Quan Điểm Áp Dụng Pháp Luật Trong Xét Xử Sơ Thẩm Đối Với Người Chưa Thành Niên Phạm Tội

Thứ ba, mặc dù Bộ luật hình sự 1999 và Bộ luật tố tụng hình sự 2003 đã có một chương riêng để quy định chính sách hình sự và thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội, nhưng về mặt chủ quan, do nhận thức của người tiến hành tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn còn chưa quan tâm đúng mức để áp dụng đúng những quy định này trong quá trình giải quyết vụ án hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội.

Thứ tư, về tổ chức bộ máy của mỗi cơ quan tiến hành tố tụng vẫn chưa hình thành một đội ngũ những người tiến hành tố tụng chuyên giải quyết các vụ án liên quan đến người chưa thành niên phạm tội. Điều đó dẫn đến hiệu quả của việc phòng chống tội phạm chưa thành niên chưa cao.

Thứ năm, hiệu lực của các chính sách nhằm bảo vệ đối tượng là người chưa thành niên trong quá trình giải quyết vụ án cũng bị hạn chế, vì: ngay tại cơ quan điều tra chưa có hệ thống nhà tạm giữ, tạm giam riêng cho người chưa thành niên phạm tội; hệ thống các tòa án ở nước ta cũng chưa xây dựng được tòa chuyên xét xử đối với người chưa thành niên phạm tội.

* Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hạn chế về áp dụng pháp luật trong việc xét xử người chưa thành niên phạm tội của TAND ở tỉnh Thanh Hoá. Thông qua quá trình phân tích, đánh giá mọi tình tiết và bản chất sự thật khách quan của vụ án, chủ thể áp dụng pháp luật phải nhận thức đầy đủ, chính xác về nội dung tư tưởng của quy phạm pháp luật được lựa chọn để áp dụng giải quyết trong từng trường hợp thực tế một cách đúng đắn. Do đó có thể nói, áp dụng pháp luật trong xét xử nói chung, áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội nói riêng là quá trình hết sức phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Những hạn chế về áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội của TAND như đã phân tích ở trên, tuy không nhiều và mức độ sai sót không lớn,

nhưng đã phản ánh đầy đủ tính phức tạp và khó khăn khi áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án hình sự. Những hạn chế đó là do các nguyên nhân cơ bản sau đây:

- Nguyên nhân khách quan: Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân dù được trang bị đầy đủ kiến thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động áp dụng pháp luật cũng không tránh khỏi những tác động ảnh hưởng điều kiện, hoàn cảnh khách quan đưa lại, đó là:

+ Hệ thống pháp luật và các quy phạm pháp luật quy định về thủ tục cũng như việc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội còn chưa đầy đủ và có những bất cập. Tại Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 01/01/2002 của Bộ chính trị nêu rò: “Pháp luật trong lĩnh vực tư pháp chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ và còn nhiều sơ hở” [1]. Bộ luật hình sự và Bộ luật TTHS chứa đựng những quy phạm pháp luật là đối tượng áp dụng trực tiếp và chủ yếu của hoạt động xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội. Cho đến nay các bộ luật trên đã qua nhiều lần pháp điển hóa, các quy định trong Bộ luật tương đối hoàn chỉnh đã phát huy hiệu quả trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy nhiên trong hoạt động xét xử và những đòi hỏi khách quan của tình hình mới, đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng và TAND nói riêng cần phải thông qua vai trò của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân để áp dụng pháp luật một cách khách quan, chính xác.

Tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự quy định: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng” [20]. Tuy nhiên, tại Điều 303 Bộ luật TTHS lại quy định: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại... Bộ luật này, nhưng chỉ trong trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý, hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng” [22]. Quy định trên dẫn đến cách hiểu: ngoài hai loại tội phạm được áp dụng biện

pháp tạm giam thì còn loại tội phạm khác mà người trong độ tuổi này không bị áp dụng biện pháp ngăn chặn nêu trong điều luật. Vì vậy, có thể thấy cụm từ: nhưng chỉ trong là bất hợp lý, không khoa học. Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không bị coi là tội phạm và không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu phạm các tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng và tội rất nghiêm trọng do vô ý. Chính vì lẽ đó đương nhiên trong trường hợp này họ không bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự là biện pháp ngăn chặn làm hạn chế quyền tự do của người thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm. Về nguyên tắc, người chưa thành niên phạm tội là đối tượng mà pháp luật hình sự qui định trách nhiệm hình sự giảm nhẹ, đồng thời ghi nhận nhiều quyền trong tố tụng hình sự để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Nhưng BLTTHS không qui định thời hạn tạm giữ, tạm giam riêng cho NCTN mà qui định chung cùng người thành niên. Việc qui định như vậy cả trong giai đoạn điều tra - Điều 120 và cả trong giai đoạn xét xử - Điều 177 BLTTHS năm 2003 gây bất lợi cho NCTN phạm tội và mâu thuẫn với chính sách hình sự nói chung trong xử lý đối với NCTN phạm tội.

Ngoài ra, Điều 302 BLTTHS năm 2003 qui định: …“Thẩm phán tiến hành tố tụng đối với NCTN phạm tội phải là người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của NCTN” [22]. Qui định về tiêu chuẩn Thẩm phán trên đây là những tiêu chuẩn định tính rất khó xác định và bảo đảm trên thực tế. Không ít các vụ án do NCTN phạm tội trên thực tế do các Thẩm phán không đủ tiêu chuẩn trên tiến hành xét xử. Vì vậy hiệu quả áp dụng pháp luật không cao, nhiều bản án sơ thẩm đã phải sửa ở cấp phúc thẩm.

Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội – Qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoá - 11

Bên cạnh đó, Điều 307 BLTTHS qui định thành phần HĐXX đối với bị cáo là NCTN “phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh” [22]. Trong khi đó, trên thực tế ở Việt Nam có

Ủy ban Dân số - gia đình và trẻ em được hình thành từ Trung ương đến cơ sở tỉnh, huyện. Một trong những chức năng, nhiệm vụ của nó là bảo vệ chăm sóc trẻ em. Vì vậy, BLTTHS chỉ qui định thành phần HĐXX bó gọn trong những người làm nghề nghiệp như hiện nay là không đầy đủ.

Có thể nói BLHS đã qua nhiều lần pháp điển hóa, nhưng các qui định về xử lý NCTN phạm tội vẫn chưa đầy đủ và còn nhiều bất cập là nguyên nhân của những hạn chế về ADPL trong xét xử sơ thẩm đối với NCTN phạm tội. Một mặt cho thấy loại hình phạt này là loại hình phạt nhẹ chủ yếu mang tính nhắc nhở, khiển trách NCTN phạm tội, mặt khác cũng cho thấy qui định của pháp luật về nghĩa vụ của người bị phạt cảnh cáo không được đề cập nên hiệu quả giáo dục, cải tạo, phòng ngừa, răn đe của hình phạt này rất thấp.

Trong trường hợp NCTN phạm nhiều tội thì việc tổng hợp hình phạt được qui định như thế nào trong BLHS? Điều 75 qui định rò: “Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 74 của Bộ luật này” [20]. Tuy nhiên qui định này chưa đầy đủ vì chưa xác định rò việc tổng hợp hình phạt trong các trường hợp cả hai tội phạm đều thực hiện khi người đó dưới 18 tuổi nhưng ở hai độ tuổi khác nhau, một tội phạm được thực hiện ở độ tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi, một tội phạm được thực hiện ở độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Do vậy, đây là những thiếu sót về tổng hợp hình phạt chưa được qui định tại Điều 75 BLHS.

Thực tế còn có trường hợp, NCTN đang phải chấp hành một bản án và bị áp dụng biện pháp tư pháp nhưng lại tiếp tục phạm tội mới. Trường hợp này BLHS chưa qui định việc quyết định một chế tài hình sự phải theo nguyên tắc nào: hình phạt hay biện pháp tư pháp?

+ Một nguyên nhân nữa dẫn đến sự hạn chế về ADPL trong xét xử NCTN phạm tội của Tòa án là công tác giải thích và hướng dẫn ADPL chưa

đầy đủ, kịp thời và còn nhiều bất cập. Nghị quyết số 08 - NQ/TW của Bộ Chính trị chỉ rò: “Công tác xây dựng, giải thích hướng dẫn và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong đó có pháp luật về lĩnh vực tư pháp còn nhiều bất cập và hạn chế” [1]. Theo qui định tại Khoản 3 Điều 91 Hiến pháp năm 1992 thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn giải thích Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 qui định Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử của Tòa án (Điều 19). Cụ thể, nhiệm vụ này được giao cho Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Trên thực tế công tác giải thích pháp luật của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong lĩnh vực tư pháp rất ít được thực hiện và không đầy đủ, kịp thời. Việc hướng dẫn ADPL liên quan đến xét xử các vụ án hình sự về mặt thực tế đã không chỉ có hiệu lực trong ngành Tòa án mà đó là sự giải thích, hướng dẫn pháp luật chính thức đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải tuân thủ triệt để.

+ Bên cạnh đó cơ sở vật chất và phương tiện làm việc còn thiếu và lạc hậu cũng là nguyên nhân làm cho việc ADPL trong xét xử sơ thẩm án hình sự nói chung, xét xử sơ thẩm NCTN phạm tội nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù những năm vừa qua sự quan tâm của Nhà nước đã tạo điều kiện để ngành Tòa án cải thiện đáng kể điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật. Tuy nhiên, về cơ bản các điều kiện kỹ thuật đảm bảo cung cấp thông tin thường xuyên, cập nhật đầy đủ phục vụ cho hoạt động xét xử chưa được đảm bảo. Nhiều Thẩm phán, Hội thẩm trực tiếp áp dụng pháp luật chưa được tiếp cận và sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị hiện đại.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Trình độ và năng lực của chủ thể ADPL là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và những người khác trong bộ máy Tòa án như Thẩm tra viên, Thư ký… còn hạn chế và chưa đạt chuẩn.

ADPL trong xét xử sơ thẩm đối với NCTN phạm tội của Tòa án như đã trình bày là hoạt động đòi hỏi năng lực chuyên môn, kinh nghiệm xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và đặt ra những yêu cầu riêng biệt đòi hỏi chủ thể ADPL phải đáp ứng. Hầu hết lực lượng Thẩm phán hiện nay ở cả hai cấp trong tỉnh Thanh Hoá nhìn chung đều có trình độ chuyên môn pháp luật đạt và vượt so với tiêu chuẩn qui định tại Luật Tổ chức Tòa án nhân dân là trình độ Đại học Luật và được đào tạo nghiệp vụ về xét xử. Ngoài trình độ chuyên môn và kỹ năng xét xử được đào tạo theo hệ thống cho đội ngũ Thẩm phán thì những kiến thức cần thiết về tâm lý học (chủ yếu là tâm lý lứa tuổi), khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm của NCTN chưa được đào tạo, bồi dưỡng một cách chính qui, bài bản. Những yêu cầu riêng biệt đặt ra với người tiến hành tố tụng trong những vụ án có NCTN phạm tội mới chỉ là những qui định chung chung trong luật, chưa có cơ chế và nguyên tắc bắt buộc thực hiện cũng như đảm bảo cho nó được thực hiện trên thực tế. Một số Thẩm phán còn hạn chế về năng lực chuyên môn, thiếu hiểu biết về tâm lý lứa tuổi, còn nặng nề về tư tưởng xử lý tội phạm nhằm trừng trị, đấu tranh mà chưa thấm nhuần quan điểm của Đảng và Nhà nước khi xử lý tội phạm do NCTN gây ra là nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, tạo điều kiện để cho họ phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn và năng lực ADPL trong xét xử sơ thẩm NCTN phạm tội còn nhiều hạn chế. Một bộ phận không nhỏ Hội thẩm nhất là ở cấp huyện còn chưa qua lớp Bồi dưỡng kiến thức pháp lý và kỹ năng xét xử hoặc có bồi dưỡng nhưng trong thời gian ngắn. Các chương trình đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho Hội thẩm chủ yếu do từng địa phương tự đề ra và tổ chức thực hiện, các kiến thức ấy chưa được “ luật hóa” để trở thành những yêu cầu bắt buộc theo qui trình nhất định. Số lượng Hội thẩm hiểu biết về tâm lý lứa tuổi, đồng cảm với các em còn thiếu nhiều, ảnh hưởng

lớn tới chất lượng xét xử các vụ án có NCTN phạm tội. Bên cạnh đó, phần lớn Hội thẩm nhân dân đều hoạt động kiêm nhiệm, vì vậy sự đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu hồ sơ chuẩn bị xét xử không đảm bảo nên thiếu sự chủ động trong hành vi xét xử và yếu về ADPL.

Ngoài ra, còn có một nguyên nhân chủ quan khác từ phía các nhà quản lý, hoạch định chính sách của ngành Tòa án, chưa chủ động đề ra và chỉ đạo thực hiện đổi mới về phương pháp, cách thức cũng như tổ chức hoạt động xét xử của Tòa án và ADPL đối với NCTN phạm tội. Hoạt động xét xử NCTN phạm tội vẫn được duy trì theo nếp cũ, nghĩa là vẫn được tiến hành bởi những Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trong một hệ thống thống nhất, có thẩm quyền xét xử đối tượng phạm tội khác ngoài NCTN. Vấn đề đào tạo chuyên sâu cho các Thẩm phán, Hội thẩm hoặc tổ chức theo mô hình tòa chuyên trách chuyên xét xử các vụ án NCTN phạm tội là gợi ý đáng được quan tâm nhưng chưa được đưa ra xem xét, vận dụng trong chính sách phát triển của ngành Tòa án.

Tóm lại, trên đây là những nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng không nhỏ tới việc ADPL trong xét xử sơ thẩm những vụ án NCTN phạm tội của Tòa án nhân dân ở tỉnh Thanh Hoá đặt ra là cần phải sớm loại bỏ những nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó để thực tiễn ADPL của Tòa án trong hoạt động xét xử phát huy hiệu quả cao; góp phần vào cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm chung của nhân dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Chương 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

PHẠM TỘI CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở TỈNH THANH HOÁ


3.1. Quan điểm áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội

3.1.1. Quán triệt quan điểm của Đảng về xử lý người chưa thành niên phạm tội

Hoạt động ADPL trong xét xử sơ thẩm đối với NCTN phạm tội của Tòa án nhân dân phải dựa trên quan điểm của Đảng, chính sách hình sự của Nhà nước trong xử lý NCTN phạm tội. Theo quan điểm của Đảng ta là kiên quyết đấu tranh chống tội phạm với phương châm giáo dục phòng ngừa là chính, kết hợp với răn đe, giữ nghiêm kỷ cương, cảm hóa con người, đề cao bản chất ưu việt và tính nhân đạo của chế độ XHCN, phát huy sức mạnh của các cơ quan bảo vệ pháp luật, các tổ chức đoàn thể xã hội và mọi công dân trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Có thể nói quan điểm đó đã được thể chế hóa trong chính sách hình sự Việt Nam, đó là: “việc xử íý NCTN phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội” [20, Điều 69]. Phải thống nhất một nguyên tắc là xử lý NCTN phạm tội bằng việc ADPL của Tòa án chủ yếu là nhằm giáo dục, răn đe để họ trở thành người có ích cho cộng đồng và xã hội. Cần xác định đây là công việc lâu dài không thể ngày một, ngày hai là đạt kết quả nên đòi hỏi sự nỗ lực của rất nhiều phía, cả phía người phạm tội, cả phía các cơ quan, Đoàn thể có liên quan.

Với những hành vi đặc biệt nghiêm trọng và trong những trường hợp thật sự cần thiết thì vấn đề xử lý hình sự với NCTN mới được đặt ra. Trường hợp cần

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí