Nguyên Tắc Áp Dụng Hình Phạt Tù Có Thời Hạn:

án, nhận thức đúng nội dung quy phạm pháp luật hình sự quy định cấu thành tội phạm tương ứng và xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm nhất định với các tình tiết cụ thể của hành vi được thực hiện và các tình tiết khác của vụ án, bằng các phương pháp và thông qua các giai đoạn nhất định.

Định tội danh theo đó có các đặc điểm: Là sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, cụ thể là việc xác định xem hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện có thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể trong Bộ luật Hình sự hay không và đưa ra sự đánh giá nhất định về mặt pháp lý đối với hành vi đó; Là một dạng hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng trên cơ sở xác định các tình tiết của hành vi phạm tội đã thực hiện.

Với các đặc điểm trên, định tội danh được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Phân tích hành vi của người phạm tội.Sau khi thụ lý hồ sơ vụ án, người tiến hành tố tụng phân tích hành vi của người phạm tội trong vụ án để nắm được tất cả các hành vi của bị can, các tình tiết của vụ án. Việc tóm tắt và phân tích hành vi của bị can trong bước này giúp cho việc kiểm tra, đánh giá về mặt hình sự những bước sau không bị lệch hướng. Khi tiến hành tóm tắt và phân tích vụ án, người thực hiện sẽ có thể phát hiện ra những điểm mấu chốt giúp cho việc giải quyết vụ án một cách mau chóng, chính xác và có hiệu quả.

Bước 2: Xác định khách thể mà hành vi vi phạm xâm hại và các quy phạm pháp luật hình sự cần kiểm tra.Dựa vào kết quả phân tích hành vi của bị can, người tiến hành tố tụng phải đưa ra kết luận có tội phạm xảy ra không (có quan hệ pháp luật hình sự phát sinh không). Nếu có thì công việc tiếp theo là xác định khách thể của tội phạm, tức là xác định quan hệ xã hội nào bị xâm hại. Cơ sở để xác định khách thể là các quy định về các loại tội phạm tại Bộ luật hình sự. Theo đó, những tội phạm được xếp trong cùng một chương là những tội phạm có cùng khách thể.

Bước 3: Kiểm tra quy phạm pháp luật hình sự cụ thể trong mối liên hệ với hành vi vi phạm.Thực chất của bước này là định tội và định khung hình phạt cho hành vi phạm tội.Cấu thành tội phạm là tổng thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạmcụ thể được quy định trong Luật Hình sự. Cấu thành tội phạm phải có đầy đủ bốn yếutố: Yếu tố khách thể, yếu tố chủ thể yếu tố khách quan, yếu tố chủ quan. Do đó việc kiểm tra quy phạm pháp luật hình sự dựa vào từ các yếu tố cấu thành tội phạm.

Bước 4: Ra văn bản áp dụng pháp luật xác định tội danh cần áp dụng đối với trường hợp phạm tội của người đó.Kết quả của quá trình trên được tóm tắt thành kết luận cuối cùng đối với từng hành vi của từng bị can trong vụ án. Nội dung kết luận có thể là:Hành vi của bị can có thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm không,hành vi vi phạm đó cấu thành nên tội nào,có chứa đựng các tình tiết tặng nặng, giảm nhẹ hay không,các điều luật nào trong Bộ luật Hình sự được sử dụng làm căn cứ.

Định khung hình phạt là xác định khung hình phạt phải áp dụng cho hành vi phạm tội đã được định tội danh.Định khung hình phạt là một hoạt động trong quá trình áp dụng luật hình sự, được thực hiện trên cơ sở kết quả của hoạt động định tội và là cơ sở cho việc quyết định hình phạt.

Từ nội dung kết luận trên, Hội đồng xét xử quyết định áp dụng mức hình phạt phù hợp với tính chất nguy hiểm của hành vi do tổ chức, cá nhân đã thực hiện.Vì vậy, hoạt động áp dụng phạt tù phải thực hiện sau khi định tội danh để đảm bảo tính chính xác của hình phạt, phù hợp với tính chất của hành vi phạm tội.

Thứ tư, đối tượng phạm tội bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Sau khi xác định được tội danh, dựa trên các tài liệu trong hồ sơ, kết quả tranh luận tại phiên tòa Hội đồng xét xử phải lựa chọn hình phạt để áp dụng đối với hành vi phạm tội của bị cáo bị đưa ra xét xử. Theo quy định của Bộ luật hình sự thì hình phạt gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung được sắp xếp theo một trật tự từ nhẹ đến nặng. Hình phạt chính theo quy định tại Điều 32 Bộ luật hình sự được áp dụng đối với một tội phạm và được Tòa án tuyên độc lập, Tòa án chỉ được tuyên một hình phạt chính cho một tội phạm cụ thể. Hình phạt chính bao gồm: Cảnh cáo, Phạt tiền, Cải tạo không giam giữ, Trục xuất, Tù có thời hạn, Tù chung thân và Tử hình. Hình phạt tù có thời hạn là hình phạt buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định để học tập,lao đồng, cải tạo. Tù có thời hạn được quy định tại Điều 38 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, Bổ sung năm 2017: “Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng

và mức tối đa là 20 năm.Thời gian tạm giữa, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù”.[31].

Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh - 3

Như vậy, đây là hình phạt tước tự do của người bị kết án, buộc họ phải cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định và phải cải tạo theo chế độ giam giữ nghiêm ngặt trong quá trình lao động, học tập và sinh hoạt.Người bị kết án tù có thời hạn được phép học văn hóa, học nghề tham gia lao động, được tạo điều kiện để tự cải tạo. [26]

Thứ năm,Văn bản áp dụng hình phạt tù có thời hạn: Bản án, Quyết định của Hội đồng xét xử.

Bản án kết tội của Hội đồng xét xử là bản án hình sự, đó là văn bản ghi nhận phán quyết của Hội đồng xét xử sau khi xét xử vụ án, là văn bản tố tụng đặc biệt của Tòa án nhân danh nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Là quyết định của Hội đồng xét xử xác định bị cáo là người có tội hay không có tội trong quy định của Bộ luật hình sự, xác định trách nhiệm pháp lý của bị cáo với Nhà nước cụ thể hoá bằng hình phạt quy định trong BLHS, xác định trách nhiệm của bị cáo với bị hại(nếu có) và các thành phần khác cụ thể hoá bằng mức bồi thường thiệt hại quy định trong BLDS. Bản án hình sự sơ thẩm khi được ban hành và có hiệu lực pháp luật thì những quyết định trong bản án đưa đến hậu quả pháp lý rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của những người bị buộc tội và những chủ thể khác có liên quan thể hiện tại Điều 31 Hiến Pháp, Điều 13, 14 BLTTHS.

ghi rò căn cứ buộc tội hoặc gỡ tội

Vậy, sau khi xem xét các tình tiết của vụ án và thống nhất về áp dụng hình phạt cho bị cáo, Hội đồng xét xử quyết định áp dụng hình phạt cho hành vi của bị cáo gây ra, quyết định này được ghi nhận cụ thể vào bản án. Bản án phải ghi nhận đầy đủ ý kiến, quan điểm của những người tham gia tố tụng,

của đại diện Viện kiểm sát, những luận cứ của người bào chữa cho bị cáo hoặc ngườibị thiệt hại và những ý kiến của hội đồng xét xử về việc chấp nhận hoặc không chấpnhận ý kiến của đại diện Viện kiểm sát và người bào chữa. Hội đồng xét xử phải nhận định về việc xác định người có hành vi vi phạm có phạm tội không, phạm tội gì, theo quy định tại điều luật nào của Bộ luật hình sựcùng với các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo đó được quy định, từ đó Hội đồng xét xử áp dụng một mức

hình phạt cụ thể. Ngoài ra, Hội đồng xét xử còn phải nhận định lý do áp dụngphạt tù có thời hạn và mức hình phạt tù có thời hạn được áp dụng.

Thứ sáu, mục đích áp dụng hình phạt.

Hình phạt là hình thức thực hiện trách nhiệm hình sự phổ biến nhất. Nhưng ngoài hình phạt, trách nhiệm hình sự còn được thực hiện bằng các biện pháp hình sự khác như bắt buộc chữa bệnh theo quy định tại Điều 49 BLHS hoặc giáo dục tạitrường giáo dưỡng theo quy định tại Điều 96 BLHS, v.v..Nếu thấy rằng người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự thì HĐXX phải xem xét tiếp là có áp dụng hình phạt đối với người phạm tội không, tức là có miễn hình phạt cho bị cáo theo Điều 59 BLHS hay áp dụng các biện pháp tư pháp hình sự đối với bị cáo không. Người phạm tội có thể được miễn hình phạt trong trường hợp có cần và đủ căn cứ theo quy định tại Điều 59; khoản 1, khoản 2 Điều 54 BLHS.Và cũng theo quy định tại Khoản 4, Khoản 6 Điều 91 BLHS:“Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất”.[31]. Trên cơ sở các căn cứ được quy định ở Điều 38 BLHS, Tòa án không được áp dụng phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rò ràng. Như vậy, mục đích của áp dụng phạt tù có thời hạn đòi hỏi cần xem xét người phạm tội có cần thiết phải bị cách ly khỏi xã hội hay không, cần được xem xét khi ở trường hợp nào không áp dụng hoặc trường hợp nào hạn chế áp dụng phạt tù có thời hạn với một số đối tượng nhất định.

1.1.3. Nguyên tắc áp dụng hình phạt tù có thời hạn:

Các nguyên tắc áp dụng phạt tù có thời hạn là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong hoạt động lập pháp liên quan đến áp dụng hình phạt và hoạt động áp dụng hình phạt, được rút ra từ các quy định của Pháp luật, bao gồm cả Hiến pháp, đạo luật cơ bản và các văn bản pháp luật hình sự đểđịnh hướng hoạt động của Tòa án trong áp dụng hình phạt tù có thời hạn bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Căn cứ vào những tiêu chuẩn, những đặc điểm nêu trên áp dụng phạt tù có thời hạn phải dựa trên bốn nguyên tắc:Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc cá thể hóa hình phạt và nguyên tắc công bằng.“Các nguyên tắc đó có tính độc lập tương đối và cùng tồn tại.Nhưng, mặt khác, các nguyên tắc áp dụng hình phạt luôn có những phần, những nội dung xâm nhập nhau, có mối liên hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau, tác động qua lại lẫn nhau và ở dạng tổng thể tạo thành một hệ thống thống nhất. Tính hệ thống và tính thống nhất cao của các nguyên tắc bảo đảm tính định hướng của Tòa án khi áp dụng hình phạt.Tuy nhiên, tính hệ thống và tính thống nhất không cho phép đồng nhất chúng. Bên cạnh những mối quan hệ chặt chẽ, xâm nhập với nhau, bổ sung cho nhau, các nguyên tắc áp dụng hình phạt vẫn có những nội dung và tính độc lập tương đối của chúng. Những nội dung và tính độc lập tương đối của chúng không mâu thuẫn với nhau. Điều đó nói lên mối liên hệ biện chứng giữa các nguyên tắc áp dụng hình phạt. Bởi vậy, khi áp dụng các nguyên tắc phải nhận thức được điều đó để tránh hoặc đồng nhất chúng, hoặc là nhận thức một cách biệt lập.Như vậy, hệ thống các nguyên tắc áp dụng hình phạt là hệ thống lôgic; biện chứng các tư tưởng xuất phát, những tư tưởng chỉ đạo được quy định trong pháp luật hình sự và do giải thích luật mà có, buộc Tòa án phải tuân theo ở thể thống nhất khi áp dụng các chế tài Luật hình sự đối với người phạm tội”.[47].

- Nguyên tắc pháp chế Xã hội chủ nghĩa.

“Tư tưởng cơ bản của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa được thể hiện là ở chỗ khi áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người bị kết án, Tòa án phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của BLHS”.[47]. Đây là một nguyên tắc cực kỳ quan trọng, nội dung của nguyên tắc này thể hiện trước hết ở chỗ có thể áp dụng hình phạt tù có thời hạn chỉ đối với người thực hiện hành vi phạm tội, được quy định cụ thể trong BLHS.Điều 2 BLHS quy định:“Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”.[43].

Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải định tội danh đúng hành vi phạm tội của người phạm tội. Nguyên tắc này là tiền đề đúng đắn cho việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn.

Theo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, áp dụng hình phạt tù có thời hạn là thẩm quyền của Hội đồng xét xử. Tại phiên tòa, sau khi tranh tụng, so sánh, đánh giá tài liệu, chứng cứ đi đến kết luận hành vi của bị cáo có đầy đủ dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể, Hội đồng xét xửquyết định áp dụng hình phạt tù có thời hạn với một mức hình phạt nhất định trong bản án kết tội.

Nội dung của nguyên tắc pháp chế còn thể hiện ở chỗ: Khi áp dụng phạt tù có thời hạn, Tòa án phải tuân theo trình tự và các điều kiện áp dụng loại hình phạt cụ thể này, và chỉ có thể tuyên hình phạt được quy định trong luật.

Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi khi áp dụng phạt tù có thời hạn, Tòa án phải tuân thủ các quy định của BLHS liên quan đến quyết định hình phạt như: Quy định về căn cứ quyết định hình phạt theo Điều 50 BLHS; quy định về các tình tiết giảm nhẹ theo Điều 51BLHS, các tình tiết tăng nặngtrách nhiệm hình sự theo Điều 52 BLHS; quy định về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng theo quy định tại Điều 54 BLHS; quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội theo Điều 55BLHS, quyết định hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án theo Điều 56; quy định về quyết định hình phạt trong các trường hợp phạm tội đặc biệt như chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt theo Điều 57 BLHS, đồng phạm theo Điều 58BLHS...

Khi Hội đồng xét xử tuyên hình phạt cho bị cáo phải nêu được có căn cứ lập luận, có tính xác định và có lý do, đây là các yêu cầu mà nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đặt ra. Trong một bản án kết tội bị cáo phải thể hiện mức phạt cụ thể được quyết định cho bị cáo, đó là tính xác định của hình phạt.“Tính có căn cứ lập luận và bắt buộc có lý do trong bản án đòi hỏi Tòa án phải nghiên cứu kỹ và làm sáng rò các tình tiết có trong vụ án, làm căn cứ cho việc quyết định hình phạt”. [47]. Đó là những tình tiết đã đượcHội đồng xét xử phải làm rò bằng cách xét hỏi, được thẩm tra, đối chiếu lại trong quá trình từ thụ lý cho đến khi xét xử, đã được đánh giá, nhận xét bởi Hội đồng xét xử. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa còn yêu cầu có tính hợp lý, hợp tình của việc quyết định áp dụng hình phạt, đó chính là tính có căn cứ đòi hỏi phải nêu rò các lý do của việcquyết định áp dụng hình phạt.“Tính hợp lý thể hiện ở chỗ, trong số những phương án giải quyết khác nhau mà luật cho phép, Tòa án phải lựa

chọn một mức hình phạt, một mặt phải đúng luật, mặt khác phù hợp với các nguyên tắc khác, phù hợp với các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự”.[47].

- Nguyên tắc nhân đạo.

Nguyên tắc nhân đạo của việc áp dụng phạt tù có thời hạn thể hiện tập trung nhất ở chỗ khi quyết định hình phạt,Tòa án phải cân nhắc lợi ích của xã hội, của Nhà nước và của người phạm tội trong một tổng thể thống nhất biện chứng, hài hòa và hợp lý. Nhân đạo xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải có thái độ đúng đắn cả đối với lợi ích của toàn xã hội và Nhà nước, lẫn đối với lợi ích của bị cáo. Bởi lẽ, không thể nói đến nhân đạo được, nếu khi quyết định hình phạt mà quá đề cao lợi ích của Nhà nước, của xã hội mà hạ thấp,xem thường lợi ích của bị cáo hoặc ngược lại”.[39].Tuy nhiên, nét nổi bật nhất của nguyên tắc nhân đạo khi quyết định hình phạt thể hiện ở chỗ mức hình phạt với tính cưỡng chế của Nhà nước, chỉ áp dụng đối với người phạm tội ở mức cần và đủ để đảm bảo giáo dục cải tạo người phạm tội, đạt được mục đích phòng ngừa chung và riêng.

Để đạt được điều đó, đối với những người phạm tội ít nguy hiểm cho xã hội và cho những người phạm tội lần đầu, những người thật thà khai báo, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện bồi thường thiệt hại đã gây ra, Bộ Luật Hình sự nước ta đã có các quy định giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và hình phạt. “Đối với những người này, khi quyết định hình phạt, tùy theo các tình tiết của vụ án và nhân thân người phạm tội, Tòa án có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn phạt tù, phạt tù cho bị cáo hưởng án treo; khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng hoặc chuyển sang loại hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn...và ngược lại đối với những người phạm tội đặc biệt nguy hiểm, những người tái phạm, tái phạm nguy hiểm, phạm tội có tổ chức, người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp nhằm bảo vệ có hiệu quả quyền lợi của xã hội, của Nhà nước và mọi công dân khỏi sự xâm hại của tội phạm”.[47]. Bộ luật hình sự có những quy định để quyết định áp dụng hình phạt rất nghiêm khắc thích hợp.

- Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt.

Tư tưởng cơ bản của nguyên tắc cá thể hóa quyết định hình phạt thể hiện ở chỗ: Tòa án phải căn cứ vào các quy định của pháp luật hình sự và ý thức pháp luật, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cụ thể, nhân thân người phạm tội cụ thể và các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự cụ thể trong từng vụ án, để áp dụng đối với bị cáo mức hình phạt cụ thể, đảm bảo cho việc đạt được các mục đích của hình phạt.Hình phạt áp dụng cho chủ thể phạm tội phải tương xứng với mức độ gây nguyên hiểm cho xã hội của tội phạm gây ra và phải phù hợp với nhân thân cũng như hoàn cảnh của chủ thể phạm tội.

- Nguyên tắc công bằng.

Tư tưởng cơ bản của nguyên tắc công bằng xã hội của việc quyết định hình phạt thể hiện ở chỗ mức hình phạt do Tòa án tuyên phải tương xứng với tội phạm đã thực hiện và nhân thân người phạm tội”.[47]. Hình phạt đã tuyên trong bản án phải tương xứng với tội mà người phạm tộiđã có hành vi phạm tội, đây là yêu cầuđầu tiên của nguyên tắc công bằng xã hội, nghĩa là trong những điều kiện khác giống nhau tội đã phạm càng nghiêm trọng thì mức hình phạt phải càng nghiêm khắc và ngược lại tội đã phạm ít nghiêm trọng thì mức hình phạt nhẹ hơn.“Ngoài tội phạm, nguyên tắc công bằng xã hội đòi hỏi khi quyết định mức hình phạt còn phải cân nhắc cả nhân thân người phạm tội và các tình tiết khác có trong vụ án. Vì rằng, hình phạt bao giờ cũng được áp dụng đối với những người phạm tội cụ thể, mà những người đó, tất yếu, có những đặc điểm, tính cách, giữ những địa vị không giống nhau trong xã hội... Do đó, để đảm bảo nguyên tắc công bằng xã hội, khi quyết định áp dụng phạt tù có thời hạn Tòa án phải cân nhắc các đặc điểm, tính cách, địa vị trong xã hội của người đó.

Việc cân nhắc tội phạm đã thực hiện về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội, các đặc điểm nhân thân người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự có trong vụ án phải đặt trong một thể thống nhất biện chứng mới đảm bảo được tính công bằng của hình phạt. Nếu quá nhấn mạnh, coi trọng đến yếu tố này mà xem thường yếu tố kia thì không thể tuyên được một hình phạt công bằng.

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí