Bản sắc dân tộc trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 14

Khảo sát thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn, có thể khẳng định các nhà thơ đã kế thừa hai điệu chính trong thơ ca dân gian mà cụ thể là ca dao. Đó là điệu than trong ca dao than thân và điệu ghẹo trong ca dao giao duyên.

Đến thơ Nguyễn Duy, người đọc thường bắt gặp những lời ca êm ái, ngọt ngào như trong lời ru của ca dao:

Con cò bay lả bay la

Theo câu quan họ bay ra chiến trường Nghe ai hát giữa núi non

Mà hương đồng cứ dập dờn trong mây

(Khúc dân ca I)

Thơ Nguyễn Duy mang đậm hơi thở của ca dao, dân ca. Mỗi vần thơ như những tiếng vang vọng từ ngàn xưa, như điệu hồn dân tộc với nhiều cung bậc, sắc thái khác nhau. Đó có khi là cái êm ái, mượt mà trong Ca dao vọng về, Lời ru mùa thu, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Đàn bầu… Cũng có lúc lại là cái đằm thắm, tình tứ kiểu dân gian với Xuồng đầy, Mắt na, Vải thiều

Ghẹo là một trong những sắc thái của ca dao dân ca. Nguyễn Duy đã vận dụng điệu ghẹo một cách thần tình. Không phải ngẫu nhiên mà nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn lại so sánh Nguyễn Duy với Nguyễn Bính - hai nhà thơ đều gắn bó với cái nôi dân gian. Nếu như Nguyễn Bính thiên về điệu than thì Nguyễn Duy lại thiên về điệu ghẹo. Giọng điệu ghẹo kết hợp với chất bụi bặm đã cho thấy được tận cùng bản ngã của Nguyễn Duy. Nhà thơ ghẹo trong tình yêu, cái giọng ghẹo dễ khiến người ta liên tưởng tới hình ảnh của một chàng trai xứ đồng thông minh, lém lỉnh với lời tỏ tình táo bạo mà không kém phần ý nhị kín đáo:

Chúng mình nhắm mắt đi em Cho na mở mắt ra xem chúng mình

(Mắt na)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Nguyễn Duy còn ghẹo đời bằng cái giọng cá tính, tưng tửng, bụi bặm rất riêng:

Đàn kêu tưng tửng từng tưng

Bản sắc dân tộc trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 14

Con trâu xúc phạm sợi thừng cột trâu

Cái sang xúc phạm cái nghèo

Cái ngay xúc phạm cái khoèo bẩm sinh

(Xẩm ngọng)

Chất hài hước ở Nguyễn Duy thường được đi kèm với các từ ỡm ờ, buông lơi, rất duyên dáng của ca dao:

Đố em bán gió cho giời

Để anh đánh thuế bọn người buôn nhau

(Thách thức)

Tuy nhiên trong thơ Nguyễn Duy ta còn thấy yếu tố phản ca dao rất rõ. Ca dao xưa thiết tha khuyên rằng: “Con ơi mẹ dặn câu này/ Sông sâu chớ lội đò đầy chớ đi” thì Nguyễn Duy lại tinh nghịch xui khiến: “Mẹ răn vẫn nhớ xuồng đầy vẫn đi”. Trong sự đối lập ấy “cả ca dao và cả thơ cùng bay bổng hơn, sống động hơn, sâu sắc hơn”. “Phản” nhau nhưng lại nâng nhau lên, làm rõ nhau hơn trong mạch đời hiện đại, đa dạng, đa chiều” [55, tr. 78]. Đúng như Lại Nguyễn Ân nhận xét: “Nguyễn Duy đã tạo nên cái tiếng cười khúc khích, giọng bông lơn bỡn cợt ngay giữa những dòng trữ tình để phá vỡ cái vẻ rưng rưng cứ dâng trào lên làm căng thẳng và mệt mỏi tâm lý cảm thụ”. Và ở đằng sau cái vẻ phớt đời đó, lại là tâm trạng đầy bi phẫn, chua xót, một thái độ sống tích cực. Rõ ràng trong giọng ghẹo, chúng ta vẫn nhận thấy giọng than chất chứa sự xót xa, buồn thương sâu lắng của nhà thơ. Và có lẽ, đó mới chính là giọng điệu của một thi sĩ quê mùa đích thực: Trong vui có buồn, trong ngọt bùi có cả xót xa, cay đắng. Giọng điệu đó được hấp thụ rồi “tinh lọc, thăng hoa” từ giọng điệu đặc sắc của thơ ca truyền thống.

Nếu ở Nguyễn Duy, giọng ghẹo nhiều hơn than thì Đồng Đức Bốn lại ám ảnh người đọc hơn với giọng thở than, tê tái của ca dao.

Đời tôi có một người thương

Đói cơm rách áo nằm sương cùng nhà Sang giàu mặc kệ người ta

Đời tôi chỉ những xót xa đi tìm

(Đời tôi)

Kế thừa hình thức thể hiện của thơ ca dân gian, thơ Đồng Đức Bốn ở giọng điệu thở than tê tái cũng dùng lối kể tâm trạng là chủ yếu kết hợp với kể hành động nhưng kể ít mà gợi nhiều:

Chẳng ai biết đến mẹ tôi Bạc phơ mái tóc bên trời hoa mơ

Còng lưng gánh chịu gió mưa Nát thân tìm cái chửa chưa có gì

Cầm lòng bán cái vàng đi

Để mua những cái nhiều khi không vàng

(Trở về với mẹ ta thôi)

Ở một bài thơ khác, lời than thất tình của Đồng Đức Bốn với lối kể sự việc thì ít mà kể tâm trạng thì vời vợi. Đó là nỗi đau, nỗi buồn vì tình duyên dang dở:

Cái đêm em ở với chồng Để ai hóa đá bên sông đợi đò

Cái đêm hôm ấy gió mùa

Tơ nhện giăng đến cổng chùa thì tan

(Cái đêm em ở với chồng)

Thơ Đồng Đức Bốn cũng sử dụng lối chì chiết, đay đả của ca dao để tạo nên những vần thơ nghe đến xót xa:

Duyên mình chả bén trầu cau Thì làm hạt muối ướp đau lòng chờ

(Mùa xuân đi phủ Tây Hồ)

Có thể thấy, nội dung cảm xúc trong thơ Đồng Đức Bốn là nỗi buồn, nỗi đau. Nỗi buồn trong mưu sinh, trong lập nghiệp, trong sáng tạo nghệ thuật, trong đời tư cùng sự ảnh hưởng của điệu than trong ca dao đã tạo nên chất giọng thở than tê tái mang bản sắc riêng của Đồng Đức Bốn.

Cùng với giọng điệu trầm buồn, chua xót, thơ Đồng Đức Bốn còn có giọng ghẹo dí dỏm của ca dao:

Em bán gì đấy em ơi

Để tôi mua một nụ cười làm duyên Nếu không trả được bằng tiền

Tôi lấy trăng liềm làm bím tóc cho

(Duyên quê)

Bên cạnh đó là cái giọng tưng tửng dân gian, bỡn cợt, thách thức nhưng cũng rất đằm thắm, yêu thương:

Yêu em nếu phải đốt trời

Cũng vui vẻ chết như chơi vườn đào

(Gửi Tân Cương) Cánh hoa sắc một lưỡi dao

Vì yêu tôi cứ cầm vào như chơi

(Hoa dong riềng)

Tóm lại, trên phương diện giọng điệu, cả Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đã kế thừa sắc điệu trữ tình dân gian của ca dao, dân ca với hai điệu chính là điệu than và điệu ghẹo. Nếu Nguyễn Duy ghẹo nhiều hơn than thì Đồng Đức Bốn lại thiên về điệu than. Tất cả cho ta thấy một cá tính sáng tạo độc đáo của hai nhà thơ.

Như vậy có thể thấy, bản sắc dân tộc trong sáng tác của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn không chỉ được biểu hiện ở nội dung cảm hứng mà còn được thể hiện ở nhiều bình diện nghệ thuật khác nhau. Qua khảo sát có thể thấy ngôn ngữ thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn là thứ ngôn ngữ mang đậm sắc thái dân gian, gần gũi với cách nói của thơ ca dân gian, đậm đà tính dân tộc. Bên cạnh đó là việc tiếp thu nhiều sắc thái giọng điệu của ca dao, dân ca mà điển hình là điệu than và điệu ghẹo. Hai nhà thơ cũng tập trung xây dựng một hệ thống hình ảnh, biểu tượng đã trở nên quen thuộc gần gũi với đời sống tinh thần của con người Việt Nam cùng với thể thơ lục bát truyền thống tạo âm điệu mượt mà, êm ái… Tất cả đã cho thấy tài năng tiếp thu và sáng tạo vốn văn hóa truyền thống của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn để từ đó định hình nên những phong cách thơ in dấu đậm nét tinh hoa của truyền thống nhưng lại cũng vô cùng hiện đại.

PHẦN KẾT LUẬN


Qua khảo sát những biểu hiện của bản sắc dân tộc trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn, chúng tôi đi đến những kết luận sau:

1. Tìm hiểu bản sắc dân tộc trong sáng tác văn học nói chung và thơ ca nói riêng là một vấn đề cấp thiết, cần được quan tâm hàng đầu đặc biệt trong bối cảnh xã hội hiện nay khi mà sự giao lưu trên thế giới đang được đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Nói như vậy, tính dân tộc đậm đà trong sáng tác của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn chính là nhịp cầu nối quan trọng để hiểu về văn hóa, văn học Việt Nam, về đất nước, con người Việt Nam.

Khảo sát thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, ta thấy rõ một khuynh hướng làm mới thơ sau 1975 bằng việc trở về tiếp thu, sáng tạo truyền thống, hiện đại hóa trên cơ sở tiếp thu truyền thống. Hai nhà thơ đã không ngừng tìm tòi những cách thể hiện mới trên cái phông nền văn hóa dân tộc để từ đó khẳng định một bản lĩnh nghệ thuật độc đáo.

2. Bản sắc dân tộc trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn được thể hiện trên cả phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Trên bình diện nội dung cảm hứng, cả Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đã tiếp thu nguồn thi liệu truyền thống để tạo nên tính dân tộc đậm đà trong các sáng tác của mình. Nguồn thi liệu đó được biểu hiện sâu đậm ở những nguồn cảm hứng chủ đạo về quê hương đất nước và con người Việt Nam. Có thể nói, bằng những vần thơ đậm đà bản sắc truyền thống hai nhà thơ đã xây dựng được một bức tranh chân thực về cảnh sắc làng quê và con người đất Việt.

Cảnh sắc quê hương trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn hiện lên trước hết với vẻ đẹp đơn sơ, bình dị của những cánh đồng quê, khu vườn quê. Những cây cỏ, hoa lá cùng những con vật gần gũi, thân thuộc chốn thôn quê đều được các nhà thơ khắc họa, cảm nhận dưới cái nhìn, sự suy

ngẫm của con người xứ đồng. Tất cả đã tạo nên bức tranh phong cảnh quê hương mang đậm hồn cốt làng quê xứ sở.

Bức tranh quê ấy còn được làm giàu thêm bởi hình ảnh của những con người quê chất phác, mộc mạc. Đó là hình ảnh của những người mẹ, người vợ, người cha cùng những chàng trai, cô gái của xứ đồng… Những con người bình dị ấy được khắc họa với những đặc điểm và vẻ đẹp phẩm chất của con người Việt Nam truyền thống từ bao đời nay. Họ là những con người giản dị, chân chất, đầy hồn hậu, bao dung với lối sống nhân ái, nặng nghĩa tình; sống nghèo khổ, lam lũ mà vẫn bản lĩnh, lạc quan, tin tưởng vào tương lai… Tất cả đều hiện lên thật đẹp qua những vần thơ ngọt ngào.

3. Để truyền tải được những tình cảm sâu nặng với quê hương, cả Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đều lựa chọn cho mình một hình thức thể hiện phù hợp trên cơ sở khai thác và vận dụng sáng tạo thơ truyền thống mà trước hết là thể thơ lục bát. Như duyên tiền định, cả hai nhà thơ tìm đến thể lục bát và rồi nổi danh với những sáng tác theo thể thơ truyền thống này. Họ đã tạo nên những vần thơ lục bát ngọt ngào, êm ái, ăn sâu vào nếp cảm, nếp nghĩ của mỗi tâm hồn Việt. Những vần lục bát truyền thống nhưng cũng rất hiện đại dưới tài năng sáng tạo của các nhà thơ càng khắc đậm bản sắc dân tộc của thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn và góp phần tạo nên sức sống lâu bền cho thể thơ dân tộc này.

Bên cạnh đó, Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn còn sử dụng vốn ngôn ngữ mang đậm màu sắc dân gian, gần gũi với ca dao, dân ca, với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Những đại từ nhân xưng quen thuộc, những lớp từ địa danh vốn xuất hiện trong ca dao nay hiện lên thật sinh động trong thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn. Cùng với đó là một giọng điệu thơ mang âm hưởng dân gian với sự kết hợp của hai điệu chính là điệu than và điệu ghẹo. Ngôn ngữ và giọng điệu đã góp phần hữu hiệu tạo nên tính dân tộc đậm đà trong sáng tác của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn.

Trong suốt cả đời thơ, các nhà thơ đều có ý thức khai thác và vận dụng sáng tạo những hình ảnh đặc sắc của thơ truyền thống vốn trở nên gần gũi, thân thương trong đời sống tinh thần của mỗi con người Việt Nam. Đó đều là những hình ảnh đã tỏa bóng ngàn năm trong ca dao với sức sống trường tồn, bất diệt. Tuy nhiên, Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn không chỉ vận dụng hình ảnh theo nguyên mẫu của ca dao, dân ca mà còn sáng tạo cho phù hợp với suy nghĩ, tình cảm của con người thời đại. Hình ảnh trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn do vậy vừa thân thiết, quen thuộc vừa mới lạ, độc đáo, tạo được sức hấp dẫn đặc biệt với người đọc.

Có thể nói gắn kết với cội nguồn truyền thống, từ trên nền tảng của văn hóa dân gian, Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đã tiếp thu và sáng tạo một cách tài tình vốn tinh hoa dân tộc. Thành công của hai tác giả, đặc biệt trong mảng thơ lục bát đã cho thấy một hướng đi hiệu quả và tích cực trong nỗ lực đổi mới thơ ca sau 1975. Tìm về với cội nguồn, tiếp thu và sáng tạo vốn văn hóa dân gian là việc làm thiết thực nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại mới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2023