Nhận Xét, Đánh Giá Chung Về Pháp Luật Hộ Tịch Của Các Nước Và So Sánh Với Pháp Luật Việt Nam

như phong tục tập quán của họ; đồng thời đảm bảo thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hộ tịch một cách có hiệu quả nhất.

1.3.7. Nhận xét, đánh giá chung về pháp luật hộ tịch của các nước và so sánh với pháp luật Việt Nam

Qua phần trình bày về phương thức đăng ký và thủ tục đăng ký hộ tịch của một số nước trên thế giới, đối chiếu với các quy định của pháp luật về hộ tịch của Việt Nam cho thấy có sự tương đồng rất cao. Cụ thể là:

Thứ nhất, về khái niệm: Trong khoa học pháp lý một số nước trên thế giới, có thể nhận thấy khái niệm về hộ tịch đã được đề cập. Thuật ngữ “Civil registration” (tiếng Anh) được hiểu là việc đăng ký đúng thời hạn các sự kiện sinh, tử, kết hôn với chính quyền trong thời hạn quy định. Trong Bộ luật Dân sự của Cộng hoà Pháp không đưa ra khái niệm riêng về hộ tịch mà chỉ đưa ra khái niệm “Chứng thư hộ tịch”; nhưng trong tiếng Pháp thì từ “registre de tat civil” cũng được hiểu là việc đăng ký dân sự của cá nhân. Như vậy, cả hai khái niệm nêu trên đều có thể hiểu nghĩa đó là việc “đăng ký tình trạng dân sự của cá nhân”. Các nước có hệ thống pháp luật theo truyền thống là luật thành văn (còn gọi là hệ thống luật lục địa) với đại diện tiêu biểu nhất là Pháp thì khái niệm này thường gắn liền với khái niệm “Thân trạng” và được hiểu là “căn cước, tình trạng dân sự của một cá nhân” (tiếng Pháp là état des personnes). Theo các tài liệu và được Liên hiệp quốc công nhận và chính thức sử dụng thường xuyên thì khái niệm “Civil registration” có nghĩa là: “Đăng ký hộ tịch là việc ghi nhớ liên tục đặc điểm về sự tồn tại và tình trạng dân sự của mỗi cá nhân liên quan đến dân số được quy định bởi sắc lệnh, luật hoặc điều lệ phù hợp với yêu cầu của pháp luật mỗi quốc gia”. Như vậy, có thể thấy về mặt ngôn ngữ học, từ Hộ tịch đang được sử dụng trong pháp luật Việt Nam hiện hành đều có sự tương đồng về ngữ nghĩa với các khái niệm của pháp luật về hộ tịch. Hộ tịch theo quy định của Việt Nam cũng như các nước trên thế giới chứa đựng những thông tin rất quan trọng về cá nhân nên việc cân nhắc lựa chọn

phương thức đăng ký hộ tịch là rất cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý hộ tịch cũng như đăng ký hộ tịch của công dân.

Thứ hai, đều có các quy định về trách nhiệm cụ thể cho đối tượng phải đăng ký cho từng loại việc hộ tịch cụ thể (người có trách nhiệm phải đăng ký hộ tịch mà không thực hiện thì phải chịu xử phạt hành chính).

Thứ ba, pháp luật của các nước đều có những quy định về thủ tục đăng ký hộ tịch thông thường và thủ tục đăng ký hộ tịch trong những trường hợp đặc biệt (đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú, đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi v.v…)

Thứ tư, về thời hạn đăng ký hộ tịch, đối với một số loại việc hộ tịch: sinh, tử thì pháp luật của nhiều nước đều có quy định cụ thể về thời hạn đi đăng ký hộ tịch đối với người có trách nhiệm phải đăng ký hộ tịch.

Pháp luật của CHLB Đức và Nhật Bản quy định việc sinh phải được đăng ký trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày đứa trẻ được sinh ra và tối đa không quá 03 tháng, còn đăng ký khai tử phải thực hiện trong thời hạn 7 ngày (Nhật Bản).

Thứ năm, ở tất cả các nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam, việc đăng ký hộ tịch đều được ghi vào sổ đăng ký và các sổ này được lưu giữ trong nhiều năm các sổ này là cơ sở để cấp các trích lục giấy tờ cho người dân khi có yêu cầu. Hiện nay ngoài việc lưu trữ sổ theo hình thức thủ công, nhiều nước đã thực hiện việc lưu trữ dữ liệu hộ tịch thông qua hệ cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Riêng đối với hình thức các loại sổ đăng ký hộ tịch, qua nghiên cứu pháp luật của một số nước cho thấy có quy định khác nhau, có nước quy định mỗi loại việc hộ tịch được lập thành một sổ riêng (CH Pháp) nhưng cũng có nước quy định việc đăng ký hộ tịch được ghi chung vào một quyển sổ được gọi là sổ gia đình (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan). Ở thời điểm hiện tại Việt nam thực

hiện việc đăng ký hộ tịch vào các loại sổ riêng cho từng việc hộ tịch cụ thể: sổ đăng ký khai sinh, sổ đăng ký kết hôn, sổ đăng ký khai tử v.v…

Áp dụng pháp luật hộ tịch ở cơ sở - Thông qua thực tiễn địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 8

Việc cấp các giấy tờ hộ tịch cho người dân cũng có sự khác nhau giữa các nước. Nếu như pháp luật hộ tịch một số quốc gia quy định bản chính giấy tờ hộ tịch là bản gốc (trong đó có Việt Nam) thì nhiều quốc gia lại quy định sổ đăng ký hộ tịch mới là bản gốc, còn các giấy tờ hộ tịch cấp cho người dân chỉ là bản sao (CHLB Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan). Xu hướng này là phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Về nơi đăng ký hộ tịch: qua nghiên cứu pháp luật về hộ tịch ở một số nước: CH Pháp, CHLB Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản v.v… cho thấy có sự quy định khác nhau, tùy vào đặc điểm về lịch sử, địa lý, cũng như cơ cấu bộ máy hành chính của các quốc gia mà mỗi quốc gia có sự quy định khác nhau về thẩm quyền đăng ký hộ tịch.

Nhưng đối với các nước phát triển: Pháp, CHLB Đức, CH Áo, Nhật Bản, Hàn Quốc v.v… thì người dân có thể đến bất cứ cơ quan nào, cấp nào để đăng ký hộ tịch, miễn là cơ quan đó có thẩm quyền đăng ký hộ tịch mà không phụ thuộc vào nơi cư trú của người có yêu cầu đăng ký hộ tịch. Cơ quan đăng ký hộ tịch (không phải nơi lưu trữ hộ tịch gốc của người dân) sau khi đăng ký hộ tịch phải thông báo về nơi quản lý hộ tịch gốc của người dân để nơi này cập nhật về thông tin về hộ tịch của người dân đó. Tuy nhiên ở một số nước trong đó có Việt Nam có sự phân biệt rò ràng nơi đăng ký hộ tịch, trong đó việc đăng ký hộ tịch thực hiện theo nơi cư trú.

Với việc pháp luật của Việt Nam quy định việc đăng ký hộ tịch theo nơi cư trú thì dẫn đến một bất cập trong trường hợp một người thay đổi nhiều nơi cư trú khác nhau, sẽ dấn đến tình trạng không quản lý được quá trình biến động về hộ tịch của công dân, nhất là hiện nay khi Việt Nam chưa có cơ sở dữ liệu chung về hộ tịch (kể cả trong phạm vi huyện, tỉnh).

Kết luận Chương 1


Quyền nhân thân có nguồn gốc lịch sử lâu dài và phát triển cùng với sự phát triển của lịch sử nhân loại. Trong Chương 1, chúng tôi phân tích một cách khái quát quá trình phát triển của pháp luật về hộ tịch đồng thời đưa ra những khái niệm khái quát nhất về hộ tịch, áp dụng pháp luật về hộ tịch.

Quản lý hộ tịch là công việc thường xuyên của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện để theo dòi thực trạng và sự thay đổi về hộ tịch, là phương tiện hữu hiệu để Nhà nước quản lý dân cư. Thông qua việc đăng ký các thông tin cơ bản của từng cá nhân công dân, Nhà nước sẽ xác định được các mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ của từng công dân đồng thời theo dòi được những thay đổi trong dân cư. Khi nghiên cứu pháp luật về hộ tịch cần phải xác định rò cơ sở lý luận và thực tiễn của quyền này, đây chính là lý do mà một phần trong nội dung Chương 1 chúng tôi đã phân tích làm rò cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc quy định đăng ký hộ tịch. Đồng thời qua việc tìm hiểu nghiên cứu về pháp luật hộ tịch của một số nước trên thế giới để tìm ra những nét tương đồng và khác biệt đối với pháp luật về hộ tịch ở Việt Nam.

Chương 2

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH Ở CƠ SỞ, HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2013


2.1. Tình hình, đặc điểm có liên quan đến việc áp dụng pháp luật về hộ tịch ở huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội

2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Thanh Trì

Thanh Trì là huyện ngoại thành nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội tiếp giáp các quận: Thanh Xuân (phía Tây Bắc), Hoàng Mai (phía Bắc), Hà Đông (phía Tây); và các huyện Gia Lâm (với sông Hồng làm ranh giới tự nhiên) ở phía Đông, Thanh Oai và Thường Tín ở phía Nam. Huyện Thanh Trì nằm ở hữu ngạn sông Hồng, địa thế thấp dần về phía Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng. Trên địa bàn huyện có đoạn cuối của sông Tô Lịch chảy qua nối với sông Nhuệ ở phía tây nam. Địa hình của huyện Thanh Trì thấp với nhiều điểm trũng. Sông Hồng nhiều lần chuyển dòng để lại vết tích những điểm trũng này là các ao, hồ, đầm. Vì thế trước đây tên cũ của huyện là Thanh Đàm, có nghĩa là "ao xanh" và "đầm xanh" chính là dựa vào đặc điểm địa hình của huyện.

Huyện Thanh Trì trước kia bao gồm toàn bộ diện tích hiện nay và một phần diện tích tương đối lớn nữa đã thuộc về các quận Thanh Xuân và Hoàng Mai. Sau khi thành lập quận Thanh Xuân và trước khi quận Hoàng Mai ra đời (năm 2001), diện tích tự nhiên của huyện là 9.791 ha, gồm 24 xã và 01 thị trấn. Đến năm 2003, một phần của huyện Thanh Trì được cắt ra để hợp với một số phường của quận Hai Bà Trưng thành quận Hoàng Mai, gồm toàn bộ 09 xã và một phần (55ha) của xã Tứ Hiệp. Sau khi chia tách, diện tích đất tự nhiên của huyện Thanh Trì chỉ còn 6.292.73 ha với 15 xã và 01 thị trấn: thị trấn Văn Điển và các xã Tân Triều, Thanh Liệt, Tam Hiệp, Tứ Hiệp, Hữu

Hòa, Tả Thanh Oai, Vĩnh Quỳnh, Đại Áng, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Liên Ninh, Yên Mỹ, Duyên Hà, Đông Mỹ, Vạn Phúc [36].

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội huyện Thanh Trì

Sau 28 năm đổi mới (1986- 2014), Thanh Trì đã phát triển toàn diện về mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rò rệt. Kinh tế đã liên tục phát triển, tăng trưởng luôn ở mức cao. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ sở hạ tầng được chú ý đầu tư; văn hóa - xã hội có nhiều thay đổi khả quan. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác xây dựng đảng và hệ thống chính trị đạt được những thành tựu đáng tự hào.

2.1.2.1. Về kinh tế

Là huyện sản xuất nông nghiệp có nhiều ngành, nghề truyền thống, tập trung ở một số làng tích lũy được nhiều kinh nghiệm như các làng nuôi trâu, làng lúa gạo, làng làm rau, trồng hoa, làng nuôi cá và một số cây ăn quả, làng làm một số sản phẩm thủ công… Về công nghiệp có nhà máy phân lân Văn Điển, nhà máy pin Văn Điển, nhà máy chế tạo biến thế ABB, khu công nghiệp Ngọc Hồi.

Từ năm 2000, huyện đã quan tâm đầu tư, hỗ trợ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một hecta đất canh tác. Hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung như ở các xã: Đông Mỹ (90 ha), Vĩnh Quỳnh (27 ha), Đại Áng (17 ha). Mô hình trồng rau an toàn đã được thực hiện ở 03 xã Lĩnh Nam (đã chuyển về Hoàng Mai), Yên Mỹ và Duyên Hà. Huyện đã đầu tư hỗ trợ cho nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chuyển đổi diện tích cấy hai vụ lúa bấp bênh sang nuôi trồng thủy sản được 255 ha (đạt 102% kế hoạch, tăng hiệu quả kinh tế so với trồng lúa từ 1,96 đến 2,6 lần. Trong những năm qua, huyện gặp phải nhiều khó khăn do lạm phát, khủng hoảng kinh tế và thiên tai, đặc biệt là

những hậu quả của việc mưa lũ, úng lụt; nhưng nhìn tổng thể, Thanh Trì đã có những bước phát triển khá vững chắc cả về kinh tế, quốc phòng và an ninh. Tổng giá trị sản xuất theo giá cố định năm 2010 đạt 663.633 triệu đồng, đến năm 2012 đạt 906,5 tỷ đồng, tăng 27%; cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng giảm nông nghiệp, tăng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ. Thống kê số liệu năm 2012 cho thấy: chỉ tiêu về công nghiệp, xây dựng cơ bản đạt 63%, thương mại và dịch vụ đạt 19,7%, nông nghiệp đạt 17,2%. Thu nhập bình quân đầu người của Thanh Trì là

520.000 đồng/người/năm; tổng thu ngân sách đạt 235 tỷ đồng, đạt 132% kế hoạch, tăng 28,2% so với năm 2011. Tổng chi cân đối ngân sách 334 tỷ đồng, đạt 136,7% kế hoạch, tăng 49,8% so với cùng kỳ năm 2011. Thu 97 tỷ đồng từ đấu giá quyền sử dụng đất, đạt 122,4% kế hoạch. Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết và những khó khăn chung của nền kinh tế, Ủy ban nhân dân huyện đã tập trung chỉ đạo, triển khai, thực hiện những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; giành 8 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển kinh tế, khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên kinh tế của huyện được duy trì và tăng trưởng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Thương mại dịch vụ tăng từ 20,5% lên 20,8%, nông nghiệp giảm từ 16,5% xuống còn 15,8%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện đạt

759.478 triệu đồng, tăng 57,9% so với năm 2012. Thu nhập bình quân đầu người đạt 18,2 triệu đồng/người/năm, tăng 3,5 triệu đồng so với năm 2012. Lâu nay, Thanh Trì vẫn được coi là cái "rốn" hứng nước thải, ô nhiễm môi trường của Hà Nội. Chính vì vậy, lãnh đạo huyện đã quyết tâm thay đổi chất lượng và cảnh quan môi trường. Tuy cơ cấu kinh tế đã dần chuyển đổi nhưng nông nghiệp vẫn là thế mạnh của huyện. Nếu như trước đây, rau do người dân Thanh Trì trồng, cá người dân Thanh Trì nuôi thường bị nghi ngại vì được

tưới và sống bằng nước sông Tô Lịch, sông Nhuệ thì hiện nay, Thanh Trì lại là địa phương đi đầu của Hà Nội trong việc thực hiện dự án "Lấy nước sạch sông Hồng từ hệ thống kênh dẫn Hồng Vân" cho các xã. Với kinh phí đầu tư trên 6,2 tỉ đồng, huyện đã xây dựng, cải tạo, đào đắp, xây mới kênh mương bê tông; cống điều tiết để lấy nước sông Hồng sử dụng trồng rau, nuôi cá, thậm chí cho cả diện tích lúa của 5 xã vùng trọng điểm. Trong thời gian tới, huyện sẽ đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu thủy sản sạch. Hiện nay, khu công nghiệp Ngọc Hồi là khu công nghiệp đầu tiên của Hà Nội xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại chỗ. Nước sau khi đã xử lý được dùng để nuôi cá ngay trong khu công nghiệp.

Hướng phát triển trong những năm tới của huyện tập trung vào việc đẩy mạnh phát triển sản xuất, hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2014 và những năm tiếp theo. Trong đó, chú trọng sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa giá trị cao; xây dựng nông thôn mới hiện đại, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, đô thị, nâng cao đời sống, dân trí, môi trường sinh thái, tăng cường xây dựng khối liên minh công nông trí thức, đặc biệt, quan tâm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn. Khắc phục những khó khăn do đặc thù khách quan, như quy hoạch, ô nhiễm môi trường...; phát huy truyền thống cách mạng, năng động, tiếp tục chủ động khai thác nguồn lực, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đưa dịch vụ lên hàng đầu, phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao, tạo ra hàng hóa có sức cạnh tranh, phát triển bền vững, xây dựng Thanh Trì thành điểm sáng về nông thôn đô thị.

2.1.2.2. Về y tế, văn hóa - xã hội

- Về y tế: Mạng lưới y tế trong toàn huyện gồm có 16 trạm y tế xã, thị trấn đạt 100% số xã, thị trấn trên toàn huyện có trạm y tế. Các trạm y tế đều đảm bảo về cơ sở vật chất và có bác sĩ. Hàng năm đã tổ chức khám chữa bệnh

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí