoài khả năng và thẩm quyền xử lý thì xin ý kiến chỉ đạo của Ban chỉ huy đội.

Bước 4:

Cuối ca làm việc, ghi sổ nhật ký khai thác để báo cáo Ban chỉ huy đội và bàn giao công việc cho ca sau.


2.1.2.3 Giao nhận – Trạm cân:

Gồ m có 09 nhân viên.

Thời gian làm việc hành chánh và trực ca 24 tiếng nghỉ 24 tiếng. Các bước công việc:

Bước 1:

- Giao nhận: Thực hiện kiểm đếm, giao nhận hàng hóa tại tàu, tại bãi theo sự điều động của trực ban hiện trường.

- Trạm cân: Thực hiện công việc cân hàng hóa tại cầu cân điện tử của cảng.

Bước 2:

- Giao nhận : Lập bảng kết toán tàu, kết toán hàng hóa nhập xuất hàng ngày tại bãi. Báo cáo và chuyển các chứng từ giao nhận, số liệu hàng cho Ban chỉ huy đội.

- Trạm cân: Tổng kết, báo cáo số liệu hàng hóa qua cân hàng ngày.

Bước 3:

Cuối ca làm việc, ghi sổ giao ca để báo cáo Ban chỉ huy đội và bàn giao công việc cho ca sau.


2.1.3 Quy trình khai thác hàng hóa:


SƠ ĐỒ GIAO NHẬN HÀNG HÓA


CỔNG CẢNG CẦU TÀU

KHÁCH HÀNG

-Xuất trình lệnh giao hàng, giấy giới thiệu công ty, CM ND.

- Yêu cầu công việc .

BCH ĐỘI TB - GN

- Giữ lệnh,giấy giới thiệu.

-Triển khai thực hiện công việc.

- Thu tiền

GIAO



TB – GN KHO/BÃI

- Đối chiếu chứn g từ.

- Giao hàng theo lệnh.

- Nhập sổ theo dõi.




TB – GN TÀU/S ÀLAN

- Đối chiếu chứng từ.

- Triển khai các bộ phận giao hàng.

- Kết toán.



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 75 trang tài liệu này.

Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khai thác cảng tại cảng Long Bình - 3


NHẬN


KHÁCH HÀNG

- Giao hàng hóa và các chứn g từ liên quan

- Yêu cầu công việc

CỔNG CẢNG CẦU TÀU


TB – GN KHO BÃI

- Đối chiếu chứng từ .

- Nhận hàng nhập kho, bãi.

- Nhập sổ theo dõi

BCH ĐỘI TB - GN

- Giữ lệnh+giấy giới thiệu.

-Triển khai, thực hiện công việc.

- Thu tiền


Sơ đồ 2.3. Sơ đồ giao nhận hàng hóa


2.1.3.1 Đối với hàng nhập:

Xem tất cả 75 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí