Bảo vệ quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


PHAN QUỐC VIỆT


BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG

GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ


Chuyên ngành: Luât hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 6038.01.04


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đỗ Ngọc Quang


Hà Nội – 2015

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn bảo đảm độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của Luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Tác giả luận văn


Phan Quốc Việt

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ 10

1.1. Những khái niệm có liên quan đến quyền con người và bảo vệ quyền con người trong TTHS 10

1.1.1. Khái niệm quyền con người 10

1.1.2. Chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền con người trong TTHS 15

1.1.3. Nhận thức chung về bảo vệ quyền con người trong TTHS Việt Nam 22

1.2. Nhận thức chung về bảo vệ quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự 28

1.2.1. Nội dung bảo vệ quyền con người đối với người bị buộc tội, người tham gia tố tụng khác trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự31

1.2.2. Chủ thể bảo vệ quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự

..................................................................................................................................... 38

1.3. Quá trình phát triển các quy định pháp luật TTHS Việt Nam liên quan bảo vệ quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự 41

1.3.1. Giai đoạn từ 1945 đến 1975 41

1.3.2. Giai đoạn từ 1976 đến trước khi có Bộ luật TTHS 2003 42

1.4. Quy định của Bộ luật TTHS hiện hành về các biện pháp khởi tố, điều tra có liên quan đến bảo vệ quyền con người 46

1.4.1. Quy định của Bộ luật TTHS về quyền hạn và trách nhiệm của các chủ thể tiến hành tố tụng trong giai đoạn khởi tố, điều tra có liên quan đến việc bảo vệ quyền con người 46

1.4.2. Quy định của Bộ luật TTHS về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn liên quan đến quyền con người 50

1.4.3. Một số quy định của Bộ luật TTHS về áp dụng các biện pháp khởi tố, điều tra có liên quan đến bảo vệ quyền con người 53

Chương 2: THỰC TIỄN BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 59

2.1.1. Tình hình chung về khởi tố, điều tra tội phạm trên phạm vi toàn quốc từ năm 2010 đến năm 2014 59

2.1.2. Những tồn tại, vướng mắc trong hoạt động của CQĐT, VKS liên quan vấn đề bảo vệ quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự 62

2.1.3. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng quyền con người chưa được bảo vệ tốt nhất trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự 71

2.2. Những kiến nghị, đề xuất nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra 89

2.2.1. Những yêu cầu của cải cách tư pháp về bảo vệ quyền con người trong TTHS nói chung và trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự nói riêng 89

2.2.2. Đề xuất, kiến nghị hoàn thiện các quy định của Bộ luật TTHS về khởi tố, điều tra vụ án hình sự 92

2.2.3. Đề xuất, kiến nghị về nâng cao trình độ, năng lực của ĐTV, KSV 103

2.2.4. Đề xuất, kiến nghị về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của CQĐT, VKS, ĐTV, KSV trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự 106

2.2.5. Những đề xuất, kiến nghị khác 107

KẾT LUẬN 118

TÀI LIỆU THAM KHẢO 122

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CAND: CHXHCN: CQTHTT: CQĐT:

CQCSĐT: ĐTV: HĐXX: KSV: NTHTT: NTGTT: TA: TAND: TANDTC: TT: TTHS: PTT: PVT: VKS: VKSND:

VKSNDTC:

VT: QĐND:

Công an nhân dân

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Cơ quan tiến hành tố tụng Cơ quan điều tra

Cơ quan Cảnh sát điều tra Điều tra viên

Hội đồng xét xử Kiểm sát viên

Người tiến hành tố tụng Người tham gia tố tụng Tòa án

Toà án nhân dân

Toà án nhân dân tối cao Thủ trưởng

Tố tụng hình sự Phó thủ trưởng Phó viện trưởng Viện Kiểm sát

Viện Kiểm sát nhân dân

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Viện trưởng

Quân đội nhân dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Bảo vệ quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự - 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Quyền con người là một giá trị thiêng liêng, bất khả xâm phạm, hiện hữu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc xác lập, bảo đảm, bảo vệ quyền con người là mục tiêu, động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội, cũng là cơ sở chính trị - xã hội đặc biệt quan trọng, quyết định việc lựa chọn thể chế chính trị, hoạch định đường lối, chính sách xã hội, xây dựng pháp luật. Thừa nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người là một trong những mục tiêu chính trị cao nhất của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Điều 14 Hiến pháp 2013 khẳng định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” [42. tr 8].

Quyền con người khi tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hình sự (TTHS) nói chung, trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự nói riêng là biểu hiện (dạng) cụ thể của quyền con người trong quan hệ xã hội - pháp lý TTHS, được ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật và đảm bảo thực hiện trên thực tế.

Khởi tố, điều tra vụ án hình sự là một trong những giai đoạn cơ bản của quá trình TTHS, luôn thể hiện đậm nét quyền lực, sức mạnh cưỡng chế nhà nước, sự đối kháng mạnh mẽ về quyền, lợi ích giữa những người tham gia tố tụng (NTGTT), giữa những NTGTT với Nhà nước mà đại diện là Cơ quan điều tra (CQĐT), Viện Kiểm sát (VKS); đối kháng và thiếu quân bình về thế và lực giữa cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT) là CQĐT và VKS, người tiến hành tố tụng (NTHTT) là Điều tra viên (ĐTV), Kiểm sát viên (KSV) với

người bị buộc tội, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, người bị tạm giam trong quá trình tham gia quan hệ TTHS.

Hoạt động TTHS trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự với bản chất là hoạt động thực thi pháp luật, đấu tranh chống tội phạm, trong nhiều trường hợp được phép hoặc buộc phải áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất - cưỡng chế hình sự, hạn chế, làm tiền đề cho việc hạn chế, tước đoạt những quyền cơ bản, quan trọng nhất của con người: quyền sống, quyền tự do và sinh mệnh chính trị của một cá nhân, quyền bảo mật thông tin cá nhân, quyền sở hữu… Chính vì vậy, hoạt động TTHS trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự, ở bất kỳ thể chế chính trị nào, trong mọi quốc gia đều liên quan chặt chẽ đến vấn đề quyền con người và bảo vệ quyền con người. So với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, quyền con người của người tham gia quan hệ TTHS nói chung, trong giai đoạn khởi tố, điều tra nói riêng dễ bị xâm hại hơn nhưng lại khó bị phát hiện, ngăn chặn hơn. Hậu quả của việc xâm hại quyền con người trong quan hệ TTHS nói chung, giai đoạn khởi tố, điều tra nói riêng bao giờ cũng nghiêm trọng, nặng nề hơn, khó khắc phục hơn trong các lĩnh vực khác.

Tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc chung của các ngành luật. Trong lĩnh vực TTHS, hoạt động khởi tố, điều tra giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ hành trình đi tìm sự thật khách quan của vụ án. Thực tiễn đã chỉ ra rằng “những kết quả khả quan cũng như những sai lầm tư pháp nghiêm trọng nhất bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội… thường bắt nguồn từ giai đoạn điều tra. Giai đoạn điều tra nhận đảm đương công việc thực chất về điều tra sự thật phạm tội. Thành công hay thất bại của việc đấu tranh phòng, chống tội phạm ở một mức độ nào đó là do việc điều tra quyết định. Chỉ có qua điều tra mới có thể biết rõ tình hình vụ án, xác định có tội phạm hay không” [30, tr.45]. Nhiệm vụ chính của giai đoạn khởi

tố, điều tra là phát hiện, thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh dấu hiệu tội phạm, căn cứ xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể, hậu quả thiệt hại, nội dung, diễn biến vụ án hình sự, các tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, làm cơ sở cho hoạt động truy tố, xét xử. Một trong những yêu cầu mang tính hiến định, có ý nghĩa như nguyên tắc cơ bản của hoạt động TTHS trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự là bảo vệ quyền con người trong quá trình thực hiện thủ tục, biện pháp, hoạt động khởi tố, điều tra và kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra.

Thực tiễn TTHS những năm qua ở Việt Nam cho thấy, trong giai đoạn khởi tố, điều tra các vụ án hình sự còn diễn ra những hoạt động, hành vi tố tụng của CQTHTT, NTHTT xâm phạm quyền con người, tạo tiền đề cho việc xâm phạm quyền tự do, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân trong giai đoạn tố tụng sau này (truy tố, xét xử, thi hành án) như vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang bị kết án oan, phải chịu 10 năm tù về tội phạm Giết người, Cướp tài sản, ông Huỳnh Văn Nén bị kết án oan, phải chịu 17 năm tù trong “Kỳ án vườn điều” về tội phạm Giết người, Cướp tài sản... Đây là những bài học đắt giá trong lịch sử tư pháp của nước ta.

Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng quyền con người chưa được bảo vệ tốt nhất trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự gồm: công tác xây dựng, ban hành, nhận thức, thực thi, áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (Bộ luật TTHS) về bảo vệ quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vẫn còn những tồn tại, hạn chế, bất cập, sai phạm chậm được phát hiện, đánh giá, phân tích, điều chỉnh, khắc phục một cách triệt để. Các quy định về chế độ trách nhiệm của Nhà nước, CQTHTT, NTHTT đối với hậu quả pháp lý - xã hội do hành vi, hoạt động TTHS xâm phạm quyền con người chưa đầy đủ, đồng bộ, hiệu lực thực tế thấp, trình tự, thủ tục tiếp nhận, xử lý, giải quyết, khắc phục hậu quả còn rườm rà, mang tính hình thức... Nhận thức,

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí