Một vấn đề khác không kém phần quan trọng là phải khẩn trương ban hành các chính sách hợp lý nhằm phát triển nhanh ngành công nghiệp phụ trợ, đảm bảo giải quyết tốt hơn việc cung cấp nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện cho các nhà lắp ráp. Trong quá trình đó, cần chú ý đặc biệt chú trọng sự liên kết giữa khu vực kinh tế trong nước và nước ngoài, tăng cường tác động lan toả của đầu tư nước ngoài đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Mặc dù sẽ phải đối mặt với không ít thách thức, nhưng hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang đứng trước những cơ hội mới. Điều này đòi hỏi phải có sự nỗ lực và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Trung ương và địa phương trong việc cải thiện môi trường đầu tư, nắm bắt cơ hội mới để tạo nên một làn sóng đầu tư nước ngoài mới có hiệu quả, góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
3.3.3 Về môi trường kinh doanh:
Đối với vấn đề cải thiện môi trường kinh doanh, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, cần xem xét các giải pháp mở rộng quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong kinh doanh, khuyến khích cạnh tranh, kiểm soát độc quyền để giảm chi phi đầu vào và giá cả đầu ra, giảm gánh nặng thuế và phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyển sang cạnh tranh bằng sản phẩm có hàm lượng tri thức cao và tính chất độc đáo, tăng cường năng lực sáng tạo kinh tế, cải cách lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội, tăng cường cung cấp thông tin cho doanh nghiệp và người dân.
* Tăng cường thâm nhập thị trường quốc tế, thực hiện chính sách khuyến khích xuất khẩu phù hợp với yêu cầu WTO. Phát triển thương mại điện tử. Tìm kiếm các hình thức mới hỗ trợ xúc tiến thương mại, đổi mới cách sử dụng Quỹ xúc tiến thương mại. Hợp tác với công ty thương mại nước ngoài,
ngân hàng nước ngoài để tổ chức hoạt động xúc tiến trên thị trường quốc tế. Tổ chức nghiên cứu thị trường, xây dựng hệ thống thông tin dự báo thị trường, chuyển trung tâm thông tin của các bộ thành doanh nghiệp công ích. Đào tạo nâng cao năng lực thu thập và phân tích thông tin cho cán bộ thương vụ và ngoại giao ở nước ngoài. Đào tạo năng lực đàm phán cho đội ngũ chuyên trách về đàm phán thuộc Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế. Ký kết các hiệp định hỗ trợ thương mại như hiệp định về vận tải, thanh toán, công nhận kết quả kiểm tra vệ sinh, kiểm dịch, tiêu chuẩn và chấ lượng hàng hoá. Hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những vấn đề mới trong hội nhập như tranh chấp thương mại, đáp ứng yêu cầu chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn lao động.
Khuyến khích cạnh tranh, kiểm soát độc quyền và giảm gánh nặng thuế, phí và lệ phí. Mở rộng cạnh tranh trong xây dựng và cung cấp các dịch vụ hạ tầng, trước hết là cho doanh nghiệp nước ngoài thuộc các ngành, các tỉnh; mở rộng đấu thầu quyền cung cấp dịch vụ. Xây dựng yêu cầu về chất lượng dịch vụ độc quyền, đối chiếu với kết quả hoạt động của các doanh nghiệp độc quyền với các nước có điều kiện tương tự. Tách bộ phận kinh doanh khỏi những khâu độc quyền và nghĩa vụ thực hiện chính sách xã hội. Đánh thuế bổ sung đối với lợi nhuận độc quyền. Thực hiện kiểm toán hàng năm.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Mặt Hạn Chế Về Năng Lực Cạnh Tranh Của Việt Nam:
- Định Hướng Quan Điểm Đối Với Việc Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Quốc Gia:
- Bảo vệ quyền lợi lao động nữ trong Pháp luật lao động Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Xoá bỏ phụ thu và giảm thuế nhập khẩu đối với những mặt hàng không cần bảo hộ bằng biện pháp thuế quan. Xoá bỏ thuế chuyển lợi nhuận về nước đối với đầu tư nước ngoài. Điều chỉnh mức thuế tương đương với mức bình quân trong khu vực. Chuyển sang chế độ tự khai thuế, phát triển dịch vụ tư vấn thuế. Giảm mức thu đối với những loại phí và lệ phí quá cao so với các nước. Đẩy nhanh tiến độ thống nhất mức giá và phí giữa đầu tư trong nước và nước ngoài.
Thực hiện các cam kêt về giảm thuế, xoá bỏ hàng rào phi thuế. Thay thế chế độ giá tính thuế tối thiểu bằng giá ghi trên hợp đồng phù hợp với Hiệp định về giá hải quan của WTO. Cải cách thủ tục hải quan theo hướng đơn giản hoá và hài hoà thủ tục với chuẩn mực quốc tế. Ban hành các biện pháp phòng vệ và tự vệ phù hợp với quy định của WTO.
Xoá bỏ các rào cản đối với các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các yếu tố sản xuất như đất đai, vốn, cơ hội đầu tư. Đồng thời nhà nước phải tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
Tăng cường năng lực công nghệ của doanh nghiệp, chuyển sang cạnh tranh bằng sản phẩm có hàm lượng tri thức cao và tính chất độc đáo. Đơn giản hoá thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. Xây dựng khuôn khổ pháp lý cho thị trường khoa học công nghệ, mở rộng phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với quy định của WTO và các điều ước quốc tế đã ký kết.
Đa dạng hoá đầu tư cho khoa học công nghệ, trước hết vào các ngành công nghệ cao. Tăng ngân sách cho nghiên cứu khoa học công nghệ, trước hết là cho các trường đại học kỹ thuật. Đổi mới cơ chế sử dụng ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học công nghệ; tín dụng cho nghiên cứu và ứng dụng công nghệ. Sửa đổi chế độ tài chính doanh nghiệp về khấu hao, tái đầu tư, hạch toán chi phí đầu tư cho tiến bộ khoa học công nghệ, đào tạo chuyên môn và tay nghề... Chuyển các tổ chức nghiên cứu công nghệ sang chế độ tự chủ tài chính hoặc doanh nghiệp. Xây dựng các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở rộng quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục - đào tạo, dạy nghề trong việc tuyển sinh, lựa chọn chương trình bổ sung cho chương trình bắt buộc. Khuyến khích hợp tác, trao đổi, liên
doanh với tổ chức nước ngoài. Tiếp tục thực hiện chương trình cử người ra nước ngoài học tập và mời chuyên gia nước ngoài vào đào tạo cho giảng viên trong nước.
Cải cách chế độ tiền lương, thống nhất quy định về lao động và tiền lương cho các khu vực kinh tế. Sửa đổi chế độ lao động và tiền lương phù hợp với quy định của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).
Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ chính là nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng của hàng hoá và dịch vụ. Đó là cuộc cải cách toàn diện về tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà yếu tố quyết định là con người, là cán bộ. Theo đánh giá của Công ty Mc Kinsey thì Việt Nam cũng như các nước ASEAN đang thiếu nhân tài để thúc đẩy sáng tạo. Nên chăng Nhà nước cần có một chương trình cơ bản với quy mô lớn nhằm đào tạo một thế hệ giám đốc mới, đội ngũ quản lý kinh tế mới có kiến thức, có thực tế, ngoại ngữ giỏi, am hiểu kinh tế thị trường, sẵn sàng hội nhập quốc tế. Ngoài tiêu chuẩn chính trị về chuyên môn phải là thế hệ doanh nhân mới. Cùng với đội ngũ cán bộ mới là tư duy kinh tế mới phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, sáng tạo ra con đường phát triển của Việt Nam tiến tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hội nhập với nền kinh tế toàn cầu áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, do đó chỉ có cạnh tranh mới thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Chính sách cạnh tranh của các quốc gia là rất khác nhau, tuỳ thuộc vào mức độ phát triển kinh tế. Đối với Việt Nam một mặt cần học hỏi kinh nghiệm của các nước khác, mặt khác cần chủ động đề ra các chiến lược cạnh tranh.
Năng lực cạnh tranh của Việt Nam còn thấp, được thể hiện ở nhiều tiêu chuẩn đánh giá về năng lực cạnh tranh quốc gia. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam cần phải giải quyết hai vấn đề quan trọng: Một là, hoàn thiện thể chế tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh; Hai là, các doanh nghiệp phải đề ra được các chiến lược cạnh tranh, thực hiện các chiến lược đó một cách hiệu quả.
Qua việc trình bày và phân tích được thể hiện trong 3 chương trên đây chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, làm rõ những quan điểm cạnh tranh trong thời đại ngày nay
Thứ hai, đánh giá một cách tổng quát năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua
Thứ ba, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đình Bích (2006), “Tốc độ tăng giá thấp hơn tốc độ tăng GDP, vai trò thúc đẩy kinh tế của giá tiêu dùng”, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Tr. 5, Số 33, Thứ Tư, 15/2/ 2006.
2. Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Đại học quốc gia Hà Nội, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Khoa quốc tế học & Viện Konrad Adenauer (2004), Toàn cầu hoá và tác động đối với sự hội nhập của Việt Nam, Nhà xuất bản thế giới, Hà Nội.
4. Đại học quốc gia Hà Nội, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Khoa quốc tế học & Viện Konrad Adenauer (2005), Việt Nam và tiến trình hội nhập WTO, Hà Nội.
5. PGS.TS. Nguyễn Bích Đạt (2005), “Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài và nhiệm vụ đặt ra đối với ngành Kế hoạch và Đầu tư”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Tr. 28-32, Số 12/2005.
6. Bùi Hà (2006), “Những nét chủ yếu về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2005”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Tr. 18-20, số 1/2006.
7. Lưu Tiền Hải (2005), “Vòng nguyệt quế kinh tế năm 2005”, Báo Đầu tư, Tr. 3 + 4, Số 155-156 ra ngày 28/12/2005.
8. TS. Đỗ Hữu Hào (2006), “Công nghiệp Việt Nam trước thềm hội nhập WTO”, Báo Khoa học và Phát triển, Tr. 17, Số 4-6, Từ 26/1 - 15/2/2006.
9. Nguyễn Sinh Hùng (2006), “Đổi mới sâu sắc hơn, toàn diện hơn…” ,
Tạp chí Tài chính, Tr. 6-9, tháng 1/2006.
10. Minh Ngọc (2006), “Doanh nghiệp là đội quân chủ lực trong phát triển và hội nhập”, Thời báo Ngân hàng, Tr. 3, Số 20 ra ngày 14/2/2006.
11. Nguyễn Văn Oanh (2006), “Cải thiện môi trường đầu tư: Bắt đầu từ đâu?” Tạp chí Kinh tế và dự báo, Tr. 44-45, Số 1/2006.
12. Phan Thế Ruệ (2006), “Xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005: Thành tựu và những bài học kinh nghiệm”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Tr. 15-17, Số 1/2006.
13. Nguyễn Thiết Sơn (2003), Công ty xuyên quốc gia, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
14. Nguyễn Việt Thái (2006), “Thương mại 2005: Những bứt phá ngoạn mục”, Tạp chí Thương mại, Tr. 4+29, Số 1 & 2, 1 - 9/1/2006.
15. Lê Đức Thuý (2006), “Vì mục tiêu phát triển và hội nhập”, Thời báo Ngân hàng, Tr. 4, Số 5, ngày 10/1/2006.
16. PGS.TS. Trần Văn Tùng (2004), Cạnh tranh kinh tế, NXB Thế giới, Hà Nội.
17. Lương Văn Tự, “Việt Nam gia nhập WTO bức tranh khả quan” (2006), Tạp chí Thương mại, Tr. 6, Số 1 & 2, 1 - 9/1/2006.
18. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, Ban chính sách Kinh tế Vĩ mô (2000), Cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách cạnh tranh ở Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội.
19. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, Dự án VIE 01/025 (2003), Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.
20. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, Dự án VIE 97/016 (2003), Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.
21. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW (2005), Kinh tế Việt Nam 2005,
Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà Nội.
Một số trang Web tham khảo: www.cpv.org.vn www.mpi.org.vn www.mof.gov.vn www.mot.gov.vn www.nhadan.com.vn www.tintucvietnam.com www.vir.com.vn www.vneconomy.com.vn www.vnexpress.net www.vnn.vn www.wto.org