Các điều kiện nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi năm 2010 - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


BÙI THỊ THANH LÊ


Các điều kiện nuôi con nuôi theo luật nuôi con nuôi năm 2010


Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự

Mã số: 60 38 01 03


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN PHƯƠNG LAN

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Bùi Thị Thanh Lê

MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các từ viết tắt Danh mục biểu đồ

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NUÔI CON NUÔI VÀ ĐIỀU KIỆN NUÔI CON NUÔI 6

1.1. Khái niệm nuôi con nuôi và ý nghĩa của việc nuôi con nuôi 6

1.1.1. Khái niệm nuôi con nuôi 6

1.1.2. Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi 9

1.2. Khái niệm về điều kiện nuôi con nuôi 11

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quy định điều kiện nuôi con nuôi ... 12

1.4. Sự cần thiết quy định điều kiện nuôi con nuôi 15

Chương 2: CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ VIỆC NUÔI CON NUÔI CÓ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ THEO LUẬT NUÔI CON NUÔI NĂM 2010 19

2.1. Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi 19

2.2. Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi 24

2.3. Điều kiện về ý chí của các bên chủ thể 37

2.3.1. Sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi con nuôi 37

2.3.2. Sự thể hiện ý chí của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người

được cho làm con nuôi 38

2.3.3. Sự thể hiện ý chí của người được nhận làm con nuôi 42

2.3.4. Sự thể hiện ý chí của Nhà nước 42

2.4. Đăng ký việc nuôi con nuôi 43

2.4.1. Đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước 44

2.4.2. Đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 49

2.4.3. Vấn đề nuôi con nuôi thực tế và đăng ký nuôi con nuôi thực tế 59

Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC ĐIỀU KIỆN NUÔI CON NUÔI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ NÀY 64

3.1. Thực trạng thực hiện pháp luật về điều kiện nuôi con nuôi 64

3.2. Thực tiễn thực hiện vấn đề đăng ký nuôi con nuôi thực tế 71

3.3. Một số vấn đề còn tồn tại trong việc áp dụng điều kiện nuôi

con nuôi 76

3.3.1. Những khó khăn, vướng mắc 76

3.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên 82

3.4. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về điều kiện nuôi

con nuôi 83

3.4.1. Kiến nghị hoàn thiện thể chế pháp luật về điều kiện nuôi con nuôi 83

3.4.2. Giải pháp về tổ chức, thực hiện 85

KẾT LUẬN 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Công ước LaHay 1993:

Công ước LaHay về bảo vệ trẻ em và hợp

tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế

Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo

dục trẻ em:

Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

năm 2004

Luật HN&GĐ năm 2000:

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000

Luật Nuôi con nuôi:

Luật Nuôi con nuôi năm 2010

Nghị định 158/2005/NĐ-CP:

Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và

quản lý hộ tịch

Nghị định 19/2011/NĐ-CP:

Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi

hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi

Nghị định 68/2002/NĐ-CP:

Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và

gia đình có yếu tố nước ngoài

Nghị định 69/2006/NĐ-CP:

Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và

gia đình có yếu tố nước ngoài

Sở LĐTBXH:

Sở Lao động thương binh xã hội

UBND:

Ủy ban nhân dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Các điều kiện nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi năm 2010 - 1

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Số hiệu biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 3.1:

So sánh số lượng trẻ em được cho làm con nuôi

trong nước và số lượng trẻ em được cho làm con nuôi ở nước ngoài


64

Biểu đồ 3.2:

Thể hiện kết quả đăng ký nuôi con nuôi thực tế

72

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trẻ em là một nhóm xã hội non nớt, dễ bị tổn thương nhất, được toàn thể cộng đồng quốc tế quan tâm và bảo vệ. Một trong những quyền cơ bản của trẻ em được pháp luật quy định, bảo vệ là quyền được sống, được chăm sóc, nuôi dưỡng trong môi trường gia đình. Tuy nhiên không phải tất cả trẻ em sinh ra đều có cha mẹ và đều may mắn được sống trong môi trường gia đình. Trong xã hội còn nhiều trẻ em bị bỏ rơi, mồ côi, khuyết tật, sống trong các gia đình nghèo không có điều kiện nuôi dưỡng, cần một mái ấm gia đình thay thế. Một trong những biện pháp bảo đảm cho trẻ em một gia đình thay thế là cho trẻ làm con nuôi. Cho trẻ em làm con nuôi được xem là một giải pháp bảo vệ trẻ em, không để trẻ em phải sống lang thang, thiếu điều kiện phát triển. Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hiện nay cả nước có khoảng 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần được chăm sóc, giúp đỡ bằng nhiều biện pháp khác nhau trong đó có việc tìm gia đình thay thế cho trẻ em ở trong nước và ở nước ngoài. Sự ra đời của Luật Nuôi con nuôi năm 2010 nói chung và việc quy định các điều kiện nuôi con nuôi nói riêng đã tạo điều kiện cho các cá nhân, gia đình có nhu cầu muốn nhận nuôi con nuôi, đồng thời cũng tạo cho các em có hoàn cảnh đặc biệt được sống trong gia đình giống như môi trường gia đình gốc của mình. Việc quy định các điều kiện nuôi con nuôi là cần thiết để đảm bảo cho trẻ em được nhận nuôi được sống trong môi trường gia đình an toàn, lành mạnh, được yêu thương chăm sóc. Đây cũng chính là một biện pháp nhằm ngăn ngừa các hành vi lợi dụng việc cho – nhận con nuôi vào mục đích khác như: hành vi trục lợi từ việc nuôi con nuôi, buôn bán trẻ em…

Tuy nhiên, việc hiểu và áp dụng các điều kiện nuôi con nuôi vào thực tế

còn gặp những vướng mắc, bất cập như: việc xác nhận các điều kiện nuôi con nuôi, lập hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi, khó khăn trong việc theo dòi và quản lý báo cáo tình hình phát triển của con nuôi, vướng mắc phát sinh trong việc đăng ký nuôi con nuôi hay giải quyết tình trạng nuôi con nuôi thực tế... Vì vậy, để đảm bảo được mục đích và ý nghĩa của việc nuôi con nuôi thì các điều kiện của người nhận nuôi và trẻ em được nhận làm con nuôi cần được quy định chặt chẽ, được nghiên cứu và hoàn thiện để giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh khi áp dụng các quy định này vào thực tế. Đây là lý do tôi chọn đề tài: Các điều kiện nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi năm 2010là đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích làm rò những vấn đề lý luận về điều kiện nuôi con nuôi, các điều kiện của việc nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi năm 2010, thực tiễn áp dụng các điều kiện nuôi con nuôi trong giải quyết việc cho nhận con nuôi, qua đó đánh giá mặt tích cực và hạn chế của các quy định về điệu kiện nuôi con nuôi, đề xuất những giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về các điều kiện nuôi con nuôi ở Việt Nam hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên, cần thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về nuôi con nuôi và các điều kiện của việc nuôi con nuôi, sự cần thiết phải quy định điều kiện nuôi con nuôi.

- Phân tích các điều kiện nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi năm 2010, có sự so sánh với các quy định của pháp luật trước đây, đồng thời đánh giá mặt tích cực và hạn chế của các quy định này.

- Tìm hiểu một số nét về thực trạng áp dụng các điều kiện nuôi con nuôi tại Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó phát hiện những vướng mắc bất cập và đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí