Định Hướng Quan Điểm Đối Với Việc Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Quốc Gia:


Nam, ICOR tăng nhanh cảnh báo một vấn đề: thiếu vốn, trình độ phát triển thấp, nhưng hiệu quả sử dụng vốn lại giảm nhanh và điều này chứng tỏ chất lượng đầu tư và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế gặp nguy cơ khá nghiêm trọng. Năm 1995, ICOR của Việt Nam là 3,39 thì năm 2005 đã lên tới gần 6, trong đó khu vực kinh tế nhà nước tăng từ 3,6 lên 7,28. Đây là một thực tế đáng lo ngại, vì khu vực kinh tế chủ đạo lại có chất lượng thấp.


Mặc dầu đã có nhiều nỗ lực cải cách và có những tiến bộ trên nhiều mặt, nhưng hệ thống tài chính - tiền tệ ở Việt Nam còn kém phát triển, thiếu sự đa dạng, khả năng tài chính nhỏ bé, không đáp ứng yêu cầu phát triển. Các chỉ tiêu về độ sâu tài chính, dư nợ tín dụng trên GDP, các chỉ số chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại còn thấp hơn so với các nước trong khu vực. Năng lực đánh giá dự án đầu tư, trình độ công nghệ của các nghiệp vụ ngân hàng còn nhiều hạn chế, lạc hậu.


Việc Chính phủ tiếp tục khoanh nợ, dãn nợ, xoá nợ đối với một số doanh nghiệp nhà nước chưa phải là giải pháp đầy đủ để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và ngân hàng thương mại. Kinh nghiệm kinh doanh tài chính quốc tế còn ít. Đồng tiền Việt Nam chưa có giá trị chuyển đổi ngay cả đối với các giao dịch vãng lai làm hạn chế tốc độ kinh doanh xuất - nhập khẩu.


Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, người có ý tưởng kinh doanh mới khó tiếp cận với tín dụng. Gần đây, việc phát triển quá nhiều quỹ hỗ trợ đầu tư khác nhau dưới sự quản lý của Bộ Tài chính tạo ra mặt bằng tín dụng không đồng đều cho các doanh nghiệp và có nguy cơ tạo ra một thị trường tiền tệ khập khễnh, ngoài sự kiểm soát thống nhất của Ngân hàng nhà nước.


Thị trường chứng khoán còn quá nhỏ bé, chậm phát triển, chưa bao gồm những doanh nghiệp quan trọng và hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Hệ thống quỹ đầu tư mạo hiểm chưa phát triển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.


Kết cấu hạ tầng: Những năm gần đây kết cấu hạ tầng đã được đầu tư và có cải thiện đáng kể, nhưng cản trở từ kết cấu hạ tầng đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là tình trạng độc quyền, áp đặt giá quá cao với chất lượng dịch vụ thấp, năng suất lao động và hiệu quả sử dụng phương tiện thấp. Chi phí về kết cấu hạ tầng ở nước ta quá cao so với các nước trong khu vực. Chẳng hạn, giá bán điện đang cao hơn của các nước trong khối ASEAN. Đã vậy, theo tính toán, ở Việt Nam chi phí điện năng cho sản xuất (chi phí đầu vào) tăng thêm 8 - 12% so với giá công bố do yếu tố chất lượng cung cấp điện thấp.

Bảo vệ quyền lợi lao động nữ trong Pháp luật lao động Việt Nam - 13


Doanh nghiệp công nghệ cao chưa dám đầu tư vào nước ta trong đó có lý do về kết cấu hạ tầng. Chi phí cao và chất lượng thấp của các loại dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng là một trở ngại lớn trong các nỗ lực giảm giá đầu vào của các doanh nghiệp.


Trình độ khoa học - công nghệ của nước ta còn ở mức thấp và chậm tiến bộ. Công nghệ trong các doanh nghiệp đang bị lạc hậu nhiều thế hệ so với khu vực. Việc chuyển giao công nghệ từ đầu tư nước ngoài, từ các công ty xuyên quốc gia và các nguồn khác chưa có sự tiến bộ rõ rệt. Đặc biệt, trình độ công nghệ thông tin còn rất thấp và sự phát triển gặp nhiều rào cản do độc quyền và các quy định hành chính gò bó. Xuất hiện sự phân hoá sâu sắc về tiếp cận thông tin giữa các vùng, miền và các tầng lớp dân cư.


Tiềm lực khoa học, công nghệ vốn còn ít, lại chưa được sử dụng tốt do cơ chế quản lý chậm được đổi mới, mối liên kết giữa khoa học, công nghệ


(nghiên cứu) - trường đại học (giảng dạy) - doanh nghiệp còn thiếu chặt chẽ, phần nhiều do các trở ngại về hành chính và cơ chế tài chính.


Các viện nghiên cứu chưa thực sự tự chủ trong nghiên cứu, huy động vốn, tham gia đấu thầu trong nước và quốc tế do thiếu tư cách pháp nhân đầy đủ. Sự quan tâm và đầu tư từ khu vực doanh nghiệp cho khoa học, công nghệ còn thấp do nhiều lý do, trong đó có lý do bắt nguồn từ cơ chế độc quyền, tình trạng cục bộ ngành và địa phương, chưa thực sự trọng dụng người có tài, chưa chấp nhận cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động khoa học, công nghệ.


Mặc dù khoa học, công nghệ được coi là “quốc sách hàng đầu” và sự thực đất nước đang có tiềm năng không nhỏ, song trong thực tế, vai trò của khoa học, công nghệ chưa tương xứng, tư vấn khoa học, công nghệ chưa được coi trọng đúng mức. Không ít quyết định đầu tư và quyết sách quan trọng thiếu căn cứ khoa học vững chắc, nhất là trong việc thẩm định các dự án, tư vấn cho hoạch định chính sách, quy hoạch phát triển.


Các lợi thế vốn có của nền kinh tế Việt Nam như tài nguyên lao động đã không khai thác có hiệu quả. Hiện tại, Việt Nam đang có nhiều dự án đầu tư có vốn lớn, trong khi lĩnh vực nông nghiệp và các ngành sử dụng nhiều lao động nhiều lợi thế lại không được quan tâm đúng mức. Lợi thế cạnh tranh trong các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động của Việt Nam ngày càng giảm sút, không đủ sức cạnh tranh với Trung Quốc, Thái Lan. Chuyển sang giai đoạn tập trung phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều vốn và công nghệ cao để nâng cao năng lực cạnh tranh thì Việt Nam lại đang thiếu lực lượng lao động có kỹ năng. Người lao động chưa được đào tạo và chuẩn bị tốt về tác phong, kỷ luật lao động công nghiệp, về tinh thần, thái độ, ý thức


lao động trong tập thể. Các yếu tố đó dẫn đến việc người sử dụng lao động phải tăng thêm chi phí đào tạo.


Cơ sở đào tạo, từ đào tạo nghề đến đào tạo đại học và sau đại học, còn nhiều yếu kém, lạc hâu về nhiều mặt, chưa đáp ứng nhu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng. Thị trường lao động chưa phát triển. Các quy chế về bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, về các trách nhiệm xã hội chưa đầy đủ và chưa được thực hiện tốt. Số vụ đình công, phản đối có tính tập thể và xung đột giữa người lao động với người sử dụng lao động đang có chiều hướng tăng… có thể trở thành một cản trở trong quá trình phát huy lợi thế cạnh tranh về lao động ở trong nước cũng như xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Hiện tượng khan hiếm lao động có đào tạo ở các trung tâm công nghiệp, các khu công nghiệp diễn ra khá phổ biến. Hiện tượng cạnh tranh lao động có chất lượng giữa các doanh nghiệp, lao động có đào tạo bỏ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác mà chi phí đào tạo không được hoàn trả vừa làm tăng thêm chi phí sử dụng lao động, vừa không tạo động lực để các doanh nghiệp đầu tư cho đào tạo tay nghề.


Mức khởi điểm về tính thuế thu nhập cá nhân với lao động Việt Nam quá thấp, tốc độ thuế suất luỹ tiến lại cao, trong mức thuế thu trên tổng thu nhập không được khấu trừ những khoản chi phí tối thiểu cho sinh hoạt theo thông lệ quốc tế, làm cho tổng chi phí tiền lương cá nhân của chuyên gia Việt Nam trở nên quá cao, trở thành một yếu tố thiếu hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài khi sử dụng lao động tay nghề cao của Việt Nam. Mặt khác, lao động rẻ là một yếu tố cạnh tranh luôn luôn ở trạng thái động, khi đời sống được nâng lên, thì giá nhân công cũng tăng lên, và do đó lợi thế này đang trong xu hướng mất dần theo đà phát triển của nền kinh tế.


Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp rất thấp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Năng lực cạnh tranh thấp của các doanh nghiệp bị chi phối bởi nhiều yếu tố: sử dụng vốn không hiệu quả, giá cả hàng hoá cao, trình độ quản lý kém, công nghệ lạc hậu, dịch vụ tiếp thị quảng cáo nghèo nàn.


Việc thực hiện Luật Doanh nghiệp, bãi bỏ và thay thế khoảng 160 giấy phép kinh doanh đã cải thiện đáng kể môi trường kinh doanh ở tầm vĩ mô cho doanh nghiệp. Tuy vậy, năng lực quản lý doanh nghiệp nói chung còn thấp. Nhiều doanh nghiệp chưa đăng ký thương hiệu, xây dựng chiến lược kinh doanh, nghiên cứu thị trường, do đó chưa biết rõ khách hàng và đánh giá đúng đối thủ cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp cũng chưa có hiểu biết đầy đủ về pháp luật, về thị trường công nghệ. Nhiều doanh nghiệp chưa có chiến lược về nhân sự, chưa quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động. Chất lượng quản lý doanh nghiệp còn thấp, không ít doanh nghiệp chưa xây dựng nội quy, cũng như thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các quyền dân chủ của cổ đông, chưa tôn trọng vai trò của hội đồng quản trị v.v… Các mặt yếu kém này là nguồn gốc tiềm tàng dẫn đến tranh chấp, thậm chí có thể làm cho doanh nghiệp mất ổn định nghiêm trọng.


Chương 3:‌


CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

3.1. Định hướng quan điểm đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranhquốc gia:

Đối với Việt Nam hiện nay vấn đề đặt ra không phải là có hội nhập hay không mà là làm thế nào để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, đảm bảo được lợi ích dân tộc, nâng cao được sự cạnh tranh của nền kinh tế, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình hội nhập.

Báo cáo Chính trị Đại hội IX của Đảng, nhất là Nghị quyết 07 - NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về Hội nhập kinh tế quốc tế đã nhấn mạnh quan điểm: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, đảm bảo tính độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ gìn an ninh quốc gia, phát huy bản sắc và văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.

Đây là một chủ trương lớn trong chính sách đối ngoại, hội nhập của Đảng và Nhà nước ta. Theo quan điểm này hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế là một quá trình mà trọng tâm là chủ động mở cửa kinh tế, tham gia phân công hợp tác quốc tế tạo điều kiện kết hợp có hiệu quả nguồn lực trong và ngoài nước, mở rộng không gian và môi trường để phát triển và chiếm lĩnh vị trí phù hợp trong quan hệ kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là đòi hỏi khách quan của kinh tế quốc tế nói chung, vừa là nhu cầu nội tại của phát triển kinh tế đất nước. Hội nhập giúp cho việc mở rộng cơ hội kinh doanh, thâm nhập thị trường thế giới, tìm kiếm và tạo lập thị


trường ổn định, từ đó có điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, phát triển kinh tế trong nước.

Việc nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và hàng hoá là một trong những nội dung quan trọng nhất để hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả, thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010.

Để cạnh tranh hiệu quả trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế Việt Nam cần chú trọng xây dựng chiến lược cạnh tranh quốc gia, trong đó chính sách cạnh tranh là bộ phận cốt lõi. Chính sách cạnh tranh được quan niệm là các biện pháp can thiệp của nhà nước, thông qua việc lựa chọn các chính sách phù hợp, đảm bảo tạo dựng một môi trường thuận lợi để tạo cơ chế cạnh tranh vận hành có hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

3.2. Nhóm giải pháp của Doanh nghiệp:


Trong bối cảnh toàn cầu hoá, người ta càng thấy rõ sự giàu mạnh của một quốc gia khởi nguồn từ giàu mạnh của các doanh nghiệp. Vì thế, sự mạnh hay yếu của doanh nghiệp Việt Nam không phải chỉ có ý nghĩa riêng đối với lợi ích của các doanh nghiệp mà còn có mối liên hệ mật thiết đến lợi ích của xã hội, lợi ích của người tiêu dùng và trên tất cả thì sự lớn mạnh của doanh nghiệp có liên hệ mật thiết đến sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Doanh nghiệp đóng vai trò chủ yếu tạo ra sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ. Để đáp ứng đòi hỏi của thị trường và yêu cầu hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, ngày 4/4/2003 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 08/ 2003 / CT-TTg về việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy cần tổ chức triển khai thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị của Thủ


tướng Chính phủ, các Bộ ngành và địa phương triển khai đầy đủ và kịp thời các nhiệm vụ mà Thủ tướng đã giao cho các cơ quan thực hiện.

Các doanh nghiệp Việt Nam phải khẩn trương và dành thế chủ động trong quá trình hội nhập, không trông chờ ỉ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước; cũng không nên đợi đến khi hàng hoá của các nước vào rồi thì mới có giải pháp và phải tự phát huy nội lực. Muốn vậy thì việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các Doanh nghiệp Việt Nam là hết sức cần thiết. Trước hết các doanh nghiệp cần phải tiến hành ngay việc xúc tiến thương mại, quảng cáo... để tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng, thói quen tâp quán cũng như các qui định về pháp lý của từng thị trường để làm cơ sở cho việc hoạch định lại chương trình phát triển; kế hoạch kinh doanh phải phân tích, nắm vững lợi thế sản phẩm của mình và căn cứ vào danh mục hàng hoá, thuế suất của Việt Nam để lựa chọn sản phẩm nhằm đầu tư kinh doanh cho phù hợp với điều kiện mới; chủ động mở rộng và tìm kiếm thị trường, cọ sát vươn ra trước khi mà hàng hoá của ASEAN, của các nước tràn vào Việt Nam; đồng thời phải coi trọng và chiếm lĩnh thị trường trong nước. Từ các nhận định phương hướng trên tôi có kiến nghị một số giải pháp sau đây đối với các doanh nghiệp:

3.2.1 Chiến lược sản phẩm


Chọn sản phẩm có thế mạnh và không ngừng nâng cao, cải tiến chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng ngày càng phát triển và nần cao của xã hội (chế biến, chế biến tinh, theo nhiều giá trị sử dụng, hình thức bao bì). Khi khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh quốc gia trong lựa chọn sản phẩm kinh doanh, chú trọng đến khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, hiện đại hoá khâu thiết kế sản phẩm, chọn lựa hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trên thế giới phù hợp với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng sản phẩm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/01/2023