Chi Phí Chăm Sóc Y Tế Theo Nghĩa Vụ Pháp Lý (1990 – 2003)


phủ cũng như phí đóng góp của những người tham gia trên cơ sở hộ gia đình. Những người tham gia chương trình này và những thành viên trong gia đình họ phải trả 30% chi phí điều trị nội hay ngoại trú. Khi nằm viện có thể còn phải trả thêm mội chút tiền phí thuốc hàng ngày. Người được bảo hiểm phải chia sẻ chi phí điều trị y tế đến một mức nhất định. Vượt qua mức đó thì được bảo hiểm hoàn toàn. Sinh viên nước ngoài được thanh toán 80% chi phí y tế. Vì Nhật Bản thực hiện chế độ bảo hiểm y tế toàn dân nên đối với người sử dụng không có sự phân biệt giữa bệnh viện công và bệnh viện tư nhân. Thực tế người sử dụng tự do lựa chọn bất kỳ cơ sở dịch vụ y tế nào để điều trị, bất kể loại bệnh viện, vị trí hay các yếu tố khác như chuyển từ cơ sở này tới cơ sở kia.

Mức chi trả bảo hiểm y tế và giá dịch vụ y tế được chuẩn hóa theo luật. Vì vậy, tất cả mọi người sử dụng dùng loại dịch vụ y tế trả mức giá như nhau. Bảo hiểm y tế quốc gia được chính phủ trợ cấp phần lớn để bù lỗ. Năm 2002, trong toàn bộ hệ thống bảo hiểm y tế Nhật Bản, mức chia sẻ, đóng góp tương ứng của nhà nước là 32,2%, thu phí bảo hiểm y tế là 52,9%, và 14,9% là bệnh nhân cùng đóng góp.

Bảng 2.1. Chi phí chăm sóc y tế theo nghĩa vụ pháp lý (1990 – 2003)

(100 triệu Yên)



1990

1995

2000

2001

2002

2003

Chi phí chăm sóc y tế quốc gia

206.074

269.577

301.418

310.998

309.998

315.375

Bảo hiểm chăm sóc y tế

109.217

136.641

137.073

138.755

136.959

138.171

BHYT do nhà nước quản lý

32.596

42.045

38.431

38.562

37.224

34.765

BHYT do các hiệp hội quản lý

23.849

29.969

29.123

29.267

28.660

27.113

BHYT quốc gia

42.778

52.968

59.470

60.922

61.294

66.734

Dịch vụ CSYT cho người về hưu

8.974

12.152

15.254

15.591

16.159

17.793

Dịch vụ y tế cho người già

57.646

84.877

102.399

107.641

106.652

106.686

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Bảo hiểm xã hội của Nhật Bản và một số gợi ý chính sách cho Việt Nam - 7

Nguồn: Phòng thống kê và thông tin, Bộ Y tế, Lao động và PLXH Nhật Bản, 2005


Bảo hiểm y tế người làm công ăn lương

Thực tế có khoảng 63% dân số Nhật Bản thuộc chương trình Bảo hiểm y tế người làm công ăn lương. Loại hình bảo hiểm này được chia thành một số loại áp dụng cho các đối tượng: người làm trong các công ty vừa và lớn, làm việc cho chính quyền địa phương và trung ương, làm việc trong các trường tư thục.

Các chủ lao động mua thẻ bảo hiểm y tế cho người làm công. Phí bảo hiểm được tính dựa trên mức lương hàng tháng của người được bảo hiểm và được chia đều giữa chủ và người lao động, khấu trừ từ thu nhập hàng tháng. Mức khấu trừ trung bình vào khoảng 4% đối với người lao động. Ở các công ty lớn, chủ lao động thường chịu tỉ lệ lớn hơn, khoảng 50% đến 80% số tiền đóng bảo hiểm. Người tham gia bảo hiểm được miễn đóng thuế bảo hiểm một năm khi nghỉ sinh con. Những người tham gia bảo hiểm y tế người làm công ăn lương chỉ phải chi trả 20% chi phí y tế. Các thành viên của gia đình họ phải trả 20% chi phí khi nằm viện và 30% chi phí khi điều trị ngoại trú. Người tham gia bảo hiểm chia sẻ chi phí điều trị tới một mức nhất định. Vượt trên mức đó họ được bảo hiểm toàn bộ.

Ngoài hai loại hình bảo hiểm y tế nói trên, do quá trình già hóa dân số nhanh chóng và chi phí y tế người già tăng lên tạo nên gánh nặng tài chính cho chương trình có số lượng người già đông, nên để cân đối gánh nặng về chi phí y tế cho người già giữa các chương trình, một chế độ y tế mới ra đời vào năm 1983 gọi là Chương trình y tế quốc gia cho người già do 2 chế độ bảo hiểm chính đóng góp. Trước đây, bảo hiểm y tế cho người già được Bảo hiểm y tế quốc gia chi trả. Tuy nhiên do lượng người già và chi phí y tế tăng nhanh dẫn tới sự quá sức chịu đựng của Bảo hiểm y tế quốc gia. Do đó, nhà nước đã đưa ra một chương trình bảo hiểm đặc biệt áp dụng đối với những người từ 70 tuổi trở lên và những người trong độ tuổi 65-70 nếu bị nằm liệt


hoặc bị tàn tật nặng. Theo chương trình này, chi phí y tế chủ yếu được chính quyền địa phương và trung ương chi trả, cùng mức đóng góp tối thiểu của người già. Chế độ này quy định chi phí chăm sóc y tế cho người già từ 70 tuổi trở lên được tách khỏi chi phí cho người dưới 70 tuổi và được chia ra cho tất cả các chương trình bảo hiểm y tế. Mức cùng chi trả đối với người già được cố định ở mức thấp. [8, tr.112-119].

2.2.4. Chế độ bảo hiểm chăm sóc lâu dài

Để giảm bớt gánh nặng chăm sóc người già trong gia đình, tháng 4 năm 2000, hệ thống bảo hiểm chăm sóc lâu dài ra đời. Ý định này xuất phát từ một chế độ của Đức nhưng không giống hoàn toàn. Trong chế độ của Đức không có ngân sách hỗ trợ của chính phủ, nhưng ở Nhật Bản, một nửa ngân sách được chính quyền trung ương và địa phương đóng góp. Chế độ bảo hiểm sẽ trang trải chi phí trong việc chăm sóc lâu dài của người già mà trước đây vốn do bảo hiểm y tế và quỹ phúc lợi trang trải. Chế độ này được thực hiện nhằm chia sẻ gánh nặng chăm sóc người già giữa các thành viên trong xã hội và làm vợi đi gánh nặng của gia đình. Chế độ này hi vọng sẽ xóa bỏ được áp lực về tài chính do nhu cầu chăm sóc của xã hội người già về chế độ bảo hiểm y tế.

Người được bảo hiểm là những người từ 65 tuổi trở lên (loại 1) và những người từ 40-64 tuổi, những người tham gia bảo hiểm y tế (loại 2). Phí bảo hiểm được thu qua chính quyền thành phố và khấu trừ từ lương hưu đối với loại 1, qua việc thu thêm phí bảo hiểm khi trả phí bảo hiểm y tế đối với đối tượng loại 2. Mức phí tùy theo từng nơi quy định và do vậy có sự khác nhau tùy thuộc vào các cơ sở vật chất sẵn có, dịch vụ cung cấp tại nhà và nhu cầu dịch vụ chăm sóc. Mức phí bảo hiểm liên quan đến thu nhập, và có các biện pháp làm giảm gánh nặng cho những người có thu nhập thấp. Người sử dụng dịch vụ được phân chia thành 6 loại (bao gồm “Yêu cầu giúp đỡ” và “Yêu cầu chăm sóc” cấp độ 1 đến cấp độ 5) tùy theo mức độ nặng nhẹ để yêu


cầu mức độ chăm sóc. Mức sử dụng dịch vụ tối đa được quy định dựa trên sự phân chia này. Người sử dụng phải được chính quyền thành phố đánh giá, phân loại trước khi nộp đơn yêu cầu sử dụng dịch vụ.

Bảng 2.2. Lợi ích tối đa đối với mỗi loại đối tượng yêu cầu chăm sóc



Dịch vụ chăm sóc tại

nhà hàng tháng

Ở ngắn hạn tại các nhà

nuôi dưỡng

Cần hỗ trợ

61.500 Yên

7 ngày (nửa năm)

Loại 1

165.800 Yên

14 ngày (nửa năm)

Loại 2

194.800 Yên

Loại 3

267. 500 Yên

21 ngày (nửa năm)

Loại 4

306.000 Yên

Loại 5

368.000 Yên

42 ngày (nửa năm)

Nguồn: TS. Trần Thị Nhung, Bảo đảm xã hội trong nền kinh tế thị trường Nhật bản hiện nay, tr.150

Dịch vụ cung cấp tại nhà và tại các cơ sở tùy thuộc vào nhu cầu chăm sóc của người sử dụng. Người sử dụng được tự do lựa chọn kiểu chăm sóc và người chăm sóc, có thể là nhà nước hay tư nhân. Những dịch vụ tại nhà bao gồm: giúp đỡ tại nhà, tắm rửa cho người già, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng, quản lý chăm sóc y tế, dịch vụ ban ngày, dịch vụ ở ngắn hạn, phục hồi chức năng cho bệnh nhân ngoại trú, nhà tập thể cho người già có vấn đề về thần kinh… Dịch vụ cho những người sống tại các cơ sở bao gồm: nhà nuôi dưỡng đặc biệt cho người già, chăm sóc lâu dài cho người già tại các cơ sở điều dưỡng.

Chi phí cho bảo hiểm chăm sóc lâu dài được trang trải bởi phí đóng bảo hiểm, trợ cấp của nhà nước và người sử dụng. Ngoài phần cùng chi trả của người sử dụng, 50% chi phí được trang trải bởi phí bảo hiểm (17% đối với đối tượng loại 1 và 33% đối với đối tượng loại 2) và 50% do nhà nước trợ cấp. [8, tr.138-148 ].


Bảng 2.3. Số dịch vụ thực hiện tại nhà (2000 – 2004)



Năm

Dịch vụ chuyên đến nhà

Dịch vụ tại các cơ sở

Y tá

chăm sóc tại nhà

Dịch vụ đến tắm

Số trạm y tá phục

vụ

Y tá chăm sóc tại

các cơ sở

Phục hồi chức năng

Trạm

chăm sóc

y tế người già


Cơ sở y tế

2000

9.833

2.269

4.730

8.037

4.911

2.638

2.273

2002

12.346

2.316

4.991

10.485

5.568

2.832

2.736

2003

15.701

2.474

5.091

12.498

5.732

2.960

2.772

2004

17.274

2.406

5.224

14.725

5.869

3.049

2.820

Nguồn: Phòng Thống kê và thông tin, Bộ Y tế, Lao động và PLXH Nhật Bản 1

2.3. Những vấn đề tồn tại và xu hướng cải cách trong thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội ở Nhật Bản hiện nay

2.3.1 Chế độ hưu trí

2.3.1.1 Những vấn đề tồn tại

Khủng hoảng tài chính của quỹ hưu trí công cộng bởi tác động của sự già hóa dân số.

Nhật Bản là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc thiếu hụt nguồn nhân lực trong khi lực lượng lao động sẽ phải gồng mình để gánh vác hệ thống thuế và an sinh xã hội. Số liệu được Bộ Thông tin và Nội vụ Nhật Bản đưa ra ngày 17/4/2012 cho thấy, tổng dân số Nhật Bản tính đến ngày 1/10/2011 (bao gồm cả người nước ngoài) là 127,799 triệu người, giảm 0,2% so với một năm trước đó. Với mức suy giảm 259 nghìn người trong năm 2011, đây là mức suy



1 TS. Trần Thị Nhung, Bảo đảm xã hội trong nền kinh tế thị trường Nhật bản hiện nay, tr.154


giảm lớn nhất của dân số Nhật Bản kể từ năm 1950 trở lại đây. Nhật Bản dự báo, dân số nước này sẽ giảm đi 30% vào năm 2060 nếu tỷ lệ sinh không tăng, trong đó, số người già từ 65 tuổi trở lên sẽ chiếm gần 40% tổng dân số, tăng từ mức 23% vào năm 2010. Đây là một con số thực sự ấn tượng về tình trạng “già hóa” ở đất nước Mặt trời mọc. Trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31/3/2012, những người già Nhật Bản đã chi tiêu khoảng 109 nghìn tỷ yên (tương đương 1,4 nghìn tỷ USD), bằng với 44% tổng tiêu dùng nước này. Đây thực sự là một gánh nặng đối với vấn đề an sinh xã hội, trong đó có vấn đề về chế độ hưu trí ở Nhật Bản.

Sự lo lắng hiện nay về vấn đề hưu trí là làm thế nào để giảm bớt gánh nặng trên vai số ít người trả thuế khi mà người về hưu ngày càng đông. Chế hộ hưu trí công cộng đang đứng bên bờ vực thẳm cần phải được cải cách. Trong xã hội già hóa với tỉ lệ sinh giảm, thế hệ người già đang phải tiết kiệm nhiều hơn từ tiền hưu trí của mình để chuẩn bị cho việc chi trả chăm sóc nuôi dưỡng trong tương lai, còn những thế hệ trẻ hơn thì tích cực tiết kiệm vì sợ rằng trong tương lai họ sẽ nhận được mức tiền hưu ít hơn. Trong khi đó, những sức ép đối với các chương trình hưu trí công cộng đang ngày càng một gia tăng và tỉ lệ người già so với người trẻ tăng đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận đem lại từ tiết kiệm. Đặc biệt sự mất cân đối về lương giữa các thế hệ cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận đem lại từ tài khoản tiết kiệm cá nhân. Do vậy, nếu các hộ gia đình cho rằng cần phải tiết kiệm nhiều hơn và đầu tư trong nước không còn hấp dẫn thì chắc chắn thâm hụt tài chính sẽ ngày càng tăng. Với sự thâm hụt toàn bộ ngân sách quốc gia lên tới 130 đến 140% GDP thì điều tất yếu là mức thuế phải tăng lên để cung cấp đủ các dịch vụ an sinh xã hội.


Thiếu sự phục tùng và sự vỡ nợ của hưu trí quốc gia.

Một trong những vấn đề tồn tại lớn nhất của hưu trí quốc gia là ngày càng có nhiều người thuộc diện bảo hiểm hưu trí quốc gia nhưng không tham gia hoặc không đóng bảo hiểm đầy đủ. Năm 2000, Nhật Bản đã thất thu

450.000 tỷ yên, chiếm gần 1/3 tổng mức phải đóng. Nguyên nhân là do có rất nhiều người làm tư không đóng bảo hiểm. Không giống như những người làm công ăn lương với phí bảo hiểm hưu trí được trừ từ tiền lương, gần một triệu người làm tư và học sinh từ 18 tuổi trở lên trong diện phải trực tiếp đóng phí bảo hiểm cho chính phủ để hưởng phần cơ bản của hưu trí quốc gia đã không thực hiện nghĩa vụ.

Một vấn đề khác là “được hưởng nhưng không đóng góp” của đối tượng bảo hiểm là vợ/chồng của người làm công ăn lương. Vợ/chồng của những người làm công ăn lương có mức thu nhập không quá 1.300.000 yên là đối tượng được hưởng bảo hiểm hưu trí mà không phải đóng phí bảo hiểm. Vấn đề này bị phê phán là thiếu công bằng đối với phụ nữ đi làm trong khi vẫn phải chăm sóc gia đình. Vì vậy phụ nữ đi làm phản đối chế độ dành cho phụ nữ nội trợ. Việc xóa bỏ đối tượng bảo hiểm này đang được khẳng định là cần thiết không chỉ về phương diện tính công bằng giữa phụ nữ đi làm và nội trợ, mà còn để khuyến khích phụ nữ tham gia vào thị trường lao động. Tuy nhiên đối với đối tượng bảo hiểm này, việc xóa bỏ một cách đơn giản sẽ gây ra vấn đề nghiêm trọng. Một số lượng lớn phụ nữ nội trợ sẽ không có bảo hiểm và mất quyền được hưởng chế độ hưu trí riêng của mình. Hơn nữa, trên thực tế tỉ lệ sinh đẻ của phụ nữ đi làm thấp hơn nhiều so với phụ nữ làm nội trợ. Do đó, Nhật Bản đang thấy rằng cần mở rộng sự hỗ trợ công cộng trong vấn đề trông trẻ để tăng lực lượng lao động nữ và ngăn chặn việc giảm tỉ lệ sinh.

Lợi ích và gánh nặng bị mất cân đối

Sự mất cân đối giữa gánh nặng và lợi ích ngày càng nghiêm trọng, tạo ra sự thiếu công bằng giữa các thế hệ trong bối cảnh dân số già hóa nhanh


chóng. Hiện tại, khi tính thu nhập cá nhân sau khi phân phối lại thì người già được lợi hơn so với những người ở độ tuổi từ 30 đến 44. Những người sinh năm 1950 được hưởng mức lợi ích lớn gấp 5 lần so với sự đóng góp cả đời của họ. Chính phủ Nhật Bản đã thông báo rằng những người hiện nay ở độ tuổi 20 – 40 sẽ phải trả bảo hiểm nhiều hơn mức họ sẽ được hưởng. Điều đó là do, một mặt, tại thời điểm cải cách hưu trí năm 1973, mức lợi ích hưu trí lớn hơn so với mức đóng góp, đặc biệt là đối với những người sắp đến tuổi về hưu. Điều này có nghĩa là cần thiết phải cắt giảm lợi ích của người trẻ cũng như tăng mức đóng góp của họ. Mặt khác, mặc dù sự lão hóa dân số Nhật Bản là một hiện tượng diễn ra lâu dài do việc tăng tuổi thọ và giảm tỉ lệ sinh, cũng cần phải có sự đóng góp tăng lên nhất thời từ lực lượng lao động trẻ để chi trả lợi ích cho thế hệ tăng đột biến sinh ra trong thời kỳ bùng nổ trẻ em.

2.3.1.2. Cải cách chế độ hưu trí

Để giải quyết vấn đề tài chính, chính phủ Nhật Bản đã tiến hành một số cuộc cải cách để cắt giảm lương hưu. Sự hạn chế tiền hưu trong những năm 1990 thể hiện qua việc tăng tuổi được nhận lương hưu. Theo dự báo dân số năm 1992, Nhật Bản sẽ bước vào giai đoạn “xã hội siêu lão hóa” và đến năm 2025, 1/4 dân số Nhật Bản sẽ ở độ tuổi từ 65 trở lên. Cuộc cải cách năm 1994 đã dự định nâng tỉ lệ đóng góp bảo hiểm hưu trí người làm công ăn lương (EPI) lên mức 29,8% vào năm 2025, và mức đóng góp bảo hiểm hưu trí quốc gia (NPI), được quy định là 21.700 yên vào năm 2015. Tuy nhiên, dự định này bị tan biến sau đợt dự báo dân số vào năm 1997 mà theo đó, Nhật Bản được dự báo sẽ trở thành “xã hội siêu già” vào năm 2015. Tốc độ già hóa dân số nhanh chóng sẽ đẩy tỉ lệ đóng góp EPI lên 34,3% vào năm 2025, và mức đóng góp NPI lên 24.300 yên vào năm 2015 khi không có những biện pháp kiềm chế chi phí.

Để đối phó với những thay đổi kinh tế - xã hội và đảm bảo sự ổn định lâu dài, các chính sách bảo hiểm xã hội của Nhật Bản đã rất linh hoạt để thích ứng. Hướng cơ bản của cuộc cải cách lương hưu năm 2004 là xóa bỏ sự thiếu

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 27/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí