Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại bằng biện pháp dân sự theo pháp luật Việt Nam - 13

sẽ đưa các vụ kiện lên toà án. Bây giờ trách nhiệm không hoàn toàn là của Nhà nước mà còn của các chủ sở hữu. Nhiều chủ sở hữu về sở hữu trí tuệ cứ than phiền là việc thực thi sở hữu trí tuệ ở Việt Nam không tốt. Ngay chính bản thân họ cũng không nộp đơn kiện, như vậy chính họ cũng vô trách nhiệm. Đây được coi là một vấn đề lớn, có thể do họ chưa có niềm tin vào khả năng thắng nếu khởi kiện. Nếu có toà án chuyên sâu chắc chắn mọi việc sẽ khác.

Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta nên khẩn trương nghiên cứu mô hình Tòa SHTT theo kinh nghiệm của một số nước để khi có đủ điều kiện đề nghị thành lập Tòa SHTT. Trước mắt, cần đào tạo nguồn nhân lực và chuẩn bị cơ sở lý luận cho việc thành lập các Tòa chuyên trách về SHTT tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó triển khai ở các khu vực khác.

Trong bài viết: “Đề xuất mô hình Toà Sở hữu trí tuệ cho Việt Nam” của tác giả Dũng Hà đăng trên báo Diễn đàn doanh nghiệp thì theo kết quả thu được từ cuộc điều tra năm 2004 của Uỷ ban Luật SHTT thuộc Hiệp hội Luật sư quốc tế về Toà SHTT chuyên trách của các nước thì việc thành lập Toà chuyên trách về SHTT là cần thiết và thực tế đã chứng minh vai trò của nó trong việc nâng cao hiệu quả thực thi, thúc đẩy hệ thống SHTT quốc gia phát triển. Tuy nhiên, mô hình Toà SHTT chuyên trách vận hành có hiệu quả tại một quốc gia nào đó không có nghĩa rằng nó sẽ vận hành tốt tại quốc gia khác. Tác giả bài báo đề xuất: để góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống SHTT Việt Nam, cần thiết phải xây dựng mô hình Toà SHTT phù hợp. Toà nên được đặt tại cấp tỉnh (ban đầu có thể đặt tại các tỉnh, thành phố lớn) với thẩm quyền xét xử các vụ án liên quan đến QSHTT, bao gồm cả hình sự, dân sự và hành chính. Bên cạnh các quy định chung về nguyên tắc xét xử, cần ban hành các quy định riêng về thủ tục xét xử các vụ án về SHTT, theo đó thủ tục xét xử cần được tiến hành một cách linh hoạt, đơn giản hoá, ngắn gọn, có thể học tập kinh nghiệm của một số nước như thẩm vấn nhân chứng qua điện

thoại, không được hoãn phiên toà, xét xử bí mật…Mặt khác, để đảm bảo tính chuyên môn trong quá trình xét xử, cần xây dựng cơ chế phù hợp nhằm huy động sự tham gia của các chuyên gia, thẩm định viên vào quá trình xét xử của Toà án. [31]

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hầu hết các hành vi xâm phạm QSHCN đều có thể xử lý bằng biện pháp hành chính. Điều này đã dẫn đến tình trạng “hành chính hoá” các quan hệ dân sự. Một số trường hợp xâm phạm QSHCN tuy thuộc lĩnh vực dân sự, lẽ ra cần phải được giải quyết theo thủ tục dân sự tại Toà án nhưng lại được xử lý bằng biện pháp hành chính với quan niệm “cho đơn giản và đỡ tốn kém”. Vì vậy, trong thời gian nghiên cứu để thành lập Tòa án chuyên biệt về SHTT, chúng ta cần thiết phải có quy định để giao cho Tòa án để giải quyết một số tranh chấp thuộc đối tượng của SHCN như tranh chấp về sáng chế, bố trí thiết kế mạch tích hợp bán dẫn, tên thương mại, bí mật kinh doanh, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Đây là các đối tượng thể hiện rõ nét bản chất dân sự của chủ sở hữu và liên quan nhiều đến việc cung cấp chứng cứ để chứng minh do vậy, việc phân cấp cho Tòa án để xử lý bằng biện pháp dân sự các đối tượng trên mà không giao cho các cơ quan thực thi bằng biện pháp hành chính là cần thiết.

3.2.3. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực của Toà án và tuyên truyền pháp luật bảo vệ QSHCN bằng biện pháp dân sự

Có thể khẳng định rằng, về nguyên tắc, pháp luật Việt Nam đã tạo đầy đủ cơ sở pháp lý để mọi hành vi xâm phạm QSHCN đều có thể được xử lý bằng phán quyết của Toà án, nghĩa là Toà án Việt Nam cần phải được xác định là cơ quan có thẩm quyền giải quyết bất cứ vụ kiện nào có liên quan đến QSHCN mà chủ sở hữu các đối tượng QSHCN đã có đơn khởi kiện hay yêu cầu, khiếu nại đến Toà án.

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của Toà án trong việc bảo vệ QSHCN như: thủ tục tố tụng phức tạp, kém hiệu quả; giải quyết vụ việc qua quá nhiều trình tự với thời gian quá lâu; các chủ thể ngại bị coi là phải ra Toà; án phí, lệ phí đắt hơn các phương thức giải quyết khác; Toà án thiếu những chuyên gia có trình độ chuyên môn cần thiết về SHCN để giải quyết tốt các loại vụ việc trong lĩnh vực này… cần sớm phải được khắc phục. Đứng trước yêu cầu đó, bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật về nội dung và pháp luật về tố tụng thì cần thiết phải nâng cao trình độ và trách nhiệm của đội ngũ Thẩm phán trong hệ thống TAND.

Đối với công tác tuyên truyền pháp luật bảo vệ QSHCN bằng biện pháp dân sự cần tiến hành một số công việc như: xây dựng các phiên toà mẫu để xét xử các vụ án dân sự về SHCN, tổ chức tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm trong việc giải quyết các tình huống tại phiên toà. Thực hiện việc công bố các quyết định, bản án của Toà án về SHCN. Việc công bố này sẽ tăng cường tính minh bạch và có tác dụng trong việc giúp Toà án các cấp áp dụng thống nhất pháp luật trong công tác xét xử, nâng cao chất lượng của việc ra bản án, kinh nghiệm khai thác và đánh giá chứng cứ, đồng thời tuyên truyền cho người dân, các doanh nghiệp thấy được kết quả giải quyết các vụ án của toà án để phòng ngừa khả năng xâm phạm và hiểu được các quy định của pháp luật liên quan đến việc bảo vệ quyền SHCN.

Để các giải pháp nêu trên trở thành hiện thực và sớm đi vào thực tiễn cuộc sống, thiết nghĩ bên cạnh sự nỗ lực của các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội, các cơ quan có thẩm quyền thì Chính phủ nên xây dựng một chiến lược cụ thể về SHTT trong đó có vấn đề bảo vệ QSHCN.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Tham khảo chiến lược bảo vệ QSHTT của Nhật Bản cho thấy, sự phát triển của Nhật Bản được xây dựng dựa trên một chính sách cạnh tranh với thị trường thế giới thông qua các sản phẩm trí tuệ có hàm lượng trí tuệ cao và giá

cả phù hợp. Nhân tố quan trọng khuyến khích sự phát triển của khoa học công nghệ và việc tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh như trên chính là do chính sách quốc gia về bảo vệ QSHTT của Nhật Bản. Là một quốc gia Châu Á có bề dày phát triển hệ thống bảo vệ QSHTT, Nhật Bản đã làm được nhiều điều kỳ diệu khiến nhiều quốc gia trên thế giới phải học tập. Nhận thức vai trò của SHTT trong sự sinh tồn của quốc gia, Chính phủ Nhật Bản đã sớm xây dựng một chiến lược tổng thể quốc gia về bảo vệ QSHTT. Ngày 3/7/2002, Hội đồng chiến lược QSHTT do một nhóm cố vấn riêng cho Thủ tướng Junichiro Koizumi được thành lập. Những người này đã thảo ra những nét chính về chiến lược bảo hộ QSHTT của Nhật Bản, trong đó đã đưa ra các nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo vệ QSHTT ở Nhật Bản và làm đất nước này trở thành một đất nước kiểu mẫu trong việc bảo vệ QSHTT trên thế giới. Chiến lược quốc gia trên của Nhật Bản cho thấy được một chu trình khép kín của việc xây dựng một hệ thống SHTT bền vững bao gồm: sáng tạo tài sản trí tuệ - Bảo vệ tài sản trí tuệ - sử dụng tài sản trí tuệ - nâng cao trình độ của con người. Điểm nổi bật của chiến lược trên là thành lập Hội đồng quốc gia về SHTT, Hội đồng này được xây dựng trên cơ sở của Luật SHTT, trong đó đích thân Thủ tướng Nhật làm chủ tịch. Hội đồng này đưa ra các chương trình cụ thể cho hoạt động SHTT của đất nước. Khẩu hiệu được Hội đồng trên đưa ra có tên: “Hành động quốc gia để tái tạo ra tài sản trí tuệ - nền tảng quốc gia”. Vì vậy, theo tác giả thì Việt Nam cũng cần thiết xây dựng chiến lược quốc gia về SHTT, trong đó xây dựng các bước đi phù hợp và hiệu quả với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam.

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại bằng biện pháp dân sự theo pháp luật Việt Nam - 13

Hiện nay, đa số cán bộ, Thẩm phán của các Tòa án còn thiếu kiến thức chuyên sâu về sở hữu trí tuệ, rất ít cán bộ, Thẩm phán được đào tạo về sở hữu trí tuệ. Do vậy, cần chú trọng xây dựng các mục tiêu và chương trình đào tạo có hệ thống để đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vu chuyên sâu về sở hữu trí tuệ cho

đội ngũ cán bộ, Thẩm phán ở các Tòa án hiện nay, tiến tới mô hình có các Thẩm phán chuyên xét xử về các tranh chấp về QSHTT. Cần chú trọng công tác bồi dưỡng theo chuyên đề kết hợp với việc tổ chức nhiều cuộc hội thảo trong nước và quốc tế về sở hữu trí tuệ và triển khai các công tác này một cách rộng khắp để cho đông đảo các cán bộ Thẩm phán có thể tiếp cận được. TANDTC cũng cần thường xuyên thực hiện việc tổng kết công tác thực tiễn công tác xét xử xử các vụ án tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, trên cơ sở đó tổ chức rút kinh nghiệm về nghiệp vụ giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ để phổ biến cho TAND các cấp.

Trí tuệ là một tài sản vô hình, do vậy khi nói đến QSHTT là phải nói đến quyền tài sản và phải có chế độ bảo vệ tài sản đó. Bảo vệ tài sản trí tuệ có thể được thực hiện bằng nhiều biện pháp, song cần chú ý đến việc bảo vệ bằng biện pháp dân sự. Để bảo vệ được tài sản trí tuệ cần có sự phối hợp của nhiều khâu và nhà nước phải tạo điều kiện thuận lợi để chủ thể được công nhận quyền tài sản đối với tài sản trí tuệ của mình thông qua các công đoạn như: nộp đơn, xem xét đơn, cấp văn bằng bảo hộ, giải quyết khiếu nại, tranh chấp để bảo vệ quyền…Đặc biệt, việc giải quyết khiếu nại, tranh chấp cần phải được coi trọng vì tài sản trí tuệ có đặc điểm là dễ xảy ra tranh chấp do việc sử dụng tài sản trí tuệ hoặc do quá trình đăng ký tài sản đó. Trong điều kiện toàn cầu hóa, những biến đổi cơ bản trong lĩnh vực SHCN của thế giới đã và sẽ tác động mạnh mẽ tới Việt Nam, do vậy chúng ta cần nhận thức việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ QSHCN bằng biện pháp dân sự là một việc làm cần thiết, qua đó, phải có sự điều chỉnh chính sách, điều chỉnh pháp luật đối với lĩnh vực này theo quan điểm thực tiễn và phát triển.

KẾT LUẬN


Bảo vệ QSHCN đối với chỉ dẫn thương mại bằng biện pháp dân sự không chỉ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người tiêu dùng mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy hoạt động sáng tạo của con người, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể kinh tế. Đồng thời việc quy định biện pháp dân sự để bảo vệ chỉ dẫn thương mại càng chặt chẽ sẽ càng thu hút sự quan tâm đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam, góp phần nâng cao quá trình phát triển kinh tế quốc gia mà hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này cho thấy việc Nhà nước xây dựng và ban hành các văn abrn pháp luật trong đó có quy định về biện pháp bảo vệ chỉ dẫn thương mại nói riêng, bảo vệ QSHCN nói chung có ý nghĩa to lớn và thiết thực.

Trong Luật SHTT 2005 và các văn bản hướng dẫn thực thi quyền SHTT đều thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá cao biện pháp dân sự trong bảo vệ QSHCN, coi đây là biện pháp hữu hiệu giúp ích cho chủ thể quyền SHCN đối với chỉ dẫn thương mại. Trước thực trang xâm phạm QSHCN đối với chỉ dẫn thương mại ngày càng tinh vi, gia tăng mạnh về số lượng, các quy định pháp luật hiện hành đã đáp ứng được những yêu cầu trước mắt, thỏa mãn yêu cầu của các tổ chức quốc tế, hay các điều ước quốc tế khi nước ta gia nhập. Tuy vậy, vẫn còn tồn tại những quy phạm chưa hợp lý, lỗi thời, chưa tương đồng với pháp luật quốc tế, điều này gây ra những khó khăn cho các cơ quan xử lý pháp luật và cả cá nhân, tổ chức có lợi ích cần được bảo vệ.

Nghiên cứu các quy định về bảo vệ QSHCN bằng biện pháp dân sự không phải là lĩnh mực còn mới mẻ trong nghiên cứu khoa học pháp lý ở Việt Nam. Tuy nhiên với những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế- xã hội, sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực SHTT ở nước ta, nhất thiết cần phải có

những giải pháp hợp lý để giúp Việt Nam là mảnh đất tiềm năng, an toàn cho các đối tác đầu tư.

Với thời gian và trình độ tác giả còn hạn chế, luận văn khó tránh được những thiếu sót về nội dung cũng như phương pháp trình bày. Vì vậy tác giả mong nhận được những ý kiến chỉ dẫn của các nhà khoa học và các thầy cô để luận văn này được hoàn thiện và sửa chữa. /.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Thương mại - Bộ tài chính - Bộ Công an - Bộ khoa học và công nghệ (2000), Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA- BKHCNMT ngày 27/4/2000 hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 31/199/CT- TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, Hà Nội;

2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2011), Thông tư 37/2011/TT-BKHCN ngày 2/12/2011 về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 97/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Hà Nội;

3. Chính phủ (2000), Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2000 Qui định chi tiết đối với bí mật kinh doanh, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và bảo hộ cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp, Hà Nội;

4. Chính phủ (2006), Nghị đinh 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, Hà Nội ;

5. Chính phủ (2006), Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, Hà Nội;

6. Chính phủ (2008), Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại và giả mạo sở hữu trí tuệ, Hà Nội;

7. Chính phủ (2009), Nghị định số 47/2009/NĐ-CP và dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp, Hà Nội;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/12/2022