Ubnd Xã Lao Chải, Báo Cáo Công Tác Chỉ Đạo Điều Hành,tình Hình Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Năm 2014 Và Phương Hướng Nhiệm Vụ Năm 2015.


của người Hmông, Dao thành những tiết mục văn nghệ để biểu diễn cho du khách vào những buổi tối cuối tuần tại trung tâm thị trấn (đội văn nghệ này phải được xây dựng từ những đội văn nghệ của đoàn thanh niên ở các xã có đồng bào thiểu số sinh sống, để họ đến biểu diễn theo lịch phân công do phòng văn hóa huyện chỉ đạo). Không chỉ tập trung tất cả các hoạt động văn nghệ này ở thị trấn cần tổ chức dàn trải ở các địa phương để thu hút khách du lịch về với thôn bản, từ đó làm gia tăng sự tham gia của cộng đồng dân cư. Bên cạnh đó không nên tổ chức trùng lặp về các chương trình nghệ thuật mà nên tổ chức khác biệt giữa các đội văn nghệ, để du khách thích thú trải nghệm hơn. Hiện nay ở dưới hai thôn nghiên cứu tuy đã có đội văn nghệ nhưng chưa phát huy hiệu quả vì để tổ chức một chương trình như vậy cần có sự chung tay của các cấp như công ty du lịch, chính quyền địa phương và sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là sự hỗ trợ tư vấn cách thức tổ chức của phòng văn hóa huyện Sa Pa.

Để làm mới lạ hoạt động văn nghệ tại địa bàn hai thôn này, chúng ta cần đưa các phong tục của đồng bào Hmông, Dao vào hoạt động nghệ thuật như đối với người Dao thì đưa nghi lễ Cấp Sắc và Tết nhảy vào tổ chức tái hiện để hấp dẫn du khách.

Tăng cường sản xuất lương thực, thực phẩm để phục vụ du lịch:

Chính quyền địa phương cần xây dựng những khu vực chuyên canh trồng và nuôi có quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của du khách khi đến du lịch.

Ngoài ra cần đẩy mạnh phát triển những loại hình lương thực thực phẩm mà khách du lịch mong muốn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của du khách, vừa nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào, làm tốt công tác an sinh xã hội cho đồng bào các dân tộc thiểu số.

Tổ chức thêm khu tham quan giải trí đáp ứng nhu cầu khách du lịch tại hai địa bàn:


Theo khảo sát của chúng tôi cũng như những cuộc phỏng vấn khách du lịch thì hầu như hai địa bàn nghiên cứu không có điểm vui chơi giải trí phù hợp. Từ đó, không làm hấp dẫn khách du lịch khi lưu trú qua đêm tại hai địa bàn. Bên cạnh đó, do nhu cầu của hai dòng khách (nội địa và quốc tế) là khác nhau nên cần có những phương án thích hợp cho từng đối tượng khách du lịch. Theo đó, nên xây dựng các khu vui chơi, giải trí phải gắn liền với truyền thống văn hóa của cộng đồng địa phương, không được hiện đại hóa các khu vui chơi giải trí đó, thì khách du lịch sẽ thích thú hơn, vì những giá trị của khu vui chơi, giải trí đó chỉ khi họ đến hai địa bàn nghiên cứu này mới có, những nơi khác không có được.

Tuyên truyền và giáo dục đồng bào ứng xử trong hoạt động du lịch:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Tổ chức các hình thức tuyên truyền, giáo dục tới cộng đồng hai địa bàn nghiên cứu có những hành vi ứng xử với khách du lịch văn minh, lịch sự, góp phần làm giảm những hành vi ứng xử không tốt với khách du lịch. Bên cạnh đó, xây dựng những bảng tuyên truyền bằng hai thứ tiếng (tiếng Việt và tiếng Anh) cho khách du lịch có hành vi ứng xử tốt với văn hóa truyền thống của đồng bào, với cộng đồng địa phương nơi du khách đến tham quan. Để khách du lịch và cộng đồng địa phương tuân thủ những quy định của hoạt động du lịch đề ra.

Tại các nhà sinh hoạt văn hóa của thôn, của xã cần tổ chức các buổi tuyên truyền phổ biến những kiến thức ứng xử với khách du lịch trong địa bàn toàn xã và có những hình thức răn đe những người dân khi vi phạm những quy định mà Ủy ban nhân dân xã đề ra. Khuyến khích đồng bào có hành vi ứng xử tốt với môi trường du lịch bằng cách tuyên dương những cá nhân điển hình trong các buổi sinh hoạt cộng đồng, qua các tổ chức hội đoàn của xã.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trịnh Lê Anh (2006), Du lịch Trekking ở Việt Nam loại hình và phương thức tổ chức, khoa Du lịch học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Trần Thúy Anh (2004), Ứng xử văn hóa trong du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Trần Văn Bính (2004), Văn hóa các dân tộc Tây Bắc, hiện trạng và những vấn đề đặt ra, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Chiến (2004), Văn hóa trong sự phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.

5. Cổng thông tin điện tử huyện Sa Pa, http://laocai.gov.vn/sites/sapa/gioithieuchung/danso/Trang/20150624152320.aspx, ngày 14 tháng 01 năm 2016.

6. Phạm Đức Dương (2012), Từ phương pháp luận đến phương pháp liên ngành, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

7. Trần Thùy Dương (1997), Văn hóa dân gian với vấn đề phát triển du lịch ở Lào Cai,Tạp chí Văn hóa Dân gian, 27 Trần Xuân Soạn, số 1.

8. Trần Thùy Dương (2015), Nhân học du lịch, lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu ở Việt Nam, hội thảo khoa học khoa Nhân học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

9. Đảng bộ huyện Sa Pa (1996), Lịch sử Đảng bộ huyện Sa Pa – Tập 1,2, Nxb Dân tộc, Hà Nội.

10. Đảng bộ huyện Sa Pa (2012), Sáu chương trình, 18 đề án trọng tâm thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ huyện Sa Pa lần thứ XXI, lưu hành nội bộ.

11. Bế Văn Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến (1971), Người Dao ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

12. Bùi Xuân Đính (2012), Các tộc người ở Việt Nam, Nxb Thời đại, Hà Nội.


13. Nguyễn Văn Đức (chủ biên) (2011), Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành, Nxb Lao động, Hà Nội.

14. Cao Lộ Gia (2004), Nhân loại học du lịch,Nxb Quảng Tây, Trung Quốc (bản dịch tiếng việt của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai).

15. Nguyễn Trường Giang (2015), Ruộng bậc thang ở Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

16. Vũ Mạnh Hà (2014), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Trương Thu Hằng (2013), Tập bài đọc nhân học du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

18. Phạm Thị Mộng Hoa, Lâm Thị Mai Lan (2000), Du lịch với dân tộc thiểu số ở Sa Pa, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

19. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Trần Thị Huệ (2004), Tác động của du lịch lên đời sống một số dân tộc huyện Sa Pa, Lào Cai, khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

21. Trần Hưng (2007), Dấu lặng buồn ở chợ tình Sa Pa, đăng trên báo Dân trí điện tử, http://dantri.com.vn/xa-hoi/dau-lang-buon-o-cho-tinh-sa-pa-1196159231.htm, ngày 18 tháng 01 năm 2006.

22. Luật du lịch (2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Tạ Minh và Trần Tuấn Phát (chủ biên) (2001), Nhập môn xã hội học, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

24. Phạm Minh Phúc (2013), Nhà ở của người Dao áo dài tỉnh Hà Giang, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

25. Phạm Quỳnh Phương (1997), Du lịch Sa Pa – hiện trạng và những thách thức,

Tạp chí Văn hóa Dân gian, tr.29,số 1.

26. Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng – lý thuyết và vận dụng, tập 1, Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

27. Trần Hữu Sơn (1996), Văn hóa Hmông, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.


28. Nguyễn Đình Tấn (2005), Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

29. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

30. Tổng cục du lịch Việt Nam (2005), Non nước Việt Nam, Trung tâm công nghệ thông tin, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội.

31. Tổng cục Du lịch (2009), Du lịch và phát triển cộng đồng ở châu Á, tập 1, bản tin du lịch, Hà Nội.

32. Tổng cục du lịch, khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và 12 tháng năm 2015, http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/19659. Truy cập ngày 13 tháng 01 năm 2016.

33. Trung tâm tư vấn quản lý bền vững tài nguyên và phát triển văn hóa cộng đồng Đông Nam Á , Báo cáo kết quả nghiên cứu vai trò của luật tục và tập quán trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng, tài nguyên nước, tháng 02/2011.

34. UBND xã Lao Chải, Báo cáo công tác chỉ đạo điều hành,tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015.

35. UBND xã Tả Phìn, Báo cáo công tác chỉ đạo điều hành tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015.

36. UBND xã Tả Phìn, Danh sách cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự xã Tả Phìn.

37. Viện dân tộc học (2014),Các dân tộc ít người ở Việt Nam, các tỉnh phía Bắc.nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội

38. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (1996) Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, tr.107.


PHỤ LỤC

Hoạt động du lịch ở Sa Pa qua những hình ảnh.


Hình 1 Người phụ nữ Hmông bán hàng tại thị trấn Sa Pa Ảnh nguồn tác giả 1Hình 1 Người phụ nữ Hmông bán hàng tại thị trấn Sa Pa Ảnh nguồn tác giả 2

Hình 1. Người phụ nữ Hmông bán hàng tại thị trấn Sa Pa

(Ảnh nguồn tác giả)


Hình 3 Một phần sản phẩm của đồng bào được bầy bán tại thị trấn Sa Pa 3

Hình 3. Một phần sản phẩm của đồng bào được bầy bán tại thị trấn Sa Pa

(Ảnh nguồn tác giả)

Hình 2. Quầy hàng của người Hmông bán hàng đêm tại thị trấn Sa Pa

(Ảnh nguồn tác giả)


Hình 4 Khu phố vắng người họ vẫn bán hàng và thêu những sản phẩm Ảnh 4

Hình 4. Khu phố vắng người, họ vẫn bán hàng và thêu những sản phẩm. (Ảnh nguồn tác giả)



Hình 5 Trước cửa sân nhà thờ được nhiều người bầy bán Ảnh nguồn tác 5Hình 5 Trước cửa sân nhà thờ được nhiều người bầy bán Ảnh nguồn tác 6


Hình 5. Trước cửa sân nhà thờ, được nhiều người bầy bán

(Ảnh nguồn tác giả)


Hình 7 Một góc phố được đồng bào người Dao đỏ bầy bán hàng lưu niệm cho 7

Hình 7. Một góc phố được đồng bào người Dao đỏ bầy bán hàng lưu niệm cho khách du lịch ở thị trấn Sa Pa. (Ảnh nguồn tác giả)

Hình 6. Sản phẩm được bầy bán của người Dao đỏ,Sả Xéng,Tả Phìn (Ảnh nguồn tác giả)

Hình 8 Cô C S M người Dao đỏ vừa bán hàng vừa thêu hoa văn để tạo sản phẩm 8

Hình 8.Cô C.S.M người Dao đỏ vừa bán hàng, vừa thêu hoa văn để tạo sản phẩm bán hàng cho khách du lịch (Ảnh nguồn tác giả)



Hình 9 Ngôi nhà của người Dao đỏ ở Tả Phìn Ảnh nguồn tác giả Hình 11 9Hình 9 Ngôi nhà của người Dao đỏ ở Tả Phìn Ảnh nguồn tác giả Hình 11 10


Hình 9. Ngôi nhà của người Dao đỏ ở Tả Phìn (Ảnh nguồn tác giả)


Hình 11 Những người thanh niên người thiểu số tham gia làm nghề bốc vác thị 11


Hình 11. Những người thanh niên

người thiểu số tham gia làm nghề bốc vác thị thị trấn Sa Pa

(Ảnh nguồn tác giả)

Hình 10. Một cơ sở triết suất tinh dầu từ cây lá thuốc và phục vụ khách tắm thuốc lá, tại Sả Xéng, Tả Phìn

(Ảnh nguồn tác giả)


Hình 12 Khách du lịch và những người bán hàng rong Ảnh nguồn tác giả 12


Hình 12. Khách du lịch và những người bán hàng rong

(Ảnh nguồn tác giả)

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 27/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí