Đề Xuất, Kiến Nghị Hoàn Thiện Các Quy Định Của Bộ Luật Tths Về Khởi Tố, Điều Tra Vụ Án Hình Sự

quan và cán bộ tư pháp trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế TTHS. Tăng cường công tác kiểm sát, đảm bảo các hoạt động bắt, giam, giữ… đúng pháp luật; những trường hợp không đủ căn cứ, không cần thiết bắt, tạm giữ, tạm giam, thì kiên quyết không áp dụng. CQĐT, VKS, TA các cấp phải chịu trách nhiệm về những oan, sai trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế TTHS thuộc phạm vi, thẩm quyền của mình.

Tăng cường sự giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, các tổ chức xã hội và của nhân dân đối với công tác tư pháp nói chung, việc áp dụng biện pháp cưỡng chế TTHS nói riêng. Trong đó tập trung giám sát việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực bắt, tạm giữ, tạm giam. Các cơ quan truyền thông đại chúng cần tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh, phòng, chống tội phạm, biểu dương những cán bộ tư pháp dũng cảm đấu tranh, chống tội phạm, bảo vệ công lý đồng thời phê phán hành vi tiêu cực, vô trách nhiệm của một số cán bộ trong hoạt động tư pháp, xâm hại quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Cải cách tư pháp là một chủ trương đúng đắn, sáng suốt của Đảng ta và đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ tích cực của nhân dân. Chính vì vậy, ngày 2/6/2005, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 49/NQ-TW về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” nhằm tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc cải cách tư pháp trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Kết quả của nó sẽ góp phần làm cho công tác tư pháp có những chuyển biến mạnh mẽ, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, hạn chế oan, sai trong TTHS.

2.2.2. Đề xuất, kiến nghị hoàn thiện các quy định của Bộ luật TTHS về khởi tố, điều tra vụ án hình sự

Qua 10 năm thi hành Bộ luật TTHS năm 2003, tỷ lệ điều tra, khám phá, truy tố, xét xử tội phạm từng bước được nâng cao; chất lượng điều tra, truy tố,

xét xử, thi hành án có những chuyển biến tích cực; quyền con người, quyền công dân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự ngày càng được đảm bảo. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực trên, các quy định của Bộ luật TTHS 2003 cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Nguyên nhân hạn chế, bất cập do kỹ thuật lập pháp, thiết kế hệ thống các điều luật cũng như nội dung một số điều luật cụ thể và do chuyển biến của tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội. Có thể nói, những hiệu quả tích cực của hoạt động áp dụng Bộ luật TTHS 2003 mang tính lịch sử - xã hội. Một số quy định của Bộ luật TTHS đã hoàn thành sứ mạng trong 13 năm qua và cần được thay thế bằng quy định mới phù hợp, tiến bộ hơn. Cùng với sự phát triển không ngừng của đời sống xã hội, tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và cải cách tư pháp hiện nay đang đặt ra những yêu cầu cao hơn đối với việc giải quyết các vụ án hình sự. Do đó, Bộ luật TTHS cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định hợp lý hơn về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của CQTHTT, NTHTT đảm bảo các chủ thể này có đủ thẩm quyền, trách nhiệm, năng lực phát hiện chính xác, kịp thời mọi tội phạm và người phạm tội; thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả đối với quá trình tố tụng, nhất là cơ chế giám sát từ bên ngoài hệ thống tư pháp để chống lạm quyền trong hoạt động tố tụng của CQTHTT, NTHTT; bổ sung các thiết chế đảm bảo thu thập đầy đủ, triệt để, phát huy tối đa giá trị chứng minh của chứng cứ, nâng cao hiệu quả chứng minh của các hoạt động tố tụng, khắc phục những bất cập trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm hiện nay; có cơ chế bảo vệ tốt hơn quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư tham gia tố tụng, thực hiện việc tranh tụng dân chủ tại phiên tòa… Đây cũng chính là những nội dung cơ bản để thực hiện mục tiêu xây dựng nền tư pháp dân chủ, công bằng, nghiêm minh, bảo vệ công lý, bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân…

Để đáp ứng tốt hơn những yêu cầu đối với việc bảo vệ quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự, Bộ luật TTHS cần được sửa đổi theo các định hướng và yêu cầu cụ thể sau:

Quy định chặt chẽ hơn về trách nhiệm cá nhân của TT, PTT, ĐTV CQĐT trong việc ra lệnh bắt, thi hành lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam; đảm bảo việc áp dụng các căn cứ, trường hợp, trình tự, thủ tục về bắt, tạm giữ, tạm giam người; chỉ bắt, tạm giữ, tạm giam người phạm tội khi thật sự cần thiết và không thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêm trọng hơn. Thực hiện đầy đủ những trình tự, thủ tục tố tụng trong hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam, thể hiện sự tôn trọng và bảo đảm quyền con người, các quyền và lợi ích chính đáng của người bị bắt, tạm giữ, bị can, người bị tạm giam.

Khoản 2 Điều 58 quy định người bào chữa có quyền có mặt khi CQĐT tiến hành lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu ĐTV đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác. Bộ luật không quy định cụ thể trường hợp nào thì ĐTV phải đồng ý, trường hợp nào thì ĐTV có quyền không đồng ý để người bào chữa hỏi người bị tạm giữ, bị can. Điều này dẫn đến hệ quả là người bào chữa được hay không được hỏi người bị tạm giữ, bị can hoàn toàn phụ thuộc ý chí chủ quan của ĐTV, do ĐTV quyết định. Do vậy, Bộ luật TTHS cần quy định cụ thể các trường hợp người bào chữa được quyền hỏi bị can, người bị tạm giữ cũng như tham gia một số hoạt động điều tra cụ thể.

Khoản 1 Điều 84 (Biên bản về việc bắt người) có nội dung: “Người thi hành lệnh bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản”. Quy định này áp dụng đối với việc bắt người trong mọi trường hợp, bao gồm bắt người theo Lệnh bắt bị can/ bị cáo để tạm giam, Lệnh bắt khẩn cấp và bắt người đang bị truy nã, bắt người phạm tội quả tang. Vấn đề cần chú ý ở đây là theo quy định tại các Điều 80, 81, 82 của Bộ luật TTHS, các trường hợp bắt người – hình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

thức pháp lý của việc bắt người - là bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. Tại Điều 160 về tạm đình chỉ điều tra quy định “... Nếu không biết bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra...”; Điều 161 về truy nã bị can quy định: “... Khi bị can trốn hoặc không biết bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can...”. Hình thức pháp lý của việc truy nã một người là cơ quan thẩm quyền ra “Quyết định truy nã” chứ không phải “Lệnh truy nã”. Bắt người đang bị truy nã là bắt người đang bị cơ quan có thẩm quyền truy nã bằng “Quyết định truy nã”; bắt người phạm tội quả tang là bắt người “đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc đuổi bắt”. Không có “Lệnh bắt” hoặc “Quyết định bắt” đối với người phạm tội quả tang. Về mặt hình thức cũng như bản chất pháp lý, nội dung: “Người thi hành lệnh bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản” đã xác định phạm vi áp dụng/ giới hạn điều chỉnh của Điều luật này loại trừ/ không bao gồm biên bản bắt người theo quyết định truy nã, biên bản bắt người phạm tội quả tang. Nội dung này mâu thuẫn với tinh thần của chính Điều 84 và không bao quát hết các hình thức pháp lý của thủ tục bắt người. Bộ luật TTHS không có và không nên có quy định cụ thể, riêng biệt về Biên bản bắt người đang bị truy nã và biên bản bắt người phạm tội quả tang. Do đó, nên nghiên cứu sửa đổi nội dung: “Người thi hành lệnh bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản.”, thành: “Trong mọi trường hợp, việc bắt người phải được lập biên bản.”.

Khoản 1 Điều 84 quy định biên bản về việc bắt người phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình, diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu bị tạm giữ và những khiếu nại của người bị bắt. Biên bản phải được đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người

Bảo vệ quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự - 13

chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên. Việc tạm giữ đồ vật, tài liệu của người bị bắt phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này. Khoản 2 điều này quy định: khi giao và nhận người bị bắt, hai bên giao và nhận phải lập biên bản. Ngoài những điểm quy định tại Khoản 1, biên bản giao nhận còn phải ghi rõ việc bàn giao các biên bản lấy lời khai, đồ vật, tài liệu đã thu thập được, tình trạng, sức khỏe của người bị bắt và mọi tình tiết xảy ra lúc giao nhận. Với những quy định như vậy Bộ luật đã liệt kê tương đối đầy đủ các điều kiện, nội dung, yêu cầu... của biên bản về việc bắt người, giao nhận người bị bắt. Quy định về biên bản giao nhận người bị bắt chưa thể hiện triệt để quan điểm, định hướng, mục tiêu, biện pháp bảo đảm các quyền của người bị bắt khi chưa cho người bị bắt cơ hội, điều kiện tham gia biên bản này. Trên thực tế, khi trở thành đối tượng được giao nhận, rất nhiều người bị bắt muốn phản ánh quan điểm, yêu cầu, kiến nghị của họ về việc bị bắt, tình trạng sức khỏe, việc bị xâm hại sức khỏe, danh dự, tài sản trong quá trình bị bắt… nhưng việc ghi nhận tình trạng của họ lại do cơ quan giao và nhận họ quyết định. Đây là một trong những biểu hiện vi phạm quyền con người và hạn chế khả năng tự bảo vệ quyền, lợi ích của người bị bắt, hạn chế khả năng kịp thời phát hiện, ngăn chặn, hạn chế hậu quả của việc xâm hại quyền của người bị bắt. Do đó, nên nghiên cứu, bổ sung quy định về việc ghi nhận ý kiến, quan điểm, lời trình bày của người bị bắt trong biên bản giao nhận người bị bắt.

Về Biên bản TTHS, Điều 95 Bộ luật TTHS quy định: khi tiến hành các hoạt động tố tụng, bắt buộc phải lập biên bản theo mẫu quy định thống nhất; trong biên bản ghi rõ địa điểm, ngày, giờ, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, những

người tiến hành, tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động tố tụng, những khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.

Theo chúng tôi, để tránh việc lợi dụng, lạm dụng hành vi, hoạt động TTHS nói chung, việc áp dụng, thi hành biện pháp bắt người, tạm giữ đồ vật, tài liệu, hành vi, hoạt động tố tụng khác xâm hại quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự, bị can và đảm bảo CQTHTT, NTHTT tuân thủ tuyệt đối quy định của Bộ luật TTHS về áp dụng, thi hành biện pháp bắt người, thu giữ đồ vật, tài sản, tài liệu... đồng thời có căn cứ đối chiếu, chứng minh trách nhiệm của CQTHTT, NTHTT khi có vi phạm tố tụng, xâm hại quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, bị can, Bộ luật TTHS cần quy định những biên bản TTHS ghi nhận, phản ánh hoạt động TTHS do CQĐT, VKS tiến hành trong giai đoạn khởi tố, điều tra (và TA tiến hành trong giai đoạn xét xử) mà Bộ luật TTHS quy định phải thông báo được lập thành nhiều bản. Số lượng bản căn cứ vào tính chất, yêu cầu thu thập, lưu trữ biên bản đó. Đương sự, bị can là đối tượng chấp hành, có quyền, nghĩa vụ tố tụng trực tiếp liên quan hoạt động, hành vi TTHS được ghi nhận, phản ánh trong biên bản, nhất là việc bắt người, giao nhận người bị bắt, biên bản về việc tạm giữ đồ vật, tài sản, giao nhận đồ vật, tài liệu... phải được nhận, lưu giữ ít nhất 01 bản. Do vậy, kiến nghị bổ sung thêm cụm từ: “Biên bản về việc bắt người phải được giao cho người bị bắt một bản” vào cuối Khoản 1 Điều 84.

Điều 85 (Thông báo về việc bắt người) quy định: Người ra lệnh bắt, CQĐT nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho gia đình người bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn, hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết. Nếu thông báo cản trở việc điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, người ra lệnh bắt, CQĐT nhận người bị bắt phải thông báo ngay.

Để đảm bảo quy định pháp luật được rõ ràng, thuận tiện cho việc áp dụng và bảo đảm được quyền của người bị bắt, Bộ luật TTHS cần quy định rõ

hơn trường hợp nào bị coi là cản trở việc điều tra, trường hợp nào không cản trở điều tra để CQĐT có cơ sở pháp lý thực hiện ngay hoặc không thực hiện ngay hoạt động thông báo về việc bắt người.

Khoản 2 Điều 87 quy định về thời hạn tạm giữ: “Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá ba ngày; trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần hai nhưng không quá ba ngày”. Những quy định này chưa cụ thể, chủ thể tiến hành tố tụng có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, tạo ra cho chủ thể tiến hành tố tụng một phạm vi áp dụng quá rộng khi không có căn cứ cụ thể xác định trường hợp nào là “cần thiết”, trường hợp nào là “đặc biệt”. Việc áp dụng hay không áp dụng hoàn toàn dựa trên đánh giá chủ quan của chủ thể tiến hành tố tụng, dễ dẫn đến tình trạng lạm dụng, tuỳ tiện, không thống nhất, không công bằng khi áp dụng biện pháp ngăn chặn này. Để đảm bảo tính chặt chẽ, đảm bảo nguyên tắc pháp chế, thống nhất, công bằng trong áp dụng pháp luật, Bộ luật phải quy định cụ thể từng trường hợp áp dụng, căn cứ áp dụng. Không nên sử dụng văn bản dưới luật để quy định hoặc hướng dẫn vì dễ tạo ra sự tùy tiện và áp dụng không thống nhất.

Về tạm giam, Khoản 2 Điều 88 quy định: “Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam”. Để thể hiện tinh thần nhân đạo, nhân văn, vì con người của chế độ XHCN, Khoản 2 nên bổ sung thêm trường hợp bị can, bị cáo là người đang phải nuôi, chăm sóc người thân của mình là người tàn tật nặng, ốm nặng hoặc sắp chết (gia đình neo đơn, nếu thiếu sự chăm sóc của bị can, bị cáo, những người này không thể tự mình sinh sống được) thì có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khác (chẳng hạn Cấm đi khỏi nơi cư trú), trừ những trường hợp: a) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã; b) Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn

chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử; c) Bị can, bị cáo xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

Khởi tố vụ án, khởi tố bị can là phản ứng của nhà nước đối với tội phạm và hành vi phạm tội của người phạm tội, xuất phát từ yêu cầu xác lập, bảo vệ trật tự xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đây cũng là những hoạt động, thủ tục TTHS quan trọng nhất để thực hiện mục tiêu tố tụng của vụ án. Về hình thức, việc khởi tố vụ án là sự kiện pháp lý xác nhận sự tồn tại của một vụ án hình sự, khởi đầu cho việc tiến hành các hoạt động, hành vi, trình tự, thủ tục tố tụng để giải quyết vụ án đó; khẳng định trách nhiệm, thẩm quyền tiến hành điều tra, giải quyết vụ án… Nguy cơ xâm hại quyền con người của người bị tình nghi phạm tội, không bảo vệ triệt để quyền con người của người bị hại trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự phổ biến nhất, nghiêm trọng nhất chủ yếu xuất phát từ việc khởi tố vụ án, bị can hoặc không khởi tố vụ án, bị can. Việc đổi mới thủ tục khởi tố vụ án, khởi tố bị can cần đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đảm bảo mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện điều tra, xử lý kịp thời nhưng phải bảo vệ được những quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến những hoạt động này của các CQĐT, VKS. Tại Điều 13 Bộ luật TTHS quy định khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì CQĐT, VKS, TA trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án. Nhưng tại quy định khác của Bộ luật, việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can còn được giao cho các cơ quan khác tiến hành một số hoạt động điều tra (Điều 104, Điều 111 Bộ luật TTHS). Quy định về thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án như vậy không hợp lý vì TA chỉ có chức năng xét xử, xác định sự buộc tội của VKS đối với người phạm tội đúng hay không đúng. Bảo đảm sự vô tư, khách quan của TA là vấn đề có ý nghĩa

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí