Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, những vấn đề lý luận và thực tiễn - 2

trình nghiên cứu, đồng thời sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp kết hợp so sánh với pháp luật một số nước cũng có những quy định về vấn đề này. Bên cạnh đó, tác giả nêu và bình luận một số quan điểm khoa học, pháp lý liên quan đến đề tài. Cụ thể:

Chương 1, tác giả đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phân tích, tổng hợp so sánh, ở Chương 2 sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, bình luận, liên hệ các vụ việc thực tế và ở Chương 3 sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phân tích.

6. Đóng góp của đề tài

- Tác giả thực hiện đề tài với ý nghĩa mang đến cho người đọc cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về khía cạnh pháp lý bồi thường thiệt hại khi có sự xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng, thu hút sự quan tâm của các cơ quan chức năng đến vấn đề đang mang tính thời sự này để từ đây có những hướng nghiên cứu, sáng tạo hoàn thiện pháp luật và nâng cao tính khả thi của pháp luật, đồng thời nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, của toàn xã hội và trách nhiệm của cộng đồng trong việc đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng nói chung và quyền được bồi thường nói riêng.

- Đề tài có thể là tài liệu tham khảo thêm của những người quan tâm.

7. Kết cấu của đề tài

Kết cấu của đề tài gồm có 3 chương:

Chương 1: Khái quát chung về quyền lợi người tiêu dùngbồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.

Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.

Chương 3: Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện chế định bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Chương 1‌

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, những vấn đề lý luận và thực tiễn - 2


1.1 Khái quát chung về người tiêu dùng và quyền lợi của người tiêu dùng

1.1.1 Khái niệm người tiêu dùng và quyền lợi của người tiêu dùng

Nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó mọi cá nhân, tổ chức đều được tự do sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận trong khuôn khổ pháp luật. Xã hội có người bán, người mua và quan hệ mua – bán được điều tiết theo quy luật cung cầu của thị trường. Lúc này, một trong những vấn đề được xã hội quan tâm hàng đầu là vấn đề người tiêu dùng.

Tuy nhiên, chúng ta hãy quay ngược thời gian nhìn lại quá khứ, khi mà nền kinh tế mới chỉ là “tự cung tự cấp”. Lúc đó xã hội có sản xuất và có tiêu thụ nhưng sản phẩm làm ra là để phục vụ ngay cho cuộc sống của người sản xuất, cho chính nhu cầu sinh hoạt của họ, có chăng cũng chỉ là sự trao đổi vật phẩm ở mức độ sơ khởi nhất. Mặc dù vậy đây cũng là những hình thái ban đầu của sự tiêu dùng, thời kì này chưa có khái niệm người tiêu dùng với đầy đủ ý nghĩa và đặc điểm như hiện nay chúng ta đang sử dụng.

Bước sang nền kinh tế quản lý hành chính, bao cấp, việc cung ứng hàng hóa hay tiêu thụ sản phẩm đều nằm dưới sự quản lý của Nhà nước và được điều chỉnh, phân phối thông qua chế độ tem phiếu. Người sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ là Nhà nước còn người mua và sử dụng là người dân. Tuy nhiên, người dân hoàn toàn thụ động, không hề có sự chọn lựa. Thậm chí có những mặt hàng được Nhà nước phân phối không đúng với nhu cầu của họ nhưng vì nhà nước “cho” nên họ vẫn nhận. Mặt khác,

hầu hết người dân cũng không đủ khả năng kinh tế để mua sản phẩm ngoài phân phối hay những mặt hàng do tư nhân cung cấp. Mặc dù xã hội đã có sự phân chia “người sản xuất” “người tiêu dùng” nhưng lúc này vấn đề người tiêu dùng vẫn chưa được đặt ra.

Với nền kinh tế thị trường, chúng ta dễ dàng nhận ra những ưu điểm vượt trội của nó so với những nền kinh tế trước đây. Đặc biệt, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng” [14.Điều 15]. “Tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế được sản xuất, kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm; cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật” [14.Điều 16]. Nhà nước đã chấm dứt sự độc quyền, mở ra cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh. Đây là một tất yếu của sự phát triển và cũng từ đó mà vấn đề người tiêu dùng chính thức được đề cập đến ở phương diện mới mẻ. Khái niệm người tiêu dùng được hiểu ở nhiều góc cạnh khác nhau nhưng hầu hết đều phản ánh được đầy đủ bản chất, đặc điểm và vị trí của chủ thể này trong các mối quan hệ của nền kinh tế, đặc biệt là mối quan hệ cung - cầu.

Ở Việt Nam, vấn đề người tiêu dùng mới xuất hiện một số năm gần đây. Nhiều nước trên thế giới đã đi trước chúng ta vài chục năm và việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã có nhiều bước phát triển lớn. Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về người tiêu dùng:

“IOCU” (International Organization of Consumer Unions) - Tổ chức Quốc tế người tiêu dùng được thành lập vào 01/04/1960 do 5 nước Mỹ, Anh, Hà Lan, Bỉ, Úc ký quyết định trong “Hội nghị quốc tế khuyến khích và thử

nghiệm, người tiêu dùng” tại La Hay; đến năm 1985 đổi tên thành “CI” (Consumer International). Theo Luật mẫu bảo vệ người tiêu dùng của tổ chức này thì “người tiêu dùng có nghĩa là người yêu cầu hay sử dụng hàng hóa hay dịch vụ cho những mục đích cá nhân, trong gia đình hay nội trợ”. [7]

Trong lời phát biểu tại Thượng viện Mỹ ngày 15/03/1962 tổng thống Mỹ John Kenedy đã nói một câu nổi tiếng: “người tiêu dùng theo định nghĩa, bao gồm toàn thể chúng ta. Họ là nhóm người đông đảo nhất, có ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng của hầu hết các quyết định về kinh tế, dù là của Nhà nước hay tư nhân”.

Theo Bộ luật Dân sự của Cộng hòa liên bang Đức: “Người tiêu dùng là bất kỳ một thể nhân nào khi ký kết một giao dịch pháp lý không nhằm mục đích kinh doanh và cũng không phục vụ hoạt động hành nghề độc lập của mình”. [6] Luật Bảo vệ người tiêu dùng Đài Loan: “Người tiêu dùng là những người tham gia vào các giao dịch, sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ vì mục đích tiêu dùng.” [6]

Luật Bảo vệ người tiêu dùng Malaysia 1999: “người tiêu dùng là người mua hoặc sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ cho mục đích sinh hoạt cá nhân hoặc sinh hoạt gia đình… và không gồm việc mua hoặc sử dụng hàng hóa vì mục đích chính để bán lại hoặc đưa vào quá trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ khác hoặc để dùng cho việc sửa chữa, gắn thêm vào hàng hóa khác.” [6]

Trong Từ điển cũng có nhiều cách định nghĩa khác nhau:

Consumer – người tiêu dùng: “Bất cứ đơn vị kinh tế nào có nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng. Thông thường, người tiêu dùng được coi là một cá nhân nhưng trên thực tế, người tiêu dùng có thể là các cơ quan, các cá nhân và các nhóm cá nhân. Trong trường hợp cuối cùng, điều đáng lưu ý là để có các quyết định, đơn vị tiêu dùng là hộ gia đình chứ không phải của cá nhân. Điều này có ý nghĩa vì cho tới nay, các hộ có thể chấp nhận

các quyết định “nhóm” dựa trên sự kết hợp các mong muốn của cá nhân trong gia đình, hoặc thậm chí có khả năng dựa trên phán quyết mang tính gia trưởng trong gia đình. Vì vậy, cầu của người tiêu dùng có thể được xem xét một phần trong bối cảnh quyết định nhóm phản ánh hàm phúc lợi xã hội bao quát mọi thành viên trong hộ gia đình.”[28]. Hay là: Consumer – người tiêu dùng là “đơn vị tiêu dùng, đơn vị cầu cơ bản trong lý thuyết kinh tế. Trong lý thuyết kinh tế, một đơn vị tiêu dùng có thể hoặc là một cá nhân hoặc là một hộ gia đình hoặc là một Chính phủ có mua một sản vật hay dịch vụ để sử dụng cho nhu cầu nào đó, miễn là không phải để đem bán lại.” [27]

Nhiều cách định nghĩa khác nhau chứng tỏ một điều là trên thế giới, trong khoa học chưa có sự thống nhất khái niệm người tiêu dùng. Tuy vậy, cho dù đây là một khái niệm có nội hàm rộng nhưng không phải là quá trừu tượng. Để hiểu đúng và hiểu chính xác vấn đề không đơn giản nhưng hầu như ai cũng có thể hiểu một cách căn bản bởi trong số chúng ta ai cũng sẽ có lúc đóng vai trò là người tiêu dùng trong xã hội. Hầu hết các định nghĩa đều hướng đến hành vi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt (không nhằm mục đích kinh doanh hay bán lại kiếm lời).

Việt Nam sau Đại hộ Đảng lần thứ VI bước vào thời kỳ đổi mới đã có những chính sách bước đầu thể hiện sự quan tâm đến vấn đề người tiêu dùng. Tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới, năm 2011, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của nước CHXHCN Việt Nam có hiệu lực. Trong đó định nghĩa về người tiêu dùng như sau: “người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.” [23.Khoản 1, Điều 3]. Cách định nghĩa như trên khá gọn, súc tích, nêu bật và đi thẳng vào vấn đề, nêu lên bản chất của người tiêu dùng. Theo đó, ta có thể hiểu người tiêu dùng theo nghĩa rộng bao gồm cả cá nhân, tổ chức nhưng khái niệm cũng được giới hạn bởi “mục đích”. Người

tiêu dùng có thể là người mua đồng thời là người sử dụng; cũng có thể mua để tặng, cho; mua để phục vụ chung cho nhu cầu của toàn gia đình hay cho tổ chức nhưng mục đích ở đây đều là “tiêu dùng sinh hoạt”, nói chung là các yếu tố đầu vào để tổ chức phục vụ cho hoạt động của tổ chức mình (có thể là thỏa mãn tiêu dùng gia đình, tiêu dùng trong Hội, Đoàn…). Như vậy, Luật đã loại bỏ các chủ thể mua sắm hàng hóa hay sử dụng dịch vụ vào mục đích kinh doanh (đây cũng là cách hiểu phổ biến hiện nay về khái niệm người tiêu dùng). Tương tự như vậy, ta có thể phân biệt khái niệm người tiêu dùng (consumer) hoặc người tiêu dùng cuối cùng (end consumer) với khái niệm khách hàng (customer). Khái niệm “khách hàng” mang nghĩa rộng hơn, dùng để chỉ người mua hàng hóa, dịch vụ để sử dụng cho bản thân hoặc làm nguyên liệu cho sản xuất, kinh doanh. Do vậy, người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.

Bên cạnh khái niệm “người tiêu dùng”, một khái niệm nữa chúng ta cần làm rõ đó là khái niệm “quyền lợi người tiêu dùng”. Quyền lợi của người tiêu dùng là một trong những quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật của nhiều nước trên thế giới và được xã hội tôn trọng. Tuy nhiên, trong khoa học nói chung cũng như trong khoa học pháp lý và thậm chí trong Bản hướng dẫn của Liên hợp quốc về bảo vệ người tiêu dùng cũng chỉ nêu ra những quyền cơ bản của người tiêu dùng mà không có khái niệm quyền lợi của người tiêu dùng. Khi được hỏi, các nhà khoa học thường chỉ đưa ra những quan điểm, những lập luận chung nhất. Hiện nay chưa có một khái niệm chính thống nào giải thích về quyền lợi của người tiêu dùng.

Theo Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật: “Lợi ích của người tiêu dùng ở đây được hiểu là những điều có lợi, có ích (trong đó có lợi ích kinh tế) cho người tiêu dùng thông qua việc thực hiện được những quyền của người

tiêu dùng”[37]. Định nghĩa như vậy vẫn khá chung chung và “luẩn quẩn” chưa nêu bật được những điều căn bản để mọi người dân đều có thể hiểu thế nào là quyền của người tiêu dùng.

Trong Từ điển Kinh tế có định nghĩa:

“Consumer sovereignty (quyền quyết định của người tiêu dùng; chủ quyền của người tiêu dùng): những người tiêu dùng là những người sau cùng mua các mặt hàng và dịch vụ, do đó có quyền quyết định đòi phải sản xuất những gì. Điều đó hàm nghĩa rằng nếu những người tiêu dùng có nhu cầu lớn hơn thì sản vật phải được cung ứng nhiều hơn và rằng trong nền kinh tế thị trường tự do các nhà sản xuất chỉ là “những tác nhân thụ động” chỉ đáp ứng lại cái mà những người tiêu dùng muốn có. Tuy nhiên, trong một số loại thị trường khác (cụ thể là trong thị trường có vài công ty độc quyền hay trong thị trường có một công ty độc quyền) các nhà sản xuất lại có quyền lực mạnh mẽ đối với những người tiêu dùng đến mức chính họ là người thực sự quy định phạm vi lựa chọn của người tiêu dùng” [27]. Việc định nghĩa như trên khá trừu tượng lại thiên về bản chất kinh tế của vấn đề và cũng chưa giúp người đọc có thể hiểu rõ về quyền của người tiêu dùng.

Dựa trên những kiến thức lý luận cơ bản và những đúc kết khoa học ta có thể đưa ra một định nghĩa như sau về quyền lợi của người tiêu dùng:

Quyền lợi của người tiêu dùng đó là khả năng của người tiêu dùng được Nhà nước cho phép và ghi nhận trong pháp luật cũng như những lợi ích vật chất và tinh thần mà người tiêu dùng được hưởng từ việc được Nhà nước bảo hộ những khả năng trên.

Khi đã hiểu một cách khái quát nhất về quyền lợi của người tiêu dùng, ta có thể tiếp cận đến những quyền cụ thể của người tiêu dùng và phân tích ở những góc độ chính xác và đúng đắn nhất.

1.1.2 Đặc điểm của người tiêu dùng Việt Nam

Để khái quát được đặc điểm của người tiêu dùng không phải là điều dễ dàng bởi vì trong mỗi giai đoạn phát triển của xã hội với những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, kinh tế khác nhau thì Nhà nước có các chính sách, chế độ khác nhau và nhận thức của người tiêu dùng cũng khác. Bên cạnh đó là sự khác biệt về trình độ dân trí giữa các vùng, miền, giữa nông thôn với thành thị, miền núi với đồng bằng… Bởi vậy, không thể xét đặc điểm của bộ phận để khái quát nên toàn bộ, cũng không thể nhìn phiến diện ở một mặt nào đó mà ta phải có cái nhìn bao quát, tổng thể đồng thời phân tích vấn đề ở từng giai đoạn khác nhau.

Theo kết quả nghiên cứu lựa chọn xếp hạng 30/185 nền kinh tế có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới vừa được tập đoàn tư vấn AT Kearney công bố, “Chỉ số phát triển bán lẻ chung năm 2007” (GRDI) của Việt Nam đạt 74 điểm, xếp thứ 4 sau Ấn Độ và Nga, Trung Quốc. Năm 2008, thị trường bán lẻ nước ta “qua mặt” cả ba “người khổng lồ” Ấn Độ, Nga và Trung Quốc để chiếm thứ hai trong “làng bán lẻ” thế giới. Năm 2009, đạt 55 điểm, tuy có giảm trong bảng xếp hạng, nhưng nếu ổn định được tình hình vĩ mô và khôi phục được sự hấp dẫn, thì tương lai phát triển của thị trường bán lẻ nước ta sẽ rất sáng trở lại[31]. Điều này cho thấy trong những năm gần đây, người Việt Nam đầu tư khá nhiều cho tiêu dùng. Cùng với việc mở cửa cũng như hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường thu hút các nhà đầu tư. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp trong nước cũng ý thức được điều này nên sẵn sàng đầu tư công nghệ, cải tiến dây chuyền sản xuất để có thể cung cấp những mặt hàng tốt nhất, đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh. Vì vậy, người tiêu dùng Việt Nam cũng có nhiều cơ hội để lựa chọn sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của mình. Theo kết quả khảo sát của AC Nielsen thực hiện tại 47 nước trên thế giới về mức độ niềm

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 03/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí