Theo quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều 2 Quy chế số 2081/92 về bảo hộ chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ của sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm ("Quy chế số 2081/92"), chỉ dẫn địa lý là tên một vùng, một địa phương hoặc một quốc gia được dùng để chỉ một nông sản hoặc thực phẩm:
(i) có nguồn gốc từ vùng, địa phương, quốc gia đó; và (ii) có chất lượng hoặc danh tiếng có thể là do môi trường địa lý (gồm cả yếu tố tự nhiên và con người) quyết định.
Chỉ dẫn địa lý được định nghĩa trong Điều 16 Luật Nhãn hiệu hàng hóa Trung Quốc là dấu hiệu dùng để chỉ xuất xứ địa lý của hàng hóa mà chất lượng đặc thù, danh tiếng hoặc các phẩm chất khác của hàng hóa về cơ bản do yếu tố tự nhiên và văn hóa của vùng địa lý quyết định.
Theo quy định của Luật chỉ dẫn địa lý Thái Lan, chỉ dẫn địa lý là tên, biểu tượng hoặc bất cứ một chỉ dẫn nào dùng để chỉ về một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia, và có khả năng phân biệt hàng hóa xuất xứ từ đó có chất lượng, danh tiếng hoặc các đặc tính khác chủ yếu do nguồn gốc địa lý tạo nên [49].
Luật về chỉ dẫn địa lý của Malaysia năm 2000 quy định: "Chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn phân biệt bất cứ hàng hóa có nguồn gốc trong một quốc gia, lãnh thổ, một vùng, một địa phương trong quốc gia đó hoặc lãnh thổ đó, có chất lượng, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của hàng hóa chủ yếu do nguồn gốc địa lý của hàng hóa quyết định" [53].
Như vậy có thể thấy dù quy định khác nhau nhưng nhìn chung khái niệm chỉ dẫn địa lý theo các Điều ước quốc tế và luật pháp một số quốc gia đều thể hiện hai nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về nguồn gốc của hàng hóa. Hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý bắt nguồn từ lãnh thổ, địa phương hay khu vực tương ứng với chỉ dẫn địa lý.
Thứ hai: Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải có chất lượng, uy tín hay các đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý của sản phẩm quyết định.
Pháp luật Việt Nam bắt đầu đề cập tới khái niệm chỉ dẫn địa lý tại Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2000 của Chính phủ về việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp. Theo quy định của Điều 10 Nghị định số 54/2000/NĐ-CP, có thể hiểu chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hóa được thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh, dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia và được thể hiện trên hàng hóa, bao bì hàng hóa hay giấy tờ giao dịch liên quan tới việc mua bán hàng hóa nhằm chỉ dẫn rằng hàng hóa nói trên có nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hóa này có được chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên.
Theo khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, "chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể".
Như vậy, khái niệm về chỉ dẫn địa lý theo pháp luật hiện hành của Việt Nam là hoàn toàn tương thích với Điều 22.1 của Hiệp định TRIPS. Theo quy định này, chỉ dẫn địa lý không chỉ bao gồm tên địa lý mà bao gồm cả biểu tượng, hoặc hình ảnh/hình vẽ (chỉ dẫn gián tiếp) của một nước hoặc một địa phương.
1.1.1.2. Phân biệt chỉ dẫn địa lý với chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ
Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp không đề cập đến định nghĩa chỉ dẫn địa lý nhưng đã nói tới hai thuật ngữ "chỉ dẫn nguồn gốc" và "tên gọi xuất xứ hàng hóa".
Chỉ dẫn nguồn gốc là khái niệm rộng nhất, bao gồm chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa.
Chỉ dẫn nguồn gốc bao gồm tên gọi, chỉ dẫn, dấu hiệu hay những chỉ dẫn khác dẫn chiếu tới một nước nhất định hoặc tới một khu vực của nước đó nơi có thể truyền tải khái niệm rằng hàng hóa mang chỉ dẫn này có nguồn gốc từ nước đó hoặc địa phương đó. Ví dụ về chỉ dẫn nguồn gốc là tên một nước (như Đức, Nhật...) hay tên một thành phố (như Luân Đôn, Paris...) khi được sử dụng trên hoặc gắn với những hàng hóa nhằm chỉ ra nơi sản xuất hoặc nguồn gốc của những hàng hóa đó.
Tên gọi xuất xứ hàng hóa là tên địa lý của một nước hoặc địa phương là nơi mà hàng hóa được sản xuất và chất lượng đặc thù của hàng hóa này là do môi trường địa lý (kể cả yếu tố tự nhiên và con người) của nước hoặc địa phương đó quyết định. "Chè Ceylon" là một ví dụ về tên gọi xuất xứ hàng hóa: tên gọi này không những chỉ rõ cho người tiêu dùng rằng chè có xuất xứ từ Sri Lanka mà còn thông báo rằng hương vị, độ đậm, màu sắc... của chè có một mối liên hệ đặc biệt với môi trường địa lý của Sri-Lanka. "Vải tuýt (tweed) Harris" cũng là một tên gọi xuất xứ hàng hóa để chỉ loại vải được làm từ len tự nhiên nguyên chất sản xuất tại Scotland, được xe sợi, nhuộm màu và hoàn chỉnh tại Hebrides, và được dệt bằng tay tại Lewis, Harris, Uist, Barra. Chất lượng và tính chất đặc thù của "Chè Ceylon" là do yếu tố tự nhiên quyết định, còn đối với "Vải tuýt (tweed) Harris" là do yếu tố con người.
Như vậy, có thể thấy tên gọi xuất xứ được coi như một loại đặc biệt của chỉ dẫn nguồn gốc bởi vì sản phẩm được gắn tên gọi xuất xứ phải có chất lượng hoặc tính chất đặc thù do nơi xuất xứ của sản phẩm quyết định.
Chỉ dẫn nguồn gốc, tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý có mối liên hệ với nhau. Về nghĩa đen, các thuật ngữ nêu trên chỉ khác nhau ở hai từ "tên gọi" (địa danh) và "chỉ dẫn" (gồm địa danh và các dấu hiệu khác). Chỉ dẫn nguồn gốc là đối tượng có nghĩa rộng nhất bao hàm cả hai đối tượng còn lại.
Còn tên gọi xuất xứ là đối tượng có nghĩa hẹp nhất, thuộc cả hai đối tượng còn lại. Nói cách khác, tên gọi xuất xứ là một dạng đặc biệt của chỉ dẫn địa lý, chỉ dẫn địa lý là một dạng đặc biệt của chỉ dẫn nguồn gốc. Cụ thể hơn, chỉ dẫn nguồn gốc đơn thuần chỉ đề cập tới nguồn gốc địa lý của sản phẩm trong khi đó chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ đề cập đến cả đặc tính của sản phẩm do xuất xứ địa lý đem lại. Yêu cầu về mối quan hệ giữa sản phẩm với xuất xứ địa lý đối với tên gọi xuất xứ chặt chẽ hơn so với chỉ dẫn địa lý. Đối với tên gọi xuất xứ, sản phẩm phải có chất lượng và tính chất đặc thù do điều kiện địa lý tự nhiên và con người tạo nên trong khi đó đối với chỉ dẫn địa lý, sản phẩm chỉ có một đặc tính nào đó do nguồn gốc địa lý đem lại, bất kể đó là đặc tính về chất lượng, danh tiếng hay đặc tính nào khác. Đối với tên gọi xuất xứ, toàn bộ quy trình sản xuất (từ sản xuất nguyên liệu thô đến chế biến, tinh chế sản phẩm) nhất thiết phải diễn ra tại khu vực địa lý tương ứng còn đối với chỉ dẫn địa lý, chỉ cần một hoặc một số công đoạn sản xuất diễn ra tại địa phương đã đủ tạo nên đặc tính của sản phẩm.
Chỉ dẫn
nguồn gốc
Tên gọi xuất
xứ
Chỉ dẫn
1.1.1.3. Phân biệt chỉ dẫn địa lý với nhãn hiệu
Chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu đều là các dấu hiệu có khả năng phân biệt dùng cho hàng hóa, dịch vụ trong lưu thông thương mại. Do vậy, trên thực tế nhiều chỉ dẫn địa lý được bảo hộ như một nhãn hiệu hoặc nhãn hiệu được bảo hộ có chứa chỉ dẫn địa lý cho cùng sản phẩm, hàng hóa.
Chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu có một số điểm giống và khác nhau, cụ thể:
Chỉ dẫn địa lý | Nhãn hiệu | |
Giống nhau | Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đều là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, là công cụ phân biệt hàng hóa giúp cho người tiêu dùng định hướng hàng hóa. Chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu được bảo hộ thông qua việc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền | |
Khác nhau: | ||
- Chức năng | Chỉ dẫn địa lý dùng để phân biệt | Nhãn hiệu dùng để phân biệt một |
một khu vực địa lý trên đó một | cá nhân, tổ chức cung cấp một số | |
hoặc vài chủ thể sản xuất loại sản | sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định | |
phẩm mang chỉ dẫn địa lý của khu | trên thị trường. Ví dụ, "TRUNG | |
vực này. Ví dụ "nước mắm Phú | NGUYÊN" là một nhãn hiệu cho | |
Quốc" là một chỉ dẫn địa lý dùng | sản phẩm cà phê của Công ty Cà | |
cho các sản phẩm nước mắm được | phê Trung Nguyên được dùng để | |
sản xuất bởi các chủ thể khác nhau | phân biệt với sản phẩm cà phê do | |
tại Phú Quốc để phân biệt các loại | các chủ thể khác sản xuất. | |
nước mắm được sản xuất ở những | ||
khu vực địa lý khác. | ||
- Chủ thể quyền sở | Người sử dụng chỉ dẫn địa lý | Người sử dụng nhãn hiệu có thể |
hữu | không phải là chủ sở hữu chỉ dẫn | là chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc |
địa lý mà thực chất chỉ là người | người được chủ sở hữu nhãn | |
có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý đó. | hiệu cho phép sử dụng nhãn hiệu | |
đó thông qua hợp đồng li xăng. | ||
Chỉ dẫn địa lý là tài sản chung và | Chủ sở hữu nhãn hiệu có độc | |
- Quyền sử dụng | những chủ thể đáp ứng các điều | quyền sử dụng nhãn hiệu đã |
kiện nhất định sẽ có quyền sử | được bảo hộ và có thể chuyển | |
dụng chỉ dẫn địa lý đó. Quyền sử | giao quyền sử dụng nhãn hiệu | |
dụng chỉ dẫn địa lý không được | của mình thông qua hợp đồng li | |
chuyển giao | xăng theo quy định của pháp luật | |
Chất lượng của hàng hóa mang | Chất lượng hàng hóa mang nhãn | |
- Đặc điểm của sản | chỉ dẫn địa lý có liên quan mật | hiệu có thể liên quan đến các yếu |
phẩm mang dấu hiệu | thiết đến các yếu tố môi trường, | tố như con người, phương pháp |
địa lý, con người hoặc sự kết hợp | sản xuất hoặc uy tín của nhãn | |
của các yếu tố đó | hiệu đó trên thị trường. | |
Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý phụ | Nhãn hiệu có thể được bảo hộ tại | |
- Sự phụ thuộc vào | thuộc vào việc bảo hộ và thời | một nước bất kỳ mà không liên |
việc bảo hộ tại nước | hạn bảo hộ tại nước xuất xứ, | quan đến việc nhãn hiệu đó đã |
xuất xứ | nghĩa là chỉ dẫn địa lý chỉ được | được bảo hộ hay không được bảo |
bảo hộ ở một nước khác khi chỉ | hộ tại một quốc gia khác (trừ trường | |
dẫn địa lý đó đã được bảo hộ tại | hợp đăng ký quốc tế nhãn hiệu | |
nước xuất xứ. | hàng hóa theo Thỏa ước Madrid). |
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam - Ninh Thị Thanh Thủy - 1
- Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam - Ninh Thị Thanh Thủy - 2
- Khái Niệm Và Đặc Điểm Của Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Chỉ Dẫn Địa Lý
- Lược Sử Về Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam Về Bảo Hộ Chỉ Dẫn Địa Lý
- Hình Thức Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Chỉ Dẫn Địa Lý
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
1.1.1.4. Phân biệt chỉ dẫn địa lý với tên thương mại
Chỉ dẫn địa lý | Tên thương mại | |
- Chức năng | Là dấu hiệu (có thể là tên gọi, | Là tên gọi của tổ chức, cá nhân |
biểu tượng, hình ảnh tượng | dùng trong hoạt động kinh | |
trưng …) dùng để chỉ sản phẩm | doanh dùng để phân biệt chủ | |
có nguồn gốc từ khu vực, địa | thể kinh doanh mang tên gọi đó | |
phương, vùng lãnh thổ hay | với các chủ thể kinh doanh | |
quốc gia cụ thể | khác trong cùng lĩnh vực và | |
khu vực kinh doanh | ||
- Thủ tục xác lập quyền | Đăng ký xác lập quyền sở hữu | Quyền sở hữu công nghiệp đối |
công nghiệp đối với chỉ dẫn địa | với tên thương mại tự động được | |
lý là một thủ tục bắt buộc và | xác lập khi có đủ các điều kiện | |
quyền sở hữu công nghiệp đối | theo quy định của pháp luật mà | |
với chỉ dẫn địa lý chỉ phát sinh | không cần phải đăng ký tại cơ | |
trên cơ sở quyết định cấp văn | quan nhà nước có thẩm quyền, | |
bằng bảo hộ của cơ quan nhà | nghĩa là quyền sở hữu công | |
nước có thẩm quyền. | nghiệp đối với tên thương mại | |
được xác lập trên cơ sở sử dụng | ||
hợp pháp tên thương mại đó | ||
- Hạn chế về phạm vi | Chỉ dẫn được bảo hộ trong | Tên thương mại chỉ được bảo |
bảo hộ | phạm vi quốc gia. | hộ trong phạm vi cùng một địa |
bàn hoạt động của các chủ thể | ||
kinh doanh, trong những lĩnh | ||
vực kinh doanh cùng loại hoặc | ||
liên quan đến lĩnh vực kinh | ||
doanh mà tên thương mại đó | ||
được chủ sở hữu sử dụng. | ||
- Khai thác, sử dụng, | Nhà nước trực tiếp thực hiện | Việc khai thác, quản lý và sử |
quản lý | quyền quản lý chỉ dẫn địa lý | dụng tên thương mại là do chủ |
hoặc trao quyền cho các cơ | sở hữu tên thương mại tiến | |
quan, tổ chức có thẩm quyền | hành theo các quy định của | |
nhằm tổ chức và kiểm soát việc | pháp luật. | |
sử dụng chỉ dẫn địa lý có hiệu | ||
quả. Việc khai thác, quản lý và | ||
sử dụng chỉ dẫn địa lý phải tuân | ||
theo những quy định được đặt |
ra trong quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý. |
1.1.2. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
1.1.2.1. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp
Quyền sở hữu công nghiệp là các quyền hợp pháp của cá nhân, pháp nhân đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp. Quyền sở hữu công nghiệp phát sinh khi đối tượng sở hữu công nghiệp đáp ứng đủ các tiêu chuẩn bảo hộ hoặc khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ.
Hiện nay, các đối tượng sở hữu công nghiệp (theo các công ước quốc tế và thực tiễn luật các nước) bao gồm: sáng chế, giải pháp hữu ích (hoặc mẫu hữu ích); kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu hàng hóa; tên thương mại; chỉ dẫn địa lý; thiết kế bố trí mạch tích hợp; thông tin bí mật (bí mật kinh doanh); quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Theo Điều 1 Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp được ký kết ngày 20/03/1883 và được sửa đổi vào năm 1967 ("Công ước Paris"), các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ là: sáng chế; mẫu hữu ích; kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu hàng hóa; nhãn hiệu dịch vụ; tên thương mại; chỉ dẫn nguồn gốc hàng hóa; tên gọi xuất xứ hàng hóa; quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Sau hơn một thế kỷ, cho đến nay danh sách các đối tượng sở hữu công nghiệp nói trên đã được bổ sung thêm một số đối tượng mới, đó là:
- Bí mật kinh doanh (bí mật thương mại, thông tin không bộc lộ...);
- Thiết kế bố trí mạch tích hợp;
- Giống cây trồng mới (thành tựu chọn giống).
Theo quy định của Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam, thuật ngữ "quyền sở hữu công nghiệp" được hiểu theo nghĩa rộng nhất, không chỉ bao hàm những gì liên quan tới "công nghiệp".
Theo Điều 780 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1995, quyền sở hữu công nghiệp được hiểu là quyền sở hữu công nghiệp của cá nhân, pháp nhân đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa và quyền sở hữu đối với các đối tượng khác do pháp luật quy định.
Khoản 4 Điều 4 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định: "Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh".
1.1.2.2. Đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp
Quyền sở hữu công nghiệp là một loại quyền sở hữu, do vậy nó cũng mang đặc điểm chung của quyền sở hữu (chẳng hạn chủ thể mang quyền luôn xác định còn chủ thể mang nghĩa vụ là không xác định....). Ngoài ra, quyền sở hữu công nghiệp còn có những đặc điểm riêng để phân biệt không chỉ với quyền sở hữu tài sản vật chất mà còn phân biệt với quyền tác giả - một lĩnh vực thuộc quyền sở hữu trí tuệ.
Quyền sở hữu công nghiệp có những đặc điểm cơ bản như sau:
a. Tính vô hình
Cũng giống như quyền tác giả, đối tượng quyền sở hữu công nghiệp mang đặc trưng của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ đó là đặc tính vô hình. Đặc điểm này hoàn toàn khác với đặc tính hữu hình của sở hữu tài sản vật chất. Là sản phẩm của sáng tạo trí tuệ, mang tính vô hình nên đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ nói chung và của quyền sở hữu công nghiệp nói riêng phải được vật chất hóa hoặc được thể hiện trên các vật mang tin cụ thể. Nói cách khác, tài sản trí tuệ vô hình phải được phản ánh, thể hiện thông qua những vật thể hữu hình. Những vật thể hữu hình này lại chính là đối tượng của quyền sở hữu tài sản vật chất. Như vậy, một vật thể hữu hình có thể vừa là đối tượng của quyền sở hữu tài sản vật chất lại vừa chứa đựng trong nó đối tượng của