Bước đầu khảo sát những đặc điểm ngôn ngữ - văn hoá hai dân tộc Hán - Việt qua các hình ảnh Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt trong những bài thơ Đỗ Phủ (Trung Quốc) và Nguyễn Trãi (Việt Nam) - 12

“Binh dư thân thích bán ly linh, Vạn tử tàn khu ngẫu nhất sinh... Dục vấn tương tư sầu biệt xứ, Cô trai phong vũ dạ tam canh”, “Nhất tòng luân lạc

tha hương khứ, Khuất chỉ thanh minh kỷ độ qua... Quá bán xuân quang tê”, “Dạ nguyệt thiên kinh cửu khách tình. Nhất chủng Tiêu quan chinh phụ oán, Tổng tương ly hận nhập thu thanh.”...Những hình ảnh phong, hoa, tuyết, nguyệt được miêu tả trong những câu thơ này đã mang “ngữ nghĩa” chứng tỏ tâm hồn của Nguyễn Trãi là như thế. Đến giai đoạn thứ II (khi ông có công làm cho đất nước độc lập và làm quan tại triều) khí phách của ông hoành tráng như “Sóc phong” hổ sinh phong”, nhưng phẩm chất của ông vẫn giữ “Tùng cúc” “Hoa mai tuyết trắng”... Ở giai đoạn thứ III, Nguyễn Trãi tỏ { chán nản và muốn lưu về ở ẩn, nhưng mà phẩm chất của ông vẫn giữ “ Tùng Phong”như một người quân tử, sự mong muốn của ông là“Dựng nhà trong núi mà ưng, Sách xưa ngồi đọc nghe rừng nở hoa. ” “Tảo tuyết chử

trà hiên trúc hạ” hòa nhập và tự nhiên, chuyên tâm đọc sách.

KẾT LUẬN


Những chuyện phong, hoa, tuyết, nguyệt sẽ không bao giờ tách khổi được chuyện về tình yêu trong thơ chữ Hán. Từ xưa đến nay đó như một vở kịch đã được diễn xuất hàng nghìn năm vẫn chưa kết thúc. Nó chỉ thay đổi về vai chính và vai phụ, vui buồn, thanh cao khác nhau mà thôi. Trong thế giới của chúng ta, dù ở Trung Quốc hay là ở Việt Nam, dù về tự nhiên hay về tình cảm, bốn “ ô cửa sổ” của chữ Hán phong hoa tuyết nguyệt cho chúng ta rất nhiều cung bậc khác nhau, giống có khác có như là văn hoá của mỗi dân tộc.

Từ phong ở cả hai ông (Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi) đều là tình cảm buồn phiền hay niềm vui vẻ. Nhưng trong thơ Đỗ Phủ, phong đem chúng ta đi qua xuân hạ thu đông, trải qua cái bi cái hỉ, làm tâm hồn ta cũng đi theo ông nên lúc đầu thì cao, lúc sau thì thấp. Còn trong thơ Nguyễn Trãi, tuy cũng có phong theo mùa, nhưng lại có cả phong tình phong ba bão táp.

Từ hoa ở cả Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi là tình cảm yêu thương, là vẻ đẹp của cô nàng, là tâm hồn con người. Trong thơ Đỗ Phủ, dáng thức của hoa đa dạng, phong phú, đa tình và rất đa nghĩa. Còn trong thơ Nguyễn Trãi, hoa là quân tử, là kẻ sĩ trong trắng, là mai, là sen, là lan, là cúc v.v. Cho nên dù thời thế thế nào, tính cách, phẩm chất và trinh tháo của ông không bao giờ thay đổi.

Từ tuyết trong tiếng Hán có thể lạnh toát người, có thể ở trên đỉnh cao nhất của núi, có khi làm trắng cả trần gian. Nhưng trên tất cả, tuyết là vẻ đẹp thuần khiết trong trắng. Trong thơ của Đỗ Phủ, tuyết được miêu tả

đẹp như vậy. Và nó có thể tẩy sạch cái bẩn của tự nhiên thậm chí cái “ bẩn” của tâm hồn. Nhưng ở Nguyễn Trãi, ông vừa quét tuyết vừa thưởng thức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

trà và ngắm hoa mai. Cuộc sống thuần khiết như thế ai chẳng muốn. Đó

chính là một hình ảnh mộc mạc, giản dị mà tinh khiết cao sang chỉ có ở ông.

Bước đầu khảo sát những đặc điểm ngôn ngữ - văn hoá hai dân tộc Hán - Việt qua các hình ảnh Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt trong những bài thơ Đỗ Phủ (Trung Quốc) và Nguyễn Trãi (Việt Nam) - 12


Từ nguyệt, trong thơ nhà Nho là mặt trăng lúc tròn lúc khuyết, lúc im lặng lúc sao xuyến, lúc mừng vui lúc buồn bã. Dưới ngòi bút của Đỗ Phủ, dù vào thời điểm lo nước lo thời, vào lúc nhớ quê hương da diết, lúc thương đau biệt ly, hay lúc than thở, bản thân ông đều có hình ảnh mặt trăng. Một cách khái quát, nguyệt trong thơ ông có thể chia thành mấy loại: lo nước, nỗi nhớ quê hương người thân, thương biệt ly, than thân trách phận. Trong tác phẩm của Nguyễn Trãi, nguyệt là mặt trăng có khi đẹp đẽ, có khi cô đơn, có khi phong tình, có khi lạnh toát. Đối với ông “Tử Mỹ cô trung đương nhật nguyệt” (Tử Mỹ chỉ Đỗ Phủ) cho ta thấy sự ảnh hưởng của Đỗ Phủ tới Nguyễn Trãi.

Nguyễn Trãi sinh sau Đỗ Phủ gần hàng nghìn năm. Là nhà Nho nên ông đã ít nhiều kế thừa và phát huy phong thái thơ của Đỗ Phủ. Đó là sự thu nhận cái nét văn hoá nhà Nho, cái chất quân tử của nhà Nho, là sự quyến luyến về lòng yêu tự nhiên, yêu cuộc sống, yêu đất nước của người quân tử. Nhưng trong thơ Đỗ Phủ phong, hoa, tuyết, nguyệt tập trung biểu hiện ba khía cạnh chủ yếu là tinh thần phản kháng cường quyền, lòng yêu thương nhân dân và nhiệt tình thiết tha yêu nước trong xã hội của ông.

Những điều ấy gắn bó với nhau, hỗ trợ cho nhau tạo nên giá trị hiện thực của thơ ca Đỗ Phủ. Còn qua những bài thơ của Nguyễn Trãi ngữ nghĩa của các từ phong, hoa, tuyết, nguyệt giúp chúng ta có thể nhận ra đầy đủ về chân dung một con người nhà Nho của nước Đại Việt hội tụ “khí phách của dân tộc, tinh hoa của thời đại” Đại Việt. Đó là một thiên nhiên đầy sức sống,

một tâm hồn thanh cao, một con người luôn cuồn cuộn hoài bão lo cho dân, lo cho nước. Vì thế trong bất kz hoàn cảnh nào, ông vẫn thể hiện lên được vẻ đẹp của con người chân chính, một “tài năng làm hay làm đẹp cho nước xưa nay chưa từng thấy” đúng như những lời ca ngợi của hậu thế

dành cho ông. Cái khác của văn hoá, của hình ảnh phong, hoa, tuyết, nguyệt

trong những bài thơ của Nguyễn Trãi và Đỗ Phủ là như vậy.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt :

1. Cù Huy Cận, Thơ Đỗ Phủ, Nhà xuất bản Văn học, 1962.

2. Võ Xuân Đàn, Những cống hiến của tư tưởng Nguyễn Trãi vào lịch sử Việt Nam, Luận văn ThS, Trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 1995.

3. Trần Xuân Đề, Thơ Đỗ Phủ, Nhà xuất bản Giáo dục, 1975.

4. Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào Thanh Lan, Cơ sở tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1998.

5. Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, 2002.

6. Trương Văn Giới, Lê Khắc kiều Lục, Từ điển Việt - Hán hiện đại, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2005.

7. Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm ngữ pháp ngữ nghĩa, Nhà xuất bản Giáo duc,2003

8. Mai Quốc Liên, Nguyễn Quảng Tuân, Nguyễn Khuê, Kiều Thu Hoạch,

Nguễn Trãi toàn tập tân biên, Nhà xuất bản Văn Học, 1999.

9. Trần Huy Liệu, Nguyễn Trãi, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1969.

10. Phan Ngọc, Đỗ Phủ nhà thơ dân đen, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1990.

11. Phan Ngọc, Đỗ Phủ nhà thơ thánh với lịch sử hơn một nghìn bài thơ, Nhà xuất bản VHTT, 2000.

12. Bùi Văn Nguyên, Văn chương Nguyễn Trãi, Nhà xuất bản ĐH và THCN, 1984.

13. Nguyễn Hữu Quznh, Ngữ pháp tiếng Việt, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa Hà Nội, 2001.

14. Nhượng Tống, Thơ Đỗ Phủ, Nhà xuất bản Thông tin, Hà Nội, 1995.

15. Hoàng Xuân, Nguyễn Trãi thơ và đời, Nhà xuất bản Văn học, 1997.

16. Nguyễn Phạm Hùng, Nguyễn Trãi - về tác giả và tác phẩm, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999.


Tiếng Hán:

1. Học viện khoa học xã hội Trung Quốc, Từ điển Hãn ngữ hiện đại, Nhà xuất bản Thương mại, 2005.

2. Triệu Ngọc Lan, , Bước Đầu Phân Tích Nét Văn Hóa Về Thơ

Phẩm “ Truyện Kiều” và “Chinh Phụ ngâm”,2007.

3. Lô Quốc Thâm, 国 琛 , Đỗ Phủ thi thuần, Nhà xuất bản đại học Triết Giang, 2009.

4. Phương Chu Tử, 方舟子, Thơ Đỗ Phủ toàn tập, Nhà xuất bản sách cổ Thượng Hải, 1997.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022