Như vậy, QCN là những điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho mỗi con người được hưởng. QCN được đặt trong mối quan hệ với nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với xã hội và được giải quyết trên cơ sở đảm bảo lợi ích xã hội. Bảo đảm QCN là bảo đảm dân chủ, bảo đảm hiệu quả, hiệu lực nhà nước cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Đây là mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta luôn hướng tới. Việc bảo đảm các QCN, quyền công dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng... trong đó nhà nước bảo đảm về mặt pháp lý, các cơ quan tố tụng bảo đảm thực thi pháp luật có hiệu quả là vấn đề cực kỳ quan trọng.
Dù định nghĩa các chuyên gia, cơ quan nghiên cứu nêu ra không hoàn toàn giống nhau, nhưng xét chung, QCN thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.
1.1.1.2. Phân loại quyền con người
Trong khoa học pháp lý, căn cứ vào nội dung của nó, QCN được chia thành các nhóm cơ bản sau đây:
- Các quyền chính trị bao gồm quyền tham gia quản lý Nhà nước và thảo luận các vấn đề chung của cả nước, quyền bầu cử và ứng cử, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, quyền lập hội, quyền được thông tin, quyền biểu tình, quyền bình đẳng nam nữ, quyền khiếu nại, tố cáo v.v…;
- Các quyền dân sự (các quyền tự do cá nhân) bao gồm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, về chỗ ở, quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín, quyền tự do đi lại và cư trú v.v…;
- Các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội bao gồm quyền học tập, lao động, quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản hợp pháp, quyền phát minh, sáng chế, quyền được bảo vệ sức khỏe, quyền được bảo hộ về hôn nhân, gia đình, các quyền của các đối tượng đặc biệt như thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người già, trẻ em, người tàn tật không nơi nương tựa v.v…
Ngoài ra, căn cứ vào mức độ điều chỉnh của pháp luật, QCN được phân thành các quyền cơ bản và các quyền pháp lý khác:
- Quyền cơ bản của công dân (hay quyền hiến định) là các quyền quan trọng nhất, cơ bản nhất thể hiện mối quan hệ cơ bản nhất giữa Nhà nước và công dân được ghi nhận trong Hiến pháp, làm cơ sở cho việc cụ thể hóa các quyền pháp lý khác. Trong Hiến pháp nước ta năm 1992, các quyền cơ bản của công dân được quy định tại Chương V bao gồm các quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội;
- Quyền pháp lý khác là sự cụ thể hóa các quyền cơ bản của công dân trong các lĩnh vực pháp lý khác nhau được ghi nhận trong các văn bản pháp luật cụ thể. Ví dụ: QCN trong lĩnh vực hình sự, QCN trong lĩnh vực hành chính, QCN trong lĩnh vực lao động… Các QCN cụ thể này được cụ thể hóa trên cơ sở các quyền cơ bản và không trái với các quyền cơ bản được Hiến pháp quy định, thể hiện sự nhất quán của Nhà nước ta trong ghi nhận và bảo đảm QCN, quyền công dân. QCN và việc bảo đảm các QCN trong các lĩnh vực pháp lý cụ thể được quy định phụ thuộc vào tính chất của ngành luật và chức năng của Nhà nước trong lĩnh vực đó. Ví dụ: QCN trong lĩnh vực TTHS được quy định trên cơ sở cân nhắc rằng hoạt động TTHS gắn liền với vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhất là tội phạm và chức năng của Nhà nước là phát hiện nhanh chóng, kịp thời và xử lý công minh người p hạm tội; nhưng đồng thời hoạt động TTHS cũng liên quan rất nhiều tới các quyền cơ bản của con người v.v…
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo đảm quyền con người của những người bị hạn chế quyền tự do trong luật tố tụng hình sự Việt Nam - 1
- Bảo đảm quyền con người của những người bị hạn chế quyền tự do trong luật tố tụng hình sự Việt Nam - 2
- Khái Niệm, Nội Dung, Vai Trò Bảo Đảm Quyền Con Người Của Người Bị Hạn Chế Quyền Tự Do Trong Tố Tụng Hình Sự
- Bảo đảm quyền con người của những người bị hạn chế quyền tự do trong luật tố tụng hình sự Việt Nam - 5
- Vai Trò Của Việc Bảo Đảm Quyền Con Người Của Người Bị Hạn Chế Quyền Tự Do Trong Tố Tụng Hình Sự
Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.
Một điều đáng lưu ý trong nghiên cứu việc bảo đảm QCN là các QCN liên quan rất chặt chẽ với nhau, chúng tác động lên nhau rất lớn. Đặc biệt đóng vai trò quan trọng là các quyền cơ bản được Hiến pháp quy định; chúng có tác động quyết định đến việc bảo đảm thực hiện các QCN khác. Mất QCN là mất nhiều quyền chính trị khác như quyền bầu cử, quyền lập hội; quyền tự do thân thể bị xâm phạm có thể ảnh hưởng đến quyền tự do đi lại, quyền lao động, quyền học tập v.v…
1.1.2. Khái niệm quyền tự do và người bị hạn chế quyền tự do trong tố tụng hình sự Việt Nam
1.1.2.1.Khái niệm quyền tự do
Tố tụng hình sự là toàn bộ hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng,
người tham gia tố tụng và cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội nhằm giải quyết vụ án khách quan, toàn diện, nhanh chóng, chính xác và đúng pháp luật. Hay nói cách khác, TTHS là hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.
Hoạt động TTHS là một quá trình nhằm giải quyết vụ án, trong đó có nhiều giai đoạn khác nhau phù hợp với tính chất, đặc điểm của các cơ quan tiến hành tố tụng. Quan điểm truyền thống ở nước ta cũng như ghi nhận của BLTTHS 2003 phân chia quá trình đó thành bốn giai đoạn tương ứng với chức năng của các cơ quan tiền hành tố tụng: khởi tố vụ án hình sự; điều tra và truy tố; xét xử; thi hành bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án. Nhưng trong phạm vi nghiên cứu này, tác giải không đưa thi hành ánh là một giai đoạn trong các giai đoạn của TTHS.
Như vậy, hoạt động TTHS là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng như Cơ quan điều tra và Điều tra viên, Viện kiểm sát và Kiểm sát viên, Tòa án và Thẩm phán, Thư ký, Hội thẩm; nhưng tham gia vào quá trình TTHS còn có những người tham gia tố tụng khác mà quyền và lợi ích của họ có liên quan đến vụ án hoặc đến quá trình tố tụng như người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng v.v...
Từ xưa đến nay, tự do luôn là một khái niệm bí ẩn và trừu tượng đối với con người. Đúng như tên gọi, tự do không chịu khuôn mình vào bất kỳ chiếc khung nào, ngay cả trong những nỗ lực của các nhà triết học, các nhà khoa học ở mọi thời đại nhằm mô tả và lý giải khái niệm tự do. Có lẽ vì thế, cho đến nay, tự do là cái gì đó quen thuộc mà vẫn xa lạ đối với con người. Nhận thức của nhân loại về tự do mới chỉ dừng lại ở những phát hiện của các nhà triết học thời kỳ Khai sáng. Trong khi đó, với tư cách là một đối tượng triết học quan trọng, bên cạnh những nội dung nguyên thuỷ, khái niệm tự do vẫn đang không ngừng vận động và ngày càng chứa đựng thêm nhiều nội dung mới.
Có nhiều cách để định nghĩa về quyền tự do hay tự do. Khái niệm tự do trong triết học được xem là một giá trị cao quý, cơ bản của nhân loại. Theo nhà triết học Locke (John Locke 1632-1704) “Tự do là khả năng con người có thể làm bất cứ
điều gì mà mình mong muốn mà không gặp bất kỳ cản trở nào". Như vậy tự do ở đây chỉ là khả năng của con người. Còn nhà triết học cận đại Hegel (G.W Friedrich Hegel 1770-1831) thì cho rằng: “Tự do là cái tất yếu được nhận thức”. Như vậy, ở đây tự do không chỉ là nhận thức mà cả ở hành động.
Khái niệm quyền tự do theo quan điểm của những người theo chủ nghĩa tự do truyền thống chủ yếu là tự do của cá nhân khỏi sự ép buộc từ bên ngoài (tự do khỏi sự câu thúc). Mặt khác, quan điểm của các nhà tự do xã hội nhấn mạnh nhu cầu về sự bình đẳng xã hội và kinh tế. Họ gắn kết quyền tự do với sự phân phối công bình quyền lực chính trị (dân chủ) xét trong mặt nghĩa của tự do tích cực. Họ cho rằng tự do mà không có bình đẳng thì tương đương với việc những kẻ mạnh nhất sẽ chiếm thế chi phối. Do đó, tự do và dân chủ được xem là cặp đôi gắn bó và rút cục là tương phản nhau.
Như vậy, quyền tự do hoặc tự do (tiếng Latinh: libertati, tiếng Anh: liberty) - là một khái niệm dùng trong triết học chính trị mô tả tình trạng khi một cá nhân không bị sự ép buộc, có cơ hội để lựa chọn và hành động theo đúng với ý chí nguyện vọng của chính mình.
1.1.2.2.Khái niệm người bị hạn chế quyền tự do trong tố tụng hình sự
Người bị hạn chế quyền tự do trong tố tụng hình sự là một loại người trong nhóm người có nguy cơ bị xâm hại QCN cao, bao gồm những người mà QCN của họ có khả năng dễ bị xâm hại cao hơn những loại người khác trong TTHS.
hại nhất định về thể chất, tinh thần, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác
Trong phạm vi nghiên cứu này, người bị hạn chế quyền tự do bao gồm người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là những người tham gia tố tụng có vị trí trung tâm trong quá trình giải quyết vụ án. Họ là những người bị cơ quan tiến hành tố tụng coi là người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được BLHS quy định là tội phạm; tùy theo giai đoạn tố tụng khác nhau mà tên gọi cũng như địa vị pháp lý (quyền và nghĩa vụ TTHS) của người đó cũng khác nhau.
+ Người bị tạm giữ: Theo điều 48 BLTTHS, người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt theo lệnh truy nã hoặc
người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ. Hay nói cách khác, người bị tạm giữ là người bị nghi thực hiện tội phạm và đối với họ đã có quyết định tạm giữ của người có thẩm quyền.
+ Bị can: Thuật ngữ bị can được sử dụng trong TTHS từ những văn bản tố tụng đầu tiên của nước ta. Nhưng khái niệm pháp lý về bị can được quy định lần đầu trong BLTTHS năm 1988 (điều 34) và được sử dụng lại nguyên văn trong BLTTHS năm 2003. Theo điều 49 BLTTHS, bị can là người đã bị khởi tố về hình sự. Bị can là người mà Cơ quan điều tra có đủ căn cứ xác định rằng đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được BLHS quy định là tội phạm nên đã ra quyết định khởi tố bị can. Kể từ thời điểm quyết định khởi tố bị can, tức Nhà nước thể hiện sự buộc tội đối với con người cụ thể, bị can là người chính thức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị buộc tội. Đây là điểm khác biệt rất lớn giữa bị can và người bị tạm giữ liên quan đến việc bảo đảm QCN của họ trong TTHS.
Một người chỉ có thế bị khởi tố với tư cách bị can trong vụ án hình sự khi có đủ căn cứ xác định người đó đã thực hiện hành vi phạm tội. Việc xác định một người có tư cách bị can từ khi nào là rất quan trọng. Vì khi một người phát sinh tư cách bị can đồng nghĩa với việc người đó sẽ có các quyền và nghĩa vụ của bị can. Theo quy định của pháp luật TTHS hiện hành thì bị can là người bị khởi tố về hình sự và tham gia tố tụng từ khi có quyết định khởi tố bị can. Bị can sẽ tham gia vào các giai đoạn điều tra, truy tố và một phần giai đoạn xét xử sơ thẩm. Tư cách tố tụng của bị can sẽ chấm dứt khi Cơ quan điều tra đình chỉ điểu tra, Viện kiểm sát đình chỉ vụ án, Tòa án đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử đối với bị can hoặc tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Khi một người bị khởi tố về hình sự thì họ sẽ trở thành đối tượng bị buộc tội trong vụ án, điều này không đồng nghĩa với việc xác định họ là người có tội. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc. BLTTHS 2003 quy định: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” [36, Điều 9].
+ Bị cáo: Theo điều 50 BLTTHS, bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Sau khi Cơ quan điều tra kết thúc điều tra, thấy rằng có đủ chứng cứ
để khẳng định rằng bị can đã phạm tội do BLHS quy định thì đề nghị Viện kiểm sát truy tố ra trước Tòa án. Trong quá trình chuẩn bị xét xử,Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa thấy rằng có đủ điều kiện để đưa vụ án ra xét xử mà không phải trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung, không có căn cứ để đình chỉ hay tạm đình chỉ vụ án thì ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Từ thời điểm này, bị can trở thành bị cáo trong vụ án hình sự.
Cũng như bị can, bị cáo là người bị cứu trách nhiệm hình sự, bị buộc tội. Vì vậy, địa vị pháp lý, tình trạng của bị cáo cũng giống như bị can; có nghĩa là bị cáo cũng có khả năng bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng do BLTTHS quy định, có nguy cơ bị xâm phạm các QCN cao, đã có sự buộc tội chính thức nên cần có các quyền tương ứng để bào chữa, cho nên các biện pháp bảo đảm QCN đối với bị can, bị cáo cơ bản giống nhau. Tuy nhiên, một điểm khác biệt quan trọng giữa bị can và bị cáo là bị cáo tham gia tố tụng trong một cơ chế tố tụng hoàn chỉnh, đầy đủ những người tham gia tố tụng, các cơ quan, người tiến hành tố tụng với chức năng buộc tội, bào chữa, xét xử; thực hiện các quyền tố tụng của mình trong phiên tòa công khai, dân chủ và bình đẳng. Rò ràng, so với bị can tham gia tố tụng (nhất là hỏi cung) trong môi trường chỉ có người buộc tội, (trường hợp cá biệt mới có người bào chữa, người chứng kiến), bị cáo tham gia tố tụng trong phiên tòa công khai, không chỉ có mặt những người tham gia tố tụng, mà còn có sự chứng kiến của công chúng. Trong quá trình xét xử, người tiến hành tố tụng khó có khả năng sử dụng các biện pháp trái pháp luật, vi phạm QCN của bị cáo (như đe dọa bức cung, dùng nhục hình, mua chuộc nhận tội...); trong khi đó, đối với bị can thì tình trạng này dễ xảy ra hơn.
Tóm lại, dù ở các mức độ khác nhau nhưng người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đều chỉ là những người bị nghi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được BLHS quy định là tội phạm. Họ là người tham gia tố tụng chiếm vị trí trung tâm trong TTHS; không có họ thì không thể có tiến trình tố tụng hoàn chỉnh. Đối với họ có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế TTHS; các hoạt động TTHS động chạm đến QCN của họ nhiều nhất. Tuy nhiên, vì chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của
Tòa án đối với họ, cho nên người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chưa phải là người phạm tội. Vì vậy, từ góc độ bảo đảm QCN, các biện pháp cưỡng chế tố tụng, các hạn chế tố tụng đối với họ chỉ ở mức cần và đủ để đạt được mục đích tố tụng là phát hiện nhanh chóng, xử lý công minh tội phạm và người phạm tội.
1.1.3. Khái niệm, đặc điểm quyền con người của người bị hạn chế quyền tự do trong tố tụng hình sự
1.1.3.1.Khái niệm quyền con người của người bị hạn chế quyền tự do trong tố tụng hình sự
Như đã đề cập, quyền con người được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế. QCN là một hệ thống thống nhất không thể chia cắt, thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong hoạt động của mình, Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ quyền con người, ghi nhận quyền con người trong hệ thống văn bản pháp luật.
Do đó, khái niệm quyền con người của người bị hạn chế quyền tự do cần được nghiên cứu một cách tổng quát ở nhiều phương diện với quan điểm cho rằng, quyền con người của người bị hạn chế quyền tự do trong tố tụng hình sự phải được đảm bảo bằng chính các yếu tố đã tạo ra nó, bảo đảm cho nó tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, khái niệm này cũng cần chỉ ra chủ thể có trách nhiệm đảm bảo quyền con người.
Quyền con người của người bị hạn chế quyền tự do thực chất cũng là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên và khách quan cần phải được bảo đảm của con người trong TTHS nói chung nhưng được áp dụng với một số người bị hạn chế quyền tự do cao hơn những loại người khác.
Căn cứ vào nội dung khái niệm quyền con người nói chung, quy định của Hiến pháp Việt Nam cũng như đặc điểm của tố tụng hình sự, ta có thể hiểu, quyền con người của người bị hạn chế quyền tự do trong tố tụng hình sự là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên và khách quan cần phải được đảm bảo của họ khi tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự, được thể hiện ở các quyền công dân quy định trong pháp luật Việt Nam.
Như vậy, quyền con người của người bị hạn chế quyền tự do trong TTHS thực chất là những quyền của con người được thể hiện ở một lĩnh vực đặc thù là quá trình giải quyết vụ án hình sự, nó có những biểu hiện đặc thù về phạm vi, chủ thể, nội dung.
1.1.3.2. Đặc điểm quyền con người của người bị hạn chế quyền tự do trong tố tụng hình sự
Trong tố tụng hình sự, bảo đảm QCN của người bị hạn chế quyền tự do có đặc trưng riêng. Đó là trách nhiệm trực tiếp của các cơ quan tiến hành TTHS, người tiến hành TTHS, người tham gia TTHS và mọi tổ chức, cá nhân khác trong quá trình xây dựng, thực hiện QCN, là kết quả tổng hợp của hệ thống các quy định pháp luật bảo đảm QCN của nhóm người có nguy cơ bị xâm hại trong TTHS và cơ chế tổ chức thực hiện các quy định pháp luật đó trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Từ góc độ bảo đảm QCN, hoạt động TTHS có những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, quyền con người của người bị hạn chế quyền tự do trong tố tụng hình sự nảy sinh trong một lĩnh vực đặc thù là quá trình giải quyết vụ án hình sự.
- Quá trình giải quyết vụ án hình sự là hoạt động mang tính chất quyền lực Nhà nước. Hoạt động này được thực hiện bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đây là loại chủ thể bắt buộc trong tố tụng hình sự.
- Quá trình giải quyết vụ án hình sự gắn liền với việc áp dụng luật hình sự. Thông thường, một người thực hiện hành vi vi phạm luật hình sự thì sẽ bị áp dụng các quy định của luật tố tụng hình sự. Bởi vậy, luật tố tụng hình sự là luật hình thức còn luật hình sự được xác định là luật nội dung.
- Quá trình giải quyết vụ án hình sự bao gồm các giai đoạn có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau là khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự. Các giai đoạn này có những đặc thù riêng về chủ thể, nhiệm vụ, hành vi tố tụng, văn bản tố tụng, thời điểm bắt đầu và kết thúc. Theo lý luận chung, quá trình giải quyết vụ án hình sự bắt đầu từ khi xác định có dấu hiệu tội phạm, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc vào bất cứ giai đoạn nào của tố tụng hình sự khi có căn cứ được pháp luật quy định. Chính trong những giai đoạn cụ thể này, quyền con người trong tố tụng hình sự được thực hiện.