giờ ban đêm, tại các bến tàu, bến xe, nhà ga đều mở vô tuyến công cộng ở kênh Truyền hình Thông tấn. Đó là thành công bước đầu của bản tin đầu giờ phát lại vào khung giờ ban đêm.
Tỷ lệ bản tin mới, bản tin phát lại và bản tin cập nhật được xây dựng dựa trên yếu tố nguồn nhân lực, vật lực đáp ứng số lượng thông tin. Đồng thời, sự sắp xếp xen kẽ giữa bản tin mới, bản tin phát lại, bản tin cập nhật là dựa trên sự đánh giá chủ quan của những người xây dựng đề án thành lập kênh.
Đến thời điểm hiện tại, Truyền hình Thông tấn đang tiến hành khảo sát xã hội học về thói quen theo dòi thông tin thời sự của khán giả truyền hình để có sự sắp xếp lại cơ cấu bản tin cho phù hợp.
2.1.2. Kết cấu bản tin
2.1.2.1. Phân bổ nội dung
Trong 24 bản tin đầu giờ, ngoại trừ bản tin 10h và 16h chuyên biệt về tin quốc tế, còn lại 22 bản tin đều có đầy đủ thông tin về 4 lĩnh vực: tin nội chính
– ngoại giao, tin kinh tế, tin văn hóa xã hội và tin quốc tế.
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Bản Tin Thời Sự Đối Với Truyền Hình Trong Bối Cảnh Cạnh Tranh Thông Tin
- Đặc Trưng Và Ưu Thế Của Bản Tin Đầu Giờ So Với Các Bản Tin Thời Sự Khác
- Mô Hình Phối Hợp Giữa Các Đơn Vị Thực Hiện Bản Tin Đầu Giờ
- Các Thể Loại Chính Được Thể Hiện Trong Bản Tin Đầu Giờ
- Phóng Sự Chuyên Đề Về Những Vấn Đề Nổi Cộm
- Một Số Vấn Đề Đặt Ra Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng, Hiệu Quả Thông Tin Của Bản Tin Đầu Giờ - Kênh Truyền Hình Thông Tấn
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Kết quả khảo sát 18.264 bản tin cho thấy, trong phân bổ nội dung các bản tin đầu giờ, thông tin nội chính – ngoại giao chiếm 26%; thông tin kinh tế chiếm 16,6%; thông tin xã hội chiếm 19,1%; tin quốc tế chiếm 38,3%.
Mảng thông tin thời sự chính trị - ngoại giao là thông tin xương sống trong mạch chảy của dòng báo chí chính trị - xã hội. Hơn nữa, mục đích của TTXVN là phản ánh quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam, vì vậy, thông tin nội chính, ngoại giao chiếm tỷ lệ áp đảo, 26%. Tiếp đó là những thông tin kinh tế - xã hội được quan tâm trong bối cảnh phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường, hội nhập và toàn cầu hóa.
Tỷ lệ thông tin trong nước chiếm 61,7%, thông tin quốc tế chiếm 38,3%. Thông tin trong nước luôn có sự tác động tới khán giả, thu hút sự quan tâm của khán giả nhiều hơn so với thông tin quốc tế.
2.1.2.2. Thứ tự sắp xếp thông tin
Thứ tự sắp xếp tin bài của bản tin đầu giờ - Truyền hình Thông tấn về cơ bản giống như các bản tin thời sự trong nước. Thứ tự sắp xếp như sau:
- Phần thông tin nội chính – ngoại giao.
- Phần thông tin kinh tế - văn hóa – xã hội.
- Phần thông tin thể thao.
- Dự báo thời tiết.
Khảo sát 2 năm phát sóng của Truyền hình Thông tấn, trong tổng số
18.264 bản tin, có 107 bản tin có sự thay đổi về kết cấu thông thường, chiếm 0,006%. Những thông tin được ưu tiên đưa lên đầu bản tin, phá vỡ kết cấu truyền thống đều được đáp ứng các tiêu chí sau:
- Tính mới lạ của những sự kiện: tính thời sự, tính không thể dự kiến, tính độc đáo.
- Tầm quan trọng của những sự kiện: giá trị tác động, tầm quan trọng, ý nghĩa, ưu thế và sự nổi danh của những nhân vật chủ chốt.
- Sự hấp dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp của các sự kiện đối với khán giả: mức độ can dự của khán giả, tính thích đáng đối với khán giả, sự gần kề về địa lý, sự gần kề về tâm lý, chiều sâu tâm lý, mối quan tâm có tính vụ lợi của con người, những xung đột …
Khảo sát 107 thông tin được đứng đầu bản tin mà không phải là tin nội chính, ngoại giao. Kết quả cho thấy: Thông tin hậu quả của bão lũ tại các địa phương trong nước chiếm 56%; Thông tin về nước ngoài chiếm 0,03%; Còn lại là thông tin về các sự việc như tai nạn để lại hậu quả lớn, tin nóng…
Thông thường, việc sắp xếp thứ tự thông tin trong bản tin đầu giờ trong cùng 1 nội dung (cùng lĩnh vực kinh tế, cùng lĩnh vực văn hóa xã hội), tuân thủ theo bộ tiêu chí sau:
- Tầm quan trọng của thông tin: Một số sự kiện tự nó, và một cách “khách quan” có giá trị tác động lớn, một số khác thì không. Có những sự kiện thậm chí có thể thay đổi tiến trình của lịch sử. Sức nặng của một thông tin, giá trị nội tại của nó, rò ràng là một tiêu chuẩn ưu tiên trong việc lựa chọn và sắp xếp theo thứ bậc quan trọng, các thông tin. Do vậy, trong một tai nạn,
thiệt hại về sinh mạng con người quan trọng hơn thiệt hại về vật chất; trong các nghị quyết của chính phủ thì việc tăng thuế quan trọng hơn việc giảm kinh phí dành cho các trại giam, vì tăng thuế, tác động đến toàn dân và đến tình hình kinh tế, chính trị và xã hội.
- Sự hấp dẫn của thông tin: Muốn được khán giả theo dòi, bản tin cần phải có cái hấp dẫn, có cái gì khơi dậy sự quan tâm của công chúng. Khán giả không phải ai cũng có “gu” thông tin giống nhau. Cho nên phải dựa vào định hướng về công chúng đối tượng của kênh mà lựa chọn và sắp xếp theo thứ bậc các thông tin.
Đa số khán giả đều quan tâm đến cái mới và cái không thể dự kiến, cái quan trọng và những nhân vật quan trọng, các tin tức “lớn”, nổi cộm.
Bên cạnh đó, một số tin có thể gây được một sự phản ứng ở khánc giả hoặc làm cho khán giả thay đổi cách xử sự. Như tin về cuộc biểu diễn của một siêu sao sẽ làm cho người hâm mộ đặt vé trước, giữ chỗ. Những tin về bão lũ sẽ thúc giục người ta dự trữ lương thực hoặc chuẩn bị sẵn những công cụ phòng chống.
Những tin này tác động trực tiếp đến nhiều khán giả và có một “giá trị thích đáng”. Bản tin muốn giữ khán giả thì phải luôn quan tâm làm nổi bật những gì liên quan đến lợi ích trực tiếp của khán giả.
- Nhân tố gần – xa: Phần lớn khán giả quan tâm đến đất nước, khu vực và thành phố của mình hơn là những gì xảy ra ở nơi khác. Vụ cướp một ngân hàng trong quận hay khu phố, làm cho dân cư ở đó nín thở, còn một vụ cướp có vũ trang ở Kuala Lampur khó có thể hấp dẫn khán giả ở Việt Nam. Một người chết do tai nạn sập hầm lò đã là một tin tức; nhưng cần phải có đến hàng chục sinh mạng bị mất ở Vancouver (Canađa), ở Bogota (Côlômbia) hay nhiều hơn thế ở Jakarta (Inđônêxia) may ra mới thành một tin được để ý.
Cho nên ekip thực hiện bản tin đầu giờ gọi đó là “quy luật chết/km”, tức là giá trị báo chí của một sự kiện giảm dần khi mà khoảng cách với công chúng được coi là đối tượng gia tăng.
2.2. Nội dung thông tin được thể hiện trong bản tin đầu giờ
2.2.1. Khối lượng thông tin
Bản tin đầu giờ có 2 loại, bao gồm: bản tin cập nhật thời lượng 10 phút và bản tin tổng hợp thời lượng từ 30 đến 40 phút.
Mỗi ngày có 24 đầu giờ. Với kết cấu bản tin của Truyền hình Thông tấn hiện nay thì mỗi ngày cần tối thiểu là 170 phút thông tin. Có thể quy ước, 170 phút thông tin tương ứng khoảng gần 100 đầu thông tin, sự kiện mỗi ngày. Số lượng này khó có thể được đáp ứng, vì vậy, tình trạng thông tin phát sóng lại nhiều lần vẫn xảy ra.
Kết quả khảo sát 18.264 vỏ bản tin phát sóng trong vòng 2 năm cho thấy: Trung bình 1 ngày, hệ thống 24 bản tin đầu giờ có 57,2 đầu tin mới, đáp ứng được 53% thời lượng phát sóng của bản tin. 47% thời lượng còn lại là tin phát sóng lại.
Trong số lượng tin mới, tin quốc tế chiếm 57,6%, tin trong nước chiếm 42,4%.
Trong số 47% tin phát sóng lại, có 30% tin phát sóng lại 1 lần, 30% tin phát sóng lại 2 lần, 21% tin phát sóng lại 3 lần, 19% tin phát sóng lại trên 3 lần. Số lần phát lại của tin phụ thuộc vào tính chất quan trọng của thông tin.
Trưởng ca trực biên tập là người quyết định tin nào sẽ được phát lại trong bản tin đầu giờ sau, phát vào đầu giờ nào cho hợp lý.
Theo khảo sát 18.264 bản tin, thông tin được phát lại trên 3 lần chủ yếu là thông tin nội chính – ngoại giao, là hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Thông tin này được phát sóng ngay trong bản tin đầu giờ khi hoạt động diễn ra, phát sóng lại trong bản tin tổng hợp tiếp theo, và phát sóng lại trong bản tin tổng hợp ngày.
Tiếp theo đó, thông tin được phát sóng 2 lần là thông tin quan trọng, có tính vấn đề, có tầm ảnh hưởng lớn. Thông tin được phát sóng 1 lần là thông tin vắn, tin nhanh, có tầm ảnh hưởng trong phạm vi nhỏ.
2.2.2. Tính nhanh nhạy của thông tin
Tính nhanh nhạy là yếu tố được coi trọng trong bản tin đầu giờ. Để so sánh sự tiến bộ của bản tin đầu giờ trong 2 năm phát sóng, tác giả luận văn
khảo sát 2 năm phát sóng bản tin chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ tháng 8/2010 đến tháng 8/2011; giai đoạn 2 từ tháng 8/2011 đến tháng 8/2012.
Trong giai đoạn 1, tin nhanh chiếm áp đảo là 48%, tin thường chiếm 40% và tin từ hiện trường chiếm 12%.
Tin nhanh được quy ước là thông tin đưa kịp thời, được phát sóng trước so với các kênh truyền hình khác, được phóng viên xử lý nhanh chóng. Có những thông tin về độ nhanh nhạy được tính bằng ngày – tức là phát ngay trong ngày, nhưng cũng có những thông tin tính bằng giờ, phải hoàn thành sau 1 đến 2h sau khi hoàn thành khâu tiền kỳ. Thông tin thường là thông tin được đưa với tốc độ trung bình, không cạnh tranh, không xử lý nhanh.
Trong giai đoạn 2, khi phóng viên đã có sự thành thạo nhất định đối với hình thức làm tin nhanh, tỷ lệ tin nhanh tăng lên rò rệt. Tin truyền từ hiện trường về đạt 19%, tin nhanh đạt 53%, và thông tin thường chỉ còn ở mức 28%.
Tốc độ đưa tin phải phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của đội ngũ phóng viên, đồng thời có sự hỗ trợ của công nghệ.
2.2.3. Độ phủ quát của thông tin
Với hệ thống 63 phân xã trong nước, 27 phân xã nước ngoài, độ phủ quát thông tin của các bản tin đầu giờ khá toàn diện. Kết quả khảo sát 18.264 bản tin đầu giờ cho thấy, thông tin về miền Bắc chiếm 39% thời lượng, miền Trung chiếm 26% thời lượng, miền Nam chiếm 35% thời lượng.
Thông tin ở miền Bắc chiếm ưu thế là do ở Thủ đô Hà Nội tập trung nhiều cơ quan Bộ, ban ngành. Đây là các đơn vị quản lý, hoạch định chính sách, vì vậy thông tin mang tầm phủ quát cả nước.
Ví dụ: Dịch heo tai xanh lan rộng ở Đồng Bằng sông Cửu Long, tuy nhiên, để dập dịch, cần sự chỉ đạo của Cục Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Vì vậy, thông tin chỉ đạo, xử lý dịch sẽ được thực hiện tại Hà Nội.
Ngoài ra, để thể hiện phong cách đa vùng miền, các bản tin đầu giờ có giọng đọc lời bình là tiếng miền Bắc và tiếng miền Nam.
2.3. Hình thức thông tin được thể hiện trong bản tin đầu giờ
Trong bất cứ chương trình truyền hình nào, hình ảnh cũng giữ vai trò quan trọng nhất. Hình ảnh được dàn dựng theo một số quy luật nhất định,