Điều Chỉnh Các Chính Sách Thương Mại Nông Sản, Chính Sách Nông Nghiệp Phù Hợp Với Cam Kết Của Wto


vậy, hoạt động xuất khẩu cần nhanh chóng chuyển sang chỗ dựa vào các nhân tố năng suất, chất lượng, hiệu quả, nắm bắt những yếu tố mới như công nghệ mạng, công nghệ quản lý theo hệ thống để nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực hoá hiện nay. Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản dựa trên phương thức kinh doanh hiện đại theo cơ chế thị trường, qua đó phát huy vai trò dẫn dắt đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh nông sản, góp phần tác động chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, sản xuất hàng hóa lớn, tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Giai đoạn 2010-2020, kinh tế toàn cầu sẽ trãi qua các sắc thái suy giảm trong 2 năm đầu 2010-2012, hồi phục trong 3 năm tiếp theo 2013- 2015 và tăng trưởng trở lại trong 5 năm 2015-2020, do đó cố gắng nỗ lực đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông sản ở mức 22-25%/năm.

Tăng tỷ trọng cơ cấu hàng chế biến sâu trong xuất khẩu nông sản, đạt mức từ 40-60% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản.

Nâng cao tỷ trọng xuất khẩu nông sản vào thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản... trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Đẩy mạnh đầu tư cho các ngành hàng nông sản có tiềm năng lớn để có đột phá trong kim ngạch xuất khẩu nông sản, phấn đấu đến năm 2020 có thêm ngành hàng nông sản đạt mức kim ngạch trên 1 tỷ USD/năm.

Đẩy mạnh tiêu thụ hàng nông sản thông qua các kênh phân phối hiện đại, tăng việc áp dụng giao dịch nông sản qua hình thức hợp đồng nông sản. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ trọng hàng nông sản qua kênh hệ thống phấn phối hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích đạt 20-30%.

Mục tiêu cụ thể đối với một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam như sau:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

- Đối với mặt hàng gạo: ưu tiên đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; chuyển dần xuất khẩu gạo chất lượng thấp, sang chất lượng cao. Phấn đấu đạt và giữ vững ở mức xuất khẩu gạo ở 3,5 triệu tấn/1 năm.

- Đối với mặt hàng cà phê: diện tích cà phê đến 2020 sẽ giảm, và có sự dịch chuyển từ đầu tư trồng cà phê vối sang trồng cà phê chè. Phấn đấu đạt 800 nghìn tấn/1 năm.

Các giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 20

- Về mặt hàng cao su: diện tích trồng cao su sẽ tăng mạnh, do giá cao su trong những năm gần đây đứng ở mức cao, tác động từ giá dầu thế giới tăng mạnh. Dự kiến đến năm 2020 xuất khẩu đạt 1 triệu tấn.

- Về mặt hàng chè, tập trung phát triển chè sạch, nâng cao chất lượng chè xuất khẩu, đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu chè. Dự kiến xuất khẩu chè năm 2020 đạt 150 nghìn tấn.

- Về hạt điều và hạt tiêu, cố gắng duy trì diện tích sản xuất, nâng cao chất lượng xuất khẩu. Dự kiến năm 2020 sản lượng xuất khẩu hạt điều đạt 150 nghìn tấn, xuất khẩu hạt tiêu đạt từ 120 nghìn tấn.

Theo tác giả để đạt được mục tiêu đề đã ra như trên, cần phải xác định phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam đến năm 2020 một cách cụ thể.

3.2. PHƯƠNG HƯỚNG ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

Nền nông nghiệp Việt Nam đang trên đà phát triển và hòa nhập vào xu thế chung của nông nghiệp các nước trong khu vực và toàn cầu, tuy nhiên tiến trình này về mức độ và hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào bản thân sự cố gắng của phía Việt Nam, mà còn phụ thuộc vào xu thế chung của thị trường hàng hóa nông sản thế giới. Trong định hướng phát triển nông nghiệp của mình vấn đề quan trọng được đặt ra là khả năng thực sự về mức


độ đáp ứng của sản xuất - xuất khẩu đối với nhu cầu thế giới đến đâu, không chỉ về số lượng mà còn yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, đẹp về hình thức, phong phú và đa dạng về chủng loại và giá cả hợp lý nhằm tăng sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Do vậy, nâng cao khả năng sản xuất, phát huy các lợi thế cạnh tranh của nông sản hàng hóa Việt Nam trên thị trường là vấn đề cốt lõi trong chiến lược phát triển nông nghiệp hướng ra xuất khẩu của Việt Nam, trước hết có thể tập trung vào các mặt hàng nông sản chủ yếu có nhiều lợi thế nhất.

Lựa chọn nông sản phẩm, thị trường xuất khẩu nông sản phẩm là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Xác định rõ các sản phẩm nông sản nào cần đầu tư chế biến và xuất khẩu sang thị trường nào? thực hiện phương châm sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? sản xuất như thế nào? xây dựng chính sách hết sức cụ thể trong chiến lược quy hoạch, phát triển của từng loại sản phẩm sản xuất gắn với thị trường, lấy thị trường làm mục tiêu cho sản xuất.

Chất lượng, mẫu mã nông sản phải được đặc biệt quan tâm chú ý, phải có chiến lược đầu tư dài hạn, đổi mới công nghệ, thiết bị, mẫu mã sản phẩm. Bên cạnh đó, hỗ trợ vốn, công nghệ, đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn. Nhà nước đầu tư vốn để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, sản xuất với thị trường tiêu thụ nông sản; hướng tới mục tiêu phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá có quy mô ngày càng lớn, có năng suất, chất lượng sản phẩm ngày càng cao, đáp ứng được đòi hỏi của thị trường trong nước và thế giới. Như vậy, phải tăng cường đầu tư cho công tác quy hoạch và tổ chức sản xuất theo hướng tập trung, chuyên môn hoá đi đôi với ứng dụng rộng rãi tiến bộ về khoa học- công nghệ.


3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Nông nghiệp Việt Nam vẫn tiếp tục đóng vai trò rất quan trọng cho sự ổn định và phát triển kinh tế đất nước trong thời gian tới. Để thực hiện tốt vai trò này, nông nghiệp Việt Nam không những vừa phải ổn định tốc độ tăng trưởng, mà còn phải phát triển ổn định, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu. Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cần phải tập trung một số nhóm kiến nghị, giải pháp chủ yếu như sau:

3.3.1. Nhóm các giải pháp về cơ chế, chính sách vĩ mô

3.3.1.1. Điều chỉnh các chính sách thương mại nông sản, chính sách nông nghiệp phù hợp với cam kết của WTO

Cần tiến hành nghiên cứu, đề xuất, điều chỉnh các chính sách thương mại nông sản và chính sách nông nghiệp trong nước, theo đó một mặt hướng vào khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu, mặt khác tăng cường hỗ trợ cho phát triển sản xuất nông nghiệp trong nước không vi phạm các cam kết của WTO đối với các khoản hỗ trợ gộp tối thiểu (AMS), bằng cách chuyển từ các biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất, xuất khẩu (trợ giá phân bón, xăng dầu, thưởng xuất khẩu) sang hỗ trợ gián tiếp thông qua đầu tư vào kết cấu hạ tầng, khoa học-công nghệ để nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm.

Bên cạnh đó, cũng cần nghiên cứu để triển khai áp dụng linh hoạt các công cụ tự vệ đặc biệt, trợ cấp đối kháng, các biện pháp kiểm dịch động thực vật hay các biện pháp liên quan tới môi trường, an ninh quốc gia... không trái với các quy định của WTO vì lý do an ninh lương thực, vấn đề sức khỏe hay môi trường để bảo vệ những ngành sản xuất nông sản trong nước trước sức ép cạnh tranh mạnh mẽ của hàng nông sản nhập khẩu từ các nước.


3.3.1.2. Nghiên cứu và đưa ra các biện pháp phòng tránh các rào cản kỹ thuật do các nước áp dụng đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam

Do đặc thù của hàng nông sản so với các mặt hàng khác, các biện pháp kỹ thuật và kiểm dịch thực vật nếu sử dụng khéo léo và linh hoạt sẽ gây cản trở đối với các nhà xuất khẩu nước ngoài một cách hợp lý. WTO cho phép các nước sử dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp vệ sinh kiểm dịch cần thiết và thích hợp nhằm bảo vệ sức khỏe con người, quyền lợi người tiêu dùng miễn là các quy định này không hạn chế vô lý đối với thương mại quốc tế. Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà các biện pháp này còn chưa được sử dụng phổ biến ở các nước đang phát triển. Sự thiếu đồng bộ về quy định khung pháp lý, sự non kém về xây dựng các tiêu chuẩn và các hạn chế về trình độ trong việc đặt ra và vận dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật, các biện pháp kiểm tra kỹ thuật đã làm ảnh hưởng đến tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp này tại Việt Nam.

Do đó, một trong những nội dung mà Việt Nam cần tích cực, khẩn trương thực hiện ngay cho việc thực hiện các cam kết của WTO là tiến hành nghiên cứu các rào cản kỹ thuật mà các quốc gia khác có thể áp đặt đối với Việt Nam, qua đó Việt Nam có thể có những phương án phòng tránh hiệu quả và chủ động. Trước hết, một trong những vấn đề cần ưu tiên là:

Hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa phù hợp các tiêu chuẩn quốc tế. Sớm triển khai ký kết các thỏa thuận song phương và công nhận lẫn nhau về kiểm dịch thực vật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là các thị trường xuất khẩu trọng điểm như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Úc, Niu Di lân…


Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy kỹ thuật, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam; tăng cường hoạt động đánh giá sự phù hợp với văn bản pháp quy kỹ thuật và tiêu chuẩn; Thành lập Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, có nhiệm vụ tư vấn cho Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan Nhà nước khác trong việc phối hợp các biện pháp bảo đảm thi hành các quy định về hàng rào kỹ thuật ở Việt Nam, nhằm tạo ra một rào cản hợp pháp đối với nhập khẩu nông sản, sản xuất nông sản và bảo vệ sức khoẻ con người, môi trường. Đặc biệt là các vấn đề liên quan đến cơ chế thực thi, tham mưu giải quyết tranh chấp, về hàng rào kỹ thuật trong thương mại phát sinh giữa các nước thành viên với Việt Nam và ngược lại.

3.3.1.3. Chính sách hỗ trợ về tín dụng

+ Đối với cơ chế chung:

Quyết định số 02/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02 tháng 01 năm 2001 về chính sách hỗ trợ đầu tư từ Quỹ hỗ trợ phát triển đối với các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và các dự án sản xuất nông nghiệp; các dự án được vay vốn tín dụng đầu tư từ Quỹ hỗ trợ phát triển để sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu.

Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu áp dụng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/09/2001 nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và cá nhân phát triển sản xuất- kinh doanh hàng xuất khẩu theo hình thức khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước.

Quyết định số 02/2002/QĐ-BTM ngày 02-01-2002 của Bộ trưởng Bộ thương mại về việc ban hành Quy chế xét thưởng xuất khẩu.

Đã có nhiều tác động tích cực đến sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản trong thời gian qua. Tuy nhiên, với tư cách là thành viên của WTO,


theo cam kết của Việt Nam như đã trình bày ở phần trên, thì các khoản hỗ trợ này bị chấm dứt ngay. Với điều kiện như hiện nay của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam, việc chấm dứt sử dụng các loại quỹ liên quan đến hỗ trợ xuất khẩu, khuyến khích xuất khẩu sẽ dẫn đến một số khó khăn nhất định về tài chính cho các doanh nghiệp trong vấn đề kinh doanh.

Để giải quyết vấn đề này, có thể nghiên cứu áp dụng theo hai hướng:

- Thứ nhất, đối với Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, có thể chuyển hình thức hỗ trợ này sang cho các Ngân hàng thương mại cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vay với lãi suất thấp (nhưng yêu cầu của các Ngân hàng thương mại hiện nay là phải có sự bảo lãnh của Ngân hàng phát triển).

- Thứ hai, đối với ngân sách thưởng xuất khẩu hàng năm của Nhà nước cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, thay gì thưởng trực tiếp như trước đây, nay có thể nghiên cứu chuyển sang hình thức trợ cấp giảm chi phí tiếp thị và cước phí vận tải, đây là hình thức hỗ trợ được WTO cho phép áp dụng.

+ Đối với hình thức hoạt động của Ngân hàng, tổ chức tín dụng:

- Về huy động vốn: Các ngân hàng và tổ chức tín dụng cần huy động nhiều hơn các nguồn vốn trung và dài hạn để tạo điều kiện cho vay trung và dài hạn phục vụ cho vay đầu tư cơ sở hạ tầng trực tiếp sản xuất kinh doanh; Nhà nước đẩy mạnh chính sách tiết kiệm trong dân thông qua lãi suất huy động linh hoạt. Mở rộng các bàn tiết kiệm về nông thôn để tiếp cận và huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân.

- Về cho vay: Hình thành cơ chế thúc đẩy các tổ chức tín dụng dành một tỷ lệ vốn vay để thâm nhập vào các hoạt động kinh tế nông thôn, vừa kinh doanh tiền tệ và vừa có ý nghĩa trực tiếp tham gia vào đầu tư sản xuất hàng nông sản ở nông thôn.


3.3.1.4. Chính sách bảo hiểm hàng nông sản

Xuất khẩu hàng nông sản là lĩnh vực dễ bị chi phối của thị trường và bởi chính những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông sản phẩm hàng hoá là nghề chịu rủi ro rất cao do phải phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, dịch bệnh cây trồng... gây thiệt hại cho người sản xuất.

Thị trường xuất khẩu nông sản còn bấp bênh, thiếu tính ổn định lâu dài, trong khi sản xuất nông nghiệp không cho phép chúng ta điều chỉnh cung- cầu ngay sau khi rủi ro như các ngành sản xuất khác mà đòi hỏi phải có thời gian, có điều kiện để khắc phục hậu quả. Chính phủ cần có chính sách khuyến khích dưới các hình thức ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực bảo hiểm trong và ngoài nước tham gia bảo hiểm sản xuất (bảo hiểm năng suất, bảo hiểm chi phí...), xuất khẩu hàng nông sản.

3.3.2. Nhóm các giải pháp về quy hoạch sản xuất, chất lượng sản phẩm và thị trường

3.3.2.1. Tập trung hoàn thiện công tác quy hoạch vùng sản xuất hàng nông sản xuất khẩu và thực hiện nghiêm các quy hoạch đã được phê duyệt

Trong điều kiện hội nhập vào nền kinh tế hiện nay, thì xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam không thể cứ bám mãi các yếu tố lợi thế sẵn có trước đây là chi phí thấp, giá nhân công rẽ, giá nông sản cạnh tranh, khối lượng nhiều…để tham gia vào thị trường nông sản thế giới, mà cần phải xác định lại yếu tố cạnh tranh mới là chất lượng sản phẩm, để từ đó nâng cao giá trị hàng nông sản trên một đơn vị sản phẩm. Để đạt được mục đích trên, công việc đầu tiên và vô cùng quan trọng là công tác quy hoạch phát triển vùng nông sản hàng hóa xuất khẩu và việc thực hiện nghiêm các quy hoạch đó. Trong đó, Nhà nước cần phải rà soát, tiến hành điều tra tổng thể trên cả nước các vùng hiện đang sản xuất loại nông sản gì? có phù hợp với

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/12/2022