Không Có Quy Định Về Trách Nhiệm Trao Đổi Cơ Sở Dữ Liệu Khách Hàng Giữa Các Dnbh

buộc đình chỉ hoạt động đào tạo đại lý, buộc hủy bỏ kết quả đào tạo đại lý.”[7]. Nhưng những quy định về các biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm trong lĩnh vực KDBH trên đây chủ yếu hướng tới những hành vi vi phạm từ phía DNBH mà chưa hướng tới những hành vi vi phạm của khách hàng bảo hiểm, trong đó có hành vi TLBH của khách hàng.

Về hình sự


Mặc dù Bộ luật Hình sự sửa đổi đã được Quốc hội thông qua vào tháng 11

năm 1015 có quy định về Tội gian lận trong KDBH nhưng đến ngày 01/07/2016 mới có hiệu lực thi hành, do vậy tại thời điểm này theo thì hành vi TLBH chưa

được điều chỉnh bởi một Điều luâṭ cụ thể nào. Măc

dù vâỵ , người thực hiên

hành

vi TLBH vẫn có thể bị xử lý bởi một trong những tội được quy định trong Bộ

luâṭ Hình sự nếu các hành vi mà họ thực hiên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội

̀ a đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139), lạm dụng tính nhiêm

Các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay - 9

chiếm đoạt tài sản

(Điều 140), tội tham ô (Điều 278), tội nhận hối lộ (Điều 279). Trên thực tế, viêc̣ xác định những hành vi gian dối trong TLBH có thỏa mãn yếu tố cấu thành các

tội “lừ a đảo chiếm đoạt tài sản”, “lạm dụng tính nhiêm

chiếm đoạt tài sản” hay

không là một vấn đề rất khó và phần lớn phụ thuộc vào đánh giá của cơ quan

điều tra. Măṭ khác, nếu như hành vi mà người TLBH thực hiên không thỏa mãn

các yếu tố để cấu thành tội phạm nhưng trên thực tế vẫn gây ra thiệt hại đối với DNBH và các nguy hiểm cho xã hội thì cũng chỉ dừ ng lại ở các tranh chấp dân sự. Điều đó làm cho nó không có tính răn đe ca.o

Như vậy, mặc dù pháp luật nước ta đã quy định các chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động KDBH tuy nhiên có thể nhận thấy rằng các chế tài này vẫn còn lỏng lẻo, chưa bao quát và chưa có tính răn đe. Khi DNBH phát hiện ra hành vi TLBH, DNBH có quyền từ chối chi trả STBH theo hợp đồng, từ chối bồi thường thiệt hại và có quyền đình chỉ HĐBH hoặc yêu cầu Tòa án

tuyên bố HĐBH vô hiệu... tuy nhiên việc áp dụng chế tài này trên thực tế không phải đơn giản, bởi muốn từ chối chi trả STBH hay từ chối bồi thường thiệt hại, DNBH cần phải có lý do, từ đó DNBH cần phải thực hiện các công việc điều tra, xác minh về những trường hợp nghi ngờ có dấu hiệu trục lợi, việc điều tra này không những cần phải có những người có nghiệp vụ mà còn cần phải có sự phối hợp của các cơ quan hữu quan có liên quan thì mới diễn ra một cách thuận lợi, ít tốn thời gian và công sức, tuy nhiên trên thực tế việc điều tra, xác minh của DNBH trong việc tìm ra chứng cứ về hành vi TLBH lại gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, chế tài này không phải dễ dàng được áp dụng khi phát hiện ra hành vi TLBH.

Đối với chế tài hành chính xử lý hành vi TLBH với hình thức xử phạt và mức xử phạt được quy định cụ thể tại Khoản 3, Điều 14 Nghị định 98/2013/NĐ-CP phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gian dối, giả mạo tài liệu trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm đã nhận tiền bồi thường, trả tiền bảo hiểm. Tuy nhiên, khi cơ quan chức năng kiểm tra, thanh tra tại các công ty nếu phát hiện thì xử phạt, nhưng khi phát hiện ra có hành vi TLBH cũng rất khó xử phạt những cá nhân bởi có những vụ việc TLBH được phát hiện diễn ra trước khi DNBH trả tiền bảo hiểm và bồi thường thiệt hại cho đối tượng có hành vi trục lợi.

Mặt khác, như đã phân tích, Bộ luật Hình sự sửa đổi mới được ban hành tháng 11/2015 và đến tháng 01/07/2016 mới có hiệu lực thi hành. Do đó, trong trường hợp có các hành vi TLBH thì thông thường cơ quan tư pháp sẽ đưa về xử tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với những người ký HĐBH hoặc là tội tham ô đối với cán bộ, nhân viên trong DNBH nếu chính bản thân họ có hành vi gian lận để TLBH... Trong đó, Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định Điều 139 BLHS theo đó: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm

đoạt tài sản của người khác thì có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”[30]. Tuy nhiên việc buộc tội khách hàng không dễ bởi đối với những hành vi gian dối nhưng chưa thực hiện chót lọt không thể xử lý vì chưa có thiệt hại xảy ra. Thêm vào đó, đối với những hành vi gian dối đã được thực hiện chót lọt, công ty bảo hiểm đã bồi thường thì lại lo ngại trách nhiệm của cán bộ bảo hiểm, bởi lẽ sẽ có những nhân viên, không loại trừ các cán bộ cấp cao của công ty sẽ phải chịu trách nhiệm với những hành vi phạm tội xảy ra. Trong khi đó, như đã phân tích ở trên, hành vi TLBH thường bị phát hiện khi DNBH chưa bị thiệt hại gì, nên không thể áp dụng chế tài hành chính là phạt tiền, cũng như chưa đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Vì vậy, khi phát hiện và chứng minh có hành vi TLBH của khách hàng và các đối tượng TLBH khác, DNBH chỉ có cách duy nhất là từ chối yêu cầu bồi thường theo Luật KDBH. Điều đó có nghĩa là khi thực hiện hành vi trục lợi đối tượng thực hiện hành vi TLBH “một là được hai là không được chứ không mất gì”. Tất cả những phân tích trên đã cho thấy, chế tài về xử lý vi phạm trong KDBH còn thiếu và còn quá nương nhẹ, chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn hành vi TLBH.

2.3.1.5. Không có quy định về trách nhiệm trao đổi cơ sở dữ liệu khách hàng giữa các DNBH

Hiện nay, vấn đề TLBH đang làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DNBH cũng như ảnh hưởng đến quỹ bảo hiểm chung của những người tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, do không có quy định về trách nhiệm trao đổi cơ sở dữ liệu khách hàng nên vì động lực cạnh tranh, các DNBH thường không chia sẻ thông

tin với nhau. Chính vì vậy, nhiều trường hợp TLBH có tính chất hàng loạt đã xảy ra mà không được cảnh báo hoặc phối hợp giải quyết, từ đó gây thiệt hại cho nhiều DNBH và giảm niềm tin của công chúng đối với ngành bảo hiểm.

2.3.1.6. Không quy định thẩm quyền giám sát của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam


Một trong những chủ thể có vai trò quan trọng trong hoạt động giám sát KDBH không được đề cập đến là HHBH Việt Nam.

Thông lệ quốc tế hiện nay rất coi trọng chức năng giám sát bảo hiểm của các tổ chức phi Chính phủ, mà đặc biệt là các hiệp hội. Trên thực tế, từ quy định của Nghị định 45/2007/NĐ-CP đã cho thấy Chính phủ lại mặc nhiên công nhận vai trò của HHBH Việt Nam trong việc giám sát bởi các quy định như “Nhà nước tạo điều kiện để HHBH Việt Nam và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp tăng cường vai trò tự quản trong lĩnh vực bảo hiểm; bảo đảm cạnh tranh lành mạnh vì quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm” và “DNBH phải có nghĩa vụ thông báo cho HHBH Việt Nam danh sách các ĐLBH bị DNBH chấm dứt hợp đồng ĐLBH do vi phạm pháp luật, quy tắc hành nghề”[6]. Tuy nhiên, Luật KDBH lại không có quy định HHBH Việt Nam là một trong những chủ thể có thẩm quyền giám sát. Điều này đã hạn chế nhiều đến hiệu quả giám sát vì tổ chức này có nhiều thông tin và với vai trò là tổ chức phi Chính phủ, HHBH Việt Nam sẽ dễ dàng hơn trong việc thực hiện chức năng giám sát và phối hợp giám sát góp phần phát hiện và ngăn chặn tình trạng TLBH.

2.3.2. Nguyên nhân từ khả năng nhận thức và áp dụng pháp luật của doanh nghiệp bảo hiểm và cơ quan xét xử

2.3.2.1. Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp bảo hiểm


Mặc dù các DNBH là “nạn nhân” của TLBH nhưng chính DNBH cũng đóng vai trò lớn trong việc TLBH ngày càng khó kiểm soát ở Việt Nam. Một số nguyên nhân chính như sau:

Thứ nhất, như đã phân tích ở trên DNBH không có sự chia sẻ thông tin phòng chống TLBH giữa các DNBH. Điều này dẫn đến việc người trục lợi ở doanh nghiệp này bị phát hiện có thể tham gia TLBH ở doanh nghiệp khác một cách dễ dàng. Các kịch bản trục lợi cũng rất hiếm khi được chia sẻ giữa các công ty để cùng xây dựng các biện pháp phòng chống trục lợi.

Khi phát hiện ra hành vi TLBH, DNBH có thể đưa vụ việc đó ra xét xử tại Tòa án để giải quyết và xử lý hành vi vi phạm. Tuy nhiên, phần lớn khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu trục lợi thì các công ty lựa chọn giải pháp xử lí êm thấm do lo sợ nhiều nguyên nhân như: Sợ khách hàng biết sẽ ảnh hưởng tới việc giữ chân khách hàng cũng như thu hút thêm khách hàng mới, chưa kể tiền lệ sẽ có nhiều người học theo để trục lợi; Có thể là sự cả nể đối với những khách hàng lớn, hoặc những khách hàng thân quen, khách hàng có vị thế... làm cho việc xử phạt vi phạm càng trở nên lỏng lẻo hơn chưa đủ sức răn đe với những kẻ xấu khác cũng như làm tỉnh lòng tham của khách hàng; Bên cạnh đó, xuất phát từ chế tài xử phạt của luật, nghị định còn nhẹ, khiến nhiều doanh nghiệp bỏ qua yếu tố kiện cáo, mà chỉ quan tâm đến việc ngăn chặn được trục lợi của bản thân công ty mình để rồi khó có thể khẳng định hành vi trục lợi đó bị ngăn chặn ở một công ty sẽ được nhiều công ty học hỏi kinh nghiệm hay hành vi trục lợi đó sẽ được thử ở công ty khác. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, dưới sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, nhất là cuộc cạnh

tranh về thông tin giữa các DNBH vô hình chung khiến họ có quá ít thông tin trao đổi với nhau trên con đường KDBH. DNBH cam kết giữ kín thông tin khách hàng đôi khi là kẽ hở lớn cho những kẻ TLBH.

Thứ hai, DNBH chưa tuân thủ nghiêm túc quy trình khai thác, giám định bồi thường. Việc này có nhiều nguyên nhân: có thể do trình độ, ý thức của cán bộ, có thể do năng lực của bản thân công ty chưa đáp ứng được việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ đề ra (ví dụ công ty chỉ có một vài văn phòng chi nhánh thì không thể đủ khả năng giám định kịp thời những tai nạn ở khu vực xa xôi), có thể do cả nguyên nhân cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp và sức ép kế hoạch doanh thu của cán bộ (dẫn đến bỏ qua một số thủ tục trong quy trình khai thác, như đánh giá rủi ro trước khi cấp đơn bảo hiểm).

Thứ ba, công tác tuyển dụng, đào tạo, quản lý đại lý, cán bộ còn bị buông lỏng; quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ; các quy trình nghiệp vụ, quy trình ra quyết định kinh doanh, quản lý tài chính, hạch toán, kế toán, đầu tư, giải quyết bồi thường... chưa chặt chẽ và còn có những lỗ hổng có thể bị kẻ xấu lợi dụng. Trong đó dịch vụ phục vụ khách hàng kém của các DNBH cũng là nguyên nhân phát sinh TLBH. Có nhiều ví dụ về dịch vụ phục vụ kém của DNBH (thái độ phục vụ của cán bộ, viện dẫn lý do từ chối bồi thường không hợp lý, mặc cả… dẫn tới ức chế cho khách hàng và khơi gợi ở họ phản ứng trục lợi lần sau).

Thứ tư, chủ động tham gia hành vi TLBH của cán bộ nhân viên DNBH: Hành vi này hoặc có thể chỉ là thuần túy chiều khách hàng để giữ khách (ví dụ giải quyết bồi thường sai cho một khách hàng lớn để giữ khách), hoặc chủ động tư vấn, tham gia cùng khách hàng trục lợi để hưởng lợi cá nhân. Sự thông đồng, giữa cán bộ bảo hiểm với đối tượng trục lợi là hành vi rất nguy hại cho công ty bảo hiểm bởi nhân viên công ty hiểu rõ nhất về công ty,

những yếu điểm và biết cách để tiến hành các hoạt động nhằm trục lợi. Nhân viên hoặc ĐLBH thông đồng với khách hàng TLBH. Họ có thể đánh giá mức độ tổn thất cao hơn thực tế hoặc vạch đường đi, cách thức cho khách hàng lợi dụng kẽ hở về giấy tờ, thủ tục giám định để trục lợi... Bên cạnh đó, việc các đại lý từ chạy theo hoa hồng, thiên về số lượng hợp đồng mà mình đạt được đôi khi bỏ qua những yếu tố có nguy cơ dẫn đến trục lợi hoặc đôi khi có thể đại lý tham gia thực hiện quá trình cùng khách hàng để TLBH cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ trục lợi, việc làm này còn làm chất lượng uy tín của DNBH ngày càng giảm sút.

2.3.2.2. Nguyên nhân từ phía cơ quan xét xử

Khi có yêu cầu, thẩm phán là người trực tiếp giải quyết tranh chấp HĐBH, trong đó có những tranh chấp có dấu hiệu TLBH, do vậy, chất lượng và hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp bảo hiểm nói chung và xử lý hành vi TLBH nói riêng phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn của Thẩm phán. Tuy nhiên như đã phân tích ở trên, thực tiễn xét xử các vụ án tranh chấp hợp đồng BHNT có dấu hiệu TLBH thời gian qua cho thấy còn có tình trạng thẩm phán hiểu không đúng, chưa hiểu rõ các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động KDBH nói chung và các văn bản pháp luật có liên quan dẫn đến việc giải quyết không đúng dẫn tới việc bỏ sót những hành vi TLBH.

Bên cạnh đó, phần lớn các vụ việc giải quyết tranh chấp HĐBH có dấu hiệu trục lợi, các thẩm phán chỉ dừng ở việc từ chối bồi thường/ trả tiền bảo hiểm mà chưa xử lý được bất kỳ tổ chức, cá nhân nào liên quan đến hành vi TLBH. Thậm chí, đối với một số vụ việc, một số thẩm phán còn nghiêng về khách hàng, yêu cầu DNBH phải giải quyết quyền lợi bảo hiểm hoặc bồi thường cho khách hàng mà chưa xem xét đầy đủ các căn cứ, các bằng chứng

để xem xét có hành vi trục lợi hay không bởi họ cho rằng DNBH ở vị thế cao hơn khách hàng nên có chịu thiệt cũng không đáng kể.

2.3.3. Nguyên nhân từ phía ý thức xã hội và nhận thức của người dân


Một là trình độ dân trí của người dân còn chưa cao, sự hiểu biết chưa đồng đều, sự hiểu biết về bảo hiểm và ý nghĩa của bảo hiểm còn hạn chế, tham gia bảo hiểm mà chưa thực sự nắm rõ lợi ích và quyền lợi của mình làm cho nhiều trường hợp không được giải quyết quyền lợi chính đáng hoặc quan niệm đơn giản có tham gia bảo hiểm thì phải được hưởng bảo hiểm, họ quan niệm hành vi TLBH không giống với hành vi ăn cắp, vẫn có những hiện tượng nhiều người TLBH chưa hiểu đúng hành vi đó là phi đạo đức. Điều này là khác biệt so với các thị trường phát triển, khi đa số người dân cho TLBH là hành vi phi đạo đức cần lên án. Chính điều này khiến cho công tác phòng chống TLBH tại công ty càng thêm khó khăn.

Hai là do nguồn lợi thu được từ việc TLBH là rất lớn, việc TLBH bằng tất cả các hình thức nếu thành công đều mang lại cho người tham gia bảo hiểm khoản tiền bồi thường lớn. Bên cạnh đó, những suy nghĩ chủ quan điển hình khác của người tham gia bảo hiểm ở nước ta do không hiểu kỹ phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm nên cảm giác bị công ty bảo hiểm “lừa” khi bị từ chối hoặc chế tài bồi thường không thỏa đáng… đã dẫn đến việc cố tình trục lợi khi tham gia bảo hiểm lần sau hay muốn tìm cách để thu hồi lại phí bảo hiểm đã đóng làm gia tăng ý muốn TLBH.

Bên cạnh đó, quá trình TLBH của người tham gia bảo hiểm hay người thụ hưởng bảo hiểm có sự hậu thuẫn của nhiều phía khiến xác minh và khẳng định có yếu tố trục lợi là rất khó khăn đối với cán bộ nhân viên công ty như: có sự bao che của hàng xóm láng giềng, cán bộ y tế, cán bộ công an, cán bộ chính quyền...

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 19/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí