Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Việt Nam - 14

kiện vụ án về BTNN nếu như không nhất trí với quyết định của cơ quan giải quyết bồi thường.

3.3.4. Hợp tác quốc tế

Do đặc thù đất nước ta đa dạng về dân tộc, tôn giáo với một nên kinh tế đang phát triền, xuất phát điểm thấp, lại phải khắc phục những hậu quả nạng nề của chiến tranh, việc bảo đảm và thực thi các quyền con người ở Việt Nam có những ưu tiên cụ thể phù hợp với hoàn cảnh của đất nước [52, tr.262].

Để đạt được nhiều tiến bộ hơn nữa trong việc bảo đảm các quyền con người, Việt Nam cần đẩy mạnh việc ưu tiên các hoạt động của đất nước cũng như tiếp tục cam kết hợp tác với các quốc gia khác, đặc biệt là với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á; với Liên hợp quốc và các cơ quan của tổ chức này để bảo đảm ngày càng tốt hơn việc thụ hưởng các quyền và tự do cơ bản của con người trên lãnh thổ Việt Nam và trên toàn thế giới. “Trong xu hướng hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, các quốc gia đang tiếp tục nỗ lực cải cách trong nhiều lĩnh vực, bao gồm lĩnh vực nhân quyền, để đáp ứng những đòi hỏi mới của thời đại” [53, tr.70].

KẾT LUẬN


Có thể nói, việc ban hành Luật TNBTCNN nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, hoàn thiện pháp luật về BTNN đã tạo một cơ chế bảo đảm, hữu hiệu hơn cho cơ quan có TNBT cũng như bảo vệ tối đa quyền con người trong pháp luật về BTNN, bảo đảm sự hoạt động ổn định hơn của CQNN, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức trong Nhà nước ta. Đồng thời việc ban hành Luật TNBTCNN nhằm mục đích vừa bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, vừa phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước. Theo đó, nhất thể hoá pháp luật về BTTH do người thi hành công vụ gây ra, khắc phục tình trạng tồn tại hai mặt bằng pháp lý về bồi thường thiệt hại trong hoạt động hành chính và tố tụng hình sự; tạo cơ chế pháp lý mới, đồng bộ, hiệu quả để người bị thiệt hại thực hiện tốt hơn quyền được bồi thường của mình và Nhà nước thực hiện tốt hơn trách nhiệm của mình trước công dân; xác định rõ TNBTCNN để tạo thuận lợi cho người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường của mình và góp phần tăng cường trách nhiệm của người thi hành công vụ.

Cho đến nay, sau 4 năm thi hành trên thực tiễn, Luật TNBTCNN đã từng bước đi vào cuộc sống, việc thi hành Luật cũng đạt được kết quả trên nhiều mặt, góp phần đáng kể vào việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức cũng như củng cố lòng tin của người dân vào hoạt động của bộ máy nhà nước [18, tr.1].

Từ nhận thức đúng đắn và tôn trọng quyền con người, pháp luật Việt Nam đang được Đảng và Nhà nước quan tâm để biến tinh thần tôn trọng và bảo vệ đó thành hành động thông qua việc xây dựng và có những bước đi mạnh mẽ kế tiếp để từng bước hoàn thiện thể chế về TNBTCNN. Từ những

nghiên cứu nghiêm túc của học viên đối với đề tài này, có thể rút ra một số kết luận như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

1. Từ việc nghiên cứu và phân tích các quy định của pháp luật về TNBTCNN ở một số quốc gia trên thế giới, cho thấy việc tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm và tinh thần tại các văn bản luật về BTNN của các quốc gia đó đã có tầm ảnh hưởng không nhỏ tới pháp luật về BTNN ở Việt Nam. Tạo tiền đề cho Nhà nước ta xây dựng và ban hành một đạo luật riêng về TNBTCNN tương đối toàn diện, đặt quyền con người, quyền công dân về BTNN là mục đích chính để điều chỉnh trong đạo luật này.

2. Các quy định của pháp luật quốc tế liên quan đến quyền dân sự, chính trị của công dân liên quan đến BTNN đã được pháp luật về TNBTCNN ở Việt Nam tiếp thu và từng bước pháp điển hóa các quy định đó vào trong đạo luật riêng về BTNN. Qua đó, các quy định về quyền con người trong pháp luật quốc tế có mối quan hệ chặt chẽ với các quy định về quyền con người, quyền công dân của Luật TNBTCNN, cụ thể là liên quan đến quyền sống, quyền bất khả xâm phạm, không bị tra tấn, nhục hình và được đối xử nhân đạo; quyền tự do thân thể, không bị bắt, giam giữ tùy tiện, trái pháp luật; quyền về lao động, không bị lao động khổ sai, cưỡng bức; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và bí mật thư tín...Có thể thấy pháp luật về TNBTCNN ở Việt Nam về cơ bản phù hợp với các quy định của các Công ước quốc tế về quyền con người nói chung và Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị năm 1966 nói riêng. Với tính chất là công cụ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, Luật TNBTCNN đã góp phần tích cực vào việc bảo đảm quyền con người về BTNN ở Việt Nam.

Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Việt Nam - 14

3. Qua việc phân tích thực trạng, hạn chế, bất cập từ các quy định của Luật TNBTCNN và đánh giá các sai phạm dẫn đến TNBTCNN cho thấy: tại thời điểm ban hành Luật TNBTCNN thì nội dung của đạo luật này được xây

dựng phù hợp với quy định của một số đạo luật có liên quan như Luật Khiếu nại, tố cáo, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính... Tuy nhiên, đến nay, Hiến pháp sửa đổi 2013 và một số Luật chuyên ngành đã có nhiều thay đổi theo hướng quy định rõ hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Do đó, trong điều kiện Hiến pháp và các đạo luật khác có liên quan đến Luật TNBTCNN đã thay đổi thì một số quy định hiện hành của Luật TNBTCNN và cơ chế BTTH không còn phù hợp với Nhà nước pháp quyền trong giai đoạn hiện nay. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật TNBTCNN để đáp ứng với thực tế việc áp dụng pháp luật về BTNN và tình hình chính trị, xã hội của nước ta trong gian đoạn này là một đòi hỏi tất yếu để phù hợp với giai đoạn phát triển của Nhà nước ta.

4. Thực tế hiện nay cần có một cơ chế BTNN minh bạch, thuận tiện, gọn nhẹ trong thủ tục hành chính, đáp ứng nhu cầu bảo vệ quyền con người, quyền công dân liên quan đến TNBTCNN, cụ thể ở việc sửa đổi một số quy định liên quan đến phạm vi bồi thường, thời hiệu yêu cầu bồi thường, căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường… cho phù hợp với thực tế triển khai và áp dụng các quy định về TNBTCNN là vô cùng cần thiết. Việc bảo vệ tối ưu nhất các quyền con người, quyền công dân về BTNN thông qua hệ thống pháp luật hoàn thiện luôn là tham vọng của mọi Nhà nước, mọi quốc gia trên thế giới, mà đất nước Việt Nam không nằm ngoài tham vọng đó.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. Alfredo Santos (2007), Trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Liên bang Thụy Sỹ, Kỷ yếu Hội thảo “Pháp luật về bồi thường nhà nước”, Nhà Pháp luật Việt Pháp, Hà Nội.

2. Arnel Cezar (2006), Luật và chính sách về trách nhiệm của Nhà nước của Philippine, Hội thảo “Pháp luật và chính sách về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước”, Văn phòng Quốc hội, Hà Nội.

3. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao (2013), Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT- BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự, Hà Nội.

4. Bộ Chính trị (2000), Chỉ thị số 53 - CT/TW ngày 21/3/2000 về một số công việc cấp bách của các cơ quan tư pháp cần thực hiện trong năm 2000, Hà Nội.

5. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính Trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

6. Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp (2012), Thông tư liên tịch số 71/2012/TTLT-BTC- BTP ngày 9/5/2012 quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Hà Nội.

7. Bộ Tư pháp (2007), Kỷ yếu hội thảo về pháp luật bồi thường nhà nước Việt Nam – Trung Quốc – Hàn Quốc, Dự án VIE 02/015, Hạ Long.

8. Bộ Tư pháp (2008), Báo cáo tham khảo kinh nghiệm pháp luật nước ngoài về trách nhiệm bồi thường nhà nước, Hà Nội.

9. Bộ Tư Pháp (2008), Tờ trình số 161/TTr-BTP ngày 13/10/2008 của Bộ Tư pháp trình Chính phủ dự án Luật Bồi thường nhà nước, Hà Nội.

10. Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ (2010), Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 26/11/2010 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, Hà Nội.

11. Bộ Tư pháp và Bộ Quốc phòng (2011), Thông tư liên tịch số 24/2011/TTLT- BTP-BQP ngày 15/12/2011 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự, Hà Nội.

12. Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ (2013), Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 27/02/2013 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC- TTCP ngày 26/11/2010 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, Hà Nội.

13. Bộ Tư pháp (2013), Báo cáo Quốc hội, Hà Nội.

14. Bộ Tư pháp (2013), Báo cáo sơ kết 03 năm triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Hà Nội.

15. Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao (2014), Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 23/01/2014 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ, Hà Nội.

16. Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ, Bộ Quốc phòng (2014), Thông tư liên tịch số 06/2014/TTLT-BTP-TTCP-BQP ngày 14/2/2014 hướng dẫn khiếu nại, giải quyết khiếu nại về BTNN trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án dân sự, Hà Nội.

17. Bộ Tư pháp (2014), Báo cáo đánh giá tác động sơ bộ của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Hà Nội.

18. Bộ Tư pháp (2014), Nhận diện những vướng mắc, bất cập của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”, Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Bộ năm 2014, Hà Nội.

19. Chính phủ (1997), Nghị định số 47/CP ngày 03/5/1997 về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra, Hà Nội.

20. Chính phủ (2010), Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03/3/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TNBTCNN, Hà Nội.

21. Christian A. Brendel (2006), Luật và chính sách về trách nhiệm nhà nước ở Cộng hòa liên bang Đức, trách nhiệm pháp lý của Nhà nước Đức đối với các hành vi trái luật, Hội thảo “Pháp luật và chính sách về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước”, Văn phòng Quốc hội.

22. Cục Bồi thường nhà nước (2013), Sách Chỉ dẫn áp dụng Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.

23. Cục Bồi thường nhà nước (2013), Báo cáo sơ kết 03 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Hà Nội.

24. Cục Bồi thường nhà nước (2014), Báo cáo kết quả hội thảo khoa học cấp Bộ, nhận diện những vướng mắc, bất cập của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Hà Nội.

25. Chương trình phát triển Liên hợp quốc (2013), Bình luận kết quả nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật Việt Nam trên cơ sở quốc ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, Hà Nội.

26. Đại Hội đồng Liên Hợp quốc (1948), Công ước quốc tế về chống tra tấn và mọi hình thức đối xử hay trừng phạt thô bạo, vô nhân đạo hoặc hèn hạ năm 1948, New York.

27. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (1948), Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948, thông qua và công bố theo Nghị quyết số 217A (III) ngày 10/12/1948, Paris.

28. Đại Hội đồng Liên Hợp quốc (1966), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, New York.

29. Đại Hội đồng Liên Hợp quốc (1966), Công ước quốc tế về các quyền văn hóa, xã hội năm 1966, New York.

30. Hoàng Xuân Hoan (2013), Pháp luật Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học quốc gia Hà Nội.

31. Phạm Thu Hương (2013), Thực hiện pháp luật về trách hiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở tỉnh Hưng Yên, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

32. Từ Ninh (2011), Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (9).

33. Nguyễn Như Phát, Bùi Nguyên Khánh (2008), “Pháp luật về bồi thường nhà nước ở Cộng hòa liên bang Đức”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (8).

34. Lê Thái Phương (2006), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

35. Lê Thái Phương (2008), “Kinh nghiệm pháp luật Nhật Bản về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (8).

36. Lê Thái Phương (2013), “Kinh nghiệm pháp luật của một số nước trên thế giới”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (11).

37. Quốc hội (1959), Hiến pháp Việt Nam năm 1959, Hà Nội.

38. Quốc hội (1980), Hiến pháp Việt Nam năm 1980, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2022