Các giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 24


- Đất trồng cao su phải được thiết kế theo đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo điều kiện để thâm canh và chống xói mòn.

Trong đó, khuyến khích đầu tư phát triển mạnh trồng cây cao su đối với các đại điền, hạn chế phát triển các tiểu điền và tư nhân (vì chi phí đầu tư 01 ha cây cao su từ khi trồng đến khi bắt đầu thu hoạch mũ cao su là tương đối cao, các tiểu điền, tư nhân khó có khả năng tài chính để đảm bảo đầu tư, nên việc đưa vào áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và giống cao sản sẽ hạn chế, dễ dẫn đến đầu tư không hiệu quả, sản phẩm cho ra kém chất lượng, năng suất hạn chế).

Xây dựng chiến lược liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài sản xuất xâm lớp ô tô lớn của Thế giới nhằm đảm bảo được nguồn tiêu thụ cao su ổn định. Ngoài ra, Việt Nam không thể đứng ngoài liên minh các nhà sản xuất cao su thiên nhiên- Hiệp hội cao su quốc tế (IRA), vì vậy, cần nghiên cứu đề xuất của các nước về việc Việt Nam gia nhập tổ chức này (mức phí tham gia hội viên 22 triệu USD) trong khuôn khổ một dự án chuyên sâu có sự tham gia của các nhà sản xuất, Hiệp hội cao su Việt Nam và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan...

Khẩn trương xây dựng thương hiệu cho cao su xuất khẩu của Việt Nam, đây là “tài sản vô hình” có giá trị cao, nhưng hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cao su hầu như chưa quan tâm, chú ý đến.

Ngoài các sản phẩm mũ cao su xuất khẩu, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cần đẩy mạnh đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm như chế biến đồ gỗ xuất khẩu từ cây cao su, đây cùng là một sản phẩm được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng.


Tóm lại, căn cứ vào những vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu hàng nông sản ở Chương 1 và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam được đề cập tại Chương 2; Ở nội dung tại Chương 3, tác giả đã đưa ra các quan điểm, mục tiêu, phương hướng nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản trong điều kiện hội nhập vào nền kinh tế quốc tế.

Từ đó, tác giả đã đưa ra các nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong điều kiện hội nhập, trong đó bao gồm: nhóm các giải pháp về cơ chế, chính sách vĩ mô; nhóm các giải pháp về quy hoạch sản xuất, chất lượng sản phẩm và thị trường; nhóm các giải pháp đối với doanh nghiệp và các đơn vị sản xuất-xuất khẩu nông sản; nhóm các giải pháp chủ yếu đối với một số sản phẩm nông sản chính (gạo, cà phê, cao su).

Như vậy, Chương 3 đã giải quyết một cách cơ bản được những vấn đề đặt ra của Luận án là các giải pháp kinh tế thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.


KẾT LUẬN

Các giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 24


Việc phân tích đánh giá đúng thực trạng, tìm ra nguyên nhân để từ đó đưa ra những nhóm giải pháp kinh tế hữu hiệu nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu như gạo, cà phê và cao su là vấn đề rất quan trọng không những chỉ về mặt nhận thức, lý luận mà còn ý nghĩa về mặt thực tiễn rất cao trong điều kiện hội nhập KTQT, đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO. Luận án đã tập trung giải quyết những vấn đề sau:

Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu hàng nông sản, trong đó đã khẳng định rõ vai trò và tầm quan trọng của xuất khẩu hàng nông sản đối với phát triển kinh tế-xã hội. Luận án đã đưa ra một số tiêu chí chủ yếu để đánh giá hiệu quả xuất khẩu hàng nông sản, như: diện tích, sản lượng, doanh thu; tỷ lệ khối lượng; tỷ lệ giá trị kim ngạch; tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu nông sản so với cả nước; chỉ số so sánh công khai (RCA); chi phí sản xuất hàng nông sản xuất khẩu (DRC); thị phần hàng nông sản xuất khẩu; kiểu dáng, mẫu mã và thương hiệu nông sản xuất khẩu; Công tác dự báo thị trường nông sản,...

Luận án cũng đã khẳng định sự cần thiết khách quan phải thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong điều kiện hội nhập KTQT do vai trò đóng góp to lớn của xuất khẩu hàng nông sản đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam, nhằm khai thác những lợi thế của Việt Nam, và tạo ra sự thích ứng với những tác động của hội nhập.

Ngoài ra, thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng các nhóm giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của một số nước như Thái


Lan, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Malaysia, Luận án đã rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích cho Việt Nam trong quá trình xuất khẩu hàng nông sản. Đó là những bài học kinh nghiệm về việc xác định đúng vị trí đặc biệt của ngành nông nghiệp, thực hiện chính sách phát triển hàng nông sản hướng vào sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm có lợi thế so sánh trong điều kiện hội nhập, tăng cường đầu tư công nghệ chế biến, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp.

Luận án đã phân tích và đánh giá đúng thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong thời gian qua. Đặc biệt Luận án, đã phân tích khá sâu và chi tiết các cơ chế, chính sách đã được Nhà nước ban hành trong thời gian qua với mục đích là đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó, tác giả cũng đã chỉ ra được những kết quả, những hạn chế, tồn tại của từng chính sách trong triển khai thực hiện.

Luận án cũng đã sử dụng các tiêu chí chủ yếu được luận giải ở Chương 1 để phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế của xuất khẩu hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam như: gạo, cà phê, cao su, và chỉ ra rằng hiệu quả kinh tế của các mặt hàng này đã được nâng lên một cách rõ rệt trong những năm qua. Tuy nhiên, so với tìm năng, và so với các nước xuất khẩu nông sản trong khu vực và thế giới thì vẫn còn khoảng cách khá lớn, điểm mạnh của các mặt hàng này mới chỉ ở bề rộng chứ chưa thể hiện ở bề sâu như kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng chủ yếu vẫn ở dạng thô, tỷ lệ sản phẩm qua chế biến để xuất khẩu còn thấp, chủng loại chưa đa dạng phong phú, khả năng đổi mới mặt hàng còn chậm, thị trường xuất khẩu tuy đang được mở rộng nhưng không ổn định, phần lớn hàng nông sản phải xuất khẩu qua trung gian và mang thương hiệu nước ngoài.v.v...


Dựa trên cơ sở lý luận khoa học, căn cứ vào quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển xuất khẩu hàng nông sản trong thời gian tới, Luận án đã đưa ra các nhóm giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong điều kiện hội nhập. Các nhóm giải pháp này có tính khả thi cao, vì nó được gắn chặt với những điều kiện cần thiết để thực hiện, phù hợp với xu thế phát triển của sản xuất và xuất khẩu nông sản trong điều kiện hội nhập KTQT. Các nhóm giải pháp này cần phải được nghiên cứu, triển khai một cách đồng bộ, cụ thể thì sẽ đem lại hiệu quả cao. Một điểm nữa trong Luận án là các kiến nghị với Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, và các cơ quan hữu quan khác tác giả đã thể hiện lồng ghép vào trong các nhóm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản chung của Việt Nam.

Qua nghiên cứu Luận án, Tác giả hy vọng sẽ góp một phần nhỏ bé vào việc thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để phần nào đó giảm đi nổi khổ cực của người nông dân Việt Nam trong sản xuất nông nghiệp và đồng thời góp phần đạt được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vào năm 2020./.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Nguyễn Minh Sơn “Tác động của kinh tế thế giới đến xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2009”, Tạp chí Kế toán tháng 12/2008, tr.4-5 (2008).

2. Nguyễn Minh Sơn “Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu cao su của Việt Nam”, Tạp chí Kế toán tháng 10/2008, tr.18-19 (2008) .

3. Nguyễn Minh Sơn “Giải pháp nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam”, Tạp chí Kế toán (47), tr.21-22 (2004).

4. Nguyễn Minh Sơn “Nét mới của Luật Phá sản”, Tạp chí Tài chính (7), tr.20-21 (2004) .

5. Nguyễn Minh Sơn “Luật Cạnh tranh: Một số điểm nổi bật”, Tạp chí Tài chính (12), tr. 19-21 (2004).

6. Nguyễn Minh Sơn “Giáo trình kinh tế và Quản lý ngành thương mại dịch vụ” Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội (GS.TS Đặng Đình Đào Chủ biên) (2004).

7. Nguyễn Minh Sơn “Thực trạng hoạt động của Quốc hội trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước về nhiệm vụ kinh tế - xã hội” Chuyên đề trong Đề tài cấp Bộ: Vai trò của Quốc hội trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước về kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước, Văn phòng Quốc hội (2001).

8. Nguyễn Minh Sơn “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thị trường tài chính phù hợp với các chuẩn mực và tiến trình hội nhập quốc tế” Chuyên đề trong Đề tài cấp Bộ: Hệ thống pháp luật về kinh tế trong tiến trình đổi mới đất nước tới năm 2020, Văn phòng Quốc hội (2006).

9. Nguyễn Minh Sơn (2009), “Sử dụng kết quả kiểm toán trong quyết định của cơ quan dân cử về kinh tế-tài chính và ngân sách nhà nước” Nhà xuất bản Chính trị-hành chính, Hà Nội (PGS.TS Đặng Văn Thanh Chủ biên).


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt và Tiếng Anh

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Báo cáo bổ sung tình hình KT-XH năm 2007 và triển khai kế hoạch phát triển KT-XH năm 2008, Báo cáo Bộ KH&ĐT, Hà Nội.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010, Báo cáo Bộ KH&ĐT, Hà Nội.

3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (1999), Nông nghiệp Việt Nam những thành tựu, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2009), Báo cáo đánh giá và định hướng công tác quy hoạch nông, lâm nghiệp, thủy sản đến 2020, Báo cáo Bộ NN&PTNT, Hà Nội.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Kinh tế Việt Nam sau hơn một năm gia nhập WTO, một số vấn đề đặt ra, Bản tin Bộ KH&ĐT, Hà Nội.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Kết quả thực hiệ chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn từ năm 2001 đến năm 2007, Báo cáo tóm tắt, Hà Nội.

7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2004), Doanh nghiệp Việt Nam với vấn đề thương hiệu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

8. Báo Sài gòn tiếp thị (2002), Sức mạnh thương hiệu, Nhà xuất bản trẻ TP.HCM, Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), Khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh ASEAN và AFTA, Báo cáo dự án hợp tác kỹ thuật TCP/VIE/8821, Hà Nội.


10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Báo cáo tổng quan ngành hàng cao su năm 2007, Hà Nội.

11. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001), Báo cáo tổng hợp nghiên cứu phân tích chính sách nông nghiệp Việt Nam trong khuôn khổ WTO, Hà Nội.

12. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Báo cáo tổng quan ngành gạo năm 2007, Hà Nội.

13. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Tác động của Hội nhập kinh tế quốc tế đến nông sản hàng hóa xuất khẩu và năng lực cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản chủ yếu (gạo, cà phê, chè) của Việt Nam, Báo cáo tổng hợp đề tài, Hà Nội.

14. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2007, tình hình triển khai kế hoạch 3 tháng đầu năm 2008 và các biện pháp thực hiện nhiệm vụ trong những tháng còn lại của năm 2008, Hà Nội.

15. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Báo cáo Tổng hợp xuất nhập khẩu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội.

16. Báo cáo thường niên ngành nông nghiệp (2009), Nông nghiệp Việt Nam 2008, triển vọng 2009, Trung tâm thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn, Hà Nội.

17. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2009), Đề án Phát triển thương mại nông-lâm-thủy sản đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, Hà Nội.

18. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2009), Thị trường lúa gạo trong nước và thế giới năm 2008, Hà Nội.

19. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2009), Báo cáo mặt hàng cà phê năm 2008, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/12/2022