Bước đầu khảo sát những đặc điểm ngôn ngữ - văn hoá hai dân tộc Hán - Việt qua các hình ảnh Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt trong những bài thơ Đỗ Phủ (Trung Quốc) và Nguyễn Trãi (Việt Nam) - 11

Thanh trí nghìn xưa trong trời đất Như thi cầu Bá, nguyệt Hồ Tây.


Còn khi chỉ có tuyết, nguyệt thì nó trong trắng thanh tao như tâm hồn

ông:


傍石移栽竹幾竿,玲瓏色映碧琅玕。煙梢露滴衣裳冷,地骨雲生枕簞寒。幽致已應塵外想,清標還愛雪中看。窗前月白供佳賞,

退食聊將寓暫歡。(Đề Thạch Trúc oa)


Phiên âm:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Bàng thạch di tài trúc kỷ can, Linh lung sắc ánh bích lang can. Yên sao lộ trích y thường lãnh, Địa cốt vân sinh chẩm điệm hàn.

U trí dĩ ưng trần ngoại tưởng, Thanh tiêu hoàn ái tuyết trung khan. Song tiền nguyệt bạch cung giai thưởng, Thối thực liêu tương ngụ tạm hoan.

Bước đầu khảo sát những đặc điểm ngôn ngữ - văn hoá hai dân tộc Hán - Việt qua các hình ảnh Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt trong những bài thơ Đỗ Phủ (Trung Quốc) và Nguyễn Trãi (Việt Nam) - 11

Dịch nghĩa:


Trúc dời bên đá mấy cây,Lung linh ánh ngọc đó đây rạng ngời


Đầu cành nhuốm áo sương rơi,Đất chuyền lạnh gối, bốc hơi đá ngầm


Tưởng chừng thoát hẳn bụi trần, Ngắm nhìn tuyết trắng vô ngần thanh

tao


Ngoài song trăng sáng rọi vào, Cơm xong, tạm hưởng đây bao thú nhàn.


Và trường hợp từ nguyệt ở bài thơ dưới đây thì nó mênh mông, bao la như vũ trụ của tấm lòng và tâm hồn ông:

鐘期不作鑄金難,獨抱瑤琴對月彈。靜夜碧宵涼似水,

一聲鶴唳九皋寒。(Đề Bá Nha cổ cầm đồ)


Phiên âm:


Chung Kz bất tác chú kim nan, Độc bão dao cầm đối nguyệt đàn.

Tĩnh dạ bích tiêu lương tự thuỷ, Nhất thanh hạc lệ cửu cao hàn Dịch nghĩa:

Chung Kz vàng dễ đúc nên đâu, Đối nguyệt ôm đàn một khắc nào Vòm biếc đêm thanh trời tựa nước, Giữa chằm hạc rít lạnh làm sao.

3.2.3 Thơ khi Nguyễn Trãi về ở ẩn

Thơ của ông giai đoạn này tỏ { chán nản và muốn lưu về ở ẩn.Điều này thể hiện một cách đẹp đẽ sâu sắc những tư tưởng tình cảm cao đẹp của Ức Trai. Đó là thái độ coi thường danh lợi, thích sống nhàn trong cuộc đời thanh bạch, lúc nào cũng giữ trọng lòng trung hiếu son sắt, thuỷ chung với đất nước. Nguyễn Trãi lui về với chốn thiên nhiên, giấu mình trong tư thế tĩnh lặng để thấy được mình tức là thấy được người; nhờ thế mà Nguyễn Trãi nhận ra được chân tâm làm người. Tất cả là vô thường, vô

ngôn, vô ảo, vô thực kể cả công danh phú qúi. Tất thảy là phù du, tất thảy đều nằm trong cõi luân hồi nghiệp dĩ, giữa tha nhân và hữu thể. Đó là thái độ phản kháng xã hội nịnh bợ của ông Nguyễn Trãi. Sự phản kháng không phải để chống lại sự thua thiệt, mất mát của cá nhân mà muốn giữ sự trong sạch của tâm hồn con người. Sự tổn hại đến nhân cách hay danh dự của ông nếu có chăng nữa thì đó cũng là một thứ phù thế giả tạo.

Điều này chúng ta sẽ thấy trong cách dùng tùng phong trong thơ ông. “Gió thổi thông reo” hay tiếng lòng của ông.

平生邱壑廢登臨,亂後家鄉費夢尋。石畔松風孤勝賞,澗邊梅影負清吟。煙霞冷落腸堪斷,猿鶴蕭條意匪禁。

憑仗人間高畫手,


筆端寫出一般心。(Khất nhân hoạ Côn Sơn đồ)


Phiên âm:


Bán sinh khâu hác phế đăng lâm, Loạn hậu gia hương phí mộng tầm. Thạch bạn tùng phong cô thắng thưởng, Giản biên mai ảnh phụ thanh ngâm. Yên hà lãnh lạc trường kham đoạn, Viên hạc tiêu điều { phỉ câm.

Bằng trượng nhân gian cao hoạ thủ, Bút đoan tả xuất nhất ban tâm. Dịch nghĩa:

Nửa đời bỏ thú ngoạn sơn khê, Sau loạn làng xưa mộng não nề Bờ đá thông reo ai thưởng thức, Bên khe mai nở mấy say mê

Khói mây quạnh quẽ tim quằn quại,Vượn hạc tiêu điều bụng tái tê Trần thế ai người tay họa sĩ, Vì ta cực tả nỗi lòng quê

Vẫn là “phong nguyệt yên hà” nhưng mềm mại lung linh trong cảm xúc của một hồn thơ nhạy cảm. Cuộc sống của vị hưu quan trong trắng nhưng vẫn còn ắp đầy những hoài bão hướng về cuộc đời trăn trở niềm “tiên ưu”. Còn về từ hoa ở thời kz này thì như ông nói là để “hoa niên độc cựu thư”:

世上黃梁一夢餘,覺來萬事總成虛。

如今只愛山中住,


結屋花邊讀舊書。(Ngẫu thành (II))


Phiên âm:


Thế thượng hoàng lương nhất mộng dư, Giác lai vạn sự tổng thành

hư.


Như kim chỉ ái sơn trung trú, Kết ốc hoa niên độc cựu thư. Dịch nghĩa:

Là thôi! Tỉnh giấc kê vàng, Mới hay muôn sự thảy toàn hư không. Dựng nhà trong núi mà ưng, Sách xưa ngồi đọc nghe rừng nở hoa.

Còn ở giai đoạn này tuyết trà tuyết nguyệt nguyệt Bình Than

hay là suyễn nguyệt ngưu:世路蹉跎雪上巔,一生落魄更堪憐。兒孫種福留心地,魚鳥忘情樂性天。

掃雪煮茶軒竹下,焚香對案閣梅邊。

故山昨夜纏清夢,


月滿平灘酒滿船。(Mạn hứng (I) kz 1)


Phiên âm:


Thế lộ sa đà tuyết thượng điên, Nhất sinh lạc thác cánh kham liên. Nhi tôn chủng phúc lưu tâm địa, Ngư điểu vong tình lạc tính thiên. Tảo tuyết chử trà hiên trúc hạ, Phần hương đối án các mai biên.

Cố sơn tạc dạ triền thanh mộng, Nguyệt mãn Bình Than tửu mãn thuyền. Dịch nghĩa:

Tuyết trắng đỉnh đầu vẫn chửa nên, Một đời luân lạc cảm niềm riêng. Ðất lành vun xới truyền con cháu, Tánh gốc thong dong vui cá chim.

Ðọc sách hương trầm mai cạnh gác, Nấu trà nước tuyết trúc bên

hiên.


Ðêm qua núi cũ triền miên mộng, Trăng ngập đầy sông, rượu ngập thuyền.

烏兔匆匆挽不留,回頭萬事總宜休。空花幻眼眠蕉鹿,俗境驚心喘月牛。

矮屋棲身堪度老,


蒼生在念獨先憂。彭殤臧穀都休論,

古往今來貉一丘。(Mạn hứng (I) kz 2)


Phiên âm:


Ô thố thông thông vãn bất lưu, Hồi đầu vạn sự tổng nghi hưu.


Không hoa huyễn nhãn miên tiêu lộc, Tục cảnh kinh tâm suyễn nguyệt

ngưu.


Ải ốc thê thân kham độ lão, Thương sinh tại niệm độc tiên ưu. Bành thương tang cốc đô hưu luận, Cổ vãng kim lai lạc nhất khưu. Dịch nghĩa:

Vầng ô bóng thỏ níu sao mà, Nhìn lại muôn điều đáng bỏ qua.


Choáng mắt hư không hươu chuối lấp, Ghê lòng trâu suyễn ánh trăng

loà.


Mái nghèo nương náu thong dong lão, Dân khổ lo toan canh cánh ta. Yểu thọ, dở hay thôi cãi cọ, Xưa nay chồn cáo một gò qua.

Vậy là, có sự giống, có sự khác với Đỗ Phủ, mỗi giai đoạn của cuộc đời, phong hoa tuyết nguyệt của Nguyễn Trãi cũng khác nhau.

3. 3 Những khác biệt về mặt ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện nỗi lòng của Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi khi bị cuộc sống và xã hội tác động

Những hình ảnh phong, hoa, tuyết, nguyệt (gió, hoa, tuyết, trăng) ở ba

thời kz khác trong cuộc đời Đỗ Phủ được miêu tả với thủ pháp khác nhau, dấu ẩn từng tình cảm khác nhau. Giai đoạn I (trước loạn An Lộc Sơn, với tư tưởng “Trí quân Nghiêu, Thuấn thượng, Tái sử phong tục thuần”) dưới ngòi bút của Đỗ Phủ, phong, hoa, tuyết, nguyệt đều thể hiện một “ngữ nghĩa”

êm đềm, hài hoa để phục vụ cho việc miêu tả những cảnh thiên nhiên đẹp đẽ. Trong giai đoạn II (Chiến tranh - Thời kz ở Trường An, đất nước gặp loạn, đang suy sụp) dưới ngòi bút của Đỗ Phủ, những hình ảnh phong, hoa, tuyết, nguyệt lại mang những “ngữ nghĩa” tình cảm khác. Lúc này, gió cũng bị thổi tiêu điều, hoa cũng biết rơi nước mắt, trăng chỉ ở quê mình mới sáng nhất. Còn trong giai đoạn III (Đỗ Phủ rời Trường An đến Thành Đô), lúc này tuy Đỗ Phủ ở trong nhà “thảo đương” và nhờ bạn hỗ trợ mới sống nổi

được, nhưng đối với tâm hồn của ông, tất cả đã yên rồi, nhất là cuộc sống cũng ổn rồi, cho nên những hình ảnh phong, hoa, tuyết, nguyệt ở giai đoạn này như “Vạn L{ kiều tây nhất thảo đường, Bách hoa đàm thủy tức Thương Lương” (tuy thanh bình nhưng mà yên lặng), “Hoa kiến bất tằng duyên

khách tảo, Bồng môn kim thuỷ vị quân khai” (cuộc sống tuy nghèo khổ, nhưng tâm hồn đã sáng, có bạn cũ đến tác giả vẫn vui lòng uống rượu và tâm sự với bạn).

Các hình ảnh phong, hoa, tuyết, nguyệt trong thơ Nguyễn Trãi, theo từng giai đoạn cuộc đời cũng rất có đặc trưng và rất thú vị. Trong giai đoạn thứ I, Nguyễn Trãi chưa đi làm quan, nhưng sau khi bố bị bắt, trong lòng của Nguyễn Trãi đầy hoài bão trả thù và tái tạo một đất nước độc lập hòa bình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022