Bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình - Qua thực tiễn TAND thành phố Hà Nội - 15



của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc Phòng, Bộ Tài Chính, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, TAND tối cao.

Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trợ giúp pháp lý đến tận người dân, các cơ quan, đoàn thể, chính quyền địa phương; đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Ba là, tăng cường công tác phối hợp về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước thành phố Hà Nội để không ngừng nâng cao hiệu quả về trợ giúp pháp lý. Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng thành phố Hà Nội ít nhất mỗi năm một lần cần tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết để đánh giá hoạt động phối hợp trong tố tụng về trợ giúp pháp lý, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện về trợ giúp pháp lý ở các cơ quan tố tụng và địa phương.

Cần nghiên cứu ban hành Quy chế phối hợp của liên ngành tố tụng và Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước thành phố Hà Nội trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý.

Bốn là, TAND thành phố cần chủ động yêu cầu Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước thành phố và các Chi nhánh trực thuộc Trung tâm phối hợp thực hiện các hoạt động về truyền thông và hướng dẫn về trợ giúp pháp lý; cử Trợ giúp viên pháp lý hoặc Luật sư cộng tác viên bào chữa cho bị cáo, bảo vệ quyền lợi của đương sự trong các vụ án hôn nhân và gia đình khi có đề nghị của Tòa án.

Năm là, TAND thành phố trong quá trình thụ lý và giải quyết các vụ án theo thủ tục tố tụng dân sự nếu phát hiện đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý; Điều 2 Nghị định 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ thì ngoài việc giải thích cho họ biết về quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, cần phải giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí ; hướng dẫn cho họ hoặc người thân thích , người đại diện hợp pháp của họ về các thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý ; cung cấp cho họ các mẫu đơn đề nghị trợ giúp pháp lý và địa

chỉ liên lac của Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý Nhà nước.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.


Sáu là, cấp Giấy chứng nhận người bào chữa; Giấy chứng nhận người bảo vệ quyền lợi của đương sự đúng thời hạn quy định cho Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư cộng tác viên của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước thành phố cử tham gia tố tụng ở các giai đoạn xét xử; cấp các quyết định tố tụng theo quy định của pháp luật và thông báo về thời gian, địa điểm xét xử cho Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư công tác viên được cử tham gia tố tụng vụ án đó; bảo đảm cho Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư công tác viên thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tố tụng.

Bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình - Qua thực tiễn TAND thành phố Hà Nội - 15

3.2.2.5. Tăng cường công tác tổng kết, rút kinh nghiệm công tác xét xử án hôn nhân và gia đình

Muốn bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình của TAND thành phố Hà Nội cũng như toàn ngành Tòa án thành phố thì hàng năm TAND thành phố phải thường xuyên tổ chức công tác tổng kết, rút kinh nghiệm trong bảo đảm quyền công dân trong hoạt động giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình theo định kỳ. Với mục đích đánh giá những thành tựu đạt được và nêu ra những thiếu sót, những tồn tại về nhận thức pháp luật về bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình. Với những vụ án có tính mẫu mực cho toàn ngành áp dụng với những vụ án tương tự và những bản án, quyết định đã ban hành chưa chính xác, chưa thỏa đáng, chưa bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử để rút kinh nghiệm cho toàn ngành.

Thực hiện tổng kết rút kinh nghiệm đối với bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình gồm cả việc xem xét, đánh giá kỹ năng xây dựng hồ sơ, chất lượng hồ sơ, cách sắp xếp hồ sơ, nghiên cứu hồ sơ vụ án của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân; kỹ năng tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp để giải quyết những yêu cầu của vụ án và cả kỹ năng thực hiện các thao tác bắt buộc của quy trình tố tụng khi xét xử như xét hỏi, điều khiển phiên toà, tranh luận, nghị án, ban hành bản án và quyết định của Tòa án; thực việc việc bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử. Công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử giúp cho ngành TAND có điều kiện tìm ra những nguyên chưa bảo đảm quyền công dân



trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình. Qua công tác tổng kết, từ đó có cơ sở đề nghị xem xét, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, giải thích, hướng dẫn những quy định điều chỉnh về bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình nhằm nâng cao tính khả thi pháp luật khi ban hành.

Việc tổng kết kinh nghiệm xét xử, đặc biệt là việc tổng kết kinh nghiệm về bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình có một ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận lẫn thực tiễn trong việc tăng cường bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình. Do vậy, TAND thành phố cần tập trung vào công tác kiểm tra, xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tổng kết kinh nghiệm xét xử trong hoạt động giải quyết các loại án nói chung và án hôn nhân và gia đình nói riêng. Qua công tác tổng kết kinh nghiệm giải quyết án hôn nhân và gia đình của TAND thành phố cần được coi là một nguồn để sửa đổi, bổ sung, xây dựng các quy phạm pháp luật để điều chỉnh tốt các quan hệ về hôn nhân và gia đình, các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình phù hợp với thực tế hiện nay.

3.3. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm tạo điều kiện bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình

TAND thành phố Hà Nội muốn tăng cường bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình cần phải có văn bản kiến nghị với các vơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể TAND thành phố Hà Nội cần ban hành văn bản kiến nghị với các cơ quan Nhà nước sau:

Đối với HĐND - UBND thành phố Hà Nội:

Kiến nghị với HĐND thành phố về việc có văn bản kiến nghị với Quốc hội xem xét chỉ tiêu giảm 1% các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Tòa án, vì theo thống kê của ngành TAND, trong 05 năm gần đây tỷ lệ này hàng năm đã có giảm (năm 2009 là 2,23%, năm 2010 là 2,27%, năm 2011 là 2,14%, năm

2012 là 1,83% và năm 2013 là 1,71%), nhưng cả 05 năm chỉ giảm được 0,52% (bằng 1.500 vụ). Trong khi đó yêu cầu đặt ra của năm 2013 giảm 1% so với năm 2012 (bằng 3.500 vụ) là một chỉ tiêu quá cao rất khó đạt được đối với ngành TAND



[38, tr.12]. Bên cạnh đó, chỉ tiêu khắc phục triệt để các vụ án quá hạn luật định trên thực tế cũng khó đạt được, vì chỉ cần còn rất ít vụ, việc để quá hạn cũng có thể được coi là chưa đạt yêu cầu Quốc hội đề ra, nhất là trong bối cảnh số lượng các loại vụ án có xu hướng gia tăng và tính chất ngày càng phức tạp. Ngoài ra, chỉ tiêu khắc phục triệt để việc trả hồ sơ điều tra bổ sung không có căn cứ cần được quy định cụ thể, rò ràng hơn vì còn phụ thuộc sự đánh giá của các cơ quan tiến hành tố tụng, nên chỉ sau khi có sự đánh giá, thống nhất của các cơ quan tiến hành tố tụng mới có đủ căn cứ khẳng định.

Kiến nghị với HĐND, UBND thành phố quan tâm chỉ đạo chính quyền địa phương phối hợp với Tòa án, tạo điều kiện về xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình đúng theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với UBND thành phố chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành thực hiện có hiệu quả Điều 7 và khoản 2 Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự về cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, chứng cứ để Tòa án giải quyết các vụ án đúng thời luật định. Tránh để vụ án tồn đọng, kéo dài gây bức xúc cho người dân và nhằm bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình.

Kiến nghị với HĐND thành phố tiếp tục quan tâm hỗ trợ kinh phí cho TAND thành phố Hà Nội để sửa chữa trụ sở đồng thời chi kinh phí thực hiện dự án xây dựng mới trụ sở TAND thành phố Hà Nội tại khu chức năng đô thị Nam đường vành đai 3, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, mua sắm trang thiết bị công tác và kinh phí để thực hiện đề án áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động xét xử.

Kiến nghị với TAND tối cao:

Kiến nghị với TAND tối cao quan tâm kiến nghị với Thành ủy, HĐND, UBND thành phố tiếp tục quan tâm, chỉ đạo công tác quy hoạch tổng thể hệ thống trụ sở các cơ quan tư pháp trên địa bàn thành phố nói chung và hệ thống trụ sở của ngành TAND thành phố Hà Nội. Quan tâm, hướng dẫn và tạo điều kiện mọi mặt để TAND thành phố Hà Nội có đủ điều kiện, kinh phí tiến hành xây dựng trụ sở mới tại khu chức năng đô thị Nam đường vành đai 3, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.

Bổ sung biên chế cán bộ, Thẩm phán cho công tác xét xử do số lượng án thụ lý ngày càng tăng nhất là loại án hôn nhân và gia đình; đồng thời những công



việc khác cần phải bổ sung biên chế như: công tác thi hành án dân sự, công tác tin học, công tác thi đua khen thưởng và công tác xây dựng cơ bản. Việc bổ sung biên chế phải đồng thời tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chế độ chính sách đối với cán bộ ngành Tòa án; quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký trong toàn ngành.

Kiến nghị TAND tối cao đầu tư nâng cấp hệ thống mạng và hệ thống máy tính cho ngành TAND thành phố Hà Nội. Sớm triển khai áp dụng phần mềm quản lý các loại án để tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả công tác xét xử.



KẾT LUẬN


Bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án nói chung và hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình nói riêng là yêu cầu bức thiết, khách quan đối với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay. Với đề tài “Bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình qua thực tiễn tòa án nhân dân thành phố Hà Nội” luận văn đã xem xét vấn đề bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình tại TAND cấp thành phố trực thuộc trung ương. Luận văn đã đạt được những kết quả sau:

Thứ nhất, đã tổng hợp và đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về quyền công dân, về hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình và về bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình.

Thứ hai, đã phân tích những thành tựu đạt được và đưa ra hạn chế, nguyên nhân hạn chế về bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình tại TAND thành phố Hà Nội.

Thứ ba, đưa ra yêu cầu về tăng cường bảo đảm quyền công dân trong hoạt đông xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình.

Thứ tư, đưa ra một số các giải pháp nhằm tăng cường bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình tại Việt Nam nói chung và tại TAND thành phố Hà Nội nói riêng ở 02 nhóm giải pháp chính là giải pháp chung và giải pháp riêng.

Tuy nhiên do khuôn khổ nghiên cứu luận văn dưới góc độ luận văn Thạc sỹ Luật học chuyên ngành lịch sử và lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật nên luận văn vẫn chưa nghiên cứu chuyên sâu vấn đề dưới góc độ Luật tố tụng dân sự, chưa nghiên cứu được lịch sử hình thành các quy định pháp luật về đảm bảo quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình.

Trong thời gian tới nếu phát triển đề tài thành Luận án Tiến sỹ Luận văn sẽ đề cập vấn đề đảm bảo quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và



gia đình ở Việt Nam thay vì phạm vi là TAND thành phố Hà Nội; nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử hình thành các quy định pháp luật về đảm bảo quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình.

Bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử nói chung và hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình nói riêng là một trong những vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Với việc nghiên cứu trên đề tài hi vọng sẽ góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu, tìm hiểu chuyên sâu về bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình tại TAND thành phố Hà Nội.

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu luận văn không tránh khỏi được thiếu xót và hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp từ quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. C.Mác - Ph.Ăngghen (1998), Về quyền con người, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Chính phủ (2001), Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

3. Chính phủ (2001), Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000-QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

4. Chính phủ (2001), Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

5. Chính phủ (2002), Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, Hà Nội.

6. Đỗ Văn Chỉnh (2007), “Ly hôn có yếu tố nước ngoài. Pháp luật và thực tiễn”,

Tạp chí Tòa án nhân dân, (10) (tháng 5).

7. Nguyễn Văn Cừ (2005), Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08/NQ-TƯ ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp thời gian tới, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48/NQ-TƯ ngày 14 tháng 5 năm 2005 của Bộ chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng năm 2020, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TƯ ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2010, Hà Nội.

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 02/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí