Chỉ Tiêu Phân Tích Khả Năng Huy Động Vốn Của Techcombank Năm 2006

Chỉ tiêu Tổng vốn huy động/ Vốn chủ sở hữu bằng 8,31. Tuy tỷ lệ này đảm bảo tính an toàn cho đồng vốn huy động nhưng nó lại quá thấp so với mức thông thường (từ 15 đến 20 lần). Qua đó cho thấy, khả năng huy động vốn của Techcombank là không cao, quy mô huy động vốn còn nhỏ bé so với tiềm lực thực sự của vốn chủ sở hữu. Techcombank cần có biện pháp cải thiện tình hình nhằm thu hút được nhiều vốn hơn từ bên ngoài.

Bảng 1: Chỉ tiêu phân tích khả năng huy động vốn của Techcombank năm 2006

Đơn vị: tỷ đồng


Chỉ số

2006

Tổng vốn huy động (tỷ đồng)

14.636,000

Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng)

1.761,316

Tổng vốn huy động/Vốn chủ sở hữu

8,31

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 62 trang tài liệu này.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế - 4

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006 của Techcombank

* Quy mô, cơ cấu huy động vốn (xem bảng 2)

Trong những năm qua, tổng vốn huy động (gồm tiền gửi của khách hàng, tiền gửi và vay của NHNN và các tổ chức tín dụng khác) của Techcombank đã không ngừng tăng lên. Năm 2004 NH huy động được 6.977,6 tỷ đồng, tăng 40,2% so với năm 2003, năm 2005 là 9.259 tỷ đồng, tăng 37,2% so với năm trước. Đến cuối năm 2006, tổng vốn huy động đạt 14.638 tỷ VND, tăng 58,1%, trong đó nguồn huy động từ các tổ chức tín dụng tăng đột biến so với các năm trước, đạt 5.070 tỷ đồng.

Có được sự tăng trưởng trên phải kể đến nỗ lực của Techcombank trong việc mở rộng mạng lưới từ 46 điểm cuối năm 2005 lên đến gần 80 điểm cuối năm 2006; thực hiện chính sách chăm sóc khách hàng và cải tiến liên tục trong quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ, tăng thêm tiện ích cho khách hàng. Đặc biệt là việc chú trọng phát triển sản phẩm huy động tiết kiệm trên nền công nghệ tài khoản và các chương trình khuyến mại, tặng quà... khiến công tác huy động vốn của Techcombank được thúc đẩy. Ngoài ra cũng do một số nguyên nhân khách quan khác như nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây có bước phát

triển mạnh và vững chắc, thu nhập quốc dân tăng lên, lượng tiền nhàn rồi của các thành phần kinh tế cũng nhờ đó mà nhiều hơn, trong khi uy tín của khối NHTMCP đang không ngừng được khẳng định khiến cho người dân tin tưởng và chuyển dần khoản tiền gửi của mình từ NHTM quốc doanh sang các NHTMCP.

Bảng 2: Cơ cấu vốn huy động của Techcombank giai đoạn 2004 - 2006

Đơn vị tính: tỷ đồng



Cơ cấu

2004

2005

2006


Giá trị

Tỷ trọng


Giá trị

Tỷ trọng

%

tăng

Giá trị

Tỷ trọng

%

tăng

Tổng nguồn vốn huy động


6977,6


100%


9258,9


100%


32,7%


14638


100%


58,1%

Tiền gửi không kỳ hạn


1507,3


21,6%


1373,6


14,8%


-8,9%


2152,9


14,7%


56,7%

Tiền gửi có kỳ hạn


2889,3


41,4%


3430


37,0%


18,7%


5369,1


36,7%


56,5%

Tiền gửi tiết

kiệm


2129,3


30,5%


3791,6


41,0%


78,1%


6492,2


44,4%


71,2%

Tiền gửi ký

quỹ


374,64


5,4%


336,67


3,6%


-10,1%


414,8


2,8%


23,2%

Tiền vay từ các NH khác


59,961


0,9%


177


1,9%


195,2%


150,92


1,0%


-14,7%

Vay từ NHNN


17,058


0,2%


150,1


1,6%


780,0%


57,883


0,4%


-61,4%

Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2005, 2006 của Techcombank Cơ cấu nguồn vốn huy động từ nền kinh tế luôn diễn biến theo chiều hướng tích cực, cụ thể tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn tăng với tốc độ rất nhanh, tỷ trọng của 2 loại tiền này luôn chiếm từ 70% đến 80% tổng lượng tiền gửi khách hàng. Điều này đòi hỏi chi phí vốn của NH cũng tăng theo nhưng mặt khác lại đảm bảo nguồn vốn cho tín dụng trung và dài hạn, tạo điều kiện cho tín dụng trung và dài hạn bứt phá, đồng thời giúp NH chủ động kiểm soát chi phí vốn tốt hơn và tránh được rủi ro thanh khoản. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn giảm

dần qua các năm, là tín hiệu tốt trong hoạt động huy động vốn.

2.2 Quy mô, cơ cấu, tốc độ tăng trưởng và rủi ro trong hoạt động tín dụng


a) Phương pháp đánh giá

Hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu của các NHTM. Hiệu quả của hoạt động tín dụng được thể hiện thông qua tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, khả năng thu lời từ hoạt động tín dụng. Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng thường được sử dụng là phương pháp phân tổ, tỷ lệ và so sánh các chỉ số cơ bản trong hoạt động tín dụng qua các năm.

b) Các chỉ số phân tích

* Tổng dư nợ/ Vốn huy động (xem bảng 3)

Tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động của Techcombank giai đoạn 2004- 2006 dao động từ 52,49% đến 59,42%. Số liệu này minh chứng rằng tín dụng là lĩnh vực chiếm tỷ trọng tương đối cao trong hoạt động của Techcombank. Trên nửa số vốn huy động được được sử dụng vào mục đích cho vay và tạo nguồn thu cho NH. Với một đơn vị vốn huy động, Techcombank đang sử dụng ngày càng hiệu quả hơn, cho vay được nhiều hơn, tránh để nguồn vốn bị dư thừa bởi đây là nguồn vốn mà Techcombank phải trả chi phí. Nếu không thể sinh lợi từ nguồn vốn huy động, Techcombank có thể rơi vào tình trạng kết quả kinh doanh âm, hoạt động NH kém hiệu quả. Có thể nói, chỉ số này phản ánh phần nào hiệu quả sử dụng vốn của Techcombank nói riêng và chất lượng tín dụng nói chung.

* Tổng dư nợ/ Tài sản có (xem bảng 3)

Chỉ số tổng dư nợ trên tài sản có tăng dần qua các năm thể hiện quy mô hoạt động tín dụng ngày càng mở rộng. Thực tế, chỉ số này quá cao cũng không phải là tốt vì như thế cho thấy NH phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng mà hoạt động này có độ rủi ro rất cao. Ở Techcombank, chỉ số tổng dư nợ trên tài sản có chỉ ở mức 45% đến 50%, không phải là tỷ lệ quá cao. Điều này cho thấy hoạt động của Techcombank không chỉ đơn điệu ở lĩnh vực cho vay mà còn mở rộng ra nhiều loại hình dịch vụ mới như tư vấn tài chính, bao thanh toán, chiết

khấu chứng từ có giá... Ngoài hoạt động tín dụng, Techcombank đã đầu tư vốn vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác như hùn vốn liên doanh, mua tín phiếu kho bạc... để phân tán rủi ro, đồng thời nâng cao khả năng sinh lời của NH. So với chỉ số tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động, chỉ số tổng dư nợ trên tài sản có không nhỏ hơn nhiều, chứng tỏ khả năng huy động vốn so với vốn tự có không cao.

Bảng 3: Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của Techcombank

giai đoạn 2004 - 2006

Đơn vị: tỷ đồng


Chỉ tiêu

2004

2005

2006

1. Tổng tài sản Có (tỷ đồng)

7.667,461

10.666,106

17.326,353

2. Tổng nguồn vốn huy động (tỷ đồng)

6.977,600

9.259,000

14.638,000

3. Vốn tự có (tỷ đồng)




4. Tổng dư nợ (tỷ đồng)

3.465,540

5.293,062

8.696,101

Trong đó nợ quá hạn (tỷ đồng)

116,064

98,493

274,399

5. Tổng dư nợ/ Nguồn vốn huy động (%)

52,49%

57,12%

59,42%

6. Tổng dư nợ/ Tài sản có (%)

45,2%

49,63%

50,19%

7. Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ (%)

3,35%

1,86%

3,16%

8. Thu nhập tiền lãi ròng/ Chi phí lãi




Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2004, 2005, 2006 của Techcombank

* Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ (xem bảng 3)

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ ở mức 1,86% đến 3,25%. Kết hợp với chỉ số tổng dư nợ trên tài sản có cho thấy, năm 2005 Techcombank có số vốn đầu tư cho tín dụng thấp hơn năm 2006 nhưng chất lượng tín dụng lại cao hơn khi tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ chỉ là 1,86%. Năm 2004, cả chỉ số tổng dư nợ/ tài sản có và tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ đều không tốt bằng năm 2005 và 2006. Tuy nhiên, cả 3 năm này, tỷ lệ nợ quá hạn của Techcombank vẫn thấp hơn tỷ lệ an toàn cho phép theo thông lệ quốc tế là 5%. Điều này thể hiện chiến lược kinh doanh táo bạo của Techcombank là chấp nhận rủi ro trong một chừng mực nhất định để đạt lợi nhuận cao, song song với việc tăng cường khả năng quản lý, kiểm soát rủi ro của mình. Nhưng nếu đến năm 2007, tỷ lệ nợ quá hạn lại tăng theo xu hướng của năm 2006 thì Techcombank cần phải nhìn nhận lại quan điểm

tín dụng, phân tích kỹ hơn khả năng trả nợ của khách hàng cũng như tài sản đảm bảo, giữ vững các nguyên tắc về phân tán rủi ro.

* Thu nhập tiền lãi ròng/ Chi phí lãi (xem bảng 4)

Bảng 4: Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của Techcombank giai đoạn

2002 - 2003

Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu

2002

2003

2004

2005

2006

Thu nhập lãi và các khoản có tính chất lãi


282,20


347,10


442,26


790,23


1207,50

Chi phí lãi và các khoản có

tính chất lãi


214,76


236,12


264,93


438,96


750,06

Thu nhập tiền lãi ròng

67,43

110,98

177,33

351,27

457,45

Thu nhập tiền lãi ròng/ Chi phí lãi


31,40%


47,00%


66,94%


80,02%


60,99%

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2003, 2004, 2005, 2006 của Techcombank

Năm 2002 thu nhập từ hoạt động tín dụng của Techcombank là 282,2 tỷ đồng, đến năm 2006 con số này đã tăng gấp 4 lần, đạt 1207,5 tỷ. Nhờ đó thu nhập tiền lãi ròng cũng tăng đều qua các năm. Việc quản lý chi phí trong lĩnh vực tín dụng của Techcombank cũng ngày càng tốt hơn, thể hiện qua chỉ số thu nhập tiền lãi ròng trên chi phí lãi và các khoản có tính chất lãi. Nếu như năm 2002 cứ 100 đồng chi phí bỏ ra Techcombank thu được 31,4 đồng lợi nhuận thì đến năm 2005 Techcombank thu được 80 đồng tiền lãi tín dụng. Tuy nhiên, đến năm 2006, tỷ lệ thu nhập tiền lãi ròng trên chi phí lãi giảm khá nhiều so với năm 2005, chỉ còn 60,99%, chứng tỏ hoạt động tín dụng của Techcombank trong năm này không được tốt như năm trước, chi phí lãi tăng lên là do tỷ trọng các khoản nợ xấu trong tổng dư nợ tăng. Vì vậy, Techcombank cần xem xét lại việc thẩm định các khoản vay và củng cố quá trình kiểm soát nợ để tránh phát sinh các khoản nợ xấu, ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng trong những năm sau này.

* Cơ cấu tín dụng năm 2006 có chuyển biến xấu so với năm 2005 (xem bảng 5)

Ngày 22 tháng 4 năm 2005 NHNN Việt Nam ra Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, theo đó các NH của Việt Nam sẽ tiến hành phân loại nợ và trích dự phòng cho các khoản cho vay và ứng trước. Nhờ vậy, việc phân loại nợ của các NH Việt Nam nói chung và Techcombank nói riêng mới được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Trong phần này, tác giả xin được phân tích chất lượng tín dụng của Techcombank thông qua cơ cấu các khoản nợ từ khi quyết định 493 được thi hành.

Bảng 5: Cơ cấu tín dụng của Techcombank giai đoạn 2005 - 2006

Đơn vị: tỷ đồng



Cơ cấu nợ

2005

2006


Giá trị

Tỷ trọng


Giá trị

Tỷ trọng

Tốc độ tăng

1. Nợ đủ tiêu chuẩn

5281,543

98,17%

8536,45

96,89%

61,63%

- Nợ ngắn hạn

4323,982

80,37%

6824,17

77,45%

57,82%

- Nợ trung và dài hạn

957,561

17,80%

1712,28

19,43%

78,82%

2. Nợ cần chú ý

59,481

1,11%

78,385

0,89%

31,78%

3. Nợ dưới tiêu chuẩn

5,462

0,10%

7,199

0,08%

31,78%

4. Nợ nghi ngờ

26,812

0,50%

96,629

1,10%

260,39%

5. Nợ có khả năng mất

vốn


6,738


0,13%


92,186


1,05%


1268,15%

6. Tổng dư nợ

5380,036

100%

8810,848

100%

63,77%

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2004, 2005, 2006 của Techcombank Mặc dù tỷ trọng nợ trung và dài hạn có tăng lên nhưng không đáng kể. Trong khi đó tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ lại tăng cao. Thông thường, nếu tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ dưới 3 có nghĩa là NH đang kiểm soát rất tốt chất lượng tín dụng của mình. Nếu tỷ lệ này nằm trong khoảng từ 3% đến 5% thì chất lượng tín dụng của NH là chấp nhận được. Nhưng nếu tỷ lệ này cao hơn 5% thì NH cần xem xét lại quy trình thẩm định tín dụng cũng như năng lực, trách nhiệm của các nhân viên tín dụng. Vì điều này có nghĩa là các khoản tín dụng có chất lượng thấp, số lượng khách hàng không trả được nợ gia tăng, và nguy cơ mất vốn là rất lớn. Trong 2 năm 2004 và 2005, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ lần

lượt là 1,86% và 3,16%, nhỏ hơn mức quy định của Nhà nước là 5%. Tuy nhiên, năm 2006 Techcombank đã không giữ được khả năng kiểm soát tốt hoạt động tín dụng của mình trong năm 2005. Đặc biệt là sự gia tăng quá nóng của các khoản nợ nhóm 4 - 5 thể hiện hiệu quả tín dụng năm 2006 sụt giảm trầm trọng, nợ có khả năng mất vốn chiếm tỷ trọng 1,05% tổng dư nợ và nợ nghi ngờ chiếm tỷ trọng 1,1% tổng dư nợ năm 2006 biểu hiện xu hướng diễn biến theo chiều hướng tiêu cực trong hoạt động tín dụng của Techcombank. Có thể đây là hậu quả của các khoản cho vay từ nhiều năm trước, cũng có thể do các khoản vay ngắn hạn trong năm 2006 mà khách hàng không thể trả được. Tóm lại, Techcombank cần xem xét lại năng lực thẩm định tín dụng và kiểm soát nợ của mình để tìm ra hướng khắc phục cho những năm tiếp theo, giữ vững kết quả xuất sắc đã đạt được trong năm 2005.

2.3 Khả năng sinh lời


a) Phương pháp đánh giá:

Khả năng sinh lời là kết quả cụ thể nhất của quá trình kinh doanh, mọi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường chỉ có thể tồn tại và đứng vững bằng cách kinh doanh có lãi. Phân tích khả năng sinh lời là phân tích các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận trên cơ sở các phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ và phương pháp Dupont.

b) Các chỉ số phân tích

* Chỉ số ROA (xem bảng 5)

ROA có xu hướng tăng theo thời gian, duy chỉ có năm 2002 và 2006 là giảm so với năm trước. Năm 2005, Techcombank có hệ số ROA cao nhất, đạt 2,25%, đến năm 2006 hệ số này giảm xuống còn 1,84%. So sánh với hệ số ROA trung bình của ngành năm 2006 (1,3%) thì Techcombank đang là một trong số những NHTMCP hoạt động hiệu quả nhất. Hệ số ROA phản ánh khả năng quản lý và bao quát của NH trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản có. ROA cao khẳng định hiệu quả kinh doanh tốt, Techcombank có cơ cấu tài sản có hợp lý, có sự

điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản có trước những biến động của nền kinh tế. Năm 2005, ROA = 2,25% là mức cao bởi theo thông lệ quốc tế, một NH tốt trên thế giới thường có ROA trung bình trên 1%. Với ROA cao chứng tỏ khả năng sinh lời của tài sản có cao nhưng rủi ro là rất lớn. Như đã phân tích ở trên, năm 2005 Techcombank có tỷ lệ trích lập quỹ dự phòng tài chính trên nợ quá hạn cao nhất trong 3 năm từ 2004 đến 2006 càng khẳng định đây là năm Techcombank kinh doanh trên những lĩnh vực có độ rủi ro cao. Chính vì vậy, năm 2006, Techcombank đã điều chỉnh lại việc sử dụng tài sản của mình khi kinh doanh. Tại năm này, Techcombank tăng vốn điều lệ lên 1500 tỷ, gấp > 2 lần năm 2005, đẩy tổng tài sản lên 17326 tỷ đồng, đảm bảo sự an toàn cho hoạt động của mình. Vì vậy, ROA năm 2006 đạt 1,81%, giảm độ rủi ro trong kinh doanh tiền tệ của Techcombank.

Bảng 6: Các chỉ số đánh giá khả năng sinh lời của Techcombank giai

đoạn 2001 - 2006

Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Tỷ lệ sinh lời hoạt động

3,89%

2,21%

7,60%

15,33%

22,77%

18,38%

Tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản


7,28%


7,68%


7,01%


6,48%


8,49%


8,07%

Tỷ trọng vốn chủ sở

hữu


20,65


29,89


26,38


14,89


10,57


9,83

ROA

0,28%

0,21%

0,61%

1,16%

2.25%

1,84%

ROE

5,84%

6,38%

16,18%

17,20%

23,76%

18,05%

Thu nhập lãi ròng/TS sinh lời bq


1,62%


3,77%


4,24%


4,89%


6.,4%


4,85%

Thu nhập lãi ròng/Tổng TS có bq


0,99%


2,13%


2,32%


2,69%


3,83%


3,27%

Tài sản sinh lời/Tổng

TS


61,37%


53,75%


55,33%


54,75%


67,95%


66,97%

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2002, 2003, 2004, 2005, 2006 của Techcombank

* Chỉ số ROE (xem bảng 5)

Giống như hệ số ROA, hệ số ROE của Techcombank có xu hướng tăng qua các năm, chỉ có năm 2006 là giảm so với năm 2005 nhưng vẫn ở mức cao 18,38%, tiếp tục là NHTMCP đứng thứ 3 trong khối NHTMCP đô thị Việt Nam về quy mô và tốc độ phát triển. Theo thông lệ, một NH tốt trên thế giới thường có ROE là 15%, như vậy, với những kết quả đạt được trong vài năm gần đây, Techcombank luôn ở trong tình trạng hoạt động tốt và khá hiệu quả. Nguyên nhân khiến cho ROE năm 2006 sụt giảm so với năm 2005 là do năm 2006 Techcombank đã tăng vốn điều lệ lên gấp > 2 lần, việc kinh doanh đã được thực hiện bằng cả nguồn vốn tự có và vốn huy động từ bên ngoài mà không quá phụ thuộc vào một nguồn nào, đảm bảo cơ cấu vốn kinh doanh hợp lý. Thể hiện ở tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm từ 10,57 lần năm 2005 xuống còn 9,83 lần năm 2006. Nguyên nhân thứ hai là do tỷ lệ sinh lời hoạt động của năm 2006 giảm tương đối so với năm 2005, doanh thu và lợi nhuận đều tăng nhưng khả năng sinh lợi của một đồng doanh thu lại giảm. Điều này chứng tỏ tỷ suất phí của Techcombank năm 2006 cao hơn năm 2005, tại năm 2006 ngoài những khoản chi phí lãi và có tính chất lãi, chi phí dịch vụ và hoa hồng, lương và các chi phí có liên quan, chi phí khấu hao, quản lý chung, Techcombank phải trích một khoản tiền đáng kể để lập dự phòng nợ khó đòi (27,773 tỷ đồng) khiến cho tổng chi phí hoạt động tăng lên, tỷ suất lợi nhuận theo đó mà giảm đi. Nguyên nhân thứ ba là do tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản năm 2006 giảm so với năm 2005, tuy nhiên mức giảm là không đáng kể (0,42%).

* Chỉ tiêu Thu nhập lãi suất ròng/ Tài sản sinh lời bình quân (xem bảng 5) tăng qua các năm , trong đó, năm 2005 có tỷ lệ cao nhất là 6,4%, hai năm 2004 và 2006 dừng lại ở mức 4,8%. Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa thu nhập và chi phí hoạt động đối với hoạt động tài chính của NH. Xét về con số tuyệt đối, thu nhập lãi ròng và tổng tài sản sinh lời của Techcombank vẫn tăng đều qua các năm, nhưng về mặt tương đối thì tốc độ tăng tài sản sinh lời năm 2006 cao hơn tốc độ tăng thu nhập lãi ròng dẫn đến chỉ tiêu thu nhập lãi ròng trên tài sản sinh lời năm 2006 của Techcombank bị giảm sút so với năm

2005. Chỉ tiêu này giảm không có nghĩa là Techcombank quản lý chi phí kém hiệu quả hơn, bởi năm 2006 Techcombank đã tăng quy mô tài sản nhờ việc huy động vốn nhiều hơn và tăng vốn điều lệ đáp ứng yêu cầu an toàn về vốn. Chỉ tiêu Thu nhập lãi ròng/ Tổng tài sản bình quân theo đó mà có xu hướng biến động giống chỉ tiêu Thu nhập lãi ròng/ Tổng tài sản có bình quân.

* Chỉ tiêu tổng tài sản sinh lời/ Tổng tài sản (xem bảng 5) có sự biến động không đáng kể qua các năm. Nhìn chung chỉ tiêu này ở mức trung bình là 60%, nghĩa là trung bình cứ 100 đơn vị tài sản có Techcombank sử dụng 60 đồng làm tài sản sinh lời, còn lại để phục vụ nhu cầu thanh khoản nhanh của NH. Năm 2005 và 2006, chỉ tiêu này tăng mạnh hơn các năm trước chứng tỏ Techcombank đã tiến hành thu hẹp các khoản mục tiền và tương đương tiền, tức là giảm hệ số thanh toán nhanh để có nhiều vốn hơn cho hoạt động kinh doanh sinh lời. Tuy nhiên, trong dài hạn Techcombank nên tìm ra nguồn thu khác ngoài việc mở rộng đầu tư cho hoạt động tài chính cũng như tăng mức lợi nhuận mong muốn, ví dụ như tăng thu từ dịch vụ và cắt giảm chi phí bởi không thể nâng cao chỉ tiêu này lên mãi. Một khi Techcombank đầu tư quá nhiều vốn kinh doanh cho hoạt động tài chính thì nguy cơ thiếu tiền mặt để đáp ứng yêu cầu vay vốn, yêu cầu rút tiền gửi và những yêu cầu về tiền mặt khác là rất lớn, rủi ro thanh khoản tăng lên khiến cho hoạt động của NH kém hiệu quả. Khi đối mặt với rủi ro thanh khoản, Techcombank buộc phải vay “nóng” với mức chi phí cao để chi trả cho những yêu cầu tiền mặt cấp bách và do vậy làm giảm lợi nhuận của NH. Vì những lý do trên mà Techcombank chỉ nên duy trì tỷ lệ tài sản sinh lời trên tổng tài sản ở mức hợp lý, phù hợp với chiến lược kinh doanh của mình, thông thường tài sản sinh lời chiếm từ 80 - 90% tổng tài sản của một NHTM.

2.4 Khả năng thanh khoản


a) Phương pháp đánh giá

Đánh giá, phân tích khả năng thanh khoản của một NHTM là xem xét khả năng giải quyết được vấn đề về nguồn vốn vào lúc tương đối căng thẳng. Việc

đánh giá các chỉ số phân tích khả năng thanh khoản tương đối khó khăn bởi những chỉ số này nếu quá cao hay quá thấp đều không tốt. Vì vậy, khi đánh giá khả năng thanh khoản của một NHTM, người phân tích cần kết hợp uyển chuyển nhiều phương pháp đánh giá để có cái nhìn đúng đắn và chuẩn xác. Điển hình là phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ và phương pháp phân tổ.

b) Các chỉ tiêu phân tích (xem bảng 6)

* Chỉ số tài sản có thanh khoản trên tổng tiền gửi giai đoạn 2001 - 2006 của Techcombank ở mức trung bình là 50,17%. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán nhanh của Techcombank, cứ 100 đơn vị tiền gửi thì có 50,17 đơn vị có tính thanh khoản cao. Trong đó, các năm từ 2001-2005 chỉ tiêu này luôn ở mức cao trên 50%, đến năm 2006 chỉ còn 35,93%. Chỉ số tài sản có trên tổng tiền gửi ở mức cao là tốt, tuy nhiên nếu cao quá thì khả năng sinh lời của NH sẽ bị ảnh hưởng bởi những tài sản có khả năng thanh khoản cao thường là những tài sản có khả năng sinh lời thấp. Techcombank đã duy trì hệ số thanh toán nhanh ở mức cao trong nhiều năm và hạ thấp hệ số này năm 2006, đây là một chiến lược đúng đắn, đảm bảo NH có khả năng thanh toán trong trường hợp khẩn cấp nhưng vẫn thu về lợi nhuận tối ưu.

Bảng 7: Các chỉ số đánh giá khả năng thanh khoản của Techcombank giai đoạn 2002 - 2006

Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu

2002

2003

2004

2005

2006

Tiền và các khoản tương đương tiền


1.799,98


2.362,94


3.412,24


2.730,13


2.638,90

Chứng khoán ngắn hạn

0

100,04

0

0

550,00

Chứng khoán dễ chuyển nhượng


99,48


577,63


674,42


1.763,26


2.069,85

Tài sản có thanh khoản

1.899,46

3.040,61

4.086,67

4.493,39

5.258,75

Tổng tiền gửi

3.843,53

5.198,61

6.977,6

9.259,00

14.638,00

Tổng tài sản

4.059,82

5.510,43

7.667,46

10.666,1

17.326,00

Tổng dư nợ tín dụng

1.896,318

2.296,506

3.465,54

5.293,062

8.696,101

Tài sản có thanh khoản/Tổng tiền gửi


49,42%


58,49%


58,49%


48,53%


35,93%

Tổng dư nợ tín dụng/Tổng tiền gửi


49,34%


44,18%


49,60%


57,17%


59,42%

Tài sản có thanh

khoản/Tổng tài sản


46,79%


55,18%


53,30%


42,13%


30,35%

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2002, 2003, 2004, 2005, 2006 của Techcombank

* Tỷ lệ tổng dư nợ tín dụng trên tổng tiền gửi: tỷ lệ này tăng đều qua các năm, từ 49,34% năm 2001 đến 59,42% năm 2006. Điều đó cho thấy hoạt động tín dụng của Techcombank đang được mở rộng quy mô, khả năng cho vay của Techcombank ngày càng tốt hơn. Do năm 2006, Techcombank giảm hệ số thanh toán nhanh, tức là giảm bớt tỷ lệ tiền mặt trong quỹ so với tổng vốn huy động nên có nhiều vốn hơn cho hoạt động tín dụng. Việc cân đối hai chỉ tiêu tài sản có thanh khoản trên tổng tiền gửi và tổng dư nợ trên tổng tiền gửi phụ thuộc vào chiến lược và phương án hành động của NH. Với Techcombank, hệ số thanh toán nhanh ở mức cao vừa phải và dư nợ tín dụng trên tổng tiền gửi cũng duy trì ở mức xấp xỉ 60%. Điều đó có nghĩa là Techcombank không chỉ tập trung đầu tư vào hoạt động tín dụng mà còn sử dụng vốn huy động được để đầu tư vào những hoạt động ngoại bảng vốn đem lại nguồn thu đáng kể, đa dạng hóa hoạt động của mình để giảm bớt rủi ro. Nhờ vậy, khả năng cho vay được đẩy mạnh tương

xứng với uy tín và năng lực ngày càng cao của Techcombank, đồng thời mở rộng hoạt động sang những lĩnh vực phi tín dụng nhằm sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn.

* Chỉ số tài sản có thanh khoản/ tổng tài sản năm 2003 tăng so với năm 2002 nhưng giảm dần ở những năm tiếp theo. Chỉ số này giảm cho thấy khả năng thanh khoản của Techcombank giảm và khả năng sinh lời tăng lên. Xu hướng này phù hợp với phương hướng hoạt động của Techcombank khi NH chủ trương giảm bớt tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tiền gửi, chỉ duy trì ở mức đủ đáp ứng nhu cầu thanh toán tại một thời điểm khẩn cấp nào đó của NH.

2.5 Quản trị rủi ro


a) Phương pháp đánh giá

Phân tích khả năng quản trị rủi ro của NHTM gồm 2 phần chủ yếu là phân tích khả năng chịu đựng của vốn tự có đối với các rủi ro trong kinh doanh và phân tích tình hình trích lập quỹ dự phòng tài chính của NH. Do đó, để phân tích vốn tự có của NHTM tác giả dùng phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ.

b) Các chỉ số phân tích

* Phân tích hệ số an toàn vốn của Techcombank (xem bảng 7)

Hệ số an toàn vốn tự có của Techcombank là 15,1%, cao hơn tỷ lệ yêu cầu tối thiểu mà NHNN đặt ra là 8%. Có thể nói, đây là tín hiệu đáng mừng đối với Techcombank bởi hiện nay, hệ số an toàn vốn bình quân của các NHTM Việt Nam rất thấp (< 5%) dẫn đến khả năng xảy ra rủi ro mà không có vốn để bù đắp là rất lớn. Chỉ số Vốn tự có/ Tài sản có rủi ro cao chứng tỏ Techcombank đã cân bằng được tốc độ tăng trưởng tín dụng với tốc độ tăng trưởng về vốn tự có, đảm bảo an toàn về vốn trong kinh doanh. Với mức an toàn về vốn cao như vậy, Techcombank có khả năng chống lại rủi ro phá sản, bù đắp những thua lỗ về tài chính và nghiệp vụ; bảo vệ người gửi tiền khi gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh nâng cao uy tín của Techcombank với khách hàng, các nhà đầu tư, tạo cơ

sở để Techcombank mở rộng hoạt động tới các thị trường tài chính khu vực và quốc tế.

Bảng 8: Hệ số an toàn vốn tự có của Techcombank năm 2006

Đơn vị: tỷ đồng


Chỉ số

2006

Vốn tự có (tỷ đồng) 13

1.752,136

Tài sản có rủi ro (tỷ đồng) 14

11.603,688

Vốn tự có/Tài sản có rủi ro

15.10%

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006 của Techcombank

* Phân tích tình hình trích lập quỹ dự phòng tài chính của Techcombank

Trong các quỹ của NHTM, các nhà phân tích luôn đặc biệt chú ý đến việc trính lập và sử dụng 2 quỹ: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và quỹ dự phòng tài chính để đề dự phòng rủi ro. Theo Luật các Tổ chức Tín dụng và Nghị định số 146/2005/NĐ-CP do Chính phủ Việt Nam ban hành, các NH phải thực hiện việc trích 5% lợi nhuận sau thuế để lập quỹ dự trữ bổ sung điều lệ và 10% trên lợi nhuận còn lại để lập quỹ dự phòng tài chính. Techcombank đã trích lập 2 quỹ này theo đúng quy định của pháp luật (xem bảng 8)


Bảng 9: Tình hình trích lập các quỹ của Techcombank giai đoạn 2004 - 2006

Đơn vị: tỷ đồng


Chỉ tiêu

2004

2005

2006

1. Vốn điều lệ (tỷ đồng)

412,700

617,660

1500

- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (tỷ đồng)

40,494

7,934

23,319

- Quỹ dự phòng tài chính (tỷ đồng)

16,224

35,809

59,196

2. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ trên vốn điều lệ

(%)

9,81%

1,28%

1,55%

3. Quỹ dự phòng tài chính trên vốn điều lệ (%)

3,93%

5,8%

3,95%

4. Nợ quá hạn (tỷ đồng)

116,064

98,493

274,399

5. Quỹ dự phòng tài chính trên nợ quá hạn (%)

13,98%

36,36%

21,57%


13 Vốn tự có và tài sản có rủi ro được tác giả xác định theo quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN của NHNN Việt Nam tại phụ lục 2

14 Như trên

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2004, 2005, 2006 của Techcombank

Tỷ lệ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ trên vốn điều lệ có khuynh hướng giảm dần. Nguyên nhân là do vốn điều lệ tăng lên và số tiền trích quỹ bổ sung vốn điều lệ giảm. Tuy nhiên, điều này không thể hiện việc Techcombank hoạt động kém hiệu quả hơn. Trong các năm này, Techcombank luôn trích đủ 10% lợi nhuận sau thuế bổ sung quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và lợi nhuận sau thuế vẫn tăng đều từ năm 2004 đến năm 2006. Techcombank đã sử dụng một phần quỹ này để kết chuyển sang vốn điều lệ trong năm 2005 và 2006, nên quy mô quỹ giảm và vốn điều lệ tăng lên. Xu thế giảm quỹ bổ sung vốn điều lệ và tăng vốn cổ phần là xu thế có lợi, đảm bảo sức mạnh tài chính và khả năng chống đỡ rủi ro cao cho NH.

Quỹ dự phòng tài chính liên tục tăng, từ 16,224 tỷ năm 2204 đến 59,196 tỷ đồng năm 2006, tăng gấp 3,6 lần so với năm 2004. Mục đích của quỹ này nhằm bù đắp các khoản rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh, do đó, để đảm bảo an toàn về vốn, các NHTM phải duy trì tỷ lệ Quỹ dự phòng tài chính/ Nợ quá hạn ≥100%, nghĩa là quỹ dự trữ phải bù đắp các khoản thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh. Tại Techcombank, khả năng trang trải các khoản rủi ro của quỹ dự phòng tài chính không đủ, tỷ lệ quỹ dự phòng tài chính/ nợ quá hạn cao nhất là 36,36% vào năm 2005, chưa đủ đảm bảo bù đắp rủi ro. Techcombank cần phải quan tâm hơn nữa đến việc lập dự phòng cho các khoản rủi ro trong kinh doanh để tạo nên thế vững chãi cho NH.

2.6 Nhận xét chung

Nhìn chung, hoạt động của Techcombank từ năm 2003 trở đi đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực so với các năm trước đó. Năm 2006, các chỉ tiêu tài chính cơ bản có sút giảm so với năm 2005 nhưng vẫn ở tình trạng tốt. Một số chỉ tiêu then chốt là hệ số an toàn vốn và tỷ lệ nợ xấu đều nằm trong mức quy định của Nhà nước và phù hợp với thông lệ quốc tế. Cơ cấu tiền gửi đang chuyển biến theo chiều hướng có lợi khi số dư tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn tăng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/04/2022