để tự mình và đòi hỏi cơ quan, người có thẩm quyền bảo vệ tốt nhất quyền con người của mình.
Để làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cần tìm hiểu, đánh giá đúng thái độ, mức độ quan tâm, trình độ nhận thức của người dân đối với pháp luật về quyền con người. Họ hiểu như thế nào về quyền con người? Pháp luật về quyền con người có vai trò gì trong cuộc sống của họ? Có thể nói, phần lớn người dân cho rằng “pháp luật” là những mệnh lệnh mà người ta cần phải tuân thủ, là hình phạt, là trừng trị, pháp luật chỉ là để giải quyết các tranh chấp. Người dân thường chỉ quan tâm tới pháp luật khi bản thân họ phải rơi vào tình thế bị xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp, liên quan việc kiện cáo, tranh chấp, bị phạt, bị cưỡng chế… Bởi vậy, khi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quyền con người cần giải thích, phân tích cho người dân hiểu được rằng pháp luật không chỉ bao gồm các quy định cưỡng chế, thực thi pháp luật, biện pháp giải quyết tranh chấp. Pháp luật còn bao gồm các quy định bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Pháp luật TTHS là công cụ để Nhà nước điều chỉnh quan hệ xã hội trong hoạt động TTHS, nhằm tích cực, chủ động bảo vệ quyền con người, phục hồi quyền con người đã bị xâm hại, đảm bảo không xâm hại các quyền con người của người tham gia tố tụng, chỉ hạn chế đến mức độ nhất định quyền con người của người bị tình nghi phạm tội, khi có đủ căn cứ và thực sự cần thiết… Pháp luật thiết lập, duy trì một môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các quyền con người, tạo điều kiện cho con người bảo vệ quyền con người khi giao dịch với nhau trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo cho các thành viên trong xã hội phụ thuộc và gắn bó với nhau một cách hợp lý.
Ngày nay, việc quy định về quyền con người và bảo vệ quyền con người đã trở thành một nội dung cơ bản trong hệ thống luật pháp, bao gồm pháp luật TTHS của mọi quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên không phải vì vậy
mà mọi công dân đều hiểu biết rõ ràng và đầy đủ về vấn đề này. Tại Việt Nam cũng vậy, thực tế đang đòi hỏi Nhà nước và các cấp chính quyền từ địa phương đến Trung ương phải có những biện pháp tuyên truyền tích cực để nhân dân có thể tiếp nhận một cách có hệ thống và sâu sắc nhất về quyền con người, bảo vệ quyền con người, nhất là trong TTHS nói chung, giai đoạn khởi tố, điều tra nói riêng. Đối tượng tuyên truyền, phổ biến pháp luật là toàn dân, trình độ hiểu biết pháp luật chưa cao và mục tiêu của tuyên truyền, phổ biến pháp luật là làm cho các công dân hiểu mình là ai, mình làm gì và làm như thế nào, công dân hiểu và nắm được các quy định của pháp luật để giải quyết công việc, để bảo vệ quyền lợi của mình trong các quan hệ xã hội, pháp lý trong đó có quan hệ TTHS. Do vậy nội dung tuyên truyền cần được giải thích bằng ngôn ngữ đơn giản, càng dễ hiểu càng tốt để tiếp cận được mọi đối tượng tuyên truyền một cách hiệu quả, đặc biệt là các nội dung liên quan đến kiến thức pháp luật cơ bản, các khái niệm, các quy phạm pháp luật về quyền con người, bảo vệ quyền con người.
Bên cạnh việc thực hiện có hiệu quả các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật truyền thống, cần quan tâm khai thác có hiệu quả các hình thức tuyên truyền dưới dạng cập nhật, phổ biến văn bản pháp luật trên mạng tin học diện rộng của Chính phủ, mạng Internet. Xây dựng và đưa vào sử dụng rộng rãi các cơ sở dữ liệu pháp luật điện tử; tiếp tục củng cố và phát triển các hệ thống thông tin pháp luật về quyền con người phù hợp tại các cơ quan nhà nước, các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp. Nâng cao khả năng hợp tác giữa các cơ quan, tổ chức làm công tác thông tin pháp luật, tạo thành mạng lưới thông tin pháp luật về quyền con người thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Hình thành các cơ quan đầu mối làm nhiệm vụ cung cấp thông tin pháp luật về quyền con người ở Việt Nam phục vụ nhu cầu trong nước, trong
khu vực và thế giới phù hợp với những cam kết quốc tế của Việt Nam về minh bạch hoá pháp luật, trao đổi thông tin pháp luật…
Thứ hai, ghi nhận đầy đủ, cụ thể các quyền con người trong TTHS trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế. Một số quyền con người của người tham gia tố tụng, nhất là của người bị buộc tội chưa được ghi nhận trong pháp luật TTHS. Hiện nay, nhiều học giả, chuyên gia lập pháp đang chú ý nghiên cứu, đề xuất quy định quyền im lặng của người bị buộc tội. Ở nhiều nước, ngay khi cảnh sát bắt giữ nghi phạm thì câu nói đầu tiên là: “Anh được quyền giữ im lặng. Bất cứ điều gì anh nói có thể và sẽ được sử dụng để chống lại anh trước toà án.”. Có ý kiến cho rằng đa phần người bị bị buộc tội khi bị bắt đều kêu oan, chứ không im lặng. Tuy nhiên, cần nhìn nhận, “kêu oan” không đồng nghĩa với việc “không im lặng” bởi như lý giải của Trung tướng Trần Văn Độ, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương, Phó Chánh án TANDTC - quyền im lặng chờ luật sư thực chất là quyền không khai báo cho đến khi có sự tư vấn của luật sư. Như vậy, sẽ tránh được cho một người việc tự buộc tội mình, tự gây thiệt hại cho bản thân. Phó Chánh án TANDTC khẳng định việc có luật sư tham gia khi một người phải khai báo trước CQĐT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thiết thực đối với việc bảo về quyền lợi của người đó. Do đó, bổ sung quy định cho phép người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị can được quyền im lặng để chờ luật sư trong Bộ luật TTHS là điều kiện cần để quyền có luật sư của NTGTT trong TTHS nói chung, trong giai đoạn khởi tố, điều tra có ý nghĩa, giá trị thực tiễn, qua đó bảo vệ hiệu quả quyền con người của các chủ thể này.
Thứ ba, nâng cao chất lượng, hiệu quả quan hệ phối hợp, chế ước giữa CQĐT và VKS trong bảo vệ quyền con người.
Mọi hoạt động, hành vi tố tụng của CQTHTT, NTHTT đều liên quan, tác động gián tiếp, trực tiếp đến quyền con người của NTGTT. Quyền con người của NTGTT trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự chỉ có thể
được bảo vệ khi mọi hoạt động, hành vi tố tụng của CQTHTT, NTHTT trong giai đoạn này đều đảm bảo tính có căn cứ, tính cần thiết, đúng trình tự, thủ tục luật định, đạt hiệu quả tố tụng cao. Theo quy định hiện hành, CQĐT và VKS là hai cơ quan tư pháp có chức năng riêng, có quan hệ phối hợp, chế ước lẫn nhau, cùng tiến hành tố tụng trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự, thực hiện mục tiêu làm rõ hành vi phạm tội, các tình tiết liên quan tội phạm, đề nghị truy tố người thực hiện hành vi phạm tội, góp phần khôi phục công lý, bảo vệ các quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thiết lập, duy trì trật tự xã hội... Trong mối quan hệ này, CQĐT có thẩm quyền, trách nhiệm trực tiếp thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh tội phạm, người phạm tội, các tình tiết liên quan; VKS có thẩm quyền, trách nhiệm quyết định, phê chuẩn quyết định, lệnh TTHS quan trọng của CQĐT, đảm bảo hoạt động của CQĐT được thực hiện theo đúng quy định, có đầy đủ căn cứ, không xâm hại, hạn chế không có căn cứ, vượt quá mức cần thiết các quyền con người của người bị tình nghi phạm tội… Trên thực tế, việc thực hiện mối quan hệ phối hợp giữa CQĐT và VKS, thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát hoạt động khởi tố, điều tra của VKS còn nhiều hạn chế, vướng mắc. Một nguyên nhân chủ yếu là về mặt tổ chức hành chính, hai cơ quan này chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của hai bộ máy khác nhau. Cơ chế pháp lý ràng buộc thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi bên trong mối quan hệ giữa CQĐT và VKS chưa chặt chẽ. Trong hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự, ĐTV được phân công thụ lý chịu sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của TT, PTT CQĐT khi tiến hành các hoạt động, trình tự, thủ tục TTHS; KSV được phân công kiểm sát điều tra và thực hành quyền công tố có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thường xuyên, liên tục mọi hoạt động, trình tự, thủ tục điều tra; CQĐT có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu và quyết định của VKS. Thực tế cho thấy trong nhiều vụ án hình sự, ở những mức độ khác nhau, việc thực hiện các quy định của Bộ luật
Có thể bạn quan tâm!
- Những Kiến Nghị, Đề Xuất Nâng Cao Hiệu Quả Bảo Vệ Quyền Con Người Trong Giai Đoạn Khởi Tố, Điều Tra
- Đề Xuất, Kiến Nghị Hoàn Thiện Các Quy Định Của Bộ Luật Tths Về Khởi Tố, Điều Tra Vụ Án Hình Sự
- Đề Xuất, Kiến Nghị Về Nâng Cao Trình Độ, Năng Lực Của Đtv, Ksv
- Bảo vệ quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự - 16
- Bảo vệ quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự - 17
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
TTHS về quan hệ phối hợp, chế ước giữa CQĐT và VKS còn mang tính hình thức, chưa nghiêm túc, toàn diện. Có thể đánh giá hiệu lực và hiệu quả điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ giữa hoạt động khởi tố, điều tra với kiểm sát điều tra chưa đáp ứng đòi hỏi của một nền tư pháp tiến bộ, lành mạnh. Hậu quả của tình trạng này là các sai sót, vi phạm tố tụng trong hoạt động khởi tố, điều tra: khởi tố bị can, phê chuẩn khởi tố bị can khi không có căn cứ, không đúng hành vi phạm tội, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tùy tiện, không đúng trình tự, thủ tục luật định, kết luận điều tra, đề nghị truy tố người không có tội, để lọt tội phạm... không được kịp thời phát hiện, ngăn chặn. Quyền con người của NTGTT trong một số vụ án bị xâm hại nghiêm trọng. Còn tình trạng người vô tội bị bắt, khởi tố, đề nghị truy tố; người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị can bị bức cung, nhục hình; các quyền, lợi ích hợp pháp khác bị xâm hại, không được bảo đảm thực hiện.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả quan hệ phối hợp giữa CQĐT và VKS trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự, cần quyết liệt thực hiện cơ chế phối hợp, chế ước giữa hai cơ quan. Trong đó CQĐT, VKS được phân công trách nhiệm độc lập, nội dung, giới hạn thẩm quyền riêng biệt, sử dụng các phương pháp, hình thức tiến hành tố tụng khác nhau nhưng thống nhất trong thực hiện mục tiêu chứng minh tội phạm, người phạm tội, các tình tiết liên quan, thực hiện các trình tự, thủ tục cần thiết để giải quyết vụ án, hướng đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự, áp dụng hình phạt. Mỗi bên độc lập chịu trách nhiệm về hành vi, hoạt động tố tụng đã tiến hành, hậu quả thiệt hại do hành vi vi phạm tố tụng gây ra. Đảm bảo hoạt động khởi tố, điều tra và kiểm sát điều tra đáp ứng tốt nhất yêu cầu về tính thống nhất, sự liên tục về thời gian, trình tự tố tụng. Không để tiếp diễn tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.
Quan hệ giữa CQĐT và VKS là quan hệ chế ước, ràng buộc lẫn nhau, theo phân công chức năng tố tụng giữa hai chủ thể tiến hành tố tụng này, để đảm bảo việc chấp hành pháp luật trong toàn bộ quá trình tố tụng, bao gồm giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự. Trong đó, VKS thông qua việc kiểm sát điều tra, phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các quyết định, lệnh nhằm ngăn chặn hoặc kịp thời uốn nắn các sai sót, bảo đảm CQĐT áp dụng, chấp hành pháp luật chính xác, không để xảy ra oan, sai. Sự phối hợp và chế ước giữa CQĐT và VKS là quan hệ mang tính tương hỗ hai chiều. Xét trong quan hệ tố tụng, mục đích cuối cùng của điều tra là đưa ra công tố (buộc tội), điều tra chỉ là sự chuẩn bị của công tố, buộc phải phục tùng theo yêu cầu của công tố. Nếu xét về quan hệ chức năng của hai cơ quan thì CQĐT thực hiện hoạt động điều tra, còn VKS chịu trách nhiệm thẩm tra, phê chuẩn bắt giữ và thẩm tra truy tố - thẩm tra công tác điều tra theo quy định của pháp luật.
Biểu hiện lệch lạc phổ biến nhất trong quan hệ giữa CQĐT và VKS là tình trạng thỏa hiệp, thống nhất quan điểm, “dĩ hòa vi quý” trong áp dụng pháp luật. Để đảm bảo CQĐT và VKS hoàn thành tốt chức năng, thẩm quyền tố tụng đồng thời bảo vệ hiệu quả quyền con người trong TTHS nói chung, trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự nói riêng, một trong những yêu cầu cấp bách nhất hiện nay là phải có quy định, cơ chế bắt buộc mỗi cơ quan phải đảm bảo, từng bước nâng cao tính độc lập trong hoạt động khởi tố, điều tra cũng như kiểm sát khởi tố, điều tra. Hạn chế, ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ tình trạng trao đổi, thỏa hiệp, thống nhất nhận thức, quan điểm trong áp dụng pháp luật TTHS giữa CQĐT và VKS.
Hiện nay đang có nhiều văn bản dưới luật, nhất là các thông tư liên tịch giữa Bộ Công an, VKSNDTC, TANDTC, nghị quyết liên ngành CQĐT – VKS
– TA các tỉnh, thành phố về việc áp dụng, thực hiện các quy định của Bộ luật TTHS trái với nội dung điều luật, không đảm bảo pháp chế, dẫn đến vi phạm
quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra. Để thực hiện tốt quan hệ phối hợp, chế ước giữa CQĐT và VKS, đảm bảo phát huy hiệu quả quan hệ giữa hai cơ quan này đối với việc bảo vệ quyền con người, cần tập trung rà soát, phát hiện, chấm dứt hiệu lực văn bản, việc thực hiện các quy định về tổ chức phân loại, thống nhất quan điểm, đường lối xử lý vụ án hình sự.
Thứ tư, cần sớm khắc phục những vướng mắc trong áp dụng các quy định về quyền bào chữa.
Quyền bào chữa là một trong những quyền cơ bản của công dân, một quyền hiến định được tất cả các bản Hiến pháp của Việt Nam ghi nhận. Khác với các bản Hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 2013 quy định rõ hơn về quyền bào chữa của công dân. Tại Khoản 4 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 đã quy định rất cụ thể: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”. Như vậy có thể thấy, Hiến pháp mới đã mở rộng phạm vi các đối tượng được đảm bảo quyền bào chữa, không chỉ bị cáo mới có quyền bào chữa như các bản Hiến pháp cũ quy định, mà quyền tự bào chữa, hoặc nhờ luật sư bào chữa của một người đã phát sinh ngay từ khi người đó bị bắt. Quyền tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa của một công dân đã được quy định khá đầy đủ và cụ thể trong hệ thống pháp luật của Nhà nước. Quyền này được khẳng định, bảo đảm thực hiện từ cấp độ là nguyên tắc cơ bản trong Hiến pháp đến cấp độ những quy định cụ thể trong Bộ luật TTHS và các văn bản hướng dẫn thi hành. Pháp luật TTHS Việt Nam quy định quyền bào chữa và nhờ người khác bào chữa của người bị buộc tội, bị can, bị cáo cũng như cơ chế để bảo đảm quyền bào chữa của họ, nhưng trong thực tiễn vai trò người bào chữa còn nhiều hạn chế như: Quy định cấp giấy chứng nhận cho người bào chữa theo từng giai đoạn tố tụng là không cần thiết, rườm rà về thủ tục, lãng phí thời gian, giấy tờ. Quy định quyền và nghĩa vụ của người bào chữa chưa bảo đảm
để người bào chữa thực hiện tốt nhiệm vụ gỡ tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo. Quy định người bào chữa chỉ được hỏi người bị tạm giữ, bị can nếu được ĐTV đồng ý đã hạn chế quyền, hiệu quả hoạt động của người bào chữa.
Quy định của Bộ luật TTHS về quyền của người bào chữa tham gia vào các hoạt động điều tra chưa cụ thể nên thiếu sự tham gia của người bào chữa trong một số hoạt động điều tra như: Khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra, khám xét, thu giữ vật chứng... Bộ luật TTHS chưa quy định cụ thể quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa, cũng như cơ chế để các cơ quan liên quan hỗ trợ, cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của người bào chữa, cơ chế và hình thức xử lý nếu có vi phạm quyền bào chữa. Quyền đọc, ghi chép và sao chụp tài liệu, thu thập tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa từ cơ quan, tổ chức, cá nhân của người bào chữa đã được Bộ luật quy định nhưng chưa rõ ràng nên việc thực hiện quyền này còn khó khăn. Bộ luật TTHS không quy định cho phép người bào chữa được tiếp xúc riêng với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong trại tạm giam ở giai đoạn điều tra. Quy định về quyền gặp mặt người bị tạm giữ, bị can, bị cáo của người bào chữa chưa rõ ràng nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng. Bộ luật TTHS cũng không quy định các trường hợp người bào chữa được quyền chủ động đề xuất người làm chứng, chứng cứ, cũng như triệu tập những người liên quan khác có mặt tại phiên tòa.
Do vậy, để bảo đảm tính khả thi và khắc phục những hạn chế về thực hiện quyền bào chữa của người bị buộc tội, bị can, bị cáo, cần nghiên cứu sửa đổi quy định về vị trí, quyền, nghĩa vụ và hoạt động, thủ tục tham gia tố tụng của luật sư theo các hướng: quy định cụ thể thủ tục mời luật sư của người bị bắt giữ, bị can bị tạm giam. Để được cấp “Giấy chứng nhận người bào chữa” thì luật sư chỉ cần có hai loại giấy tờ là Thẻ Luật sư và Giấy giới thiệu của văn