tin người tiêu dùng những tháng đầu năm 2007, 50% người tiêu dùng Việt Nam cho biết sẽ chi tiêu cho việc mua sắm hàng điện máy công nghệ mới. Đây là tỉ lệ cao nhất trong số các nước được khảo sát về khoản chi tiêu cho loại hàng này, kế đến là Đức (45%), Nga (44%), cuối bảng là Thổ Nhĩ Kỳ (36%). Nhóm hàng được ưa thích thứ hai mà người tiêu dùng Việt Nam chi mạnh tay là áo quần. Một lĩnh vực đầu tư mới của người tiêu dùng Việt Nam là chứng khoán. Việt Nam đứng thứ chín trong nhóm mười nước và lãnh thổ có người dân đầu tư nhiều nhất vào chứng khoán với 26%. Đứng đầu vẫn là Hong Kong (58%). (Cuộc khảo sát được thực hiện trên mạng từ 16/4 đến 1/5/2007 bằng cách phỏng vấn 26.485 người sử dụng Internet trên 47 quốc gia). Hàng hóa có thương hiệu nổi tiếng qua nhiều năm thường được đánh giá cao và thường được lựa chọn nhiều hơn vì họ cho rằng mặc dù giá cao hơn nhưng sẽ được đảm bảo về chất lượng cũng như an toàn hơn trong khâu sử dụng. Điều này tạo tâm lý an tâm cho người tiêu dùng. Mặt khác, tuy chất lượng sản phẩm là một điều quan trọng nhưng hiện nay những yếu tố về thẩm mỹ, về mẫu mã, cung cách, thái độ phục vụ cũng được người tiêu dùng chú trọng và đôi khi đó lại là điều quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Một khi mức sống được nâng lên, người dân có khả năng kinh tế thì tâm lý “ăn chắc mặc bền” cũng dần mất đi. Ý thức của người tiêu dùng về quyền và nghĩa vụ của mình cũng được nâng cao, kiến thức về tiêu dùng được cập nhật qua nhiều kênh thông tin. Trong tiêu dùng, người tiêu dùng Việt Nam đã có sự quan tâm đến tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững. Đó là một sự thể hiện ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng của người tiêu dùng Việt Nam.
“Thực tế của xã hội nước ta trong những năm đổi mới gần đây đã chứng minh là tính năng động của xã hội – bắt nguồn từ tính năng động của mỗi cá nhân đã được nâng cao rõ rệt. Sự tăng tiến này có nguồn gốc từ sự mở rộng phạm vi hoạt động của sản xuất và gắn liền với nó là tăng cường thỏa
mãn chất lượng của nhu cầu”[33]. Thực tế có một lớp người tiêu dùng có trình độ cao, họ am hiểu về kỹ thuật và tính năng của sản phẩm bởi vậy họ cũng đòi hỏi ở nhà sản xuất những mặt hàng tốt nhất và đương nhiên những người như vậy cũng không thụ động ngồi chờ maketings của nhân viên cũng như họ sẵn sàng khiếu nại khi hàng hóa, dịch vụ có vấn đề… số lượng những người tiêu dùng như vậy dần tăng lên nhất là tại các thành phố, đô thị lớn.
Tóm lại, nền văn hóa tiêu dùng Việt Nam mới sẽ gồm 03 đặc điểm căn bản sau: Tiêu dùng dựa trên giá trị; tiêu dùng thông minh và tiêu dùng có trách nhiệm [39]. Những đặc điểm này được hiểu như sau:
* Thứ nhất, tiêu dùng dựa trên giá trị
Trong nền Văn hóa tiêu dùng Việt Nam mới, người tiêu dùng sẽ không còn bị động chờ đợi, tìm kiếm những giá trị trong hàng hóa – dịch vụ, mà người tiêu dùng trở nên chủ động “đặt hàng” với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những sản phẩm phù hợp những chuẩn mực về giá trị mà mình yêu cầu. Để chứng minh giá trị một thương hiệu hàng hóa đó, doanh nghiệp phải làm rõ đồng thời 03 nội dung mà cộng đồng tiêu dùng có thể chấp nhận và nhận diện được: Chất lượng sản phẩm – Trách nhiệm xã hội - Văn hóa kinh doanh.
Tiêu dùng dựa trên giá trị là hành vi lựa chọn những sản phẩm - dịch vụ tốt, bền, giá cả phù hợp, thỏa mãn cao nhất nhu cầu cá nhân của người tiêu dùng. Tức tiêu dùng là hoạt động sử dụng giá trị của sản phẩm hay dịch vụ nào đó để thỏa mãn nhu cầu nhất định của mình. Là lực lượng chủ động, có quyền lực thực sự, giúp nuôi dưỡng và phát triển doanh nghiệp, thể hiện tinh thần trách nhiệm với sự phát triển xã hội - quốc gia.
Khi người tiêu dùng chọn mua giá trị trong hàng hóa cũng đồng nghĩa họ thúc đẩy doanh nghiệp tạo ra các giá trị khác. Như vậy, chọn mua sản phẩm tức là chọn mua doanh nghiệp, người tiêu dùng cần tìm hiểu doanh nghiệp trước khi chọn mua sản phẩm. Một nền Văn hóa tiêu dùng Việt Nam
mới theo chủ nghĩa giá trị không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp cho người tiêu dùng, mà còn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng sáng tạo ra giá trị phục vụ cộng đồng. Nói cách khác, tiêu dùng có thể tác động đến doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa phù hợp với yêu cầu về giá trị mà tiêu dùng đặt ra.
Đồng thời, thông qua các nội dung cốt lõi của văn hóa tiêu dùng doanh nghiệp tìm thấy con đường để định hướng doanh nghiệp phát triển phù hợp kỳ vọng và lợi ích cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm!
- Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, những vấn đề lý luận và thực tiễn - 1
- Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, những vấn đề lý luận và thực tiễn - 2
- Khái Niệm Và Đặc Điểm Của Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Quyền Lợi Người Tiêu Dùng
- Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, những vấn đề lý luận và thực tiễn - 5
- Đặc Điểm Của Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Quyền Lợi Người Tiêu Dùng
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
Triết lý “Tiêu dùng tạo ra giá trị” cũng đặt ra vấn đề rất mới về mối tương quan giữa tiêu dùng và sản xuất kinh doanh: mỗi hành vi tiêu dùng thông qua doanh nghiệp đều gián tiếp đóng góp giá trị cá nhân vào hệ thống giá trị chung của xã hội.
* Thứ hai, tiêu dùng thông minh
Tiêu dùng thông minh là hành vi tiêu dùng dựa trên tư duy nhận thức, tiêu dùng những gì mình biết, mình hiểu rõ, tập hợp những thông tin đầy đủ của sản phẩm, của doanh nghiệp để đưa ra quyết định đúng đắn, không bị tác động của các tiêu dùng khác để bảo vệ lợi ích bản thân, cộng đồng và xã hội.
* Thứ ba, tiêu dùng có trách nhiệm
Tiêu dùng có trách nhiệm là hành vi tiêu dùng mang tính xã hội cao. Người tiêu dùng có trách nhiệm không chỉ là biết tiêu dùng những hàng hóa - dịch vụ thỏa mãn nhu cầu đời sống cá nhân, biết lựa chọn những hàng hóa trong nước sản xuất mà còn biết lựa chọn hàng hóa của những doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội, đóng góp cho sự phát triển kinh tế cùng với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và xã hội. Bên cạnh đó còn biết thể hiện quyền lực tối thượng của mình đối với những doanh nghiệp có hành vi xâm phạm đến quyền lợi tiêu dùng, vi phạm pháp luật.
Tiêu dùng có trách nhiệm không chỉ là hưởng thụ. Việc tiêu dùng có
trách nhiệm là một phần không thể tách rời của kinh doanh có trách nhiệm. Chính khách hàng là nhân tố thúc đẩy các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ thay đổi quan niệm về thương mại. Chính người tiêu dùng là động lực ủng hộ, định hướng sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường. Cộng đồng tiêu dùng sẽ cổ súy tinh thần và phong trào sử dụng sản phẩm sinh thái, thân thiện môi trường sống của doanh nghiệp và sẽ liên kết lại, chia sẻ thông tin và trừng phạt những doanh nghiệp làm ăn gian dối, thiếu đạo đức.
Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường cũng có mặt trái, văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam cũng còn nhiều vấn đề đáng quan tâm.
Việc tiêu dùng một cách lãng phí, xa hoa… không phải là không tồn tại trong xã hội Việt Nam hiện nay. Đồng thời, hơn 20 năm sau đổi mới, số không nhỏ người tiêu dùng Việt Nam vẫn chưa làm quen với văn hóa tiêu dùng hiện đại. Cách đây một vài năm người tiêu dùng chỉ quen mua sắm tại chợ, đặc biệt là các chợ cóc, chợ tạm mọc lên ở khắp mọi nơi. Đi đâu ta cũng có thể thấy cảnh mua bán, ngã giá ngay dưới lòng đường hay trên vỉa hè vừa mất mỹ quan, vừa gây mất trật tự an toàn giao thông. Lực lượng trật tự đô thị giải quyết không xuể. Tình hình chỉ tạm lắng khi Chính phủ ban hành bởi Nghị định số 14/2003/NĐ-CP ngày 19/02/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường bộ, trong đó có những quy định hướng dẫn về việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.
Cuộc sống hiện đại ngày nay cũng làm thay đổi thói quen người tiêu dùng, thay vì mua hàng tại chợ họ đến siêu thị. Có thể chỉ để tham khảo giá cả nhưng hầu hết là để mua khối lượng hàng lớn cho nhiều ngày. Tuy nhiên, đó chỉ là mặt tích cực nhưng nếu chúng ta chịu để ý quan sát thì sẽ không mấy khó khăn để nhận ra cảnh không đẹp mắt. Người ta lựa hàng hóa tại các quầy khác nhau nhưng khi không mua nữa họ không xếp lại quầy cũ mà bỏ lại ở những
quầy khác hoặc để lại xe đẩy. Có người lại xé vỏ bao, thử sản phẩm ngay trong siêu thị. Tình trạng gian lận trong siêu thị cũng xảy ra rất nhiều. Những cảnh chướng mắt như vậy không hiếm nhưng chính điều này khiến chúng ta phải suy ngẫm. Nếu cứ giữ nét tính cách này liệu người tiêu dùng có thể hội nhập với thị trường thế giới đang vô cùng sôi động, và như vậy là họ đang dần hủy hoại những quyền thiêng liêng mà xã hội đang tích cực bảo vệ họ.
Nhìn ra những nước phát triển ta có thể thấy sự khác biệt lớn nhất giữa họ và người tiêu dùng Việt Nam là ở trình độ nhận thức. Họ hiểu biết rất rõ về quyền lợi và trách nhiệm của mình hơn nữa họ lại được giáo dục một cách khá kỹ lưỡng về vấn đề tiêu dùng vì vậy họ có tri thức cao và họ sẵn sàng khiếu kiện khi quyền lợi của mình bị vi phạm và tỷ lệ thắng kiện cũng rất lớn. Đây cũng chính là câu hỏi đặt ra cho mỗi chúng ta và cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong công tác giáo dục người tiêu dùng và trong vấn đề lập pháp.
Có thể nói, Người tiêu dùng Việt Nam đã và đang nhanh chóng giàu lên, đặc biệt ở các khu vực đô thị. Người tiêu dùng Việt Nam hiện nay thường thu thập thông tin từ nhiều nguồn, cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định mua một sản phẩm hay sử dụng dịch vụ - giống hệt như người tiêu dùng ở các nước phát triển trên thế giới. Một thách thức quan trọng là ở Việt Nam có nhiều thị trường chứ không phải có một thị trường với các nhóm người tiêu dùng rất khác biệt được phân chia theo các yếu tố về nhân khẩu, trình độ học vấn và thu nhập. Sự phong phú đa dạng này đòi hỏi các doanh nghiệp phải điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ của mình để có thể đáp ứng nhu cầu cho nhiều phân khúc khách hàng khác nhau. Với tâm lý sính ngoại, không ít người tiêu dùng hiện nay đua theo những trào lưu mua sắm xa xỉ với những giá trị ảo hào nhoáng bên ngoài chứ không phải ở chiều sâu văn hóa tiêu dùng. Và khi Tết đến, xuân về điều này càng rõ hơn bao giờ hết... Từ “ăn chắc mặc bền” đến “lấy thương hiệu khẳng định phong cách”. Cách đây không lâu, sau khi
phỏng vấn 10.502 người tại 24 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á- Thái Bình Dương, châu Phi, Trung Đông về vấn đề tiêu dùng, Tổ chức tín dụng quốc tế MasterCard Worldwide, đã công bố kết quả khảo sát mà trong đó, về ưu tiên cho ăn uống và giải trí, Việt Nam đứng đầu với 86%, tiếp đó là Hàn Quốc 78%, Hồng Công (Trung Quốc) là 75%. Và Việt Nam cũng đứng đầu về tiêu dùng không toan tính với 63%, trong khi Hàn Quốc và Ôxtrâylia cùng là 59%...[36]. Có thể nói, đã qua thời “ăn chắc mặc bền”, ngày nay, chúng ta có nhiều lựa chọn hơn cho hàng hoá từ bình dân đến xa xỉ. Thế nên, xu hướng tiêu dùng “lấy thương hiệu khẳng định phong cách” từ giới thu nhập cao đang chuyển sang giới tiêu dùng trẻ, đặc biệt là ở tầng lớp trung lưu. Họ sẵn sàng chi những khoản tiền lớn cho những mặt hàng nhằm thể hiện cá tính và sự khác biệt trước đám đông như điện thoại di động, xe hơi, các mặt hàng công nghệ đều phải thể hiện cho được đẳng cấp của người chủ, cho dù đôi khi công năng sử dụng... không thực sự cần thiết. Khuynh hướng bắt chước lối sống và cách hưởng thụ của thanh niên các nước khác có xu hướng tăng, nhưng lại chỉ bắt chước phần giá trị ảo, chứ không phải ở chiều sâu văn hóa.
1.1.3 Các quyền cơ bản của người tiêu dùng
Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng là một lĩnh vực đã sớm hình thành và phát triển trên thế giới. Tuy vậy, những quyền của người tiêu dùng lại không được xác định một cách đồng hành. Mãi cho đến ngày 15 tháng 03 năm 1962 với lời phát biểu của Tổng thống Mỹ John Kennedy tại Thượng viện Mỹ những quyền của người tiêu dùng dần dần được hình thành và phát triển. Tuyên bố của Kennedy lúc đầu chỉ đề cập đến bốn quyền cơ bản của người tiêu dùng. Đó là:
- Quyền được an toàn;
- Quyền được thông tin;
- Quyền được lựa chọn;
- Quyền được bày tỏ quan điểm.
Tuy đây mới chỉ là sự ghi nhận ban đầu những quyền cơ bản của người tiêu dùng nhưng vào thời điểm đó là một sự tiến bộ mang tiến bộ mang tính lịch sử vì từ đây người tiêu dùng đã chính thức có cơ sở pháp lý để tự bảo vệ cho quyền lợi của mình. Năm 1983, Liên hợp quốc đã chính thức tuyên bố ngày 15 tháng 3 là ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới.
Dựa vào bốn quyền trên, trong quá trình hoạt động thực tiễn của mình, Quốc tế người tiêu dùng IOCU (sau này là CI) và các tổ chức người tiêu dùng các nước đã bổ sung thêm 4 quyền nữa, đó là:
- Quyền được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản;
- Quyền được bồi thường;
- Quyền được giáo dục;
- Quyền được sống trong một môi trường lành mạnh và bền vững. Phong trào người tiêu dùng thế giới lên mạnh, vào ngày 09 tháng 4 năm
1985, Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn bản Hướng dẫn của liên hợp quốc về bảo vệ người tiêu dùng. Bản hướng dẫn thể hiện các nguyên lý của 8 quyền của người tiêu dùng và cung cấp một khuôn khổ cho việc tăng cường các chính sách bảo vệ người tiêu dùng ở các quốc gia [2]. Sau này các quyền cơ bản này một lần nữa được quy định trong dự thảo luật mẫu bảo vệ người tiêu dùng của IC bao gồm các quyền sau:
- Quyền được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản;
- Quyền được an toàn;
- Quyền được thông tin;
- Quyền được lựa chọn;
- Quyền được lắng nghe;
- Quyền được khiếu nại và bồi thường;
- Quyền được giáo dục, đào tạo về tiêu dùng;
- Quyền được có môi trường sống lành mạnh và bền vững.
Với sự thừa nhận của Liên hợp quốc, những quyền của người tiêu dùng đã được đưa lên vị trí hợp pháp và được cộng đồng thế giới công nhận. Chính phủ các nước đã cụ thể hóa nội dung của tám quyền này trong pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của nước mình. Việt Nam cũng không nằm ngoài số đó, Nhà nước ta đã thực sự quan tâm và ghi nhận quyền của người tiêu dùng ngay trong văn bản pháp quy có giá trị cao nhất: “Nhà nước có chính sách bảo hộ quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng”[14. Điều 28]. Căn cứ vào Hiến pháp, công tác nội luật hóa đã được triển khai từ năm 1990 khi Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng gửi tờ trình đề nghị Liên hiệp Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam xây dựng và trình Hội đồng nhà nước ban hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Sau 9 năm dự thảo, Pháp lệnh ra đời là một bước tiến mới, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác bảo vệ người tiêu dùng ở nước ta. Và cho đến năm 2011, khi Luật Bảo vệ quyền lợi người có hiệu lực thì từ đây người tiêu dùng Việt Nam cũng được sự bình đẳng như mọi người tiêu dùng trên thế giới. Quyền cơ bản của người tiêu dùng được quy định cụ thể và đầy đủ tại Điều 8, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bao gồm các quyền sau:
* Thứ nhất, quyền được an toàn [23. Khoản 1, Điều 8].
Lâu nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết của đời sống tiêu dùng. Đảm bảo được quyền này cho người tiêu dùng nghĩa là bảo vệ người tiêu dùng chống lại các sản phẩm, dịch vụ, quá trình sản xuất có hại đến sức khỏe và đời sống. Quyền này không chỉ liên quan đến nhưng sản phẩm, hàng hóa an toàn mà còn liên quan đến các dịch vụ và quá trình sản xuất. Các sản phẩm và dịch vụ không được chứa đựng nguy cơ gây mất an toàn khi sử dụng thông thường. Các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn an toàn bị cấm không được sản xuất và