LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Khách sạn nào cũng muốn thu hút khách đến sử dụng dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ bổ sung khác của khách sạn mình thật nhiều, và một trong những giải pháp mà các khách sạn thường sử dụng đó là các giải pháp Marketing. Hiện nay môi trường cạnh tranh trong du lịch ngày càng khốc liệt, có rất nhiều khách sạn mới được xây dựng vì thế các khách sạn luôn luôn đưa ra các chính sách Marketing để thu hút khách sử dụng các dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí của khách sạn mình và tăng thị phần của mình trong thị trường.
Khách sạn Wooshu là khách sạn 4 sao tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Biên Hòa nằm trên đường Nguyễn Văn Thuận, đây là khách sạn sang trọng mới được thành lập và đi vào hoạt động khoảng 2 năm nay. Khách sạn kinh doanh rất nhiều dịch vụ trong đó có dịch vụ ăn uống tại nhà hàng Gand và sắp tới sẽ khai trương nhà hàng Dragon nằm ở tầng 6 khách sạn Wooshu. Hiện tại ở Biên Hòa nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung các khách sạn tiêu chuẩn sao là rất ít cùng với Wooshu thì chỉ có khách sạn Đồng Nai là tiêu chuẩn 3 sao. Trong quá trình thực tập tại nhà hàng của khách sạn Wooshu nhận thấy lượng khách đến sử dụng các dịch vụ ăn uống còn ít, Marketing mix (hỗn hợp) và việc vận dụng chưa thực sự hiệu quả. Vì thế việc xây dựng các giải pháp, chính sách Marketing mix nhằm thu hút khách sử dụng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng của khách sạn Wooshu hiện nay là việc cần thiết để thu hút khách hàng và từ đó gia tăng doanh số và có được thị phần ổn định sau này.
Tình hình nghiên cứu:
Trước khi thực hiện đề tài này sau khi kết thúc quá tình thực tập tại Khách sạn Wooshu em đã có bài Báo cáo thực tập với đề tài “Các giải pháp Marketing nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ ăn uống của nhà hàng khách sạn Wooshu”. Nội dung chủ yếu từ việc nhìn nhận đánh giá trong quá trình thực tập tại nhà hàng của khách sạn từ đó đưa ra các giải pháp để khác phục và nâng cao hiểu quả của Marketing mà khách sạn đã thực hiện. Dựa vào nhưng cơ sở lý luận của đề tài báo cáo thực tập từ đó phát triển, nghiên cứu mở rộng để khắc phục các bất cập
về chính sách Marketing mix hiện tại cùng với đó là việc chi tiết cụ thể các giải pháp Marketing mix cho nhà hàng.
Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Có thể bạn quan tâm!
- Các giải pháp marketing Mix nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ ăn uống của nhà hàng thuộc khách sạn Wooshu-Biên Hòa - 1
- Yêu Cầu Đối Với Kế Hoạch Thực Đơn Của Nhà Hàng:
- Thực Trạng Vận Dụng Các Giải Pháp Marketing Nhằm Thu Hút Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ Ăn Uống Tại Nhà Hàng Thuộc Khách Sạn Wooshu.
- Giới Thiệu Về Bộ Phận Kinh Doanh Ăn Uống Của Của Khách Sạn Và Đặc Điểm Thị Trường Khách Của Nhà Hàng
Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.
Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu “giải pháp marketing mix nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ ăn uống của nhà hàng thuộc khách sạn Wooshu – Biên Hòa”.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đánh giá việc thực hiện các giải pháp Marketing mix nhằm thu hút thị trường khách sử dụng dịch vụ ăn uống của nhà hàng ở khách sạn Wooshu.
Đưa ra các giải pháp Marketing mix nhằm thu hút khách đến sử dụng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng khách sạn Wooshu.
Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp: từ lý thuyết về khách sạn, ăn uống và lý thuyết về Marketing mix trong nhà hàng và từ thực tế của khách sạn Wooshu phân tích, đánh giá những cái được và chưa được của hoạt động Marketing mix nhằm thu hút khách của khách sạn, để từ đó bàn luận đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề. Và cuối cùng là tổng hợp lại đưa ra giải pháp tốt nhất cho khách sạn.
Phương pháp phân tích và tổng hợp đòi hỏi phải gắn liền với phương pháp logic. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp dùng các bảng biểu, sơ đồ, đồ thị.
Dự kiến kết quả nghiên cứu:
Giúp cho nhà hàng – khách sạn Wooshu nhìn nhận được vấn đề, thay đổi các chiến lược marketing một cách hợp lý. Số lượng khách đến nhà hàng sẽ nhiều hơn. Lượng khách thân thiết sẽ ngày một tăng. Từ những điều đó doanh số của nhà hàng sẽ tăng đáng kể.
Kết cấu của chuyên đề gồm 3 phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng sử dụng các giải pháp Marketing mix nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng thuộc khách sạn Wooshu
Chương 3: Một số đề xuất và giải pháp Marketing mix nhằm thu hút khách sử dụng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng thuộc khách sạn Wooshu
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lý thuyết về kinh doanh khách sạn và kinh doanh ăn uống trong khách sạn:
1.1.1. Lý thuyết về kinh doanh khách sạn:
“Kinh doanh khách sạn là một doanh nghiệp bao gồm trong đó nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau, kinh doanh khách sạn tốt phải đáp ứng đồng thời hai yêu cầu mâu thuẫn nhau:
+Thỏa mãn đến mức cao nhất nhu cầu về chất lượng sản phẩm. Bảo đảm mang lại sự hài lòng tối đa cho khách.
+ Thực hiện mục đích của doanh nghiệp: nguồn thu phải bù đắp chi phí và có lãi.” [5]
Nội dung và bản chất của hoạt động kinh doanh khách sạn:
“Vấn đề cơ bản nhất của hoạt động kinh doanh khách sạn là giải quyết mối quan hệ giữa giá cả, chất lượng. Nếu tăng chất lượng mà không quan tâm đến chi phí thì chi phí sẽ tăng € tăng giá € khách không hài lòng € mất khách € hoặc nếu không tăng giá thì lợi nhuận của khách sạn sẽ giảm € không thực hiện được mục tiêu của doanh nghiệp (tối đa hóa lợi nhuận). Tuy nhiên về lâu dài, một chất lượng phục vụ cao so với một mức giá nhất định sẽ tạo nên sự nổi tiếng , mang lại khách hàng, doanh thu và lợi nhuận vì thế mà tăng lên. Giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lâu dài là một vấn đề phức tạp. Hơn nữa, việc thực hiện hai yêu cầu này lại diễn ra sự ràng buộc của nhiều yếu tố: Ràng buộc về giá cả, ràng buộc về nguồn lực, ràng buộc về mặt xã hội.
Kinh doanh khách sạn là hoạt động đòi hỏi vốn đầu tư lớn, chi phí cho bảo dưỡng cao, sử dụng nhiều lao động. Mặt khác, do kết quả cạnh tranh, quy mô của khách sạn ngày càng lớn , khách sạn không ngừng mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm của mình để thỏa mãn nhu cầu của khách với chất lượng phục vụ cao, mang danh tiếng cho khách sạn. Trong mỗi hoạt động, mỗi dịch vụ lại bao gồm nhiều đoạn phức tạp, quan hệ lẫn nhau làm cho các mối quan hệ bên trong khách sạn ngày càng trở nên chằng chịt. Nếu không tổ chức tốt các hoạt động kinh doanh trong
khách sạn, phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận sẽ dễ dàng dẫn đến tình trạng loạn chức năng.
Quá trình phục vụ do nhiều bộ phận nghiệp vụ khác nhau đảm nhận. Các bộ phận này vừa có tính độc lập tương đối, vừa có mối quan hệ mật thiết với nhau trong một quá trình phục vụ liên tục nhằm thỏa mãn nhu cầu trọn vẹn của khách.
Do đó vấn đề quan trọng trong công tác tổ chức của khách sạn là xác định trách nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận nhưng phải bảo đảm tư tưởng trong suốt để phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận của khách sạn như: lễ tân, buồng, nhà hàng, bếp, bảo trì.
Sản phẩm khách sạn rất đa dạng tổng hợp bao gồm vật chất và phi vật chất, có thứ do khách sạn tạo ra, có thứ do ngành khác tạo ra nhưng khách sạn là khâu phục vụ trực tiếp, là điểm kết quả của quá trình du lịch.”[5]
1.1.2. Lý thuyết về kinh doanh ăn uống của nhà hàng trong khách sạn:
1.1.2.1. Khái Niệm:
“Nhà hàng là nơi cung cấp dịch vụ ăn uống cho thực khách. Hay nói cách khác là nơi bán thức ăn và nước uống cho những người có nhu cầu. Đã được gọi là nhà hàng thì phải đảm bảo các tiêu chí sau đây phải đạt được một đẳng cấp nhất định: Chất lượng thức ăn và nước uống (Food & Beverage). Menu tương dối đa dạng, đồng phục nhân viên tươm tất, nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm, trang thiết bị, phải có nhạc nền, trang trí phải đẹp.
Với cuộc sống ngày hiện đại ngày nay, thực khách không chỉ đến nhà hàng để thỏa mãn nhu cầu ăn uống mà còn phải được thư giãn, nghỉ ngơi nhằm phục hồi sức khỏe. Một số nhà hàng còn là nơi tổ chức tiệc, hội nghị, hội thảo, sự kiện, các cuộc họp… cho khách hàng. Ngoài ra thực khách còn xem nhà hàng là nơi chốn để gặp gỡ bạn bè, người thân, tiếp đón đối tác làm ăn, trao đổi công việc với đồng nghiệp.
Kinh doanh ăn uống luôn là một mảng hoạt động không thể thiếu của các cơ sở kinh doanh khách sạn hiện đại. Trong thời đại ngày nay, nhu cầu ăn uống ở bên ngoài của con người ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Nhà hàng chính là nơi nhiều người muốn tìm đến để thỏa mãn nhu cầu của họ.
Hoạt động kinh doanh ăn uống trong khách sạn là nhằm thỏa mãn nhu cầu ăn uống tại điểm du lịch của và của số đông khách là người địa phương. Vì thế việc tổ chức hoạt động này đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao cả về công tác quản lý lẫn công tác tổ chức thực hiện trong tất cả các khâu của quá trình hoạt động. Hiệu quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ quản lý và tổ chức thực hiện trong tất cả các giai đoạn của quá trình đó.
Nội dung của kinh doanh nhà hàng
Nội dung của hoạt động kinh doanh nhà hàng bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn, bán và phục vụ nhu cầu tiêu dùng các thức ăn đồ uống và cung cấp các dịch vụ khác nhằm thỏa mãn các nhu cầu về ăn uống và giải trí của khách tại các nhà hàng nhằm mục đích có lợi nhuận. Tùy theo loại hình và điều kiện cụ thể của nhà hàng có thể có các loại sản phẩm khác nhau. Hoạt động kinh doanh ăn uống hết sức đa dạng và phong phú tùy thuộc vào quy mô cấp hạng của doanh nghiệp.
Nội dung của kinh doanh nhà hàng bao gồm 3 nhóm hoạt động sau:
+ Hoạt động kinh doanh: Nhà hàng là một cơ sở kinh doanh các sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) ăn uống, và các loại sản phẩm khác có liên quan (như dịch vụ hội nghị, hội thảo, dịch vụ vui chơi giải trí…)
+ Hoạt động chế biến các loại sản phẩm ăn uống: chế biến thức ăn cho khách: bán sản phẩm chế biến của mình và hàng chuyển bán
+ Hoạt động tổ chức phục vụ: tạo điều kiện để khách hàng tiêu thụ thức ăn tại chỗ và cung cấp điều kiện để nghỉ ngơi, thư giãn cho khách.”[5]
1.1.2.2 Vai trò Kinh doanh ăn uống của nhà hàng trong khách sạn:
Là một trong những hoạt động chính trong kinh doanh khách sạn, thông qua kinh doanh ăn uống một phần quỹ tiêu dùng của khách hàng được sự dụng từ đó góp phần gia tăng doanh thu cho khách sạn.
1.1.2.3 Phân loại nhà hàng
“Gồm có: Nhà hàng dân tộc (hay nhà hàng truyền thống) và nhà hàng theo chủ đề.
A, nhà hàng dân tộc (truyền thống)
Các nhà hàng có thể được xếp theo cách nấu ăn mà nhà hàng phục vụ.
Các nhà hàng dân tộc chuyên về những cách nấu ăn liên quan đến một quốc gia, một chủng tộc hay một vùng riêng biệt, các món ăn hay các thành phần hoặc các cách nấu nướng dùng để chuẩn bị thực phẩm trở nên trọng tâm của thực đơn.
Phong cách trang trí của nhà hàng cũng thể hiện nét văn hóa của một quốc gia hay một vùng riêng biệt hoặc một chủng tộc.
Không khí trong các nhà hàng này rất đặc biệt và luôn rất cầu kỳ. Mức độ tiện nghi tùy thuộc vào đẳng cấp của nhà hàng và mức độ phục vụ của nó.
Các trang thiết bị phục vụ mang kiểu dáng dân tộc và tùy thuộc vào đảng cấp của nhà hàng, có nghĩa là trịnh trọng hay thân mật và mức độ phục vụ của nhà hàng.
Những nhân viên của nhà hàng này có kiến thức tốt về món ăn dân tộc được liệt kê trong thực đơn (Menu) của nhà hàng, đồng thời phải có sự hiểu biết về các cách thức phục vụ đúng chuẩn. Về âm nhạc các nhà hàng này luôn có âm nhạc dân tộc, hay những nhạc cụ và vũ điệu dân tộc.
B, Nhà hàng theo chủ đề
Việc xếp loại nhà hàng này tùy thuộc vào việc só sử dụng chủ đề hay không. Các chủ đề có nhiều loại khác nhau và có thể dựa vào hầu hết các chủ đề bất kỳ. Tuy nhiên nếu tất cả các chủ đề này đều tập trung vào một nước hay một cách nấu ăn riêng biệt, chúng nên được sửa cách xếp loại là nhà hàng dân tộc hơn là nhà hàng theo chủ đề.
Các nhà hàng theo chủ đề được trang trí theo một cách riêng biệt, một số chủ đề được sử dụng phổ biến như:
+ Náo nhiệt
+ Các chủ đề màu sắc: như Black & White ( trắng và đen )
+ Các chủ đề thức ăn: thức ăn chay, thức ăn bổ dưỡng, thịt sườn, hải sản….
+ Nhân vật: Như bếp trưởng nổi danh, các ngôi sao điện ảnh, người nổi tiếng.
+ Các chủ đề theo thời kỳ lịch sử
Không chỉ dựa vào cách trang trí là sắc thái chính của nhà hàng, các nhà hàng chủ đề cũng mang chủ đề vào thực đơn và không khí của nhà hàng bằng cách chọn nhạc nền phù hợp.” [2]
1.1.2.4 Kế hoạch thực đơn:
1.1.2.4.1 Phân loại thực đơn:
+ Thực đơn cố định là thực đơn không thay đổi:
Ưu điểm của loại thực đơn này là nhân viên nhà bếp rất quen thuộc với việc chế biến chúng. Họ đã có nhiều kinh nghiệm nên thường có các món ăn đạt đến yêu cầu kỹ thuật cao.
Nhược điểm lớn nhất của việc sử dụng loại thực đơn này là khách hàng thường xuyên của nhà hàng dễ cảm thấy nhàm chán vì không có được những lựa chọn mới đối với họ
+Thực đơn theo chu kỳ:Là thực đơn thay đổi theo chu kỳ nhất định.
Thực đơn này thường thay đổi trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 tháng tùy thuộc vào điều kiện kinh doanh của từng nhà hàng. Sự thay đổi định kỳ của thực đơn giúp khách có nhiều sự lựa chọn hơn và cho phép nhà hàng xây dựng kế hoạch cho việc tổ chức mua và nhập hàng cũng như lưu trữ trong kho.
Nhược điểm của loại thực đơn này là một số khách hàng đã quen thuộc với những món ăn ưa thích của nhà hàng khi thực đơn thay đổi họ sẽ không đến nhà hàng nữa.
+ Thực đơn không có sự lựa chọn: Là thực đơn trong đó bao gồm tất cả các món ăn, đồ uống sẽ đưa ra phục vụ khách trong bữa ăn với một mức giá xác định.
Trong thực đơn nhà hàng thiết kế sẵn một sự kết hợp, hợp lý giữa các món
ăn, đồ uống theo kinh nghiệm phục vụ khách hàng mục tiêu của mình
Thực đơn này thường chỉ được sử dụng trong các bữa tiệc hoặc cho một số bữa ăn trong tuần hoặc trong tháng
+ Thực đơn có nhiều sự lựa chọn: là thực đơn bao gồm rất nhiều chủng loại món ăn và đồ uống được sắp xếp theo một trình tự nhất định. Mỗi một món ăn, đồ uống trong thực đơn có nhiều mức định lượng và có một mức giá tương ứng được xác định riêng.
Khách hàng có thể lựa chọn món ăn theo sở thích trong sự kết hợp của nhiều chủng loại món ăn đò uống khác nhau