Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội – Qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoá - 15

- Thông qua hoạt động xét xử sơ thẩm NCTN phạm tội hằng năm, Ủy ban thẩm phán tiến hành tổng kết, đánh giá tình hình xét xử đối với NCTN phạm tội để rút kinh nghiệm trong toàn tỉnh, qua đó nâng cao năng lực ADPL trong xét xử NCTN phạm tội cho các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân.

- Kết hợp việc tổng kết thực tiễn kinh nghiệm xét xử các vụ án có NCTN phạm tội, Ủy ban thẩm phán cần chủ trì tổ chức các hội nghị chuyên đề, các cuộc hội thảo và nghiên cứu khoa học ở cấp cơ sở về ADPL trong xét xử NCTN phạm tội, tạo cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn cho việc nâng cao hiệu quả ADPL.

- Kiện toàn lại tổ chức của Ủy ban Thẩm phán TAND tỉnh Thanh Hoá theo hướng tăng cường lực lượng, xây dựng một đội ngũ Thẩm phán có trình độ chuyên môn tốt để đáp ứng công việc trong tình hình mới. Ngoài các chức danh bắt buộc theo qui định của pháp luật là Chánh án, phó Chánh án thì Ủy ban thẩm phán cần có thêm Thẩm phán giỏi có năng lực và kinh nghiệm trong việc xét xử NCTN phạm tội.

Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu cải cách tư pháp, việc tăng thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự trong đó có các vụ án mà NCTN phạm tội cho TAND cấp huyện thì nhiệm vụ của Ủy ban thẩm phán cấp tỉnh ngày càng nặng nề hơn. Hoạt động của Ủy ban thẩm phán thường là xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm và cho ý kiến chỉ đạo về ADPL đối với từng vụ án cụ thể của cấp huyện. Chính vì vậy công tác tổng kết rút kinh nghiệm xét xử và hướng dẫn ADPL, trong đó áp dụng pháp luật xét xử các vụ án NCTN phạm tội còn nhiều hạn chế và chưa được quan tâm chặt chẽ. Những tồn tại, hạn chế đó đòi hỏi phải có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục kịp thời trong thời gian sớm nhất.

Trên cơ sở phân tích đánh giá một cách khách quan, toàn diện những hạn chế, tồn tại của hoạt động ADPL trong xét xử sơ thẩm đối với vụ án

người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong những năm gần đây, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới đặt ra yêu cầu khách quan phải đảm bảo hiệu quả, đẩy lùi những nhược điểm để xây dựng nguyên tắc mới trong công tác xét xử của Tòa án. Trên cơ sở nhận thức chung về các yếu tố đảm bảo việc áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án NCTN phạm tội của Tòa án nhân dân ở tỉnh Thanh Hoá và phân tích kỹ nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực này; từ đó tác giả đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo việc áp dụng pháp luật đạt kết quả cao, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. Ngoài những giải pháp trên việc nâng cao năng lực trình độ chuyên môn, trau dồi kiến thức khoa học mới, giữ vững phẩm chất đạo đức, bản ngã của người Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân là công việc có ý nghĩa vô cùng to lớn và thiết thực của Tòa án nhân dân nói chung và Tòa án nhân dân ở tỉnh Thanh Hoá nói riêng.

KÒT LUËN


"Giành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em" là mục tiêu quan trọng đối với Việt Nam và các nước tham gia Công ước về quyền trẻ em. Trong tình hình tội phạm nói chung, tội phạm do người chưa thành niên thực hiện nói riêng ngày càng diễn biến phức tạp đã và đang trở thành sự quan tâm, lo lắng của nhiều nước trên thế giới, nếu không có sự quan tâm đúng mức của Nhà nước thì hậu quả không chỉ trước mắt mà còn là gánh nặng cho thế hệ mai sau. ở Việt Nam, vấn đề này đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là các cơ quan bảo vệ pháp luật, đòi hỏi Nhà nước cần có những chính sách phù hợp không chỉ với những quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, mà còn phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc, qua đó bảo đảm cho sự phát triển của thế hệ tương lai đất nước. Việc tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống pháp luật về việc xử lý người chưa thành niên phạm tội nói chung và việc xét xử bị cáo là người chưa thành niên nói riêng, hiển nhiên cũng nhằm góp phần thực hiện mục tiêu "Giành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em" đó.

Mặc dù Bộ luật tố tụng hình sự đã có những quy định riêng về thủ tục tố tụng đối với những vụ án liên quan đến người chưa thành niên phạm tội, nhưng thực tiễn áp dụng vẫn còn có nhiều sai sót cần khắc phục. Qua những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự chúng ta cần phải tập trung nghiên cứu và hoàn thiện hơn các quy định về trình tự, thủ tục tố tụng trong việc xử lý người chưa thành niên phạm tội nói chung (điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án) và thủ tục xét xử đối với người chưa thành niên phạm tội nói riêng, các quy định về người tham gia tố tụng, quyền và nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng... ngoài việc nghiên cứu các quy định của pháp luật để áp dụng chính xác trong công tác xét xử, ngành Tòa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

án cần tổ chức hội nghị chuyên đề hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong công tác xét xử các vụ án có bị cáo là người chưa thành niên, Tòa án cần phối hợp với Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc xử lý người chưa thành niên phạm tội, tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà có hình thức xử phạt nghiêm minh theo đúng pháp luật, công bố kết quả xét xử trên các phương tiện thông tin đại chúng để tăng tác động răn đe, giáo dục cũng như hỗ trợ quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện. Cùng với việc xét xử đúng, Tòa án phải phát hiện thiếu sót hoặc những hành vi vi phạm khác trong quản lý người chưa thành niên của gia đình, nhà trường và xã hội... là nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, góp phần giải quyết đúng đắn vụ án và góp phần vào công cuộc chung của xã hội là đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Cùng với quá trình cải cách bộ máy nhà nước, cải cách hành chính; tiếp tục thực hiện Nghị quyết 49-NQ/NW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị (khóa

Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội – Qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoá - 15

IX) về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đang đặt ra yêu cầu khách quan là phải xây dựng mô hình tổng thể của hệ thống tư pháp, xác định rò vị trí, chức năng của từng cơ quan trong hệ thống tư pháp. Nghị quyết 49 chỉ rò chức năng của cơ quan Tòa án là xét xử các vụ án nói chung và xét xử vụ án NCTN phạm tội nói riêng. Trên cơ sở đó tác giả tiếp cận, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản nhất về ADPL trong xét xử vụ án NCTN phạm tội trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn hiện nay.

ADPL là một hình thức thực hiện pháp luật đặc biệt, luôn luôn có sự hiện diện của một bên chủ thể bắt buộc là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền. Trong đó ADPL trong xét xử sơ thẩm NCTN phạm tội là hình thức thể hiện cụ thể của hoạt động ADPL nói chung. Những vấn đề lý luận chung về ADPL và nhận

thức về vai trò của người Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trong giai đoạn xét xử nói chung là cơ sở, nền tảng để tác giả phân tích, làm rò việc ADPL trong xét xử NCTN phạm tội của Tòa án nhân dân ở tỉnh Thanh Hoá nói riêng. Thực tiễn hoạt động xét xử của TAND ở tỉnh Thanh Hoá trong thời gian qua cho thấy không phải lúc nào tính thống nhất và hiệu quả của ADPL trong lĩnh vực này cũng như mong muốn. Điều này có thể là nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm NCTN; nên tội phạm này trên thực tế vẫn diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng, là những con số đáng để cho các nhà chức năng cần phải lưu tâm.

Cùng với sự hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, những quy định về tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên đã đạt được những bước phát triển quan trọng và ngày càng được đổi mới và hoàn thiện hơn. Để đảm bảo việc ADPL trong xét xử sơ thẩm NCTN phạm tội của Tòa án nhân dân ở tỉnh Thanh Hoá đạt hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm và yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp trong giai đoạn tiếp theo cần phải đưa ra nhiều giải pháp đề xuất phù hợp với đặc điểm và tình hình NCTN phạm tội ở tỉnh Thanh Hoá hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Chính Trị (2002), Nghị quyết số 08 -NQ/TW ngày 2 tháng 1 năm 2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

2. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 48- NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội.

3. Bộ Tư pháp – Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển luật học, Nxb Từ điển Bách khoa - Nxb Tư pháp, Hà Nội.

4. Chính phủ (2013), Nghị định số 111/2013NĐ-CP ngày 30/9/2013 quy định chế độ áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Hà Nội.

5. Trần Văn Dũng (2000), “Quyết định hình phạt trong trường hợp người chưa thành niên phạm nhiều tội”, Tạp chí Luật học, (5).

6. Lương Duy (1993), “Những vi phạm tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội”, Đặc san pháp luật, (6).

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành trung ương khóa IX, NXB Chính Trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại biểu toàn quốc lần thứ X,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Nguyễn Đình Gấm (2002), “Nguyên nhân tâm lý xã hội của tội phạm vị thành niên”, Tạp chí Tâm lý học, (5).

13. Hồ Chí Minh (1969), Di chúc.

14. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 về việc khi quyết định hình phạt tù đối với NCTN phạm tội, Hà Nội.

15. Liên hợp quốc (1990), Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Thái (1997), Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đinh Xuân Nam (2008), “Thực trạng và giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật của người chưa thành niên”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (21).

18. Đỗ Thị Phượng, Bùi Đức Lợi (2005), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, Đề tài nghiên cứu cấp trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

19. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1992), Hiến pháp, Hà Nội.

20. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.

21. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2002), Luật Tổ chức Toà án nhân dân, Hà Nội.

22. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Bộ luật tố tụng hình sự 2003 sửa đổi, bổ sung 2009, Hà Nội.

23. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội.

24. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Hiến pháp, Hà Nội.

25. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2013, Hà Nội.

26. Trịnh Đình Thể (2006), Áp dụng chính sách hình sự đối với người chưa thành nhiên phạm tội, Hà Nội.

27. Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2013), Báo cáo tổng kết hoạt động xét xử hàng năm từ năm 2009 đến năm 2013, Thanh Hóa.

28. Viện ngôn ngữ học (2005), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

29. Vụ pháp chế hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp (2010), Báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá quy định của Bộ luật hình sự liên quan đến người chưa thành niên, Hà Nội.

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí