Thực Tiễn Xâm Phạm Quyền Của Người Biểu Diễn

- Về đăng ký, chuyển giao quyền liên quan

Sau khi Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được ban hành, số lượng tác phẩm, đối tượng quyền liên quan được chuyển giao phổ biến đến công chúng được tăng lên theo từng năm. Theo số liệu thu được từ bài viết Thực trạng giải quyết tranh chấp về quyền tác giả tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012 và một số để xuất tiếp tục hoàn thiện pháp luật và thực thi về sở hữu trí tuệ của nhóm tác giả TS. Nguyễn Hợp Toàn; PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Thủy; PGS.TS Trần Văn Nam – Đại học Kinh tế Quốc dân đăng trên website thongtinphapluatdansu.edu.vn thì năm 2007, có 3230 tác phẩm và đối tượng quyền liên quan (trong đó có quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn) được đăng ký cấp Giấy chứng nhận. Năm 2008 có 4922 tác phẩm và đối tượng quyền liên quan được đăng ký cấp Giấy chứng nhận. Số lượng tác phẩm, đối tượng quyền liên quan được chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan cho chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan đến đăng ký ước tính chiếm khoảng 70%. Các tác phẩm đã và đang được khai thác, chuyển giao một cách có hiệu quả, thông qua đó mang lại lợi ích đáng kể cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan, tổ chức cá nhân khai thác sử dụng và công chúng hưởng thụ, góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa phát triển.

- Việc ủy thác của chủ sở hữu quyền cho các tổ chức đại diện quyền liên quan:

Hiện nay, hệ thống tổ chức đại diện quyền liên quan ở Việt Nam đã được hình thành và đang đi vào hoạt động có hiệu quả. Hiện có các tổ chức đại diện quyền liên quan đáng chú ý là: Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam. Đến năm 2009, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã có 1300 thành viên uỷ thác cho Trung tâm quản lý, thu tiền bản quyền từ việc khai thác sử dụng các tác phẩm của thành viên. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam đã có 35

thành viên uỷ thác cho Hiệp hội quản lý, thu tiền bản quyền từ việc khai thác sử dụng các bản ghi âm, ghi hình của thành viên.

3.1.2. Thực tiễn xâm phạm quyền của người biểu diễn

Cho đến nay, Việt Nam đã có được hệ thống các quy định pháp luật đáp ứng yêu cầu bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan tại quốc gia và hội nhập quốc tế. Hoạt động tự bảo vệ quyền đã có những chuyển biến tích cực với sự ra đời và hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan. Nhiều cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã thực hiện nghĩa vụ xin phép, thanh toán nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất cho chủ sở hữu. Các cam kết tham gia WTO của Việt Nam, các điều ước quốc tế có hiệu lực tại Việt Nam đã và đang từng bước được thực hiện có kết quả, bảo vệ quyền lợi của công dân và thực hiện nghĩa vụ pháp lý khi sử dụng tác phẩm của công dân, pháp nhân các nước thành viên. Các thành tựu đạt được rất đáng trân trọng, nó là kết quả của hoạt động lập pháp, thực thi và chính sách hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên, hoạt động thực thi vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn. Tình trạng xâm phạm quyền liên quan vẫn tiếp tục diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực từ báo chí, xuất bản, điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, âm nhạc, tạo hình, kiến trúc, chương trình máy tính đến phát thanh, truyền hình. Việc sao chép bất hợp pháp, bản ghi âm, ghi hình đang là vấn đề rất đáng báo động. Tình trạng xâm phạm quyền liên quan nói chung và quyền của người biểu diễn nói riêng đã và đang ảnh hưởng tới môi trường sáng tạo và đầu tư và được thể hiện ở những mặt sau:

Một mặt, tình trạng xâm phạm quyền của người biểu diễn ngày càng mang tính chất phức tạp và có dấu hiệu phổ biến với mức độ nghiêm trọng ngày càng gia tăng. Các cuộc biểu diễn nghệ thuật, các bản ghi âm, ghi hình,

các bản định hình phim ảnh, các chương trình biểu diễn ca nhạc, chương trình truyền hình đã bị sao chép rất nhiều (như các bộ phim do Trung tâm truyền hình Việt Nam, Chương trình “Gặp nhau cuối tuần” bị in bán tràn lan trên thị trường, nguy hiểm hơn đã có nhiều phim và chương trình truyền hình của VTV bị đánh cắp, biên tập lại và phát hành băng đĩa lậu tại Việt Nam, Mỹ, Ô- xtrây-li-a, châu Âu...). Cùng với sự phát triển của công nghệ, phương tiện và công nghệ sao chép, bắt chước ngày càng được cải tiến và có mặt tại Việt Nam ngày một nhiều, nên sản phẩm vi phạm được sản xuất với số lượng lớn và tốc độ tăng nhanh. Thực tế nhiều người buôn bán, nhiều cửa hàng băng đĩa ở các thành phố lớn đều bán băng đĩa sao chép lậu, thậm chí tỷ lệ còn lớn hơn băng đĩa có bản quyền.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Về cơ bản vấn đề xâm phạm quyền của người biểu diễn là những hành vi trái phép được tiến hành vì lợi nhuận kinh doanh và thường được tiến hành một cách có tổ chức. Tính có tổ chức được thể hiện ở chỗ các hành vi xâm phạm không chỉ dừng lại ở việc sao chép trái phép một tác phẩm liên quan mà còn là việc bán hoặc phân phối một tác phẩm được sao chép bất hợp pháp, đòi hỏi phải có mạng lưới phân phối có tổ chức hay mạng lưới giao dịch với người mua tiềm năng. Đối với người tiêu dùng, có thể thường chỉ được thấy mắt xích cuối cùng của mạng lưới phân phối như vậy qua hình thức một cửa hàng bán lẻ các sản phẩm ăn cắp bản quyền. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đặc biệt khi đặt vấn đề phương thức xử lý, một cách có hiệu quả nạn sao chép trái phép (ăn cắp), luôn phải nghĩ rằng đằng sau một cửa hàng như thế có một công ty bất hợp pháp được tổ chức một cách có hệ thống nhằm sao chép trái phép tác phẩm được luật bản quyền bảo hộ và phân phối tác phẩm tới công chúng thông qua các kênh bán lẻ như vậy.

Mặt khác, tình trạng xâm phạm quyền của người biểu diễn mà rõ nhất là tình trạng sao chép trái phép cuộc biểu diễn đã lên tới mức đáng báo động

Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam - 11

do sự phát triển của các phương tiện truyền tải và sự mở rộng phạm vi đối tượng được bảo vệ quyền cụ thể như sau:

Do tiến bộ của các phương tiện truyền tải tác phẩm trí tuệ như các phương tiện in đã được bổ sung thêm không ngừng bằng các phương tiện ghi âm và thu hình dưới hình thức các bản ghi như đĩa, băng cassette, phim và chương trình video. Tương tự như vậy, việc thương mại hóa máy tính một cách rộng rãi đã bổ sung thêm phương tiện ghi, lưu trữ và truyền tải thông tin. Gần đây nhất, sự phát triển của kỹ thuật số đã có tác động to lớn tới việc sáng tạo, phổ biến và sử dụng tác phẩm.

Song song với sự phát triển này là sự mở rộng phạm vi đối tượng được bảo hộ quyền. Tuy nhiên, những tiến bộ này cũng đã làm tăng thêm cơ hội tạo ra các bản sao trái phép gây cản trở cho việc thực hiện quyền kiểm soát của người biểu diễn đối với việc phổ biến và sử dụng tác phẩm trong công chúng.

Bên cạnh đó sự phát triển của các phương tiện sao chép băng đĩa những sản phẩm vật chất thể hiện những tác phẩm này. Những sự phát triển mới nhất trong số đó là: Việc sáng chế ra băng từ, sự xuất hiện của đĩa compact và sự phát triển những máy thu cassette chất lượng cao và rẻ, không chỉ để nghe được băng cassette đã ghi sẵn mà còn có thể ghi âm từ các buổi biểu diễn trực tiếp, các chương trình radio và từ các vật phẩm mang chương trình âm nhạc được ghi sẵn. Việc sáng chế máy quay video làm phong phú thêm các phương tiện ghi phim và chủ yếu các tác phẩm nghe nhìn cơ bản khác.

Một hệ quả của những tiến bộ về công nghệ nêu trên là sự khác biệt về giá cả giữa một bên là việc sản xuất băng đĩa gốc của tác giả với đối tác kinh doanh và bên kia là việc sao chép các băng đĩa gốc đó do những người khác thực hiện. Trong trường hợp một bộ phim, một nhà sản xuất, bằng sự đầu tư của chính mình và cùng các đối tác của họ phải trả thù lao cho người viết kịch bản và bất kỳ tác giả văn học nào liên quan, nhà soạn nhạc, diễn viên, người

phân cảnh, chịu chi phí thuê địa điểm, phương tiện và việc sử dụng những thiết bị ghi âm, ghi hình phức tạp. Tuy nhiên, khi bản ghi về một bộ phim được thực hiện, đặc biệt nếu là băng video, thì các bản ghi khác có thể sao chép dễ dàng với chi phí vô cùng thấp. Vì vậy, những tiến bộ trong công nghệ ghi âm đã tạo ra các phương tiện mà nhờ đó người xâm phạm quyền có thể dễ dàng sản xuất các phiên bản từ bản định hình một cách bất hợp pháp. Bởi lẽ trên xâm phạm quyền không phải thu hồi chi phí đầu tư vào việc sản xuất bản gốc nên cũng không cần phải thu hồi chi phí đầu tư vào việc làm bản gốc do đó các bản sao ăn cắp bản quyền thường được bán với giá thấp. Điều này đã suy giảm cơ hội khả năng của tác giả, người biểu diễn, các nhà phân phối và đầu tư trong việc thu lại sự đền bù thỏa đáng về mặt tinh thần và vật chất đối với tác phẩm và sự đầu tư của họ.

Có thể thấy tình trạng xâm phạm quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn đã ảnh hưởng không nhỏ tới người tiêu dùng và chủ sở hữu quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn. Trong khi người tiêu dùng chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt trong việc có được các sản phẩm vi phạm quyền liên quan rẻ tiền, thì chất lượng của các bản sao chép do ăn cắp bản quyền thường thấp hơn rất nhiều. Việc sao chép trái phép cũng có thể làm tổn hại tới người biểu diễn, chủ sở hữu cuộc biểu diễn do thực tế của việc xâm phạm này là không trả thù lao cho tác giả và người biểu diễn cũng như đã cướp đoạt phần lợi nhuận của nhà sản xuất. Việc chuyển sai địa chỉ lợi ích kinh tế của chủ sở hữu cuộc biểu diễn và đối tác kinh doanh của họ vào túi những kẻ xâm phạm cũng đồng thời làm mất đi sự khuyến khích, kích thích độ đầu tư vào thời gian, công sức, kinh nghiệm – kiến thức hiểu biết và các nguồn lực để sáng tạo nên những tác phẩm mới.

Bên cạnh đó, lợi nhuận thu được từ hoạt động phân phối các sản phẩm sao chép lậu không phải chịu thuế nên dẫn tới hậu quả bất lợi từ việc thất thu

thuế của chính phủ từ đó có thể dẫn tới việc giảm mức tài trợ của Chính phủ cho nghệ thuật mà mức tài trợ này được xem xét vào mức đóng góp vào ngân sách chính phủ từ các khoản thuế thu được từ việc phân phối, bán, kinh doanh các sản phẩm được bảo hộ.

3.1.3. Thực tiễn bảo vệ quyền của người biểu diễn

Trong những năm gần đây, đặc biệt từ khi Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 có hiệu lực thì hoạt động đăng ký xác lập quyền liên quan đã và đang ngày càng nhận được sự quan tâm của các chủ sở hữu quyền. Tuy nhiên, bên cạnh đó tình trạng xâm phạm quyền vẫn diễn ra phổ biến gây ảnh hưởng xấu và xâm hại đến quyền lợi của chủ sở hữu quyền liên quan. Các vụ việc tranh chấp về quyền liên quan ngày càng gia tăng với mức độ xâm phạm ngày càng nghiêm trọng. Đứng trước thực trạng này, vấn đề bảo vệ quyền liên quan nói chung và quyền của người biểu diễn nói riêng ngày càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ quyền của người biểu diễn trên thực tế diễn ra như thế nào? Sau đây, tác giả xin trình bày thực tiễn về bảo vệ quyền của người biểu diễn qua việc áp dụng các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự và biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ.

3.1.3.1. Thực tiễn bảo vệ quyền của người biểu diễn bằng biện pháp dân sự

Trên thế giới hiện nay, giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự được đánh giá là cơ chế bảo vệ quyền phổ biến và hữu hiệu nhất. Trong pháp luật Việt Nam, biện pháp dân sự cũng thể hiện được những ưu thế riêng so với biện pháp hành chính và biện pháp hình sự. Nếu như biện pháp hành chính và biện pháp hình sự chỉ có ý nghĩa ngăn chặn hành vi xâm phạm, áp dụng các chế tài hành chính hoặc hình sự nhằm răn đe, giáo dục các đối tượng vi phạm thì trong biện pháp dân sự, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bên cạnh quyền yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm còn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại thực tế do

hành vi xâm phạm gây ra cả về vật chất lẫn tinh thần. Mặc dù vậy, thực tiễn xét xử trong những năm qua cho thấy có rất ít tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ được đưa ra giải quyết tại Tòa án, điều này không phản ánh đúng diễn biến tình hình tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ trong đời sống xã hội đang ngày càng đa dạng và phức tạp.

Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, việc giải quyết các vụ án tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ từ năm 2000 đến năm 2005 (giai đoạn trước khi có Luật Sở hữu trí tuệ) của toàn ngành Tòa án như sau: thụ lý 93 vụ án, đã giải quyết 61 vụ án, trong đó: đình chỉ, tạm đình chỉ là 16 vụ án; hòa giải thành 12 vụ án; đưa ra xét xử 33 vụ án (bao gồm 11 vụ án tranh chấp quyền tác giả và quyền liên quan, 22 vụ án tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp). Kể từ khi Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực thi hành (từ ngày 01-7- 2006) thì tình hình giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án cũng không có sự chuyển biến đáng kể, theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao từ 01-7-2006 cho đến ngày 22-6-2009 thì toàn ngành Tòa án chỉ thụ lý được 108 vụ án tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ (trong đó chiếm đa số là tranh chấp về quyền tác giả với 90 vụ; tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp chiếm 10 vụ; tranh chấp về hợp đồng sử dụng tác phẩm chiếm 5 vụ; tranh chấp về hợp đồng chuyển giao công nghệ chiếm 3 vụ). Nếu chỉ tính riêng đối với Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội thì từ ngày 01-7-2006 đến nay, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội mới chỉ thụ lý giải quyết có 7 vụ án, nhưng thực chất chỉ là 5 vụ án, vì có 2 vụ án phải xét xử xử phúc thẩm lần 2. Với sự thống kê này, tuy Tòa án nhân dân tối cao không nêu chi tiết số vụ tranh chấp về quyền của người biểu diễn nhưng qua xem xét một cách tổng quát các số liệu nêu trên ta có thể nhận thấy số lượng vụ việc tranh chấp về quyền của người biểu diễn được giải quyết tại Tòa án là rất thấp nên con số vụ việc được giải quyết trên thực tế chưa được

nhắc đến mà chỉ được thống kê chung với các vụ tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan.

Vậy nguyên nhân gì dẫn đến tình trạng bất cập giữa thực tiễn tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ với số lượng vụ án tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ nói chung được giải quyết tại Tòa án? Qua nghiên cứu thực tiễn xét xử các vụ án tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án những năm vừa qua tác giả xin đưa ra một số hạn chế, bất cập trong thủ tục giải quyết các vụ án tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ và một số khó khăn, vướng mắc của việc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án hiện nay.

- Thứ nhất, thời gian giải quyết tranh chấp kéo dài

Theo quy định tại Điều 179 của Bộ luật Tố tụng dân sự, thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với vụ án dân sự là 4 tháng, đối với các vụ án kinh doanh

- thương mại là 2 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý vụ án; đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì có thể gia hạn nhưng không quá 2 tháng đối với vụ án dân sự và 1 tháng đối với vụ án kinh doanh thương mại. Trên thực tế, qua công tác nghiên cứu các hồ sơ vụ án cho thấy đa số các vụ án giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án thường bị kéo dài. Điều này xuất phát từ tính đặc thù của các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ là loại việc tương đối phức tạp, đòi hỏi trong quá trình giải quyết vụ án, các Tòa án thường phải trưng cầu ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và các cơ quan chức năng có liên quan để có kết luận đối với hành vi xâm phạm nên trong nhiều trường hợp Tòa án phải gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử. Thậm chí có trường hợp Tòa án còn phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự với lý do cần chờ kết quả trả lời của các cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và các cơ quan chuyên môn.

Có thể nói, thời gian giải quyết kéo dài là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ e ngại trong việc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/11/2022