Giới Thiệu Về Ngân Hàng Bidv Khu Vực Đông Nam Bộ


1.1.5. Giới thiệu về ngân hàng BIDV khu vực Đông Nam Bộ

Theo dòng lịch sử hình thành của hệ thống BIDV, tiền thân các chi nhánh BIDV khu vực Đông Nam Bộ là 3 chi nhánh Ngân hàng Kiến Thiết (Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, và Sông Bé) được thành lập năm 1976 theo quyết định của Bộ trưởng Bộ tài chính. Trải qua 43 năm phát triển không ngừng, BIDV khu vực Đông Nam Bộ hiện có số lượng chi nhánh là 15 và luôn nằm trong nhóm dẫn đầu của các khu vực mang lại hiệu quả kinh doanh cao, lợi nhuận và quy mô lớn nhất cho hệ thống. Đặc biệt có chi nhánh Bình Dương là đơn vị trong 10 năm liên tục từ 2008 đến nay, được xếp hạng chi nhánh loại “siêu chi nhánh”, bên cạnh 2 chi nhánh khác là chi nhánh Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện nay, mạng lưới hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, được phân chia thành 10 khu vực theo vùng miền và vị trí. Riêng các chi nhánh BIDV khu vực Đông Nam Bộ được định danh theo là Khu vực 9, gồm 15 chi nhánh: Bình Dương, Nam Bình Dương, Mỹ Phước, Dĩ An-Bình Dương, Thủ Dầu Một (thuộc tỉnh Bình Dương); Bà Rịa, Bà Rịa-Vũng Tàu, Vũng Tàu-Côn Đảo, Phú Mỹ (thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu); Đồng Nai, Biên Hòa, Đông Đồng Nai, Nam Đồng Nai (thuộc tỉnh Đồng Nai); Bình Phước và Tây Ninh. Đây cũng khu vực trung tâm công nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam, cũng như cả nước.

Cũng như các chi nhánh của BIDV trên toàn quốc, BIDV khu vực Đông Nam Bộ thực hiện hạch toán phụ thuộc, tuân thủ theo sự điều hành của Hội sở chính là BIDV Trung ương về thu chi tài chính, chính sách khách hàng, chính sách sản phẩm, chính sách nhân sự chung, tổ chức nhân sự cấp cao (Ban giám đốc chi nhánh). Ngoài ra các chi nhánh BIDV khu vực Đông Nam Bộ được một số cơ chế riêng theo đặc thù đơn vị về sản phẩm- kinh doanh, được chủ động trong tổ chức kinh doanh, phân phối các quỹ tăng thêm theo hiệu quả (quỹ khuyến khích, cơ chế động lực…), tổ chức và bổ nhiệm nhân sự đủ điều kiện từ cấp trung (trưởng phó phòng) trở xuống.

BIDV khu vực Đông Nam Bộ có lượng nhân sự khá lớn, tính đến tháng 12/2018 là

3.150 nhân viên, cùng với có lợi thế thuộc khu vực trung tâm công nghiệp của cả nước. Những năm qua BIDV Đông Nam Bộ có tốc độ tăng trưởng cao, hiệu quả hoạt động tốt, được thể hiên qua số liệu về kết quả kinh doanh theo bảng 1.1 bên dưới:


Bảng 1.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV khu vực Đông Nam Bộ giai đoạn 2016 – 2018


Đơn vị tính: tỷ đồng


Tên chỉ tiêu


Năm 2016


Năm 2017


Năm 2018

Năm 2017 so

với 2016

Năm 2018 so

với 2017

Mức

độ

Tỷ lệ

(%)

Mức

độ

Tỷ lệ

(%)

1. Tổng thu nhập

ròng (TNR)


2.111,84


2.437,50


3.156,36

325,66

15,4%

718,86

29,5%

- TNR từ hoạt động

tín dụng


262,24


282,75


324,57

20,51

7,8%

41,82

14,8%

- TNR từ hoạt động

huy động vốn


900,16


1.540,50


2.028,05

640,34

71,1%

487,55

31,6%

- TNR từ điều

chuyển vốn nội bộ


589,44


314,41


356,16

-

275,04

-

46,7%

41,76

13,3%

- TNR từ hoạt động

tài chính


76,00


132,47


277,99

56,47

74,3%

145,52

109,8%

- TNR từ hoạt động

dịch vụ


204,00


138,19


136,90

-65,81

-

32,3%

-1,29

-0,9%

- Thu nhập ròng

khác


80,00


29,19


32,70

-50,82

-

63,5%

3,52

12,0%

2. Chi phí


531,84


534,11


565,03

2,27

0,4%

30,93

5,8%

- Chi phí quản lý

kinh doanh


335,84


348,47


384,67

12,63

3,8%

36,21

10,4%

- Chi phí khác


196,00


185,64


180,36

-10,36

-5,3%

-5,28

-2,8%

3. Chênh lệch thu

chi


1.580,00


1.903,40


2.591,33

323,39

20,5%

687,93

36,1%

4. Chi phí DPRR


442,40


203,13


214,65

-

239,28

-

54,1%

11,53

5,7%

5. Lợi nhuận trước

thuế


1.137,60


1.700,27


2.376,68

562,67

49,5%

676,41

39,8%

6. Chi nộp thuế


307,20


459,10


613,53

151,90

49,4%

154,43

33,6%

7. Lợi nhuận sau

thuế


830,40


1.241,18


1.763,15

410,77

49,5%

521,98

42,1%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh Khu vực 9 (15 chi nhánh BIDV Đông Nam Bộ)


1.2. Bối cảnh của vấn đề


Ngân hàng là một trong những ngành dịch vụ quan trọng ở Việt Nam, chính phủ coi hệ thống tiền tệ, ngân hàng và hoạt động của các tổ chức tín dụng là huyết mạch của nền kinh tế, tiếp tục giữ vai trò trọng yếu trong tổng thể hệ thống tài chính Việt Nam.

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), giai đoạn 2016 - 2020 ngành ngân hàng ở Việt Nam sẽ có nhu cầu tuyển dụng thêm 1,6 triệu nhân lực và dự kiến đến năm 2020, tổng số nhân lực trong ngành khoảng 300.000 người. Tuy nhiên, cũng theo báo cáo của ILO, có khoảng 26,6% các tổ chức tín dụng vẫn đang thiếu nhân lực lao động và đến quý IV/2018 vẫn còn hơn 50% tổ chức tín dụng có nhu cầu tuyển dụng thêm.

Nhân lực trong ngành ngân hàng luôn ở trong tình trạng khủng hoảng mặc dù theo báo cáo hàng năm, thu nhập nhân viên ngân hàng cao “ngất ngưỡng” dẫn đến tình trạng “ngoài muốn vào nhưng trong lại muốn ra”, rất nhiều người mơ ước có được thu nhập của nhân viên ngân hàng trong khi tỉ lệ nghỉ việc của nhân viên ngân hàng cao đến mức báo động.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2017 tại gần 20 ngân hàng gồm cả tư nhân và quốc doanh, có ba ngân hàng ghi nhận số lượng nhân viên giảm mạnh năm 2017 gồm Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Quốc dân (NCB) và Ngân hàng Saigon - Hà nội (SHB) (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo tài chính).

Tại ngân hàng mẹ BIDV năm 2017 đã sụt giảm tới 936 nhân viên so với đầu năm. Hiện tại, số lượng nhân viên tại BIDV vào khoảng hơn 25.400 nhân viên. Nguyên nhân biến động nhân lực lớn vào năm 2017 tại BIDV là do sự bất ổn trong nội bộ nhân sự, nhiều lãnh đạo ngân hàng vướng vòng tù tội làm ảnh hưởng đến tâm lý của nhân viên dẫn đến nhiều nhân viên xin nghỉ việc để tìm chỗ khác có sự đảm bảo hơn trong công việc.


Hình 1 6 Số lượng biến động nhân viên tại các ngân hàng năm 2017 Nguồn Zing 1


Hình 1.6. Số lượng biến động nhân viên tại các ngân hàng năm 2017

Nguồn: Zing news (2017)


1.3. Triệu chứng của vấn đề

Tại BIDV khu vực Đông Nam Bộ, tuy là một trong những khu vực có mức thu nhập nhân viên “khủng” trong hệ thống BIDV (thu nhập bình quân 2018 là 29,2 triệu đồng/tháng, cao hơn mức bình quân của hệ thống là 27,5 triệu đồng/tháng) nhưng cũng là nơi có tỉ lệ nghỉ việc cao nhất trong hệ thống. Cụ thể, năm 2017 tỷ lệ nghỉ việc tại BIDV khu vực Đông Nam Bộ là 4,38%, trong khi bình quân toàn hệ thống BIDV chỉ là 3,2%. Sang năm 2018, tỷ lệ và số lượng nhân viên nghỉ việc tại BIDV khu vực Đông Nam Bộ có giảm tuy nhiên vẫn còn cao hơn mức bình quân của hệ thống BIDV.

Bảng 1.2. Số nhân viên nghỉ việc và tuyển dụng mới tại BIDV Khu vực Đông Nam Bộ năm 2017-2018


Tiêu chí

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2018/2017

Lượng nhân viên nghỉ việc

223

181

-42

Lượng nhân viên tuyển dụng mới

90

128

38

Số lượng tăng giảm ròng

-133

-53


Nguồn: Ban tổ chức cán bộ của BIDV tổng hợp

Kết quả từ bảng 1.2 cho thấy chỉ trong năm 2017, số lượng nhân viên BIDV khu vực Đông Nam Bộ giảm ròng 133 nhân viên, là khu vực có số lượng giảm nhiều nhất


trong hệ thống BIDV. Mặc dù đến hết quý III năm 2018, lượng nhân viên nghỉ việc có giảm so với cùng kì năm trước cộng với lượng tuyển nhân viên mới có tăng nhưng vẫn không đủ bù với lượng nhân viên sụt giảm do nghỉ việc, đó là chưa tính đến lượng nhân viên cần tuyển thêm cho nhu cầu mở rộng và phát triển.

1.4. Chuẩn đoán nguyên nhân sơ bộ và tính cấp thiết của vấn đề

Nhằm để tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng trên, Ban tổ chức cán bộ thuộc Hội sở chính ngân hàng BIDV đã tiến hành thống kê nguyên nhân nghỉ việc của nhân viên khu vực Đông Nam Bộ trong 2 năm 2017 và 2018. Kết quả thống kê được trình bày ở bảng 1.3 sau đây:

Bảng 1.3.Tổng hợp nguyên nhân nghỉ việc của nhân viên tại BIDV Khu vực Đông Nam Bộ năm 2017 & 2018


Nguyên nhân

Năm 2017

Năm 2018

%

%

Không hoàn thành nhiệm vụ

3

2

Lý do cá nhân

15

17

Không cân bằng được công việc và cuộc sống

28

39

Chính sách quản trị nguồn nhân lực

31

14

Không có cơ hội thăng tiến

23

28

Tổng

100

100

Nguồn: Ban tổ chức cán bộ của BIDV tổng hợp


Kết quả bảng 1.3 cho thấy, nguyên nhân nghỉ việc của năm 2017 chủ yếu là do chính sách quản trị nguồn nhân lực. Tuy nhiên, tỉ lệ nghỉ việc năm 2018 có chiều hướng gia tăng do nguyên nhân không cân bằng được công việc và cuộc sống. Ngoài ra nguyên nhân nghỉ việc là do không có cơ hội thăng tiến cũng có tỉ lệ khá cao (chiếm 23% năm 2017 và 28% năm 2018).

Việc tuyển dụng mới, tuyển dụng thêm nhân sự để bù đắp cho lượng nhân viên sụt giảm là điều mà không doanh nghiệp nào mong muốn vì phải bỏ ra không nhỏ những chi phí, thời gian, nhân lực, vật lực để đào tạo ra những nhân viên có đủ phẩm chất và kỹ năng cho yêu cầu của công việc. Mặt khác bản thân BIDV còn chịu cơ chế


tổ chức nhân sự cho các đơn vị có cổ phần nhà nước chi phối, nên bị hạn chế rất nhiều trong việc chủ động tuyển dụng thêm nhân viên chính thức do vướng cơ chế định biên hoặc chờ thời gian vào đợt tuyển dụng tập trung theo mùa của hệ thống. Chính vì vậy mà việc giữ chân nhân viên, nâng cao sự gắn kết với tổ chức trở thành vấn đề cấp bách nhất hiện nay. Xuất phát từ thực trạng cần giải quyết, tác giả chọn đề tài “Các giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam khu vực Đông Nam Bộ” nhằm tìm ra các giải pháp tối ưu giúp nâng cao sự gắn kết của nhân viên tại ngân hàng BIDV.

1.5. Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là tìm giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên đối với Ngân hàng BIDV khu vực Đông Nam Bộ, để thực hiện được mục tiêu chính này, các mục tiêu cụ thể cần phải thực hiện là:

(1) Chuẩn đoán triệu chứng của vấn đề, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên đối với Ngân hàng BIDV khu vực Đông Nam Bộ;

(2) Phân tích thực trạng sự gắn kết nhằm tìm ra nguyên nhân giảm sự gắn kết của nhân viên đối với Ngân hàng BIDV khu vực Đông Nam Bộ;

(3) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sự gắn kết của nhân viên đối với Ngân hàng BIDV khu vực Đông Nam Bộ.

1.6. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Sự gắn kết và các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên đối với Ngân hàng BIDV khu vực Đông Nam Bộ.

Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng BIDV khu vực Đông Nam Bộ (gồm 15 chi nhánh): nghiên cứu chọn 5 chi nhánh tiêu biểu theo các tỉnh gồm: chi nhánh Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh.

Đối tượng khảo sát: Nhân viên hiện đang làm việc tại các chi nhánh (Trong giới hạn của nghiên cứu) thuộc hệ thống Ngân hàng BIDV khu vực Đông Nam Bộ.

Giải pháp đề xuất thực hiện đến năm 2025.


1.7. Phương pháp nghiên cứu


Nguồn số liệu sử dụng

Số liệu thứ cấp: Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp từ ngân hàng BIDV trong khoảng từ năm 2016 đến năm 2018 để phân tích thực trạng sự gắn kết của nhân viên tại Ngân hàng BIDV khu vực Đông Nam Bộ.

Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp thu thập được từ khảo sát trực tiếp nhân viên hiện đang làm việc tại hệ thống Ngân hàng BIDV khu vực Đông Nam Bộ từ tháng 01/2019 đến tháng 04/2019 được dùng để phân tích thực trạng, so sánh, đối chiếu nhằm tìm ra nguyên nhân của vấn đề, từ đó làm căn cứ đề xuất giải pháp.

Phương pháp thực hiện

Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn tay đôi và phỏng vấn nhóm nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên đối với ngân hàng BIDV khu vực Đông Nam Bộ từ đó làm căn cứ điều chỉnh thang đo cho phù hợp với môi trường kinh doanh ngân hàng.

Nghiên cứu định lượng: Phương pháp định lượng được sử dụng trong nghiên cứu gồm kiểm định độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA), thống kê mô tả (giá trị trung bình, độ lệch chuẩn) nhằm phân tích thực trạng sự gắn kết của nhân viên đối với ngân hàng BIDV khu vực Đông Nam Bộ. Dữ liệu thu thập được sau khi khảo sát sẽ sử dụng phần mềm SPSS 25.0 để xử lý.

1.8. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài


Kết quả nghiên cứu đã xác định được các thành phần ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên bằng khảo sát thực nghiệm tại ngân hàng BIDV khu vực Đông Nam Bộ. Nghiên cứu một lần nữa kiểm định lại các thành phần ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên thông qua phân tích thực trạng tại ngân hàng BIDV khu vực Đông Nam Bộ. Kết quả phân tích thực trạng là căn cứ để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sự gắn kết của nhân viên ngân hàng tại ngân hàng BIDV khu vực Đông Nam Bộ nói riêng và nhân viên ngân hàng toàn hệ thống nói chung.


1.9. Kết cấu của đề tài


Luận văn có kết cấu gồm 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về sự gắn kết

Chương 3: Thực trạng về sự gắn kết của nhân viên tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam khu vực Đông Nam Bộ

Chương 4: Đề xuất các giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam khu vực Đông Nam Bộ

Chương 5: Kết luận

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2022