Luận văn
Bàn về công tác triển khai nghiệp vụ bảo hiển hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở công ty bảo hiểm PJICO
Mục lục
Lời mở đầu 1
Chương I: Khái quát chung về nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập
khẩu vận chuyển bằng đường biển 3
I - Đặc điểm và trách nhiệm của các bên có liên quan 3
1 - Đặc điểm của hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 3
2- Trách nhiệm của các bên có liên quan 3
Có thể bạn quan tâm!
- Bàn về công tác triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở công ty bảo hiểm PJICO - 2
- Định Nghĩa Và Tính Chất Của Hợp Đồng Bảo Hiểm
- Xây Dựng Kế Hoạch Thu Phí Và Ký Kết Hợp Đồng Với Khách Hàng.
Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.
II- Tác dụng của bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển 5
III- Nội dung chủ yếu nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển 6
1. Các loại rủi ro trong bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển --- 6 1.2. Theo nghiệp vụ bảo hiểm 6
2. Các loại tổn thất 8
3. Hợp đồng bảo hiểm 14
3.1 Định nghĩa và tính chất của hợp đồng bảo hiểm 14
3.2 Các loại hợp đồng bảo hiểm 14
4. Điều kiện bảo hiểm 16
5. Giám định tổn thất và giải quyết bồi thường 20
5.1. Giám định tổn thất 20
5.2.. Giải quyết bồi thường 20
IV- Quy trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng xuất nhập khẩu vận
chuyển bằng đường biển 22
1. Khai thác bảo hiểm 22
1.1 Xây dựng kế hoạch thu phí và ký kết hợp đồng với khách hàng 22
1.2. Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch 23
2. Cấp đơn bảo hiểm 24
2.1. Đối với hàng nhập 24
2.2. Đối với hàng xuất 27
Chương II : tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập
khẩu vận chuyển bằng đường biển ở công ty bảo hiểm pjico 30
I. giới thiệu vài nét về công ty cổ phần bảo hiểm pjico 30
1. Sự hình thành và phát triển của công ty bảo hiểm PJICO 30
1.1. Sự ra đời của công ty bảo hiểm PJICO 30
1.2. Quá trình hình thành và phát triển 30
2. Bộ máy tổ chức của công ty 31
2.1.về nhân sự 31
2.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty 32
2.3. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận 33
3. Các nghiệp vụ bảo hiểm triển khai tại công ty bảo hiểm PJICO 34
3.1. Các nghiệp vụ bảo hiểm chính triển khai tại công ty 34
3.2. Các hoạt động khác 35
II- tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu
vận chuyển bằng đường biển ở công ty cổ phần bảo hiểm PJICO 36
1. Những thuận lợi và khó khăn mà PJICO gặp phải khi triển khai nghiệp vụ 36
2. Thực tế triển khai 40
2.1. Khâu khai thác 41
2.2. Đề phòng hạn chế tổn thất 44
2.3. Giám định, giải quyết bồi thường và khiếu nại đòi bồi thường 45
2.3.1. Giám định hàng hoá 45
2.3.2. Giải quyết bồi thường ở PJICO 46
2.2.3. Khiếu nại đòi bồi thường 48
2.4. Tình hình tái bảo hiểm 50
Chương III - Một số giải pháp và kiến nghị để phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở công ty bảo hiểm PJICO 52
1. Đối với nhà nước 52
2. Đối với Công ty bảo hiểm PJICO 53
Kết luận 57
Tài liệu tham khảo 58
Lời mở đầu
Trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề hội nhập kinh tế ngày càng mạnh mẽ, việc trao đổi hàng hoá rất sôi động, do đó hoạt động thương mại quốc tế ngày càng phát triển, hình thức vận tải hàng hoá bằng đường biển ngày càng được coi trọng. Mặt khác nước ta với 2/3 la giap biển cho lên hình thức vận chuyển bằng đường biển ở nước ta rất phát triển. Tuy nhiên, vận tải bằng hình thức này hay gặp phải những rủi ro gây ra tổn thất rất lớn cho hàng hoá, mà những rủi ro này tường mang tính chất thảm hoạ. Do đó để đối phó với những rủi ro này thì nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển ra đời.
Trên thế giới, nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển ra đời từ lâu và rất phát triển. ở Việt Nam, nghiệp vụ này ra đời muộn hơn song cũng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu bảo hiểm của khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay, sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp thuộc mọ thành phần kinh tế và sự phát triển của ngành ngoại thương đã và đang tạo ra nhu cầu bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ngày càng lớn.
Trong thời gian học tập ở trường và thời gian thực tập ở công ty PJICO,nhận thức rõ vai trò của bảo hiểm và đặc biệt là nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là rất quan trọng, nó mang lại doanh thu rất lớn cho công ty. Nhưng mà hiện nay nghiệp vụ này vẫn còn là tiềm năng đối với các công ty và đặc biệt là đối với công ty PJICO, vì vậy đó chính là nguyên nhân giúp em chon đề tài “ Bàn về công tác triển khai nghiệp vụ bảo hiển hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở công ty bảo hiểm PJICO”
Chuyên đề này được thực hiện với mục đích đánh giá tình hình triển khai
tại công ty PJICO và đưa ra một số ý kiến nhằm nâng cao nghiệp vụ này.
Chuyên đề này bao gồm:
Chương I: Khái quát chung về nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập
khẩu vận chuyển bằng đường biển.
Chương II: tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập
khẩu vận chuyển bằng đường biển ở công ty cổ phần bảo hiểm PJICO
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị để phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở công ty cổ phần bảo hiểm PJICO
Chương I: Khái quát chung về nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập
khẩu vận chuyển bằng đường biển
I - Đặc điểm và trách nhiệm của các bên có liên quan
1 - Đặc điểm của hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển .
- Việc XNK hàng hoá thường được thực hiện thông qua hợp đồng giữa người bán với người mua vớí nội dung về số lượng, chất lượng, phẩm chất, ký mã hiệu, quy cách đóng gói, giá cả hàng hoá, trách nhiệm thuê tàu và trả cước phí, phí bảo hiểm, thủ tục và đồng tiền thanh toán…
- Có sự chuyển giao quyền sở hữu lô hàng XNK từ người bán sang người mua.
- Hàng hoá XNK thường được vận chuyển qua biên giới quốc gia, phải chịu sự kiểm soát của hải quan, kiểm dịch… tuỳ theo quy định của mỗi nước. Đồng thời để được vận chuyển ra ( hoặc vào ) qua biên giới phải mua bảo hiểm theo tập quán thương mại Quốc tế. Người tham gia bảo hiểm có thể là người bán hàng (người xuất khẩu) hoặc người mua (người nhập khẩu). Hợp đồng bảo hiểm thể hiện quan hệ giữa người bảo hiểm và người mua bảo hiểm đối với hàng hoá được bảo hiểm. Nếu người bán hàng mà mua bảo hiểm thì phải chuyển nhượng lại cho người mua hàng để khi hàng về đến nước nhập, nếu bị tổn thất có thể đòi hỏi bảo hiểm bồi thường .
- Hàng hoá XNK thường được vận chuyển bằng các phương tiện khác nhau theo phương thức vận chuyển đa phương tiện, trong đó có tàu biển. Người vận chuyển hàng đồng thời cũng là người giao hàng cho người mua.
Quá trình XNK hàng hoá có liên quan đến nhiều bên, trong đó có các bên
chủ yếu là: Người bán, người mua, người vận chuyển và người bảo hiểm.
2- Trách nhiệm của các bên có liên quan.
Hoạt động XNK hàng hoá thường được thực hiện thông qua ba loại hợp đồng
- Hợp đồng mua bán
- Hợp đồng vận chuyển
- Hợp đồng vận chuyển
Do đó trách nhiệm của các bên liên quan được phân định như sau :
- Người bán (người xuất khẩu) : Chuẩn bị hàng hoá theo đúng hợp đồng về số lượng, chất lượng, loại hàng, bao bì đóng gói, thời hạn tập kết hàng ở cảng, thủ tục hải quan, kiểm dịch…
Nếu bán theo giá CIF, người bán phải mua bảo hiểm cho hàng hoá, sau đó
ký hậu vào đơn bảo hiểm để chuyển nhượng quyền lợi bảo hiểm cho người mua.
- Người mua (người nhập khẩu): Có trách nhiệm nhận hàng của người chuyên chở theo đúng số lượng, chất lượng đã ghi trong hợp đồng vận chuyển và hợp đồng mua bán, lấy giấy chứng nhận kiểm đến, biên bản kết toán giao nhận hàng với chủ tàu, biên bản hàng hoá hư hỏng đổ vỡ do tàu gây nên (nếu có).
Nếu sai lệch về số lượng, chất lượng với hợp đồng mua bán, nhưng đúng với hợp đồng vận chuyển thì người mua bảo lưu quyền khiếu nại đối với người bán. Nếu phẩm chất, số lượng sai lệch so với biên bản giao hàng thì người mua căn cứ vào hàng hư hỏng đổ vỡ do tàu gây nên mà khiếu nại người vận chuyển.
Ngoài ra, người mua còn có trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hoá hoặc nhận từ người bán chuyển nhượng lại.
- Người vận chưyển: Có trách nhiệm chuẩn bị phương tiện vận chyển theo yêu cầu kỹ thuật thương mại và kỹ thuật hàng hải, giao nhận hàng đúng quy định theo hợp đồng vận chuyển. Theo tập quán thương mại quốc tế, tàu trở hàng cũng phải được bảo hiểm.
Người vận chuyển còn có trách nhiệm cấp vận đơn cho người gửi hàng. Vận đơn là một chứng từ vận chuyển hàng trên biển do người vận chuyển cấp cho người gửi hàng nhằm nói lên quan hệ pháp lý giũă người vận chuyển, người gửi hàng và người nhận hàng. Có nhiều loại vận đơn, nhưng ở đây ta quan tâm đến vận đơn hoàn hảo và vận đơn không hoàn hảo.
- Người bảo hiểm có trách nhiệm đối với hàng hoá được bảo hiểm. Chẳng hạn, kiểm tra chứng từ về hàng hoá, kiểm tra hành trình và bản thân con tàu vận chuyển…
Khi xảy ra vận chuyển tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, người bảo hiểm có trách nhiệm tiến hành giám định, bồi thường tổn thất và đòi người thứ ba nếu họ gây ra tổn thất này.