Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế liên quan - 19

Một là, tác giả đã sử dụng các tư liệu từ các nguồn khác nhau để phân tích và làm rõ bản chất của hoạt động bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới, đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện những quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế về bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu tại biên giới, có so sánh, đối chiếu và phân tích, đánh giá để chỉ ra được những ưu khuyết điểm, mối quan hệ giữa pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế, đánh giá mức độ tuân thủ các điều ước quốc tế của pháp luật Việt Nam về vấn đề này.

Hai là, trên cơ sở các quy định pháp luật Việt Nam và quốc tế đã phân tích ở trên, luận văn đã đánh giá và cố gắng làm rõ “bức tranh toàn cảnh” về thực trạng thực thi pháp luật bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu tại biên giới tại Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2011, chỉ ra những kết quả đã đạt được. Đồng thời, tác giả đã nêu và phân tích các quy định pháp luật và kinh nghiệm thực thi pháp luật về bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới của một số quốc gia điển hình trên thế giới. Từ đó, rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam cả về mặt luật pháp cũng như thực tiễn áp dụng.

Ba là, trên cơ sở phân tích thực trạng, cũng như những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong 05 năm thực hiện trên tất cả các mặt: xây dựng khung pháp lý; công tác đăng ký kiểm tra, giám sát nhãn hiệu; đấu tranh bắt giữ và xử lý vi phạm; phối hợp với chủ thể quyền và các cơ quan thực thi; tuyên truyền, đào tạo và hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu tại biên giới, những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu tại biên giới. Tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số dự báo về tình hình hoạt động xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới trong quá trình cơ quan Hải quan thực hiện nhiệm vụ phải quan tâm, trên cơ sở đó đề xuất một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này trong thời gian tới.

Công tác bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới theo quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế liên quan là một đề tài đã và đang được nhiều người quan tâm, đặc biệt là các cấp lãnh đạo trong ngành Hải quan, trong bối cảnh ngành Hải quan đang đẩy mạnh công cuộc cải cách, hiện đại hóa và thực hiện các cam kết quốc tế về Hải quan do Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện.

Với thời gian có hạn và điều kiện vừa công tác vừa nghiên cứu, chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi những tồn tại, khiếm khuyết, có nhiều nội dung cần phải được nghiên cứu, xem xét ở mức độ sâu hơn, đầy đủ hơn. Trong thời gian tới, tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu thêm đề tài này khi đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ tại đơn vị nơi tác giả công tác.

Bản luận văn được hoàn thành với sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của TS.GVC Nguyễn Lan Nguyên, các thầy cô giáo trong Tổ bộ môn Luật Quốc tế thuộc Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp công tác tại Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học chấm luận văn tốt nghiệp Cao học khóa XIII – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội để bản luận văn được hoàn thiện hơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt


1. Lamil Adris (2004), SHTT - Một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế, Tổ chức SHTT thế giới, NXB Bản đồ, Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

2. Shahid Alikhan (2007), Lợi ích kinh tế - xã hội của việc bảo hộ SHTT ở các nước đang phát triển, Tổ chức SHTT thế giới, NXB Bản đồ, Hà Nội.

3. Bạch Quốc An (2009), “Cam kết về SHTT của Việt Nam trong WTO vấn đề pháp lý đặt ra đối với việc thực thi cam kết”, www.lerap. org.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế liên quan - 19

4. Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan, Báo cáo tổng kết công tác năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, Hà Nội.

5. Vũ Văn Hải (2011), “Thực thi quyền SHTT tại biên giới đối với các nền kinh tế APEC”, http://www.quangninhcustoms.vn/Lists/Tin HoatDong/ViewDetails.aspx?List=149f10f0%2D0625%2D4319%2Db496%2Dcbdc2a9c27df&ID=607.

6. Đặng Vũ Huân (2004), “Bàn về cơ chế kiểm soát biên giới nhằm bảo hộ quyền SHTT” (1), Tạp chí Khoa học pháp luật, http://www. hcmulaw.edu.vn.

7. Trần Việt Hưng (2010), “Xác định quy mô thương mại theo Hiệp định TRIPs và pháp luật Việt Nam liên quan đến việc xử lý hình sự hành vi xâm phạm quyền SHTT”, Nghiên cứu Hải quan, (1+2).

8. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA).


9. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Luật mẫu nhãn hiệu hàng hoá.


11. Luật Hải quan 2001.

12. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan 2005.


13. Luật SHTT 2005.


14. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT 2009.


15. Lê Việt Long (2008), “Xâm phạm SHTT: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” 126(7), Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Hà Nội.

16. Nghị định số 154/2005/NĐ- CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.

17. Nghị định số 105/2006/ ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT và quản lý nhà nước về SHTT.

18. Nghị định số 119/2010/NĐ- CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/ ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT và quản lý nhà nước về SHTT.

19. Nghị định số 97/2010/NĐ- CP ngày 21/09/2010 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

20. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002.


21. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2008.

22. Quyết định số 65/2010/QĐ- TTg ngày 25/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

23. Quyết định số 65/2004/QĐ- TTg ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế hoạt động của lực lượng hải quan chuyên trách phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

24. Thông tư số 44/2011/TT- BTC ngày 01/04/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền SHTT trong lĩnh vực hải quan.

25. Thông tư số 37/2011/TT- BKHCN ngày 27/12/2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 97/2010/NĐ- CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

26. Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT- TANDTC- VKSNDTC- BCA- BTP ngày 29/02/2008 của liên Bộ Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền SHTT.

27. Nguyễn Thanh Tâm (2009), “Những vấn đề lý luận liên quan đến việc xác định hành vi NK song song – kinh nghiệm và thực tiễn”, (8,9,10), Nghiên cứu Hải quan, Hà Nội.

28. Phương Thảo (2009), Ngăn chặn nạn hàng giả, hàng nhái, trong chương trình kích cầu tiêu dùng, nguồn http://www.smartsolutionco. com/page/DetailNews.aspx?lang=viVN&nid=1.

29. Tổ chức SHTT thế giới (2005), Cẩm nang SHTT, NXB Bản đồ, Hà Nội.


30. Tổng cục Hải quan (2009), Báo cáo tổng kết 10 năm (1999- 2009) thực hiện Chỉ thị 31/1999/CT- TTg về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả và 01 năm (2008- 2009) thực hiện Chỉ thị 28/2008/CT- TTg về một số biện pháp cấp bách chống hàng giả, hàng kém chất lượng, Hà Nội.

31. Tổng cục Hải quan, Báo cáo tổng kết công tác kiểm soát hải quan 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, Hà Nội.

32. Tổng cục Hải quan (2009), “Các quy định pháp luật của Việt Nam và quốc tế về thực thi quyền SHTT tại biên giới”, Chương trình hỗ trợ kỹ thuật Châu Ấu cho Việt Nam (ETV2), Hà Nội.

33. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

34. Văn phòng Tình báo Hải quan khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Bản tin tình báo hàng tháng từ tháng 7/2007 – 12/2011, Tổng cục Hải quan.

Tài liệu Tiếng Anh

35. Argeement betwween the World Intellectual Property Organization and the World Trade Organization on Trade- related aspects of Intellectual Property Rights (TRIPs Argeement) 1994.

36. ASEAN Framework Agreement on Intellectual Property Rights Cooperation 1995.

37. ASEAN Economic Community Blueprint 2007.

38. ASEAN- Japan Comprehensive Economic Partnership Agreement 2008.

39. ASEAN- Australia – New Zealand Free Trade Agreement 2009.

40. Agreement between the Government of the Socialist Republic of Vietnam and the Swiss Federal Council on Protection of Intellectual Property and on Co-operation in the Field of Intellectual Property 1999.

41. Agreement between Japan and the Socialist Republic of Vietnam for an Economic Partnership 2008.

42. Convention of the Protection of Industrial Property Rights (Paris Convention) 1967.

43. Customs & Tariff Bureau, Ministry of Finance, Japan (2008), "IPR Protection the Role of Japan Customs", Report in IPR Enforcement.

44. Customs Law of People’s Republic of China 2007.

45. CBP (2012), “ICE Release Report on 2011 Counterfeit Seizures”, http:// www.cbp.gov/xp/cgov/newsroom/news_releases/national/01092012.xml.

46. Code of federal Regulation 19 2005, http://www.cbp.gov/xp/cgov/off siteRedirectPg.xml?title=19+CFR+133&url=http%3A%2F%2Fwww.acce ss.gpo.gov%2Fnara%2Fcfr%2Fwaisidx_05%2F19cfr133_05.html&referr er=/xp/cgov/trade/trade_programs/international_agreements/free_trade/na fta/resources/code_fedreg_lp.xml.

47. Japan Customs Law 2011.

48. Japan Tariff Association (2008), “CIPIC- Supporting IPR Border Enforcement Activities”, Japan Customs Intellectual Property Center, Tokyo.

49. Japan Customs, Overview of Identification procedure, Conditional for approval, www.customs.go.jp/mizugiwa/chiteki/pages/b_002_e.htm.

50. Korea Customs Law 2000.

51. Korea Customs Service (2008), IPR Protection Strategy of the Korea Customs Service.

52. Korea Trademark Law 2009.

53. Rules of the Customs of People’s Republic of China for Implementing the Regulations of People’s Republic of China on Customs Protection of Intellectual Property Rights 2007, see http://www2.customs.gov.cn/tabid/43987/ Default.aspx.

54. Regulations of the People's Republic of China on Customs Protection of Intellectual Property Rights 2011, see http://english.customs.gov.cn/ publish/portal191/tab43987/info298867.htm.

55. U.S Customs and Border Protection (2009), What every member of the trade community should know about: CBP Enforcement of Property Rights,http://www.cbp.gov/linkhandler/cgov/trade/legal/informed_compliance_pubs/enforce_ipr.ctt/enforce_ipr.pdf.

56. U.S Customs and Border Protection – Securing America’s Border (2010), the Intellectual Property Rights e-Recordation (IPR) application, http://apps.cbp.gov/e-recordations.

57. U.S Trademark Law 2012, http://www.uspto.gov/trademark/law/tmlaw

.pdf.

58. WCO Protection on Intellectual Property Rights Model Legislation (Annex 3) 2003.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/10/2023