Bảo hộ quyền liên quan theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam - 12

kiện ra tòa. Trên thực tiễn có ba cách thức thực thi quyền sở hữu trí tuệ chính, đó là: (i) Biện pháp hành chính, qua một số cơ quan như Thanh tra Khoa học công nghệ, Thanh tra văn hoá thông tin, Công an; Quản lý thị trường; Hải quan... (ii) Biện pháp dân sự, khi người sở hữu có quyền khiếu nại hành chính hoặc khởi kiện, và (iii) Biện pháp hình sự. Vậy để thúc đẩy hoạt động của các cơ quan thực thi cần hơn nữa biện pháp hành chính.

Sử dụng nhiều hơn nữa biện pháp dân sự, hình sự trong giải quyết các tranh chấp liên quan tới quyền của tổ chức phát sóng. Chúng ta đang từng bước xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách nền tư pháp để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và quá trình hội nhập quốc tế của đất nước. Việc giải quyết các tranh chấp trong Dân sự ngày càng nhiều, với công cụ giải quyết hiệu quả và công bằng nhất có thể nói vẫn là thông qua con đường Tòa án. Tuy nhiên, trên thực tế các vụ tranh chấp về sở hữu trí tuệ nói chung, các tranh chấp liên quan tới quyền của tổ chức phát sóng nói riêng vẫn chưa được giải quyết theo con đường Tòa án nhiều. Thậm chí có thể nói là chưa có một vụ việc nào liên quan tới quyền lợi của tổ chức phát sóng được giải quyết tại Tòa án. Có thể nói các tranh chấp liên quan tới quyền của tổ chức phát sóng là lĩnh vực mới và khó ở Việt Nam. Các tranh chấp thì đã xuất hiện, với nhiều hình thái khác nhau, nhưng nó vẫn chỉ được giải quyết thông qua thương lượng và nếu có biện pháp hành chính vẫn là chủ yếu. Vì vậy mà cần hơn nữa là chính ý thức của các chủ thể khi giải quyết tranh chấp xác định con đường Tòa án để đảm bảo cho quyền lợi của mình.

KẾT LUẬN


Quyền liên quan là một khái niệm pháp lý mới mẻ cả trong việc xây dựng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật tại Việt Nam. Quyền liên quan tuy mới xuất hiện tại Việt Nam trong những năm gần đây nhưng về cơ bản đã đáp ứng được những nội dung cơ bản nhất về bảo hộ quyền của các chủ thể quyền liên quan-một loại chủ thể rất quan trọng của hoạt động sở hữu trí tuệ. Một mặt các qui định về bảo hộ quyền liên quan được qui định trong các văn bản pháp lý có hiệu lực cao, điều chỉnh đầy đủ các mối quan hệ phức tạp có liên quan trong xã hội, mặt khác nó có sự kế thừa, tiếp thu có chọn lọc và phù hợp với các qui định tối thiểu của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia là thành viên. Việc qui định như vậy nhằm nội luật hóa các điều ước quốc tế, qua đó bảo hộ cho các chủ thể quyền liên quan của Việt Nam được hưởng các quyền pháp lý tốt nhất không những trên lãnh thổ Việt Nam mà còn trên phạm vi quốc tế nơi mà Việt Nam có tham gia các Điều ước quốc tế. Đồng thời nó cũng tạo ra sự công bằng khi Việt Nam cũng thực hiện bảo hộ đối với quyền của các chủ thể quyền liên quan mà là công dân của các quốc gia thành viên các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Trong phạm vi Luận văn này, tác giả mong muốn cung cấp một cái nhìn toàn diện về các qui định của pháp luật Việt Nam trong việc bảo hộ quyền của các chủ thể quyền liên quan. Qua đó phân tích các khái niệm pháp lý cơ bản nhất để thấy được những mặt ưu cũng như hạn chế của một số qui định. Từ đó, đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa các qui định pháp lý về việc bảo hộ quyền liên quan trong các qui định về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin (1999), Quyết định số 55/1999/QĐ- BVHTT ban hành qui chế sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu hành, kinh doanh băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình ca nhạc, sân khấu. Hà Nội.

2. Chính phủ (2006), Nghị định 100/2006/NĐ-CP qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự và luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan, Hà Nội.

3. Chính phủ (2011), Nghị định 85/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 100/2006/NĐ-CP qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự và luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan, Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

4. Công ước Bern (1971) về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật.

5. Công ước Brussels (1974) liên quan đến việc phân phối tín hiệu vệ tinh mang chương trình truyền qua vệ tinh.

Bảo hộ quyền liên quan theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam - 12

6. Công ước Geneva (1971) Bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống việc sao chép trái phép.

7. Công ước quốc tế Rome (1961) bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng.

8. Công ước toàn cầu về bản quyền (1971) (UCC).

9. Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (2009), Báo cáo tổng quan về hoạt động bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam năm 2009, Hà Nội.

10. Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam,

Nxb Công an nhân dân.

11. Lê Hồng Hạnh, Đinh Thị Mai phương (2004), bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam-Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (phần sở hữu trí tuệ).

13. Hiệp định hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và Mỹ (phần sở hữu trí tuệ).

14. Hiệp định khung ASEAN về hợp tác sở hữu trí tuệ .

15. Hiệp định song phương Việt – Mỹ (BTA).

16. Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS).

17. Hiệp ước của WIPO về biểu diễn và bản ghi âm (WPPT) (1996).

18. Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả (WCT).

19. Hiệp định Việt Nam – Thụy Sỹ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

20. Hoàng Hoa (2009), “Quyền của người biểu diễn”, http://www.cov.gov.vn, Hà Nội.

21. Luật bản quyền liên bang Thuỵ Sĩ (1989).

22. Luật Quyền tác giả của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (2003).

23. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

24. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

25. Quốc hội (2005), Luật Sở hữu trí tuệ, Hà Nội.

26. Quốc hội (2009), Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung, Hà Nội.

27. Hoàng Minh Thái (2006), “Một số qui định về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả trong Bộ luật Dân sự và luật Sở hữu trí tuệ”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (9).

28. Lê Mai Thanh (2005), “Bàn về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên cơ sở Bộ luật Dân sự và luật Sở hữu trí tuệ”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật,(3), Hà Nội.

29. Nguyễn Như Ý (2010), Đại từ điển tiếng việt, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 22/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí