(ii) Vụ việc nhãn hiệu “X-MEN” :
Công ty Marvel Chracters Inc. (Mỹ) là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất phim hoạt hình giải trí, nổi tiếng tại Mỹ và toàn thế giới. Trong lịch sử từ khi được thành lập đến nay, Marvel Chracters đã tạo dựng được một thư viện lớn, khoảng trên 5000 các nhân vật hoạt hình, trong đó có nhiều nhân vật được đông đảo người biết đến và yêu thích như “IRON MAN”, “NGƯỜI KHỔNG LỖ XANH” và các nhân vật đột biến gien “X-MEN”.
Tại Việt Nam, Marvel Chracters là chủ sở hữu nhãn hiệu X-MEN (nhãn hiệu chữ), bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 11455 cấp ngày 07/04/1994 đối với các sản phẩm video thu sẵn; băng, đĩa nghe nhìn… (Nhóm 9); các loại xuất bản phẩm, truyện và truyện tranh…(Nhóm 16); quần áo…(Nhóm 25); đồ chơi các loại (Nhóm 28).
Công ty Marvel Chracters được biết Công ty Hàng gia dụng Quốc tế đã nộp đơn và được Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu “X-MEN, hình” (Giấy chứng nhận số 63481, cấp ngày 08/06/2005; ngày nộp đơn 27/06/2003) cho các sản phẩm hoá mỹ phẩm gia dụng (Nhóm 3).
Công ty Marvel Chracters (qua Đại diện SHCN tại Việt Nam) đề nghị hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ số 63481 cấp cho Hàng gia dụng Quốc tế. Đề nghị hủy bỏ hiệu lực của Công ty Marvel Chracters đối với văn bằng bảo hộ cấp cho Công ty Hàng gia dụng Quốc tế được giải quyết theo thủ tục hành chính tại Cục SHTT (Khiếu nại lần 1) và Bộ Khoa học và Công nghệ (tại Thanh tra Bộ - Khiếu nại lần 2). Tại các cơ quan này, đề nghị của Công ty Marvel Chracters bị bác bỏ do không đủ căn cứ giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành. Không đồng ý với quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về SHTT, Công ty Marvel Chracters khởi kiện ra Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (Vụ án số 08/2008/TLST-HC).
Tại Bản án sơ thẩm số 03/2013/HCST ngày 29/03/2013 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa ra phán quyết bác bỏ yêu cầu khởi kiện của Công ty Marvel Characters và giữ nguyên hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 63481 bảo hộ nhãn hiệu X-MEN đối với các sản phẩm nhóm 3 của Công ty Hàng gia dụng Quốc tế.
Vụ việc nhãn hiệu X-MEN được coi là một trong những vụ án điểm, mang tính khuôn mẫu và được coi là thành công về phương diện áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự, tuy nhiên thời gian giải quyết từ lúc thụ lý đơn kiện đến thời điểm ban hành phán quyết cũng là xấp xỉ 03 năm (2010-2013).
Thứ hai, trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án thường phải trưng cầu ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT và các cơ quan chức năng có liên quan để kết luận đối với hành vi xâm phạm, nên dẫn đến tình trạng Toà án rất bị động, khó khăn cho việc ra phán quyết.
Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là lĩnh vực pháp luật còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam. Mặc dù trong thời gian qua ngành Tòa án cũng đã có sự quan tâm đúng mức đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về pháp luật sở hữu trí tuệ cho đội ngũ cán bộ Thẩm phán, song do tính phức tạp và đa dạng của các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ nên một số Thẩm phán vẫn gặp không ít khó khăn trong việc giải quyết các vụ án tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ vì chưa đủ trình độ chuyên sâu về sở hữu trí tuệ. Vì vậy, trong việc giải quyết các vụ án tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ thì kết quả trưng cầu giám định hoặc kết luận các yếu tố vi phạm của cơ quan có thẩm quyền về việc có hay không có hành vi xâm phạm quyền quyền sở hữu trí tuệ có giá trị quan trọng để Tòa án dùng làm căn cứ giải quyết các vụ án về sở hữu trí tuệ được chính xác, đúng pháp luật, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên đương sự.
Ở vụ án dân sự được nêu tại ví dụ (i), TAND TP. Hồ Chí Minh đã phải hai lần có Công văn để đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ cho ý kiến, ngoài ra còn phải lấy ý kiến của cơ quan chuyên môn là Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế để phục vụ cho việc xét xử của Tòa. Tình trạng này cũng dẫn đến việc giải quyết của Tòa án bị kéo dài và trong nhiều trường hợp việc nhìn nhận, đánh giá về các hành vi xâm phạm QSHCN của các cơ quan chức năng đôi khi chưa thống nhất. Có trường hợp cơ quan chức năng còn phải đề nghị Chính phủ can thiệp vào quá trình giải quyết của của Tòa án. Điển hình là vụ kiện giữa nguyên đơn là Công ty sữa Foremost Việt Nam và Công ty TNHH công nghiệp Trường Sinh. Vụ kiện đã diễn ra trong thời gian khá dài và Tòa án đã phải xử lý các ý kiến khác nhau của các cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Thương mại, Bộ Y tế, Cục Sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học và Công nghệ. Theo quan điểm của Bộ Thương mại thì sản phẩm sữa đặc có đường mang nhãn hiệu „„Trường Sinh‟‟ của Công ty Foremost thuộc nhóm 29 trong danh mục hàng hóa của Bộ Thương mại, còn sản phẩm sữa đậu nành mang nhãn hiệu
Có thể bạn quan tâm!
- Thẩm Quyền Và Trình Tự Thủ Tục Xử Lý Hành Vi Xâm Phạm Bằng Biện Pháp Dân Sự
- Xác Định Thiệt Hại Và Mức Bồi Thường Thiệt Hại Do Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Chỉ Dẫn Thương Mại
- Thực Trạng Xử Lý Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Chỉ Dẫn Thương Mại Bằng Biện Pháp Dân Sự
- Một Số Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Chỉ Dẫn Thương Mại Bằng Biện Pháp Dân Sự
- Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại bằng biện pháp dân sự theo pháp luật Việt Nam - 13
- Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại bằng biện pháp dân sự theo pháp luật Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
„„Trường Sinh‟‟ của Công ty TNHH công nghiệp Trường Sinh thuộc nhóm 32, do đó đây là hai sản phẩm không cùng nhóm và không có sự xâm phạm. Theo quan điểm của Bộ Y tế thì đây là hai sản phẩm có chất dinh dưỡng khác nhau, việc có vi phạm hay không thì thuộc kết luận của Cục Sở hữu trí tuệ. Còn Cục Sở hữu trí tuệ cho biết đã từ chối cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa đối với nhãn hiệu „„Sữa đậu nành cao cấp Trường Sinh" của Công ty Trường Sinh ở thời điểm năm 1998, và sau khi Công ty Foremost có đơn gửi Cục SHTT về việc Công ty Trường Sinh đã xâm phạm quyền được bảo hộ của mình thì Cục đã hai lần gửi văn bản yêu cầu Công ty Trường Sinh chấm dứt ngay việc sử dụng nhãn hiệu Trường Sinh cho sản phẩm sữa đậu nành.
Trong khi đó, tại ví dụ (ii), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã phải thực hiện việc tham vấn ý kiến của các cơ quan chuyên môn cũng như cơ
quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ như Thanh tra Bộ KH&CN, Cục Sở hữu trí tuệ và Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ để đưa ra các nhận định về các vấn để chuyên môn cơ bản, đó là :
- Về vấn đề xác định luật áp dụng: Vấn đề xác định quy định pháp luật áp dụng để giải quyết vụ việc có vai trò đặc biệt quan trọng và ý nghĩa quyết định để giải quyết vụ việc một cách đúng đắn.
Trong vụ án, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xác định tại thời điểm Công ty Hàng gia dụng quốc tế nộp đơn và được cấp văn bằng số 63481, Bộ Luật Dân sự 1995 đang có hiệu lực. Theo điều 785 Bộ luật này, nhãn hiệu hàng hóa được định nghĩa “là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau”.
Như vậy, điều đầu tiên và cơ bản nhất là một dấu hiệu được coi là nhãn hiệu khi nó sử dụng gắn với sản phẩm (hoặc dịch vụ) nhất định để thực hiện chức năng phân biệt. Theo đó Tòa xác định “nhãn hiệu” tồn tại tách rời khỏi sản phẩm. Trong khi Công ty Marvel không xuất trình được chứng cứ chứng minh cho sản phẩm cùng loại tại Việt Nam, người tiêu dùng Việt Nam từ năm 2003 đến nay lại biết đến sản phẩm X-MEN của Công ty Hàng gia dụng Quốc tế một cách rộng rãi, thông qua việc chào bán, quảng cáo sản phẩm này.
- Vấn đề bảo hộ tên gọi, biểu tượng nhân vật:
Theo qui định tại Điều 6.1h, Nghị định 63/CP, nhãn hiệu hàng hoá được công nhận có khả năng phân biệt khi “không trùng với một hình tượng, nhân vật đã thuộc bản quyền tác giả của người khác”.
Tòa án cho rằng X-MEN của Marvel (tiếng Việt được biết đến như những DỊ NHÂN) không phải là một nhân vật cụ thể. Đó là tên gọi 1 nhóm người có chứa gen X (gen đột biến) nên có những khả năng khác thường. Mỗi nhân vật trong nhóm có tên gọi riêng như Cyclops, Iceman, Angel, Beast, Grey. Do đó, việc đưa ra điều khoản này khi đề nghị hủy bỏ hiệu lực văn bằng
36481 là không phù hợp. Trong khi đó Cục Bản Quyền tác giả và Văn học nghệ thuật Việt Nam cũng khẳng định: luật về bản quyền tác giả và các văn bản hướng dẫn thi hành không qui định về việc bảo hộ tên nhân vật trong tác phẩm. Giới hạn về việc bảo hộ nhân vật như một phần trọng yếu của tác phẩm vẫn đang là vấn đề bỏ ngỏ và chưa được xác định rõ trong các quy định pháp luật Việt Nam
- Vấn đề cạnh tranh không lành mạnh.
Do Marvel không có sản phẩm (đồng nghĩa với không có uy tín đối với mặt hàng mỹ phẩm), Tòa án đã không kết luận Công ty hàng gia dụng quốc tế lợi dụng uy tín của Marvel. Nhận định của Tòa án trong trường hợp này có cách tiếp cận từ khía cạnh thực tế của vụ việc. Trong quá trình sử dụng nhãn hiệu, Công ty Hàng dụng quốc tế đã khai thác và xây dựng thành công hình tượng “NGƯỜI ĐÀN ÔNG ĐÍCH THỰC” gắn với nhãn hiệu X-MEN. Hình tượng “Người đàn ông đích thực” sử dụng sản phẩm mang nhãn hiệu X-MEN hoàn toàn độc lập và khác biệt đối với nhóm người DỊ NHÂN mang gien X (gọi chung là X-MEN) của Marvel Characters.
Như vậy, trong đa số các trường hợp thì Tòa án chưa đủ khả năng trong việc đưa ra nhận định về hành vi xâm phạm nên còn phụ thuộc nhiều vào kết luận các yếu tố vi phạm của cơ quan quản lý nhà nước về SHTT để kết luận có hay không có hành vi xâm phạm về SHCN như đã nêu ở trên.
Thứ ba, tâm lý ngại ra Tòa của chính các chủ thể quyền, bởi lẽ, quyền SHCN thường được gắn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh, các chủ thể cũng rất chú trọng tới việc bảo vệ bí mật kinh doanh và bí mật của các đối tượng của QSHCN, nếu đưa tranh chấp ra trước tòa đồng nghĩa với việc phải công khai những vấn đề liên quan mà đương sự không muốn, do vậy họ lại chuyển sang chọn phương pháp đơn giản hơn, hiệu quả nhanh hơn đó là khiếu nại đến
cơ quan nhà nước hoặc các lực lượng thực thi để đề nghị xử lý bằng biện pháp hành chính.
Liên quan đến vấn đề này, theo Thạc sỹ Nguyễn Văn Tùng, Phó Trưởng phòng Pháp luật Hành chính, Hình sự thuộc Tòa án nhân dân tối cao:
Các vụ việc về tội sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp chủ yếu được phát hiện do tố giác của nhân dân, phát hiện của lực lượng quản lý thị trường, thanh tra khoa học – công nghệ, cảnh sát kinh tế… mà ít khi có đơn tố giác tội phạm hay đơn khởi kiện trực tiếp từ phía chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa bị xâm phạm. Điều này cho thấy rằng, các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự có nhận thức cao trong việc tự bảo vệ mình trước sự xâm phạm, chưa tự giác thực hiện các biện pháp phát hiện hàng giả, hàng nhái trên thị trường. Thời gian xử lý một vụ án dân sự về giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ thường kéo dài, điều này làm tốn nhiều thời gian và tiền của, ảnh hưởng tới tâm lý của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa khi họ lựa chọn có yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự hay không. [38]
Thứ tư, việc xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền SHCN là một khó khăn cho chủ thể quyền trước Toà án.
Theo quy định của tố tụng dân sự, một nguyên tắc rất quan trọng là nguyên đơn phải có nghĩa vụ chứng minh trước Tòa án về mức độ thiệt hại thực tế do hành vi xâm phạm QSHCN do bên kia gây ra. Tuy nhiên, chủ sở hữu thường không đưa ra được chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm quyền của bị đơn hoặc không chứng minh được mức độ thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, mặc dù hành vi xâm phạm và thiệt hại thực tế đã xẩy ra và thiệt hại tiềm ẩn nếu có do bị xâm phạm quyền, do vậy, yêu cầu đòi bồi thường thường ít được Tòa án chấp nhận toàn bộ. Ngoài ra, việc kiện ra cơ
quan Tòa án thường phải chờ đợi lâu, thường từ 6 tháng đến 1 năm, song thậm chí không mang lại kết quả đã khiến nhiều chủ sở hữu đối tượng SHCN nản lòng.
Thứ năm, một số nguyên nhân khác là: chi phí cho hoạt động tư pháp thường rất tốn kém do phải thuê luật sư, bảo đảm các chi phí cho luật sư hoạt động... trong khi đó nhiều doanh nghiệp không thể đáp ứng được các chi phí này. Mặt khác, chúng ta chưa có các tổ chức thăm dò và đánh giá ý kiến của công chúng, người tiêu dùng một cách độc lập, do vậy đã làm hạn chế khả năng giải quyết của các cơ quan tư pháp. Tại nhiều nước, các cơ quan thực thi và giúp việc cho hoạt động thực thi đều có trình độ cao về SHCN như Thẩm phán, các học giả nghiên cứu, giảng dậy trong các trường đại học, những người hoạt động trong lĩnh vực SHTT và các tổ chức đại diện SHTT. Trong khi đó, tại Việt Nam, kinh nghiệm trong hoạt động thực thi còn rất ít (chỉ khoảng hơn 10 năm), do vậy không tránh khỏi những khó khăn, bỡ ngỡ.
Ngoài ra, trong quan niệm của nhiều chủ sở hữu đối tượng QSHCN thì Tòa án nhân dân còn thiếu các Thẩm phán có trình độ chuyên môn vững vàng trong lĩnh vực SHCN, do hệ thống pháp luật nội dung còn nhiều điểm chưa thống nhất khiến cho các bản án, quyết định của Tòa án chưa mang tính thuyết phục cao, chưa tạo được lòng tin đối với chủ thể bị vi phạm. Có trường hợp sau khi có bản án của Tòa án cấp phúc thẩm, nguyên đơn vẫn cho rằng phán quyết của Tòa phúc thẩm không đúng nên đã làm đơn khiếu nại đến các cơ quan chính phủ, cơ quan đảng và báo chí...
Một thực trạng hiện nay trong việc thi hành các bản án dân sự là rất khó khăn. Theo nguồn tin của Bộ Tư pháp, thì hiện còn khoản 500.000 bản án có hiệu lực chưa được thi hành án (mà trong đó, hầu hết là các bản án dân sự). Việc các bản án có hiệu lực pháp luật chưa được thực thi trong thực tế đã làm giảm hiệu lực của việc thực thi quyền bằng trình tự dân sự.
Những nguyên nhân cơ bản này dẫn tới thực tế là các tranh chấp về QSHCN hiện nay thì nhiều song được xét xử tại Toà án là rất hạn chế, trong khi đó, các vụ việc xử lý xâm phạm bằng biện pháp hành chính được áp dụng nhiều hơn và trong chừng mực nào đó lại tỏ ra hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của chủ thể quyền. Bởi lẽ xử lý các vi phạm QSHCN theo trình tự hành chính thì thường diễn ra trong thời gian ngắn, giải quyết nhanh chóng vụ việc, đáp ứng kịp thời yêu cầu về thời gian để chủ thể quyền có thể khai thác hiệu quả các đối tượng SHCN của mình. Bên cạnh đó, thủ tục này thường đơn giản hơn, nhất là trong việc cung cấp các chứng cứ để chứng minh hành vi xâm phạm quyền của đối tượng vi phạm, vì sau đó cơ quan có thẩm quyền thực thi quyền bằng biện pháp hành chính tiếp tục chứng minh, làm rõ thông qua việc thanh tra, kiểm tra trực tiếp tại cơ sở vi phạm. Theo đánh giá tại Đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp quốc gia về SHTT do Đại học Quốc gia thực hiện, có đến 90% số vụ việc vi phạm được giải quyết theo biện pháp xử phạt hành chính.
Tình trạng này dẫn đến hệ quả là các quan hệ dân sự, các tranh chấp dân sự bị hành chính hóa quá mức, qua đó thể hiện việc bảo vệ QSHCN không triệt để và không tránh khỏi tình trạng vi phạm vẫn tiếp tục tái phạm với qui mô lớn hơn, thủ đoạn tinh vi hơn.
Thực tế cho thấy, các cơ quan thực thi ở Việt Nam đã cố gắng xử lý bằng biện pháp hành chính khá nhiều các hành vi giả mạo nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp của nhiều công ty, tập đoàn lớn đang kinh doanh tại Việt Nam như Honda, Luis Vuitton, Lacoste, AMP, Sisco, Escada... nhưng tình trạng vi phạm đối với các nhãn hiệu này vẫn đang tiếp diễn với quy mô rộng khắp.
Thứ sáu, thiếu các biện pháp khẩn cấp tạm thời hữu hiệu đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Giống như quyền yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ,