Ý Nghĩa, Mục Tiêu Và Nội Dung Của Đăng Ký Kinh Doanh

3. Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên hoặc cổ đông sáng lập là cá nhân; số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu công ty, của thành viên hoặc cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân.

4. Vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần và giá trị vốn cổ phần đã góp và số cổ phần được quyền chào bán đối với công ty cổ phần; vốn đầu tư ban đầu đối với doanh nghiệp tư nhân; vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định.

5. Ngành, nghề kinh doanh”.

Việc thay đổi các nội dung trên trong hoạt động thực tiễn của thương nhân phải được đăng ký lại với Cơ quan đăng ký kinh doanh. So với các thông tin cần được lưu giữ và chứng nhận của các nước khác đã nêu trên, thì có thể thấy các thông tin như vậy theo yêu cầu của pháp luật Việt Nam hiện nay lớn hơn rất nhiều. Bởi thế có thể nhận định: thủ tục đăng ký kinh doanh ở Việt Nam không thể đơn giản bởi nó cần phải đáp ứng các yêu cầu khá chi tiết và phức tạp của nội dung đăng ký kinh doanh. Về nguyên tắc: nội dung quyết định hình thức, có nghĩa là nếu các yêu cầu về mặt nội dung phức tạp thì sẽ dẫn tới thủ tục phải đáp ứng sự phức tạp đó.

Dĩ nhiên khi thủ tục phức tạp thì có thể có nhiều phiền hà đối với người đăng ký kinh doanh, và như vậy quyền tự do kinh doanh bị thu hẹp hơn. Vì

vậy loại bỏ bớt các yêu cầu không cần thiết về mặt nội dung có ý nghĩa to lớn trong việc bảo đảm quyền tự do kinh doanh.

1.2. Nội dung của quyền tự do kinh doanh

1.2.1. Nội dung triết lý của quyền tự do kinh doanh

Quyền tự do kinh doanh thường được xem là quyền tự nhiên của con người xuất phát từ nhân phẩm. Theo lập luận của PGS. TS Ngô Huy Cương:

“Không ai có nhân phẩm cao hơn ai, do đó không có dân tộc nào có nhân phẩm cao hơn dân tộc nào, cho nên không ai có quyền áp bức ai và không dân tộc nào có quyền áp bức dân tộc nào. Cũng như vậy người cai trị không có nhân phẩm cao hơn người bị trị. Vì vậy họ không thể lạm dụng vị trí của mình để tước đi cái quyền tự do của người khác” [6, tr. 8].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Như vậy quyền tự do kinh doanh là một quyền mà buộc Nhà nước phải ghi nhận và không thể vượt qua như quan niệm của Terry Miller và Anthory

B. Kim đã dẫn ở mục trên. Con người, từ tự nhiên đi ra, tất cả đều tự do, bình đẳng và độc lập, và không một ai có thể bị đưa ra khỏi tình trạng này, và như vậy tự do là sự vắng bóng của những hạn chế và cưỡng chế, là trạng thái mà con người hành động hoàn toàn theo chủ ý của mình [23, tr. 48]. Tuy nhiên để bảo vệ cộng đồng nói chung, luật cũng có thể đưa ra những hạn chế nhất định cho những những tự do ấy, nhưng phải chính đáng.

Bảo đảm quyền tự do kinh doanh trong đăng ký kinh doanh của Luật Doanh nghiệp 2005 - 3

Vì là một quyền con người, nên quyền tự do kinh doanh cũng có các đặc tính: “phổ biến”, “cơ bản”, và “tuyệt đối”. Đặc tính “phổ biến” thể hiện ở chỗ: không kể chủng tộc, nòi giống, giới tính, quốc tịch hay địa vị xã hội…, mọi người đều có quyền như nhau ở mọi nơi, mọi lúc. Đặc tính “cơ bản” thể hiện ở chỗ: các quyền đó không thể chuyển nhượng được, dù chúng có thể bị từ chối hay bị vi phạm. Đặc tính “tuyệt đối” thể hiện ở chỗ: các quyền này là nền tảng căn bản nhất của đời sống con người mà không thể bị hạn chế hay giảm bớt [7, tr. 84]. Nhiều học giả Hoa Kỳ cho rằng quyền tự do kinh doanh

là quyền của cá nhân và doanh nghiệp tiến hành kinh doanh và cạnh tranh với sự can thiệp tối thiểu của chính quyền hay pháp luật [26].

Quyền tự do kinh doanh là một phương tiện quan trọng để bảo đảm cho sự tồn tại của con người. Có nó con người mới có thể kiếm sống. Và trong hoạt động kiếm sống đó họ thúc đẩy sự phát triển của xã hội bằng cách phục vụ cho các nhu cầu của những người khác, rồi lại được những người khác đáp ứng cho nhu cầu của mình. Ví dụ người sản xuất ra quần áo đáp ứng nhu cầu mặc của người sản xuất ra máy móc, nhiên liệu để kiếm tiền thỏa mãn nhu cầu ăn, mặc, ở và mua sắm máy móc, nhiêu liệu để sản xuất quần áo của mình; rồi tới lượt mình, người sản xuất ra máy móc, nhiên liệu lại đáp ứng nhu cầu sử dụng máy móc, nhiên liệu của người sản xuất ra quần áo để lấy tiền thỏa mãn nhu cầu ăn, mặc, ở của mình… Người thợ làm tóc phục vụ cho nhu cầu làm đẹp của mọi người để lấy tiền mua sản phẩm và dịch vụ từ mọi người để đáp ứng cho các nhu cầu của mình. Mọi người bán sản phẩm, dịch vụ của mình cho người khác để lấy tiền mua sản phẩm và dịch vụ của người khác mà trong đó có dịch vụ làm tóc của anh thợ cắt tóc. Cứ như thế con người hợp tác và chung sống với nhau trong phạm vi một địa phương, một quốc gia và trên thế giới.

Tóm lại, quyền tự do kinh doanh là quyền tự do lựa chọn trong việc thành lập doanh nghiệp và tiến hành kinh doanh mà nhà nước phải ghi nhận và chỉ kiểm soát nhằm bảo vệ cộng đồng. Quyền này là nền tảng cho hoạt động kinh doanh. Vì vậy Luật số 73.1193 ngày 27 tháng 12 năm 1973 của Pháp đã nêu bật “Tự do kinh doanh và ý chí kinh doanh là cơ sở của hoạt động kinh doanh và nghề thủ công” [18, tr. 31].

1.2.2. Nội dung pháp lý của quyền tự do kinh doanh

Phần khái niệm đã xác định quyền tự do kinh doanh liên quan tới đề tài này bao gồm: quyền tự do góp vốn thành lập doanh nghiệp, tự do lựa chọn

hình thức doanh nghiệp, tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh, tự do thuê mướn và sử dụng lao động, tự do quản trị doanh nghiệp và tự do lựa chọn đối tác để giao dịch. Các thành tố này luôn luôn được xem xét trong việc thiết lập nên các qui định pháp luật và trong việc giải quyết các tranh chấp thực tế mà trong đó có cả vấn đề đăng ký kinh doanh. Một suy xét như vậy được coi là hợp lý liên quan tới tự do kinh doanh khi có cân nhắc tới các thành tố này.

(1) Quyền tự do góp vốn thành lập doanh nghiệp là nội dung khởi đầu quan trọng của quyền tự do kinh doanh. Việc góp vốn xét về mặt pháp lý là vấn đề hay điều kiện quan trọng nhất có ý nghĩa quyết định đối với hợp đồng thành lập công ty [8, tr. 12- 23]. Luật Doanh nghiệp 2005 khẳng định:

Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty” (Điều 4, khoản 4).

Qua điều khoản định nghĩa trên của Luật Doanh nghiệp 2005, có thể rút ra mấy vấn đề liên hệ sau:

Thứ nhất, nếu thiếu điều kiện góp vốn, công ty không thể được thành lập bởi công ty không có tài sản để tiến hành các hoạt động; và

Thứ hai, người góp vốn phải dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để góp vốn.

Từ đó có thể thấy tự do kinh doanh có mối liên hệ với tự do ý chí. Theo PGS. TS Ngô Huy Cương, tự do ý chí có hạt nhân lý luận là: con người có quyền định đoạt tất cả những gì thuộc về mình, và chỉ bị ràng buộc bởi ý chí của chính mình [5, tr. 11- 20]. Do vậy việc bảo hộ sở hữu và việc công nhận các hợp đồng tạo lập nên sự ràng buộc là những vấn đề pháp lý rất quan trọng xây dựng nền tảng cho tự do kinh doanh. Về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu, Luật Doanh nghiệp 2005 có qui định:

“Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp” (Điều 5, khoản 2).

Trước kia trong thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hóa, công hữu hóa tư liệu sản xuất làm nền tảng, do đó phủ nhận sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất khiến cho các doanh nghiệp tư nhân không có đất để nhen nhóm. Khi đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường, việc thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu tư liệu sản xuất của tư nhân được làm nổi bật để mọi người an tâm đầu tư thành lập doanh nghiệp của mình. Do đó cho mãi tới nay, việc tuyên bố một điều tưởng như dĩ nhiên vẫn được đưa ra tại Luật Doanh nghiệp 2005, khoản 2, Điều 5 vừa dẫn. Gắn liền với sự thừa nhận này, Bộ luật Dân sự 2005 khẳng định nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận là nguyên tắc đầu tiên của luật tư (Điều 4), có nghĩa là quyền tự do hợp đồng, tự do ý chí được thừa nhận và bảo vệ.

(2) Quyền tự do lựa chọn hình thức doanh nghiệp là một quyền rất quan trọng góp phần bảo đảm cho hoạt động đầu tư, hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Khi bỏ vốn vào đầu tư, kinh doanh, người đầu tư thường cân nhắc rất kỹ tới khả năng của mình, tới nhu cầu của thị trường, tới sự quản lý của nhà nước, tới các đặc điểm của ngành nghề kinh doanh… Sự cân nhắc này liên quan tới hình thức doanh nghiệp bởi hình thức doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng rất lớn tới các vấn đề như khả năng huy động vốn, năng lực và cách thức quản trị, yêu cầu của pháp luật và nhà nước đối với thành lập, tổ chức và hoạt động, yêu cầu riêng biệt của ngành nghề kinh doanh… Như vậy để đồng vốn đầu tư có hiệu quả và thiết lập một phương tiện (doanh nghiệp) kiếm sống phù hợp, thì vấn đề lựa chọn hình thức doanh nghiệp không thể bỏ qua trong việc thừa nhận và bảo vệ quyền tự do kinh doanh. Pháp luật chỉ qui định một hoặc một vài hình thức doanh nghiệp bắt buộc người đầu tư phải tuân

theo khi muốn kinh doanh trong một số ngành nghề đặc biệt do tính chất đặc biệt đó đòi hỏi.

(3) Quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh là quyền có ý nghĩa thiết thực với khả năng của thương nhân và có ý nghĩa rất lớn đối với kinh tế- xã hội. Thông thường người ta lựa chọn ngành nghề kinh doanh ngay khi có ý định thành lập doanh nghiệp. Có thể nói doanh nghiệp là công cụ, phương tiện còn ngành nghề kinh doanh là linh hồn của công cụ, phương tiện ấy. Ngành nghề kinh doanh thường được lựa chọn trong sự cân nhắc tới nhu cầu của thị trường (có nghĩa là bán ra những gì mà thị trường cần) và năng lực đáp ứng của người đầu tư (có nghĩa là khả năng có thể cung cấp những gì cho thị trường).

Tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh có thể bị phụ thuộc vào pháp luật bởi pháp luật có thể hạn chế và cấm kinh doanh trong một số ngành nghề nhất định. Việc cấm hay hạn chế này là những cản trở nhất định cho quyền tự do kinh doanh. Tuy nhiên không thể không có những ngành nghề bị cấm hoặc hạn chế bởi khi kinh doanh những ngành nghề đó sẽ gây tác hại rất lớn cho cộng đồng hay đạo đức xã hội. Chẳng hạn như: tổ chức chứa gá cờ bạc, tổ chức mại dâm, tổ chức mua bán nội tạng người, sản xuất và mua bán vũ khí quân dụng, mua bán tranh ảnh khỏa thân, tổ chức thi đấu võ thuật đến chết…

Vậy tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh và cấm hay hạn chế một số ngành nghề kinh doanh là hai mặt đối lập trong một chỉnh thể quyền tự do kinh doanh. Việc cấm hay hạn chế là để bảo đảm tự do kinh doanh tồn tại.

(4) Quyền tự do thuê mướn và sử dụng lao động là quyền có ý nghĩa quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Trong đời sống kinh doanh, không phải lúc nào người đầu tư cũng có thể tự mình giải quyết đầy đủ các vấn đề của hoạt động sản xuất kinh doanh. Sẽ không có sự đáp ứng tương đối đầy đủ các nhu cầu xã hội ngày một gia tăng, nếu như doanh nghiệp không có quyền

tự do thuê mướn và sử dụng lao động. Thông thường doanh nghiệp tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh của mình để thuê mướn lao động có sức khỏe, đạo đức, khả năng, trình độ, kinh nghiệm khác nhau. Song trước hết sự thuê mướn này phải được pháp luật thừa nhận và cho thi hành. Tuy nhiên việc thuê mướn và sử dụng lao động là lĩnh vực rất nhạy cảm, đụng chạm trực tiếp tới con người và để bảo vệ người lao động, nên pháp luật lao động đặt ra nhiều điều kiện ràng buộc liên quan tới hợp đồng lao động, hạn chế sử dụng lao đđộng, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, tiền lương, tiền công, chế độ an sinh xã hội… Nhưng trong nền kinh tế thị trường, quyền tự do thuê mướn và sử dụng lao động được minh chứng bằng việc tạo dựng hay cho phép tồn tại một thị trường lao động với các qui định pháp luật điều tiết nó theo cơ chế thị trường.

(5) Quyền tự do quản trị doanh nghiệp là quyền gắn liền với quyền tự do góp vốn thành lập doanh nghiệp và quyền tự do lựa chọn hình thức doanh nghiệp. Khi góp vốn và lựa chọn hình thức doanh nghiệp, người đầu tư hoặc những người đầu tư mong muốn điều hành doanh nghiệp của mình theo ý mình và hoạt động mang lại hiệu quả. Xuất phát từ quyền tự do định đoạt của chủ thể luật tư, người đầu tư có thể quản trị và điều hành doanh nghiệp theo ý riêng của mình. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp được thành lập bởi sự liên kết giữa các thành viên thì việc quản trị và điều hành doanh nghiệp còn phải phụ thuộc vào ý chí chung của các thành viên. Điều đó có nghĩa là quản trị và điều hành doanh nghiệp bị lệ thuộc vào hình thức liên kết thành lập doanh nghiệp hay hình thức doanh nghiệp. Mỗi loại hình doanh nghiệp có cơ cấu và phương thức quản trị riêng do pháp luật yêu cầu để bảo đảm sự bình đẳng và hiệu quả giữa các thành viên. Các hình thức doanh nghiệp là một số hữu hạn bởi các yếu tố kết hợp với nhau để tạo thành hình thức doanh nghiệp là một số hữu hạn [9, tr. 1-8]. Vì vậy khi lựa chọn một hình thức doanh nghiệp gần như đồng nghĩa với việc đã chọn sẵn cho mình một cơ cấu và phương thức quản

trị, điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên pháp luật chỉ áp đặt các qui định tối thiểu nhằm điều hòa các xung đột giữa các thành viên của doanh nghiệp và để bảo vệ cộng đồng.

(6) Quyền tự do lựa chọn đối tác để giao dịch là quyền quan trọng trong việc tiến hành các hoạt động kinh doanh. Các hoạt động kinh doanh thực chất là một chuỗi các giao dịch giữa doanh nghiệp với người bên ngoài để có thể mua nguyên nhiên vật liệu, sức lao động, kỹ thuật… phục vụ sản xuất, kinh doanh, và bán ra hàng hóa, dịch vụ. Do vậy quyền này gắn liền với sự sống còn của doanh nghiệp. Việc thành lập doanh nghiệp, lựa chọn ngành nghề kinh doanh, quản trị, điều hành doanh nghiệp sẽ trở nên vô nghĩa nếu doanh nghiệp không thể giao dịch với bên ngoài. Tuy nhiên quyền này và quyền tự do thuê mướn và sử dụng lao động khó có thể tách bạch với quyền tự do hợp đồng. Thực chất có thể nói hai quyền này là quyền tự do hợp đồng bởi tự do hợp đồng nói một cách đơn giản là tự do tìm kiếm đối tác để cùng nhau thỏa thuận ràng buộc nhau vào một quan hệ nhất định.

1.3. Ý nghĩa, mục tiêu và nội dung của đăng ký kinh doanh

1.3.1. Ý nghĩa và mục tiêu của đăng ký kinh doanh

Đăng ký kinh doanh trước hết được xem là một thủ tục khai sinh ra thương nhân. Kể từ khi đăng ký kinh doanh hoàn tất thương nhân mới có quyền hoạt động kinh doanh và phải gánh chịu các nghĩa vụ của thương nhân. Về mặt học thuật, người ta chia thương nhân thành hai loại: thương nhân thể nhân và thương nhân pháp nhân (công ty). Như vậy việc đăng ký kinh doanh đối với thương nhân pháp nhân có ý nghĩa khai sinh ra pháp nhân. Thông thường người ta nghiên cứu ý nghĩa của đăng ký kinh doanh ở mấy phương diện sau:

Đối với nhà nước: Đăng ký kinh doanh được pháp luật qui định để buộc nhà nước phải bảo hộ thương nhân trong các hoạt động kinh doanh không những trong phạm vi quốc gia, mà còn trong phạm vị quốc tế. Đồng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/12/2022