Ảnh hưởng của văn hóa tộc người Hmông, Dao tới hoạt động du lịch tuyến Hà Nội - Sa Pa - 10


Chúng tôi có phỏng vấn một chị trước đây cũng bán hàng rong ở thị trấn nhưng giờ thì về bán hàng tại nhà và không đi bán hàng rong nữa (vì chồng làm công an viên của xã, xã lại cấm không cho đi bán hàng rong).

“Trước đây mình hay bán hàng ở thị trấn, vất vả lắm, nhưng cũng không được bao nhiêu, vì nhiều người bán cùng nên khó bán lắm, sau đó mình về nhà, nhà mình có nhiều khách đi qua, nên mình bán và giới thiệu luôn cho khách xem và mua hàng, mình biết tiếng Anh thông qua những năm bán hàng trên thị trấn, nhưng mình không biết chữ đâu. Mình thích có nhiều khách du lịch xuống đây, để mình giới thiệu hàng cho họ, thỉnh thoảng mình cũng bán được một, hai bộ quần áo mới nên thu nhập cũng khá hơn, nhưng để làm được một bộ quần áo mình cũng mất đến một năm vì mình thêu bằng những hoa văn truyền thống và bằng sợi tơ tằm. Hàng của mình bằng tự tay mình thêu nên dễ bán hơn những người khác. Khách họ thích những hoa văn truyền thống và được thêu bằng sợi tơ tự nhiên hoặc tơ tăm nên mình bán cũng sướng. Nhưng khách mua những mặt hàng đó cũng không nhiều, vì giá cao. Mình thích có khách du lịch”.

(chị L.T.M, 37 tuổi, Sả Xéng xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, Lào Cai)

Nhưng người bán hàng rong và bán hàng ở đây, tất cả những người này họ đều mong muốn có khách du lịch và mong muốn được giao tiếp với khách du lịch để bán được nhiều hàng hơn và để họ nói được tiếng Anh nhiều hơn.

Hiện tượng trẻ em lang thang ở thị trấn hay các tuyến du lịch hầu như không còn nữa, mà chỉ vào những ngày cuối tuần các em đi theo mẹ ra thị trấn hoặc những điểm du lịch mà khách du lịch đi đến để bán hàng và các em được mẹ “lập trình” sẵn để bán hàng, cụ thể là giá của từng mặt hàng đó là bao nhiêu thì bán được, cho nên trong đầu các em nhớ những gì mẹ (hoặc chị) dặn. Khi khách du lịch hỏi mua một con chó khâu bằng vải thổ cẩm và nhồi bông, mẹ dặn là 60 nghìn đồng thì nói với khách cũng 60 nghìn đồng, thấp hơn không bán và các em không biết bán như nào cho dễ bán nên có nhiều du khách thấy các em cứng nhắc trong giá bán nên không mua, còn một số du khách khác mua vì một phần nhìn các em họ cũng thương. Các em thích được gặp nhiều khách du lịch vì được khách du lịch cho tiền, chụp ảnh cùng cũng được tiền...

Thứ ba, ứng xử của các hộ gia đình về du lịch.


Những hộ gia đình ở hai địa bàn nghiên cứu, họ thích được khách du lịch vào thăm nhà họ, họ tiếp đón khách du lịch rất chu đáo và niềm nở, họ thích được giao tiếp và mong muốn được hiểu biết về thế giới bên ngoài hơn. Những gia đình được phỏng vấn cho biết, họ cho rằng du lịch có đóng góp quan trọng trong thu nhập của gia đình họ, một số gia đình khi có khách tới thăm nhà thì họ có bán những sản phẩm từ gia đình họ như bầu hồ lô, các con vật nuôi…có nhiều gia đình cho biết, có những du khách đến thăm nhà họ cũng cho gia đình tiền, tuy không nhiều nhưng cũng tạo cho gia đình một nguồn thu nhập thêm để trang chải cho cuộc sống sinh hoạt của gia đình.

Các gia đình kinh doanh dịch vụ homestay mong muốn được nhiều khách du lịch lưu trú lại gia đình nhiều ngày hơn. Trong những hộ kinh doanh dịch vụ homestay tại thôn Sả Xéng cho biết họ đón được ít khách đến lưu trú mà chủ yếu là khách nước ngoài, khách Việt Nam rất ít vì họ cho rằng ở lại đây nhiều không có chương trình gì hấp dẫn nên họ không ở lại nhiều ngày mà họ thích ở thị trấn. Còn ở thôn Lý, xã Lao Chải cho biết trong số hai gia đình kinh doanh dịch vụ homestay thì họ đều cho rằng du lịch giúp họ rất nhiều trong thu nhập, khách du lịch đến đây lưu trú nhiều ngày hơn và chi tiêu trong ăn uống nhiều hơn, giúp cho gia đình có một nguồn thu nhập cao và ổn định, bên cạnh đó khách cũng mua những mặt hàng lưu niệm của gia đình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Những người dân ở hai thôn nghiên cứu đều thích có khách du lịch và thích có hoạt động du lịch diễn ra nhiều hơn tại thôn, để họ có thêm nguồn thu nhập ổn định mà lại không phải đi bán hàng rong, không phải đi bán hàng xa nhà nhiều ngày mới về.

Thứ tư là quan điểm của những người làm nghề hướng dẫn viên du lịch, dẫn đường cho khách du lịch là người Hmông, Dao.

Ảnh hưởng của văn hóa tộc người Hmông, Dao tới hoạt động du lịch tuyến Hà Nội - Sa Pa - 10

Đây là những nghề mới, mà chỉ có du lịch thì họ mới có nghề này, nghề này đã mang lại nhiều thu nhập cho họ, gia đình có con làm hướng dẫn viên,


thì bán được nhiều hàng hơn những gia đình khác không có con làm hướng dẫn viên. Nhiều hướng dẫn viên cho biết

“Ngoài tiền khách sạn thuê em hướng dẫn khách em còn được tiền tip của khách, thường khách nước ngoài típ nhiều hơn, nên thu nhập của em chủ yếu là tiền típ của khách, còn tiền khách sạn thuê thường thấp khoảng 250 đến 300 nghìn đồng, nhưng em vẫn phải cộng tác với khách sạn, vì có như vậy em mới có khách để dẫn. ”.

(PVS nhóm HDV người Hmông, Dao ở hai địa bàn nghiên cứu)

Đối với những người làm nghề dẫn đường cho khách leo núi thì thu nhập cũng cao khoảng 300 nghìn đến 400 nghìn một ngày, nhưng lượng khách leo Phan Xi Păng cũng không nhiều so với trước. Những người làm nghề này đều cho rằng họ có thể sống bằng chính nghề này, họ không phải đi làm những công việc nương rẫy nữa, con họ có điều kiện học tập tốt hơn, chi tiêu trong gia đình dư giả hơn và mua sắm được nhiều thiết bị mới cho gia đình, có tiền thuê người làm những công việc nhà thay mình. Một số gia đình cả hai vợ chồng đều tham gia công việc liên quan đến khách du lịch như: chồng làm nghề dẫn đường khách leo núi, vợ bán hàng ở vỉa hè và nuôi con, họ không còn làm những công việc nương rẫy nữa, mà để cho người khác làm.

Tiểu kết chương 3

Chương này phân tích những nội dung liên quan dựa trên sự tham vấn ý kiến từ một số chuyên gia nghiên cứu, nhà tổ chức du lịch về sản phẩm du lịch Sa Pa trong cuộc hành trình của du khách và thế ứng xử của đồng bào Hmông và Dao ở hai địa bàn nghiên cứu trong vấn đề du lịch và phát triển du lịch ở Sa Pa. Chương này từng bước đi giải quyết các vấn đề liên quan đến du lịch và phát triển du lịch của cộng đồng Hmông, Dao, giữa khách du lịch và sản phẩm du lịch ở đây. Từng bước chương ba đưa những cơ sở cứ liệu thông qua những cuộc tham vấn chuyên gia và phỏng vấn sâu khách du lịch, cộng đồng hai địa bàn nghiên cứu.


