d) Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm trừ trường hợp luật quy định khác.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
c) Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm…”[31].
Có thể bạn quan tâm!
- Nguyên Nhân Của Những Tồn Tại, Hạn Chế Trong Quá Trình Áp Dụng Các Biện Pháp Pháp Lý Hạn Chế Trục Lợi Bảo Hiểm Nhân Thọ Ở Việt Nam Hiện Nay
- Không Có Quy Định Về Trách Nhiệm Trao Đổi Cơ Sở Dữ Liệu Khách Hàng Giữa Các Dnbh
- Một Số Kiến Nghị Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Các Biện Pháp Pháp Lý Hạn Chế Trục Lợi Bảo Hiểm Nhân Thọ Ở Việt Nam Hiện Nay
- Các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay - 12
Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.
Mặc dù quy định của điều luật là “Tội gian lận bảo hiểm” và ở khoản 1 nhà làm luật đã liệt kê các trường hợp được xem là gian lận bảo hiểm và trong đó bao gồm những hành vi TLBH cụ thể: Thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật; Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm; Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm trừ trường hợp luật quy định khác. Do đó, đây
được coi là chế tài hình sự đối với hành vi TLBH. Việc quy định tôi danh này
đã tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện công tác điều tra, xét xử, các hành vi TLBH. Tuy nhiên, để đảm bảo được tính khả thi khi áp dụng tội danh này, trong thời gian sắp tới Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần ban hành Nghị quyết hướng dẫn áp dụng điều luật này.
3.1.4. Hoàn thiện quy định về giám sát hoạt động bảo hiểm nhân thọ nhằm hạn chế trục lợi bảo hiểm
Thứ nhất, bộ trưởng Bộ Tài chính cần ban hành Thông tư quy định về trách nhiệm trao đổi cơ sở dữ liệu khách hàng có tiền lệ TLBH giữa các DNBH nhằm đảm bảo hạn chế TLBH.
Trong bối cảnh tình trạng TLBH có khuynh hướng gia tăng đã đòi hỏi các DNBH cần phải có cơ chế giám sát chặt chẽ hơn, để nâng cao hiệu quả trong việc phát hiện, điều tra, giám định, xác minh trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng, trả tiền bảo hiểm và bồi thường bảo hiểm để hạn chế trục lợi. Mặc dù, pháp luật đã về nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm và DNBH trong quan hệ pháp luật bảo hiểm. Tuy nhiên, do không có quy định về trách nhiệm trao đổi cơ sở dữ liệu khách hàng nên vì động lực cạnh tranh, các DNBH thường không chia sẻ thông tin với nhau.
Như đã tìm hiểu ở Chương 2, chúng ta có thể thấy một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng TLBH ngày càng trầm trọng và hạn chế trong việc thực hiện các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT đó là sự thiếu tính hợp tác, phối hợp chặt chẽ cũng như hạn chế chia sẻ thông tin của các DNBH. Thậm chí, còn có trường hợp nhân viên, ĐLBH của DNBH này còn gợi ý, tiếp tay cho khách hàng để thực hiện các hành vi TLBH tại doanh nghiệp khác hay có trường hợp một số đại lý có dấu hiệu TLBH tại các công ty BHNT khác, sau khi nghỉ việc, lợi dụng kẽ hở, điểm yếu trong quy trình tuyển dụng, chia sẻ thông tin giữa các DNBH, đã tiếp tục đầu quân cho
các doanh nghiệp BHNT khác và tiếp tục tiến hành các thủ đoạn TLBH đã áp dụng tại các doanh nghiệp cũ.
Nguyên nhân của việc thiếu hợp tác giữa các DNBH là do sự cạnh tranh thiếu lành mạnh trên thị trường nên các DNBH thường giữ bí mật thông tin, việc trao đổi thông tin cần thiết về khách hàng, về những biện pháp để cùng nhau đối phó với TLBH giữa các doanh nghiệp hầu như không có. Đây là điều kiện thuận lợi để kẻ gian lợi dụng. Cùng với đó, để giữ được khách hàng, các công ty thường ngại xử lý mạnh tay, ngại đưa ra công chúng những thông tin về những vụ có dấu hiệu TLBH vì sợ ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng, nên cũng khiến việc chia sẻ thông tin càng khó khăn. Hiện nay các DNBH hầu như đều có danh sách về những khách hàng có tiền lệ TLBH, tuy nhiên những danh sách dó hầu như chỉ được lưu hành nội bộ mà chưa được san sẻ với các công ty bảo hiểm khác. Do đó trên thực tế, nhiều trường hợp TLBH có tính chất hàng loạt đã xảy ra mà không được cảnh báo hoặc phối hợp giải quyết, từ đó gây thiệt hại cho nhiều DNBH và giảm niềm tin của công chúng đối với ngành bảo hiểm.
Vì lẽ đó, bộ trưởng Bộ Tài chính cần ban hành Thông tư quy định về trách nhiệm trao đổi cơ sở dữ liệu khách hàng có tiền lệ TLBH giữa các DNBH nhằm đảm bảo hạn chế TLBH. Các quy định trong văn bản này tập trung xác định những trường hợp nào cần trao đổi thông tin, phương thức trao đổi thông tin và trách nhiệm của các DNBH trong việc sử dụng những thông tin đã trao đổi. Nếu các DNBH có sự hợp tác với nhau tốt hơn thông qua việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm chắc chắn tình trạng TLBH sẽ hạn chế hơn.
Thứ hai, quy định rõ vai trò của HHBH Việt Nam trong việc phối hợp giám sát hoạt động KDBH nhằm hạn chế TLBH
Như đã phân tích ở Chương 2, pháp luật KDBH ở nước ta không đề
cập đến vai trò của HHBH Việt Nam trong việc giám sát hoạt động KDBH nói chung và hạn chế TLBH nói riêng.
Được thành lập từ năm 1999, trong 16 năm qua, HHBH Việt Nam (AVI) đã thu hút 100% DNBH là hội viên chính thức, nhiều doanh môi giới bảo hiểm, tư vấn giám định bảo hiểm, văn phòng đại diện công ty bảo hiểm nước ngoài, trường đào tạo cử nhân bảo hiểm là hội viên liên kết. Hiệp hội là ngôi nhà chung, là cầu nối giữa DNBH và cơ quan quản lý nhà nước, giữa DNBH và khách hàng. 16 năm qua, Hiệp hội đã cùng với các DNBH đóng góp tích cực vào sự nghiệp 20 năm phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam đặc biệt có vai trò to lớn trong việc tuyên truyền, hạn chế TLBH.
Ngoài ra, Hiệp hội cũng tích cực tham gia ý kiến đóng góp, tư vấn phản biện các dự thảo văn bản pháp luật nhằm xây dựng môi trường pháp lý sát thực tiễn, góp phần thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển lành mạnh. Cử người tham gia thành viên ban soạn thảo, tổ biên tập, tổ chức các hội thảo, khảo sát thực tiễn, tổng hợp ý kiến các doanh nghiệp cho các dự thảo văn bản pháp quy liên quan đến Luật và hướng dẫn thi hành Luật KDBH và đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động KDBH gần đây nhất là Bộ luật Hình sự sửa đổi.
Áp lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh làm cho các DNBH mang tính đối đầu đi liền với hợp tác. Để hạn chế cạnh tranh không lành mạnh, Hiệp hội đã ban hành quy chế ứng xử giữa các DNBH, quy chế xử lý đại lý vi phạm, chuẩn mực đạo đức đại lý BHNT, cam kết của các doanh nghiệp BHNT đối với khách hàng, thỏa thuận hợp tác trong các nghiệp vụ bảo hiểm.
Có thể thấy, hoạt động của HHBH trong thời gian qua đặc biệt là những nỗ lực nhằm thống nhất hóa các khái niệm liên quan đến hợp đồng BHNT và việc ban hành điều khoản BHNT mẫu để các DNBH áp dụng là rất đáng ghi
nhận nhưng do không có quy định rõ ràng về thẩm quyền của HHBH Việt Nam trong Luật KDBH nên sự phối hợp giữa cơ quan này với Bộ Tài chính còn tương đối hạn chế. Do đó, cần bổ sung quy định về địa vị pháp lý của HHBH Việt Nam trong Luật KDBH theo hai hướng chính sau đây:
Một là HHBH Việt Nam phối hợp cùng với Bộ Tài chính hoạt động giám sát với những quyền hạn cụ thể trong việc tham gia phát hiện các hành vi vi phạm trong KDBH, trong đó có TLBH để bảo vệ người tham gia bảo hiểm chân chính, với chức năng là tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích của các DNBH thành viên.
Hai là ghi nhận HHBH Việt Nam có quyền và trách nhiệm hệ thống hóa và giải thích những thuật ngữ trong lĩnh vực bảo hiểm nói chung và BHNT nói riêng để có cách hiểu thống nhất giữa các DNBH, nâng cao khả năng lựa chọn của khách hàng khi tìm hiểu, lựa chọn các sản phẩm bảo hiểm, đồng thời quy đinh HHBH có thẩm quyền ban hành điều khoản BHNT mẫu với những yêu cầu rõ ràng về mặt pháp lý phục vụ cho việc áp dụng chung.
3.2. Tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật kinh doanh bảo hiểm nhân thọ nhằm hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ
Để pháp luật kinh doanh BHNT và các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT được thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn thì vấn đề nhận thức pháp luật của xã hội là hết sức quan trọng.
Nguyên nhân cơ bản khiến việc áp dụng các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT gặp nhiều khó khăn là do những chủ thể thực hiện hành vi trục lợi, chủ thể thực hiện các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT chưa nhận thức đúng và đầy đủ về trục lợi BHNT, do công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật hạn chế trục lợi BHNT còn chưa được quan tâm đúng mức. Bởi
vậy, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến nội dung của pháp luật điều chỉnh
về hạn chế trục lợi BHNT đến người dân, đến những người làm công tác áp dụng pháp luật (cán bộ tòa án, cán bộ xử lý vi phạm của Cục quản lý, giám sát bảo hiểm), các luật sư và đặc biệt là các DNBH để cho những chủ thể này nắm vững những quy định của pháp luật, hiểu đúng và rõ ràng hơn về pháp luật hạn chế trục lợi BHNT để từ đó nâng cao hiệu quả các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT.
Tiếp tục phát huy vai trò của HHBH Việt Nam trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật điều chỉnh về TLBH nói chung và TLBH trong lĩnh vực BHNT nói riêng: phối hợp vs DNBH tổ chức các buổi hội thảo nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức, hiểu biết của các cán bộ nhân viên, ĐLBH và công chúng về TLBH, nhận biết các hành vi TLBH, tác hại của TLBH và các chế tài xử lí đối với hành vi TLBH; tổ chức các diễn đàn trao đổi nghiệp vụ giám định xác minh trong điều tra hành vi TLBH; trao đổi các kinh nghiệm trong việc áp dụng pháp luật điều chỉnh về TLBH và thực hiện các biện pháp pháp lý hạn chế TLBH ở từng doanh nghiệp trong từng vụ việc cụ thể; xây dựng phóng sự, trả lời phỏng vấn những vấn đề liên quan đến TLBH và hạn chế TLBH được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trang web của Hiệp hội, Bản tin Bảo hiểm và đời sống ra hàng tháng và Bản tin Số liệu thị trường ra hàng quý là nơi tập trung những thông tin tuyên truyền về bảo hiểm cũng như các biện pháp pháp lý hạn chế TLBH.
3.3. Tăng cường năng lực và trình độ đội ngũ cán bộ tham gia xử lý, giải quyết các hành vi trục lợi bảo hiểm nhân thọ
3.3.1. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm và đại lý bảo hiểm
Đối với DNBH, cần nâng cao ý thức , hiểu biết pháp luật nói chung , pháp luâṭ KDBH đặc biệt là pháp luật điều chỉnh TLBH của nhân viên các
DNBH bằng cách kiên toàn nguồn nhân lực cả về chuyên môn , kiến thức
chống trục lợi lẫn đạo đức nghề nghiêp̣ luật, mỗi DNBH cần quy định rõ các biên
. Trên cơ sở các quy định của pháp pháp chế tài , xử phạt trong nội bộ
doanh nghiêp ; Cải tiến các điêù khoản , quy tắc bảo hiêm̉ ; Xây dựng , hoàn
thiên
quy trình quản lý nghiêp
vụ bảo hiểm , quy trình quản trị rủi ro cho
doanh nghiệp chăṭ chẽ và hiêu
quả trong viêc
ngăn ngừ a trục lợi ; Thực hiện
lưu giữ trên hệ thống máy tính các thông tin trong quá khứ về các vụ TLBH bởi hầu hết những vụ trục lợi đều được lặp lại theo một hoặc hai hình thức: (1) Lặp lại bởi cùng một người nhưng theo những phương thức khác nhau; (2) Phương thức gian lận giống nhau nhưng lại được áp dụng bởi nhiều người khác nhau. Mặc dù đây là những thông tin thuộc riêng tư cần được bảo vệ, mỗi DNBH vẫn có thể tích lũy cẩn thận các hồ sơ và lịch sử gian lận, các bài viết về vụ việc gian lận và lịch sử khiếu nại của các khách hàng. Thông qua việc lưu giữ các thông tin có tính hệ thống về khách hàng mà DNBH có thể nắm bắt được rủi ro từ khách hàng, nhằm phát hiện và nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp pháp lý cần thiết ngăn chặn tình trạng TLBH. Bên cạnh đó, DNBH cần tăng cường công tác kiểm tra và kiểm soát nội bộ và phối hợp với các DNBH khác trên toàn thị trường trong công tác phòng chống trục lợi.
Đối với ĐLBH, DNBH phải xây dựng lại quy chế đào tạo ĐLBH, có quy chế quản lý chặt chẽ đối với ĐLBH và hoạt động đại lý. DNBH phải có mối quan hệ chặt chẽ và thường xuyên với HHBH để giám sát các hoạt động của ĐLBH. Theo tác giả, nên thắt chặt lại cơ chế tuyển dụng đại lý ở các DNBH, tổ chức các khóa học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biệt pháp luật KDBH cũng như đạo đức nghề nghiệp của các nhân viên ĐLBH để hạn chế tình trạng TLBH từ bên trong, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả của hoạt động bảo hiểm. Bên cạnh đó, bản thân ĐLBH phải tự đào tạo nâng cao trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của mình. DNBH cần
hướng dẫn ĐLBH một cách chi tiết, cụ thể từng nội dung công việc được ủy
quyền trong giao kết HĐBH. Mặt khác, trên cơ sở pháp luật điều chỉnh về TLBH, khi giao kết hợp đồng đại lý, cần quy định rõ quyền và nghĩa vụ của ĐLBH đối với DNBH; nghĩa vụ của ĐLBH đối với bên mua bảo hiểm cũng như trách nhiệm của đại lý trong việc thông đồng với khách hàng để TLBH.
3.3.2. Đối với Cục quản lý, giám sát bảo hiểm
Thứ nhất, xuất phát từ thực tiễn áp dụng các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT ở Việt Nam hiện nay, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa xử phạt được trường hợp nào liên quan đến hành vi TLBH và từ kinh nghiệm một số nước như Hoa Kỳ với Phòng giải quyết trục lợi, Canada với Phòng chống tội phạm bảo hiểm, Anh với Văn phòng gian lận nghiêm trọng… Tác giả nhận thấy, bên cạnh việc hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh TLBH, để nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp pháp lý hạn chế TLBH, cần thành lập Phòng chuyên trách điều tra bảo hiểm, trực thuộc Cục quản lý, giám sát bảo hiểm, thực hiện một trong những nhiệm vụ trọng tâm là điều tra, xử lý hành vi TLBH. Phòng chuyên trách điều tra bảo hiểm cùng doanh nghiệp giải quyết những khiếu nại của khách hàng yêu cầu bồi thường bảo hiểm có dấu hiệu nghi vấn TLBH.
Thứ hai, thành lâp m ột trung tâm lưu trữ thông tin bảo hiêm̉ : Hạn chế
TLBH là trách nhiêm
c ủa tất c ả các chủ thể trên th ị bảo hiểm từ DNBH , cơ
quan quản lý nhà nư ớc, đến các hiêp
h ội ngành nghề . Do đó, để có thể ngăn
chăn
được các hành vi TLBH cũng như hạn chế những tổn thất gây ra từ hành
vi này thì sự hợp tác, phối hợp giữa các chủ thể trên là h ết sức cần thiết. Viêc
thành lâp m ột trung tâm lưu trữ thông tin về b ảo hiêm̉ là m ột trong những
cách thức thể hiên
rõ ràng và hiêu
qu ả nhất của sự hợp tác kể trên. Trung tâm
lưu trữ thông tin này cần phải trực thuộc cơ quan quản lý chuyên trách về hoạt động bảo hiểm (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm) nhằm đảm bảo rằng địa