3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số vấn đề lý luận về nuôi con nuôi và điều kiện nuôi con theo Luật nuôi con nuôi năm 2010, thực trạng áp dụng điều kiện nuôi con nuôi trong thực tế.
Luận văn tập trung phân tích các điều kiện nuôi con nuôi theo quy định trong Luật nuôi con nuôi năm 2010, bao gồm các điều kiện đối với các chủ thể có liên quan trong việc cho nhận con nuôi (điều kiện nội dung) và thủ tục, trình tự, thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi (điều kiện hình thức) để đảm bảo cho việc nuôi con nuôi có giá trị pháp lý làm phát sinh quan hệ cha mẹ và con giữa hai bên. Khi phân tích, có sự so sánh với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về vấn đề này.
4. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề nuôi con nuôi đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều nhà nghiên cứu luật học. Có rất nhiều những bài viết về vấn đề nuôi con nuôi và bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi như: bài viết "Về chế định nuôi con nuôi trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000" của Ngô Thị Hường, Tạp chí Luật học số 3 năm 2001; bài viết "Tăng cường bảo đảm quyền trẻ em được sống trong gia đình", của Hà Đình Bốn, Dân chủ và pháp luật 2009 (Số chuyên đề pháp luật về nuôi con nuôi); “Một số vấn đề về điều kiện nuôi con nuôi” của TS. Nguyễn Phương Lan, Tạp chí Luật học số tháng 3 năm 2009... Đây là những bài viết nói lên sự cần thiết phải bảo vệ quyền trẻ em, quyền được sống trong môi trường gia đình. Theo đó, việc hoàn thiện các điều kiện nuôi con nuôi trong việc cho – nhận con nuôi là một yêu cầu cần thiết để đảm bảo mục đích này.
Mặt khác còn có các công trình nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực nuôi con nuôi như: Luận án tiến sĩ về “Cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định pháp lý về nuôi con nuôi ở Việt Nam” của Nguyễn Phương Lan năm 2007 –
Trường Đại học Luật Hà Nội; Luận văn thạc sĩ “Nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam”, của Bùi Thị Hương năm 2011 – Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội... Những luận văn, luận án trên đã tiếp tục nêu lên tầm quan trọng của việc nghiên cứu và hoàn thiện các quy định về pháp luật nuôi con nuôi và các điều kiện nuôi con nuôi đảm bảo cho trẻ em được nuôi dưỡng, chăm sóc trong môi trường gia đình.
Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi nói chung và các điều kiện nuôi con nuôi nói riêng vẫn thực sự cần thiết. Việc nghiên cứu sẽ chỉ ra những mặt tích cực, mặt hạn chế khi áp dụng điều kiện nuôi con nuôi vào thực tế, vừa đề ra được những giải pháp hoàn thiện pháp luật về các điều kiện nuôi con nuôi góp phần bảo vệ tốt hơn quyền lợi trẻ em được nhận làm con nuôi, cũng như mục đích, ý nghĩa của việc nuôi con nuôi.
5. Tính mới và những đóng góp của luận văn
- Luận văn là công trình nghiên cứu có tính chất chuyên sâu và toàn diện về điều kiện nuôi con nuôi theo Luật Nuôi con nuôi năm 2010.
Có thể bạn quan tâm!
- Các điều kiện nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi năm 2010 - 1
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Quy Định Điều Kiện Nuôi Con Nuôi
- Điều Kiện Đối Với Người Được Nhận Làm Con Nuôi
- Các điều kiện nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi năm 2010 - 5
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
- Trên cơ sở nghiên cứu các điều kiện nuôi con nuôi, luận văn đã có sự đánh giá, phân tích một số nét về thực trạng thực hiện pháp luật về điều kiện nuôi con nuôi từ sau khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực cho đến nay, chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của các quy định này, đồng thời đóng góp những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về các điều kiện nuôi con nuôi.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi.
Về phương pháp nghiên cứu: luận văn sử dụng các phương pháp như phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp phân tích, so sánh; phương pháp tổng hợp, điều tra xã hội học.
7. Kết cấu cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu gồm ba chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về nuôi con nuôi và điều kiện nuôi con nuôi.
Chương 2: Các điều kiện để việc nuôi con nuôi có giá trị pháp lý theo Luật nuôi con nuôi năm 2010.
Chương 3: Thực trạng thực hiện điều kiện nuôi con nuôi và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NUÔI CON NUÔI VÀ ĐIỀU KIỆN NUÔI CON NUÔI
1.1. Khái niệm nuôi con nuôi và ý nghĩa của việc nuôi con nuôi
1.1.1. Khái niệm nuôi con nuôi
Nuôi con nuôi là hiện tượng tồn tại trong mọi chế độ xã hội và xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người, thể hiện mối quan hệ gắn bó của con người với nhau.
Khái niệm nuôi con nuôi có thể được xem xét dưới hai góc độ: góc độ xã hội và góc độ pháp lý.
* Dưới góc độ xã hội
Trong cuộc sống xã hội có rất nhiều trường hợp cá nhân hoặc gia đình nhận một đứa trẻ làm con nuôi. Việc nhận con nuôi có thể xuất phát từ nhiều lý do như: người nhận nuôi không có con; từ tình yêu thương với những đứa trẻ mồ côi, không nơi nương tựa; từ phong tục tập quán của địa phương hoặc để tích đức về sau cho con cái… Việc hình thành quan hệ cha mẹ con trong trường hợp này một mặt đáp ứng nhu cầu về tình cảm giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi, thể hiện sự yêu thương, muốn giúp đỡ cưu mang trẻ em mồ côi, trẻ em bất hạnh; mặt khác nó còn thể hiện lòng nhân ái, sự hướng thiện của con người với những giá trị đạo đức tốt đẹp. Mặc dù đã hình thành quan hệ cha mẹ và con trên thực tế, các bên đều thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cha mẹ và con đối với nhau nhưng do các bên không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên quan hệ nuôi con nuôi không được công nhận có giá trị pháp lý.
Việc hình thành những quan hệ như trên đã tạo ra các hình thức nuôi con nuôi như: nuôi con nuôi theo phong tục tập quán, nuôi con nuôi lập tự,
nuôi con nuôi trên danh nghĩa, nuôi con nuôi lấy phúc… Trên thực tế, quan hệ nuôi con nuôi này mặc dù không có sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng vẫn tồn tại mối quan hệ cha mẹ con giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi.
Như vậy, dưới góc độ xã hội thì nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con trên thực tế giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi nhằm đáp ứng những nhu cầu về tình cảm và lợi ích giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi mà không có sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
* Dưới góc độ pháp lý
Dưới góc độ pháp lý, nuôi con nuôi có thể được hiểu: là sự kiện pháp lý hoặc là quan hệ pháp luật. Trong phạm vi luận văn này, nuôi con nuôi được hiểu dưới góc độ là sự kiện pháp lý. Việc nuôi con nuôi bao gồm tập hợp các sự kiện pháp lý. Chỉ khi nào hội tụ đủ các sự kiện này quan hệ nuôi con nuôi mới phát sinh hiệu lực pháp lý. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ có thể công nhận việc nuôi con nuôi khi các bên đương sự thể hiện rò ràng ý chí của mình đồng thời đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết của việc nuôi con nuôi. Nói cách khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ có thể công nhận việc nuôi con nuôi khi các sự kiện cấu thành đã hội tụ đầy đủ và được liên kết lại với nhau tại thời điểm phát sinh quan hệ pháp luật về nuôi con nuôi. Vì vậy có thể nói dưới góc độ pháp lý nuôi con nuôi là sự kiện pháp lý, là một cấu thành sự kiện.
Về lý luận, sự kiện pháp lý là những sự kiện xảy ra trong thực tế được pháp luật quy định rò các quyền và nghĩa vụ. Có nghĩa là những hoàn cảnh, tình huống điều kiện của đời sống thực tế được pháp luật ghi nhận trong các quy phạm pháp luật gắn liền với việc làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể cụ thể khi chúng xảy ra.
Với tư cách là một sự kiện pháp lý, điều kiện nuôi con nuôi bao gồm các điều kiện về nội dung và điều kiện về hình thức. Hai điều kiện này có mối quan hệ với nhau và tạo ra hiệu lực pháp lý của quan hệ nuôi con nuôi. Vì vậy, sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật nuôi con nuôi khi nó đáp ứng được các yếu tố sau: các điều kiện về chủ thể của việc nuôi con nuôi; sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi con nuôi, ý chí của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em được cho làm con nuôi, ý chí của bản thân người con nuôi (điều kiện nội dung) và ý chí của nhà nước công nhận việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi (điều kiện hình thức).
- Về chủ thể: người nhận nuôi, người được nhận nuôi, cha mẹ đẻ phải đáp ứng được các điều kiện của việc nuôi con nuôi. Các điều kiện này được pháp luật quy định và bắt buộc các chủ thể phải đáp ứng khi mong muốn xác lập quan hệ nuôi con nuôi. Việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện nuôi con nuôi do pháp luật quy định chính là một điều kiện để các bên tham gia vào sự kiện pháp lý phát sinh quan hệ nuôi con nuôi.
- Về sự thể hiện ý chí của các bên liên quan: các chủ thể ngoài việc đáp ứng được các điều kiện của việc nuôi con nuôi thì cần phải thể hiện ý chí của mình trong việc cho – nhận con nuôi.
+ Sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi con nuôi. Người nhận nuôi con nuôi phải thể hiện ý chí của mình về việc mong muốn nhận nuôi đứa trẻ và thiết lập quan hệ cha mẹ và con với đứa trẻ đó.
+ Sự thể hiện ý chí của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em được cho làm con nuôi. Ý chí của những người này trong việc cho trẻ em làm con nuôi phải tự nguyện, không có bất cứ sự tác động, dụ dỗ, ép buộc nào.
+ Sự thể hiện ý chí của bản thân người được nhận làm con nuôi. Pháp luật quy định khi trẻ em đạt đến một độ tuổi nhất định (từ 9 tuổi trở lên), trẻ em có quyền thể hiện ý chí độc lập, quyết định vấn đề có liên quan đến cuộc
sống của mình. Sự đồng ý làm con nuôi của trẻ trong trường hợp này là điều kiện bắt buộc để việc nuôi con nuôi có giá trị pháp lý. Quy định này thể hiện quyền cơ bản của trẻ em trong việc bày tỏ ý kiến của mình.
- Ý chí của nhà nước được thể hiện qua việc công nhận hay không công nhận việc nuôi con nuôi thông qua thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi hay từ chối việc đăng ký nuôi con nuôi. Việc nuôi con nuôi được công nhận tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm phát sinh hiệu lực pháp lý của việc nuôi con nuôi.
Như vậy, dưới góc độ là một sự kiện pháp lý, nuôi con nuôi được hiểu là việc một người hoặc hai người là vợ chồng nhận nuôi một người khác không do họ sinh ra, nhằm xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi trên cơ sở phù hợp với các quy định của pháp luật.
1.1.2. Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi
Việc ban hành Luật Nuôi con nuôi cũng như quy định mục đích của việc nuôi con nuôi đã thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm, mối quan hệ tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau giữa con người với con người. Đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước còn chịu những di chứng nặng nề của chiến tranh, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, mức thu nhập của người dân còn thấp, nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần có mái ấm gia đình, thì vấn đề nuôi con nuôi càng trở lên cấp thiết trong đời sống xã hội, đảm bảo cho trẻ em được lớn lên trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc để trở thành người có ích cho xã hội. Trong thời gian qua, có rất nhiều trẻ em bị bỏ rơi khi vừa mới sinh ra, rất nhiều trẻ em bị dị tật bẩm sinh hoặc bị di chứng do ảnh hưởng của chiến tranh để lại, trẻ em là con của các gia đình nghèo mà cha mẹ để không có đủ điều kiện để chăm sóc con cái. Các em phải sớm lăn lộn với
đời, tự bươn chải làm đủ các nghề để kiếm sống như bán vé số, đánh giầy, ăn xin... Với môi trường đó các em dễ bị các phần tử xấu dụ dỗ, không ít những đứa trẻ đã kiếm sống bằng nghề móc túi, cướp giật, trộm cắp... và các em sẽ trở thành gánh nặng của xã hội. Vì vậy, việc các em được nhận làm con nuôi có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ riêng với cuộc đời của các em mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội. Việc nuôi con nuôi không chỉ là biện pháp tốt nhất, phù hợp và có lợi nhất đối với trẻ em mà còn là cách thực hiện hợp pháp quyền làm cha mẹ của cá nhân.
Việc nhận nuôi con nuôi góp phần làm giảm gánh nặng của nhà nước trước tình trạng trẻ em lang thang, không nơi nương tựa, không nguồn nuôi dưỡng, hạn chế trẻ em có thể có hành vi vi phạm pháp luật hay mắc các tệ nạn xã hội do thiếu sự quan tâm, giáo dục… Đây là cơ sở để đảm bảo sự ổn định, phát triển của đất nước đồng thời cũng giảm đi gánh nặng đối với ngân sách nhà nước vì không phải đưa các em vào cơ sở bảo trợ xã hội mà vẫn đảm bảo được lợi ích tốt nhất cho trẻ em.
Mặt khác, việc nhận nuôi con nuôi đem lại cho đứa trẻ một gia đình, ở đó đứa trẻ được hưởng sự yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng như những đứa trẻ khác. Chúng sẽ không bị mặc cảm về hoàn cảnh của mình, có điều kiện tốt nhất để phát triển nhân cách, trí tuệ của bản thân. Đây cũng là một biện pháp đảm bảo quyền cơ bản của trẻ em – quyền được sống trong môi trường gia đình. Còn đối với người nhận nuôi, việc nuôi con nuôi đem lại cho họ một đứa con phù hợp với nguyện vọng của họ. Đặc biệt đối với những cặp vợ chồng vô sinh, việc nhận con nuôi giúp họ thực hiện quyền làm cha mẹ của mình, họ được chăm lo, được thể hiện tình cảm của của những người làm cha mẹ với đứa con.
Việc nuôi con nuôi sẽ đáp ứng một cách hài hòa lợi ích của cả hai bên người nhận nuôi và người được nhận nuôi. Người nhận nuôi thỏa mãn được