KẾT LUẬN

Người Hmông và Dao là hai trong số các tộc người thiểu số sinh sống ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Họ là các dân tộc có truyền thống văn hóa lâu đời với nhiều sắc thái văn hóa đặc sắc. Cùng với sự phát triển của du lịch, văn hóa truyền thống của cộng đồng hai tộc người Hmông, Dao đã trở thành nguồn tài nguyên quan trọng của du lịch và đã có những ảnh hưởng sâu sắc, góp phần xây dựng nên các sản phẩm du lịch độc đáo của tuyến du lịch Hà Nội - Sa Pa.

Từ những hoạt động được chúng tôi phân tích và quan sát trong quá trình nghiên cứu tại địa bàn thì hoạt động du lịch đã nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng, hình thành lên tư duy và phương thức kiếm sống mới, ổn định và bền vững hơn từ hoạt động du lịch mang lại. Từ phương thức sản xuất tự cung tự cấp sang hình thức sản xuất hàng hóa theo kinh tế thị trường, từ việc trồng ngô, lúa để ăn và chăn nuôi là chính đã chuyển sang hình thức canh tác ngô lúa để phục vụ cho khách du lịch thông qua sản phẩm rượu ngô và nếp nương.

Thông qua những cuộc khảo sát tại địa bàn, những cuộc phỏng vấn sâu tới khách du lịch, chương trình du lịch của các công ty lữ hành chúng tôi khẳng định rằng người Hmông và người Dao tại địa bàn nghiên cứu đã nhận thức được lợi ích của hoạt động du lịch đem lại cho tộc người. Các công ty du lịch đã tận dụng những giá trị văn hóa tộc người truyền thống để xây dựng và cung cấp cho khách du lịch sản phẩm du lịch mới, đa dạng mà vẫn giữ được giá trị bảo tồn văn hóa truyền thống, không làm mất đi những truyền thống tốt đẹp trong văn hóa nhằm phục vụ cho thế hệ mai sau. Đây cũng là quy luật tất yếu của việc phát triển du lịch bền vững.

Nhiều ngành nghề mới được hình thành thông qua hoạt động dịch vụ du lịch, đem lại kinh tế cho nhiều hộ gia đình. Từ đó chất lượng cuộc sống của


nhiều hộ gia đình trong thôn được nâng cao, việc học tập và chăm sóc sức khỏe được các gia đình coi trọng và thực hiện tốt hơn.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tham vẫn ý kiến các chuyên gia nghiên cứu, các nhà tổ chức du lịch về sản phẩm du lịch trong cuộc hành trình của du khách và thế ứng xử của đồng bào Hmông, Dao ở hai địa bàn nghiên cứu trong vấn đề du lịch và phát triển du lịch ở Sa Pa và đã giải quyết được những câu hỏi đặt ra trong đề tài.

Bằng những cuộc nghiên cứu điền dã dân tộc học và phân tích những tài liệu liên quan đến luận văn, chúng tôi bước đầu nhận diện một số vấn đề liên quan sự biến đổi văn hóa tộc người Hmông, Dao trong mối liên hệ với hoạt động du lịch, lữ hành. Nghiên cứu này phân tích những tác động của hoạt động du lịch tới văn hóa truyền thống hai tộc người Hmông, Dao ở hai thôn Lý, xã Lao Chải và thôn Sả Xéng, xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

Từ kết quả nghiên cứu của luận văn, chúng tôi khuyến nghị một số vấn đề sau:

Tổ chức lại nghề làm thổ cẩm và phương thức bán hàng:

Qua khảo sát người dân hai địa bàn nghiên cứu, chúng tôi thấy tổ chức lại làng nghề thổ cẩm có nhiều khả thi hơn. Thứ nhất chúng ta đã xác định được có một thị trường tiêu thụ dồi dào mà không phải vận chuyển xa. Thứ hai, chúng ta có nguồn nhân công lao động nhiều và không phải đào tạo lại có nguồn kế cận thường xuyên.

Theo chúng tôi được biết tại thôn Sả Xéng, xã Tả Phìn trước đây có dự án làm hàng thổ cẩm (từ năm 1997) của hội phụ nữ xã Tả Phìn, mở ra với nhiều triển vọng về tạo công ăn việc làm cho chị em phụ nữ trong thôn và toàn xã tạo thu nhập ổn định cho các chị em phụ nữ người thiểu số ở đây. Nhưng hoạt động tại xã được một thời gian thì câu lạc bộ dừng lại vì đầu ra của sản phẩm không ổn định, hàng làm ra không xuất đi được, nên phải dừng


hoạt động. Đầu năm 2016 có một công ty ở Hà Nội lên khôi phục lại hoạt động của câu lạc bộ vừa cung cấp nguyên vật liệu, vừa tiêu thụ sản phẩm, các thành viên câu lạc bộ làm khâu tạo ra sản phẩm để nhận tiền công.

Chúng tôi có đề xuất một kế hoạch bên cạnh việc xây dựng hai thôn thành các làng văn hóa du lịch để phát triển hoạt động du lịch tại địa phương như ý kiến của Tiến sĩ Trần Hữu Sơn thì cần tạo ra chuỗi sản xuất sản phẩm hàng thổ cẩm. Thôn Lý, xã Lao Chải sẽ thực hiện khâu làm sợi và dệt thành vải, còn thôn Sả Xéng, xã Tả Phìn sẽ nhuộm vải và thêu các hoa văn thành sản phẩm sẽ cung cấp hàng bán ở hai thôn và cung cấp sản phẩm cho thị trường Sa Pa. Chính quyền các cấp tìm đầu ra cho sản phẩm bằng nhiều hình thức khác nhau, nhưng quan trọng nhất là xúc tiến quảng bá sản phẩm ngay tại thị trấn Sa Pa. Cùng với những công việc đó, thì chính quyền Sa Pa cần có nhiều chính sách khuyến khích giúp đỡ đồng bào hơn trong việc tạo ra nguồn thu nhập này. Với ý nghĩa đó, không những giúp Sa Pa giảm được nghèo bền vững, mà còn giảm được nạn bán hàng rong, đeo bám du khách. Từ đó sẽ thu hút được nhiều du khách đến Sa Pa. Với kinh nghiệm làm sợi và dệt vải của đồng bào Hmông thì tấm vải sẽ bền và đẹp, đảm bảo đúng chất liệu của đồng bào. Còn với kinh nghiệm nhuộm chàm và thêu hoa văn của người Dao đỏ thôn Sả Xéng, xã Tả Phìn sẽ giúp cho sản phẩm đẹp và hấp dẫn khách du lịch hơn. Đông người tham gia làm thì sản phẩm làm ra nhanh hơn, cùng với đó là giá thành sản phẩm sẽ thấp đi và khách du lịch chấp nhận mua được. Và cũng như ý kiến của ông Phùng Hữu Hoàng chuyên gia tổ chức các chương trình du lịch cũng đã đề cập đến ở phần chương 3.

Chính quyền huyện Sa Pa cần có nhiều chính sách thiết thực cho đồng bào trong việc tham gia bán hàng hay tham gia các hoạt động liên quan đến du lịch. Vì theo khảo sát của chúng tôi thì hầu như đồng bào thiểu số không có chỗ bán hàng thuận lợi mà bán dọc các tuyến phố luôn chịu cảnh trời mưa


và cái lạnh của Sa Pa. Chính quyền cần tạo điều kiện hơn nữa cho đồng bào các dân tộc có cuộc sống mưu sinh ổn định. Như hiện nay, chỉ cần cải tạo tầng hai của chợ Sa Pa cũ ngay phố Cầu Mây cho đồng bào thiểu số vào đó bán hàng tập trung, tối đến có thể ngủ lại trong các gian hàng đó, vừa đảm bảo được chính sách an sinh cho các đồng bào dân tộc thiểu số.

Xây dựng nhà nghỉ tại hai địa bàn nghiên cứu mang sắc thái dân tộc của hai cộng đồng Hmông, Dao:

Hai địa bàn nghiên cứu của chúng tôi đã hình thành nhiều nhà nghỉ trọ cho khách du lịch (homestay), một số gia đình thì xây dựng theo quy mô sang trọng hơn, còn một số gia đình thì kinh doanh ngay ngôi nhà mình ở, chỉnh trang lại và xây dựng những công trình phụ để khách du lịch ngủ. Các hộ gia đình ở thôn Lý, xã Lao Chải cần tham gia tích cực hơn nữa vào dịch vụ cung cấp nhà nghỉ trọ cho khách du lịch, đồng thời xây dựng những cơ sở ăn uống phục vụ khách du lịch những nhu cầu thiết yếu về ăn, ngủ và nhu cầu tiêu dùng khi lưu trú tại thôn. Chính quyền xã Lao Chải cần tăng cường hơn nữa trong việc hỗ trợ và vận động người dân tham gia tích cực vào hoạt động du lịch bằng việc tổ chức và cung cấp các dịch vụ cho khách tại thôn bản trong địa bàn xã.

Để phát triển dịch vụ nhà nghỉ trọ trong hai địa bàn nghiên cứu cần có sự quy hoạch của chính quyền hai xã nhằm đáp ứng những nhu cầu cho khách bước đầu về ăn ngủ, nghỉ, từng bước phát triển các hoạt động nghệ thuật truyền thống để phục vụ du khách nghỉ lại qua đêm. Hiện nay, khách có lưu lại tại hai thôn thì cũng không có hoạt động gì diễn ra và không có dịch vụ gì để khách tiêu dùng ngoài ăn, uống, ngủ nghỉ. Chính quyền hai xã cần học tập cách làm của người Dáy ở xã Tả Van, xã Tả Van họ làm rất tốt các dịch vụ cho khách vui chơi và tiêu dùng, thời gian khách lưu lại ở Tả Van dài hơn bên Tả Phìn và Lao Chải. Nếu xét về việc hình thành, thì Tả Phìn và Lao Chải phát triển trước Tả Van về thời gian và lượng khách.

Khôi phục và phát triển văn hóa truyền thống của đồng bào hai địa bàn nghiên cứu:


Một trong những sinh hoạt văn hóa truyền thống của hai cộng đồng bị tác động mạnh thường được khách du lịch và giới truyền thông nhắc đến nhiều năm qua là sự ra đi của “chợ tình”, mà thực chất đây là hình thức sinh hoạt văn hóa giao duyên của các chàng trai, cô gái người Hmông, Dao. Để khôi phục lại hình thức sinh hoạt văn hóa giao duyên này huyện Sa Pa cần dành một không gian rộng để tổ chức lại cho đồng bào thiểu số đến họp và tái dựng lại không gian sinh hoạt văn hóa giao duyên của những chàng trai cô gái Hmông, Dao để thu hút khách du lịch quay trở lại Sa Pa thấy thích thú hơn và thấy được không gian văn hóa của các đồng bào nơi đây. Như hiện nay chợ mới của Sa Pa tuy có không gian rộng, đẹp và tiện nghi, nhưng không có không gian sinh hoạt văn hóa của các chàng trai cô gái người thiểu số. Mà đa số những chỗ thuận lợi nhất cho đồng bào bầy bán thì đều phân bổ cho những hộ kinh doanh là người Kinh, còn đồng bào thì được Ủy ban nhân dân huyện bố trí ở góc kín tầng hai của chợ mới, nơi mà một ngày có hai đến ba du khách đi tới. Có một số người Hmông, Dao đến đây bán hàng và có nói “chỗ này đồng bào bán hàng thì không mất tiền, những chỗ thuận tiện thì người Kinh đã ngồ hết hết rồi”. Nếu chính quyền Sa Pa dành cho đồng bào một khoảng không gian rộng rãi và thuận tiện hoặc cho đồng bào tập trung vào bán ở tầng hai của chợ cũ ngay phố Cầu Mây – một tuyến phố chính diễn ra hoạt động du lịch để đồng bào họp thường xuyên ở đó thì sẽ có nhiều cơ hội bán được hàng hơn, có nhiều khách du lịch đến tham quan hơn và mua hàng cho họ, đồng bào sẽ không phải chịu cảnh nắng, mưa thất thường của thời tiết Sa Pa.

Hình thức sinh hoạt văn hóa giao duyên của các chàng trai cô gái Hmông, Dao khó có thể phục hồi vì sự hiếu kì của du khách, chỉ có khi nào Sa Pa không có những ánh mắt tò mò của du khách thì lúc đó có thể những đôi trai gái Hmông, Dao quay trở lại để tiếp tục giao duyên.

Để duy trì được không gian văn hóa nghệ thuật của “chợ tình” đã là thương hiệu của Sa Pa thì chúng ta có thể biến sinh hoạt văn hóa giao duyên

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/08/2023