Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI



LÊ HỒNG PHƯỢNG


ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN TỪ THỰC TIỄN QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Ngành: Luật hình sựtố tụng hình sự Mã số: 8.38.01.04


Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh - 1

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.LẠI VIẾT QUANG

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với những đề tài khác trong cùng lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo chính xác và trung thực. Các kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.

Tác giả luận văn


Lê Hồng Phượng

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 6

1.1.Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc áp dụnghình phạt tù có thời hạn: 6

1.2. Trình tự, Nội dung và ý nghĩa áp dụng hình phạt tù có thời hạn: 20

1.3. Các yếu tố tác động đến áp dụng hình phạt tù có thời hạn: 35

Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN GÒ VẤP 39

2.1. Khái quát tình hình tội phạm xảy ra ở quận Gò Vấp;Việc thụ lý, xét xử

liên quan đến áp dụng hình phạt tù có thời hạn của Tòa án nhân dân quận Gò vấp, thành phố Hồ Chí Minh 39

2.2. Thực trạng việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn của Tòa án nhân dân quận Gò Vấp. 43

2.3. Nhận xét, đánh giá về thực trạng áp dụng hình phạt tù có thời hạn của

TAND quận Gò Vấp. 48

Chương 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ÁP

DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN TỪ THỰC TIỄN QUẬN GÒ VẤP 65

3.1. Các yêu cầu nâng cao chất lượng áp dụnghình phạt tù có thời hạn. 65

3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng phạt tù có thời hạn. 68

KẾT LUẬN 75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77


NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


1. ADPL : Áp dụng pháp luật

2. BLHS : Bộ luật Hình sự

3. BLTTHS : Bộ luật Tố tụng Hình sự

4. HĐXX : Hội đồng xét xử

5. TAND : Tòa án nhân dân

6. TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao

7. TANDCC : Tòa án nhân dân cấp cao

8. XHCN : Xã hội chủ nghĩa

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Số lượng các vụ án, bị cáo đã thụ lý của các TAND quận Gò Vấp 41

Bảng 2.2: Số liệu kết quả xét xử của các TAND quận Gò Vấp 42

Bảng 2.3: Số liệu các tội tội phạm thường xảy ra 43

Bảng 2.4: Số liệu các hình phạt chính được áp dụng của tòa án 44

Bảng 2.5: Số liệu áp dụng hình phạt tù có thời hạn 44

Bảng 2.6: Số liệu về nhân thân của bị cáo 45

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong hệ thống hình phạt nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới, hình phạt tù có thời hạn có vị trí, vai trò rất quan trọng, được áp dụng phổ biến nhất trong thực tiễn xét xử của Tòa án.Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam tại Điều 32 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017, hệ thống hình phạt nước ta có 07 loại hình phạt chính, trong đó có hình phạt tù có thời hạn. Có thể nói, hình phạt tù có thời hạn là thực hiện việc cách ly người phạm tội ra khỏi đời sống cộng đồng trong một khoảng thời gian nhất định.Đây là một hình phạt nghiêm khắc, nó tước bỏ quyền tự do của người phải chấp hành hình phạt trong khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, cách vận dụng các quy định của pháp luật hình sự để áp dụng hình phạt tù có thời hạn tương xứng với hành vi phạm tội của người phạm tội là rất quan trọng và phải đạt được mục đích là trừng trị người phạm tội và giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật, ngăn ngừa họ phạm tội mới cũng như giáo dục họ tôn trọng pháp luật.

Quận Gò Vấp hiện nay là một khu vực sầm uất, nhộn nhịp, trước đây khu vực này từng là một làng hoa danh tiếng với diện tích gieo trồng lên đến hàng trăm hecta phong phú về chủng loại, người dân nơi đây sinh sống bằng nghề trồng hoa.Tuy nhiên cùng với tốc độ phát triển đô thị, cơ cấu dịch chuyển ngành nghề theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, quận Gò Vấp đã dần vươn mình trở thành khu đô thị hiện đại và tăng trưởng cả về mặt kinh kế – xã hội, không còn là một quận ngoại thành vùng ven hẻo lánh, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, trồng hoa theo từng mùa vụ, nơi còn nhiều hạn chế về nguồn thu nhập, cơ sở hạ tầng, thương mại dịch vụ, giáo dục, y tế…chính.Cùng với sự chuyển biến đó, tăng dân số cơ học ngày càng cao, nhiều lao động ở các nơi khác trên cả nước đến làm ăn và sinh sống và cũng từ đây tình hình tội phạm cũng tăng theo, số người bị kết án tù có thời hạn tương đối lớn. Hoạt động áp dụng hình phạt tù có thời hạn của Tòa án trên địa bàn quận Gò Vấp hiện nay tính từ năm 2016 cho đến năm 2020, số vụ giải quyết là 1.399 vụ với 2038 bị cáo, tỷ lệ áp dụng hình phạt tù có thời hạn là 82,1%.

Song song những kết quả tích cực đã đạt được vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm chưa thể khắc phục được như: sai sót, vướng mắc trong xác định các tình tiết, chứng cứ của vụ án; Đánh giá tính chất mức độ hành vi phạm tội và nhân thân không đúng, dẫn đến quyết định hình phạt cho hưởng án treo không đúng; Quyết định mức hình phạt đối với bị cáo quá nặng hoặc quá nhẹ do vì áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không đúng.Việc áp dụng hình phạt tù chưa chính xác sẽ dẫn đến quyết định một hình phạt không công bằng, phù hợp với lỗi của người phạm tội, nếu áp dụng hình phạt tù có thời hạn tốt sẽ giải quyết được những vấn đề trừng trị, giáo dục và ngăn ngừa tội phạm.

Từ thực tiễn trên, trong quá trình hành nghề cũng như quá trình nghiên cứu các quy định của pháp luật về hình phạt tù có thời hạn, tác giả xin nêu ra một vài luận điểm để bàn về quy định của pháp luật vềhình phạt tù có thời hạn, nghiên cứu đổi mới hình phạt tù có thời hạn có vai trò rất quan trọng trong đổi mới pháp luật hình sự nói riêng, cải cách tư pháp nói chung ở nước ta.Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư cách cũng là quan điểm hoàn thiện pháp luật hình sự, trong đó có hình phạt tù không chỉ là mục đích trừng trị, giáo dục,hình phạt tù còn có tác dụng hạn chế ở mức độ đa khả năng người đã phạm tội tiếp tục phạm tội,bảo vệ các quan hệ xã hội trước sự đe dọa của những hành vi tái phạm.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên nói lên tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài: "Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh" và cũng chính là lý do mà tác giả chọn đề tài này làm luận văn thạc sĩ Luật học

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong thời gian vừa qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về chủ đề áp dụng hình phạt tù có thời hạn trong xét xử các vụ án hình sự. Liên quan đến đề tài áp dụng hình phạt tù có thời hạn, có thể nêu một số công trình nghiên cứu được công bố trong những năm qua như sau: Luận án tiến sĩ của tác giả Chu Thị Thu Trang:“Hoạt độngáp dụng pháp luật hình sự của các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án Việt Nam”,(năm 2009); Luận văn thạc sĩ của tác giả Vò Hồng Nam ;“Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét xử

thành phố Hồ Chí Minh”,(năm 2014); Luận văn thạc sĩ của tác giả Hoàng Văn Huyền:“Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Việt Yên,tỉnh Bắc Giang”, (năm 2016);Luận văn thạc sĩ của tác giả Đinh Tấn Long:“Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam”,(năm 2017) và gần đây nhất Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thành Chung: “ Áp dụng hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh”(năm 2018)...Các công trình nghiên cứu, bài viết được nêu trên đã phần nào làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng hình phạt tù có thời hạn theo luật hình sự Việt Nam. Một số công trình đã phân tích rò những kết quả đạt được và hạn chế trong quá trình áp dụnghình phạt tù có thời hạn ở một số địa phương, tuy nhiên, tác giả khẳng định cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào dưới góc độ chuyên sâu về những kết quả đạt được, ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động áp dụng hình phạt tù có thời hạn của một cơ quan Tòa án cụ thể là Tòa án nhân dân quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật hiện hành về áp dụng hình phạt tù có thời hạn, từ đó thông qua thực tiễn áp dụnghình phạt tù có thời hạn tại Tòa án nhân dân Quận GòVấp từ năm 2016 đến năm 2020, Luận văn đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của BLHS năm 2015 vềhình phạt tù có thời hạn.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, Luận văn đề ra và giải quyết các nhiệm vụ chủ đạo sau:

- Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về áp dụng hình phạt tù có thời hạn và thực tiễn áp dụng hình phạt tù có thời hạn.

- Khảo sát thực trạng, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và phân tích nguyên nhân của hoạt động thực tiễn áp dụng hình phạt tù có thời hạn của Tòa án nhân dân Quận Gò Vấp từ năm 2016 đến năm 2020.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022