Bảo vệ quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự - 16

phòng luật sư; quy định cụ thể trình tự, thủ tục để người bào chữa tham gia bào chữa ở giai đoạn khởi tố, điều tra; quy định cụ thể trách nhiệm của các CQTHTT trong việc tạo điều kiện để người bào chữa tham gia hỏi cung bị can, nghiên cứu hồ sơ vụ án, quyền đọc, ghi chép và sao chụp tài liệu, thu thập tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa từ cơ quan, tổ chức, cá nhân; quyền được gặp riêng người bị tạm giam...; quy định chế tài đối với các cơ quan tố tụng, cán bộ, công chức cản trở việc tiến hành hoạt động bào chữa của luật sư.

Một nội dung đáng chú ý nữa, mặc dù pháp luật TTHS Việt Nam nghiêm cấm hành vi bức cung, đe dọa, dụ dỗ, lừa gạt hoặc các biện pháp bất hợp pháp khác để có được lời nhận tội của người bị buộc tội nhưng lại không quy định việc loại trừ chứng cứ thu thập được một cách bất hợp pháp hay thủ tục để xác định có hay không biện pháp bất hợp pháp được sử dụng để có được chứng cứ hoặc lời nhận tội của người bị buộc tội. Thiết nghĩ, Bộ luật TTHS cần bổ sung các quy định để bảo đảm loại trừ các chứng cứ được thu thập bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Việc bổ sung này sẽ buộc các CQTHTT tuân thủ chặt chẽ các quy trình tố tụng và hạn chế được các vụ án oan, sai.

Những hạn chế, thiếu sót về bảo vệ quyền con người trong Bộ luật TTHS 2003 đã cơ bản được khắc phục, giải quyết trong Bộ luật TTHS 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016. Vấn đề đặt ra trong thời gian tới, trong khi Bộ luật TTHS 2015 chưa có hiệu lực thi hành, Bộ luật TTHS 2003 vẫn là cơ sở pháp lý quan trọng nhất điều chỉnh hoạt động TTHS. CQĐT, VKS cũng như các chủ thể tố tụng khác tham gia tố tụng trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự phải nhận thức rõ những thiếu sót, hạn chế của Bộ luật TTHS 2003, khẩn trương tiếp thu, quán triệt tinh thần, nội dung, yêu cầu của các quy định trong Bộ luật TTHS năm 2015 liên quan bảo vệ quyền con người để triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định này khi Bộ luật mới có

hiệu lực thi hành, tiếp tục nghiên cứu, phát hiện những thiếu sót, bất cập liên quan bảo vệ quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra để góp ý kiến, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định của Bộ luật này.

KẾT LUẬN


Quyền con người là một tập hợp những giá trị cơ bản của nhân loại, có ý nghĩa lịch sử - xã hội sâu sắc, hình thành trong cuộc đấu tranh giai cấp và được bổ sung, hoàn thiện qua các giai đoạn phát triển của xã hội loài người. Quyền con người là sự thống nhất biện chứng giữa “quyền tự nhiên” và “quyền xã hội”. Bảo vệ quyền con người là bảo vệ các quyền nhân thân, quyền dân sự, quyền chính trị cơ bản của con người như quyền được sống, an toàn toàn về tính mạng, sức khoẻ, bảo vệ phẩm giá, danh dự, quyền sở hữu tài sản, quyền ứng cử, bầu cử… của con người.

Bảo vệ quyền con người là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, được cộng đồng quốc tế cũng như các quốc gia quan tâm nghiên cứu, thực hiện. Đây cũng là một trong những đặc tính quan trọng của Nhà nước pháp quyền. Là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Nhà nước CHXHCN Việt Nam luôn đặt con người ở vị trí trung tâm trong việc xây dựng, thực hiện chính sách kinh tế, xã hội và tạo mọi điều kiện để con người phát triển. Đảng và Nhà nước ta luôn xác định bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là nhân tố cơ bản bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững. Thông qua đó xây dựng, bảo vệ nền dân chủ, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước, tạo động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội.

Quá trình hình thành và phát triển Nhà nước CHXHCN Việt Nam gắn liền với quá trình nghiên cứu, khẳng định, bảo đảm thực hiện, bảo vệ các quyền con người. Ngay từ những ngày đầu thành lập Nhà nước, quyền con người, quyền công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật. Trong đó có quyền con người và bảo vệ quyền con người trong TTHS nói chung, bảo vệ quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự nói riêng. Các giai đoạn phát triển pháp luật TTHS Việt Nam từ 1945 đến nay đã từng bước

xây dựng, kế thừa và phát triển, hoàn thiện các nguyên tắc TTHS; các quy định về quyền hạn, trách nhiệm của CQTHTT, NTHTT, quyền, nghĩa vụ của NTGTT; các biện pháp ngăn chặn; các trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, tạo cơ sở pháp lý ngày càng vững chắc cho việc bảo vệ quyền con người trong TTHS nói chung, trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự nói riêng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Khởi tố, điều tra vụ án hình sự là một trong những giai đoạn chủ yếu của quá trình TTHS, thuộc lĩnh vực hoạt động xã hội pháp lý liên quan chặt chẽ vấn đề quyền con người và bảo vệ quyền con người. Về bản chất, hoạt động này là hoạt động bảo vệ quyền con người, quyền công dân, khôi phục công lý, thực hiện mục tiêu thiết lập trật tự xã hội trong đó quyền con người được tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện. Về hình thức, một mặt hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự là hoạt động khôi phục công lý, đảm bảo công bằng, trật tự xã hội, bảo vệ các quyền con người đã bị tội phạm xâm hại. Một mặt, hoạt động này tạm thời tước bỏ, hạn chế quyền con người của người bị buộc tội. Do địa vị pháp lý của các chủ thể, tính chất đặc thù trong mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia quan hệ TTHS, quyền con người của NTGTT trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự, đặc biệt là của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị can rất dễ bị xâm hại. Hậu quả của việc xâm hại quyền con người trong giai đoạn tố tụng này thường rất nghiêm trọng, khó khắc phục, thậm chí có những trường hợp không thể khắc phục được. Do đó, bảo vệ quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự luôn là vấn đề nhạy cảm về chính trị, xã hội, pháp lý.

Những năm qua, nhìn chung các quy định pháp luật về bảo vệ quyền con người trong TTHS đã được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Quyền con người của NTGTT trong giai đoạn khởi tố, điều tra được quan tâm bảo vệ. Tuy nhiên cũng còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Tình trạng khởi tố không đúng người, đúng tội, bắt, tạm giữ, tạm giam trái pháp luật, đề nghị

Bảo vệ quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự - 16

truy cứu trách nhiệm hình sự oan, sai vẫn xảy ra; một số quy định của Bộ luật TTHS về bảo vệ quyền con người chưa được thực hiện nghiêm túc, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về quyền con người… Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó là quy định của Bộ luật TTHS về bảo vệ quyền con người chưa đầy đủ, chặt chẽ, khoa học, chưa cụ thể, rõ ràng; ý thức, trình độ, năng lực của ĐTV, KSV trong khi tiến hành tố tụng chưa đáp ứng đòi hỏi thực tiễn, yêu cầu về bảo vệ quyền con người; hiệu lực của các quy định pháp luật về trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng có hành vi xâm hại quyền con người còn thấp…

Để bảo vệ tốt hơn nữa quyền con người, hạn chế vi phạm quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự, cần kịp thời sửa đổi, bổ sung, triệt tiêu những tồn tại, bất cập của Bộ luật TTHS liên quan vấn đề bảo vệ quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo vệ quyền con người; tích cực xây dựng CQĐT, VKS đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cải cách tư pháp; xây dựng đội ngũ ĐTV, KSV có nhận thức tiến bộ, hành động tích cực bảo vệ quyền con người của các đương sự, người bị bắt, tạm giữ, bị can trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự; nâng cao nhận thức xã hội về quyền con người, quyền con người trong TTHS; đảm bảo các điều kiện cần và đủ để NTGTT hiểu, thực hiện, tự bảo vệ quyền con người của mình khi tham gia tố tụng trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự; nâng cao năng lực, tạo điều kiện thuận lợi để người bào chữa đảm nhiệm tốt vai trò bảo vệ quyền con người của người tham gia tố tụng...

Bảo vệ quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự là đề tài nghiên cứu rộng, liên quan nhiều vấn đề TTHS phức tạp. Luận văn chưa bao quát được toàn bộ nội dung liên quan đến bảo vệ quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra, không thể tránh khỏi những tồn tại, thiếu sót. Tuy nhiên, bằng kết quả nghiên cứu của mình, tác giả mong muốn đóng góp

phần nhỏ bé của mình để hoàn thiện pháp luật TTHS, nâng cao chất lượng, hiệu quả bảo vệ quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự nói riêng, trong TTHS nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo của Vụ Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự trực thuộc VKSNDTC về tổng kết công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và thi hành án hình sự từ năm 2007 đến hết năm 2013;

2. Báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, Thống kê tình hình xét xử sơ thẩm hình sự, Hà Nội, 2014;

3. Bộ Chính trị, Nghị quyết 08 - NQ/TW ngày 02/01/2002 về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”;

4. Bộ Chính trị, Nghị quyết 49 - NQ/TW ngày 02/6/2005 về “Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020";

5. Vũ Ngọc Bình (2000), Quyền con người trong quản lý tư pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội;

6. Công ước về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR ), năm 1966;

7. Công ước về các quyền kinh tế, xã hội văn hóa ICCSCR) năm 1966;

8. Các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị giam giữ hay tù dưới bất cứ hình thức nào (1988) (Được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua bằng Nghị quyết 43/173 ngày 9/12/1988);

9. Các nguyên tắc cơ bản về vai trò của Luật sư (1990), (Được thông qua tại Hội nghị lần thứ tám về Phòng chống tội phạm và xử lý người phạm tội của Liên Hợp Quốc, họp tại Havana, Cuba, từ ngày 27/8 đến 7/9/1990);

10. Công ước Châu Mỹ về quyền con người (Công ước này được các nước Châu Mỹ chấp thuận trong cuộc họp ở San José, Costa Rica ngày 22/11/1969, và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 18/7/1978 sau khi Grenada nộp văn kiện phê chuẩn thứ 11 theo quy định);

11. Công ước Châu Âu về bảo vệ quyền con người và Tự do cơ bản (Công ước được đưa ra ký kết ngày 4/11/1950 ở Roma. Được phê chuẩn và có hiệu lực từ ngày 3/9/1953);

12. Công ước Chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm, 1984 (Được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 10/12/1984 theo Nghị quyết 39/46. Có hiệu lực từ ngày 26/6/1987);

13. Công văn số 318/CV-BNV(V11) ngày 29/3/1992, của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) về việc xin ý kiến trước khi bắt, giam, giữ một số đối tượng đặc biệt;

14. Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 16/3/2000 của Bộ Chính trị về phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn giữa các cấp ủy Đảng với Đảng ủy Công an, Ban cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân, Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân trong công tác bảo vệ Đảng và xử lý tội phạm liên quan đến cán bộ, đảng viên;

15. GS.TSKH. Lê Cảm, Một số vấn đề lý luận cơ bản về luật hình sự quốc tế (Phần chung), Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11(139)/1999;

16. GS.TSKH. Lê Cảm, Những vấn đề lý luận về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực Tư pháp hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 6/2006;

17. GS.TSKH. Lê Cảm, Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005;

18. GS.TSKH. Lê Cảm (chủ biên), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007;

19. GS.TSKH. Lê Cảm (chủ biên), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007;

20. GS.TSKH. Lê Cảm, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí, PGS. TS. Trịnh Quốc Toản, 2006 (đồng chủ trì), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội: “Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật hình sự và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2022